Giọng điệu

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 95 - 96)

II. PHẦN NỘI DUNG

3.3 Giọng điệu

Giọng điệu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định phong cách của một tác giả. Giọng điệu là yếu tố phong cách dễ nhận biết nhất. Chính vì tính biểu hiện trực tiếp ấy mà đôi khi người ta hay đồng nhất giọng điệu với phong cách. Một nhà văn muốn có phong cách riêng nhất thiết phải có một

“giọng điệu” riêng. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:“Giọng điệu là thái độ,

tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…”, “giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài

liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [13, Tr.134].

Có thể nói, giọng điệu giữ vai trò quan trọng trong quá trình sáng tác và lĩnh hội tác phẩm văn học. Để nắm được cốt lõi vấn đề của một tác phẩm thì người đọc cần nắm bắt chính xác giọng điệu của tác phẩm đó, bởi điều quan trọng của một nhà văn là phải tạo ra tiếng nói của mình, phải có được nốt riêng độc đáo và người đọc nghe được nốt riêng ấy.

Giáo sư Trần Đình Sử trong “Một số vấn đề về thi pháp học hiện đại”

một lần nữa cũng khẳng định: “Phân tích tác phẩm mà bỏ qua giọng điệu tức

là tước đi cái phần quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo của nhà văn”. Như

vậy, ta có thể hiểu giọng điệu không chỉ mang nội dung tình cảm mà còn thể hiện thái độ của tác giả về đời sống. Giọng điệu văn chương là một nhân tố cốt yếu tạo nên phong cách nghệ thuật, nó cho phép ta hiểu sâu hơn sự phong phú của chủ thể sáng tạo. Giọng điệu vừa là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo của nhà thơ vừa là một hiện tượng ảnh hưởng không nhỏ đến các thời đại

văn học. Yếu tố tạo nên giọng điệu trong tác phẩm văn chương chính là việc tác giả sử dụng tối đa các biện pháp tu từ. Không khí thời đại, cảm hứng tư tưởng, cách nhìn hiện thực của nhà văn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành giọng điệu. Giọng điệu có khi mang những sắc thái như: hào hùng, đanh thép, vui tươi, tự hào, trang trọng, tin tưởng,… có khi sâu xa thâm thúy, có khi mộc mạc giản đơn, có khi dí dỏm hài hước, hoặc kín đáo trang nhã, hoặc buồn thương,… Một nhà thơ có thể có đa giọng điệu, nhưng vẫn nổi lên một số giọng điệu chủ đạo.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)