II. PHẦN NỘI DUNG
2.1.2.1 “Không có thơ người ta không thở được”
Không phải chỉ một lần, Hoàng Nhuận Cầm từng thốt lên mệnh đề ấy, cả trong thơ lẫn trong cuộc đời thực. Trong Thơ màu xanh anh viết rất hồn hậu:
Thơ tôi viết, xin mời em cứ đọc
Chỉ có điều này, hãy nhìn kỹ cùng anh Không có thơ người ta không thở được Sẽ chết dần như lá hết màu xanh.
(Thơ màu xanh)
Hiếm có một nhà thơ nào nhìn nhận thơ một cách giản dị, gần gũi, máu
thịt và gan ruột đến thế về thơ. Với anh, thơ không phải là “cái gì không định
nghĩa được”, mà anh nói rõ ràng và thật quả quyết: Thơ là hơi thở của cuộc
đời. Anh viết “Không có thơ người ta không thở được”, và chữ “người ta” thoạt tưởng vu vơ kia, có ai khác đâu chính là Hoàng Nhuận Cầm. Anh không
ngần ngại mà nói rằng “Thơ tôi chính là hơi thở của tôi. Thiếu nó tôi không
chết ngay, nhưng sẽ chết ngạt và chết dần dần”[46]. Nói như vậy cũng không
khác nào cách nói thơ chính là cuộc sống, là phần máu thịt của mình. Bởi thế
Có lần Hoàng Nhuận Cầm đã nói “Con người ta không thể sống thiếu thơ, bởi bản thân việc tìm đến với thơ đã mang ý nghĩa về nguồn. Thơ là quê
hương duy nhất của tâm hồn” (Đôi lời giới thiệu về Hoàng Nhuận Cầm nhân
dịp đoạt giải Hội Nhà văn, 1993). Có phải vì thế mà suốt cuộc đời thơ Hoàng Nhuận Cầm chỉ là một hành trình không ngừng trở về với quê hương, nguồn cội?
Thơ đã cùng Hoàng Nhuận Cầm đi qua rất nhiều chặng đường, đã cùng chia sẻ với anh biết bao thăng trầm của cuộc sống. Nhưng cũng như hầu hết các nhà thơ khác, dẫu Hoàng Nhuận Cầm có sôi nổi, trẻ trung đến đâu, hào hoa đến mấy, thì điệu tình chung của thơ anh vẫn là điệu buồn, pha chút xót
xa và nuối tiếc. Có khi anh chỉ “Xin” có được một phút giây:
Nào xin ngồi lại với nhau Chín câu thơ nhạt, một câu thơ buồn.
(Xin)
Khiêm nhường nhận thơ mình là “nhạt”, vì có đến chín câu thơ nhạt, một câu còn lại cũng không hay, mà lại buồn…Nhưng nếu để độc giả đánh giá thơ anh, thì sẽ chẳng nhận thấy ở thơ anh về độ đậm nhạt, bởi họ đang chìm trong cảm giác pha trộn của ngọt ngào và cay đắng. Ngay trong những bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm, có nhiều lần anh nhắc cụ thể đến từ “thơ” nhưng chỉ để nói thơ mình, cuộc đời mình. Một lúc nào đó trong quãng đời cầm bút hơn bốn mươi năm, giật mình nhìn lại, anh bàng hoàng nhận ra:
Bao năm lặn lội với đời Nàng thơ ngỡ chết trong tôi mất rồi
Ai ngờ đến phút tàn hơi Em còn trở lại cất lời xót xa.
Với Hoàng Nhuận Cầm, thơ không là nghề mà là nghiệp, thơ là hơi thở, cũng là nỗi ám ảnh theo anh đến trọn vẹn cuộc đời. Thơ ở trong anh, có khi kìm nén, có khi lặng lẽ, có khi sôi nổi, nồng nàn, có khi thất vọng…nhưng chưa bao giờ thơ anh tuyệt vọng, chưa bao giờ thơ rời bỏ anh, ra đi…