II. PHẦN NỘI DUNG
2.1.2.2 Cố gắng “Giữ được sự thanh xuân của ngòi bút”
Suốt một đời thơ mình, Hoàng Nhuận Cầm chỉ ao ước một điều “Giữ
được sự thanh xuân của ngòi bút” [73]. Anh yêu biết bao tuổi trẻ, sức trẻ, tuổi
của ước vọng và niềm tin. Anh luôn vui khi ai đó gọi anh là nhà thơ trẻ, dẫu bốn mươi năm trước, bây giờ hay sau này cũng vậy. Bởi còn trẻ, là người ta còn đi xa. Nhưng tuổi trẻ có thể ở mãi trong thơ, còn tuổi già sẽ đến với con người. Vì thế nên, Hoàng Nhuận Cầm đã từng đau đớn:
Đã hết thời lãng mạn Thơ nằm như trúng đạn Ta ngồi tay xuôi xuôi.
(Trong ngôi nhà thật buồn)
Những dòng thơ “lốm đốm chim bay” đã cùng anh đi qua thời lãng
mạn. Mà lãng mạn thì dường như chỉ thuộc về tuổi trẻ. Anh biết mình không còn trẻ nữa, nhưng lòng anh trẻ lắm, tình anh trẻ lắm, và vì thế chẳng có gì có
thể ngăn thơ anh không trẻ. Nên một lúc nào đó “thơ nằm như trúng đạn” thì
nó vẫn đủ sức vùng dậy để bay về vùng tuổi trẻ. Vì thế, mãi trong thơ anh,
vẫn còn một mùa “Xuân ước hẹn”, vẫn còn khao khát đi dưới “Những màu
hoa rất đỏ”. Có gì ngạc nhiên đâu khi thơ anh luôn được những bạn trẻ yêu
mến. Họ yêu mến không chỉ bởi những bài thơ về tình yêu tuổi trẻ, ước vọng của tuổi trẻ, mà còn bởi một tấm lòng, một tâm hồn trẻ nữa.
Trong Tạp chí Tuổi xanh – Xuân 1997, anh từng nói “cái trẻ nằm trong
bút pháp chứ đâu nằm trong tuổi tác”, cũng bởi thế mà anh tự tin hơn khi viết
Ở Hoàng Nhuận Cầm, ít khi nào anh gõ cửa thơ, mà luôn luôn thơ là người chủ động, chi phối anh bằng cảm xúc của mình. Mỗi lần thơ đến lại là một lần “Thơ gõ cửa run run chùm chìa khoá” và cái xúc cảm ấy, lần nào cũng mới mẻ như thuở ban đầu còn nhiều run rẩy. Và ngay cả, nếu để viết những câu thơ thật buồn, thì thơ vẫn để anh sống trọn vẹn trong nỗi buồn ấy với sự trong sáng, dịu dàng. Mà thực sự buồn hay vui trong thơ có bao giờ rõ nét đâu, nó pha trộn quá nhiều trong những phút xao lòng, rung động.
Nếu với Hoàng Nhuận Cầm, thơ chính là hơi thở, thì hơi thở đó mãi mãi là hơi thở của một chàng trai vẫn còn đang tuổi lớn, với bao phập phồng, hi vọng và cả những âu lo.