Ngôn ngữ trong sáng, giản dị

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 91 - 95)

II. PHẦN NỘI DUNG

3.2.2 Ngôn ngữ trong sáng, giản dị

Các nhà thơ cổ thường lấy đề tài từ: mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông…nên ngôn ngữ thơ thường cầu kì, ước lệ. Thời kì hiện đại, các nhà thơ lấy cảm hứng từ chính cuộc sống nên ngôn ngữ thơ ca cũng mang đậm hơi thở cuộc sống thực tại. Chúng ta dễ dàng bắt gặp trong thơ những dòng tự nhiên như chính cảm xúc của tác giả:

Anh yêu em như yêu đất nước Ôi chín năm nhớ thương.

(Nhớ - Nguyễn Đình Thi)

Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

Những cảm hứng trong thơ Hoàng Nhuận Cầm cũng xuất phát từ chính cuộc sống nên ngôn ngữ trong thơ anh cũng trong sáng, giản dị như chính cuộc đời vậy.

Trong thơ Hoàng Nhuận Cầm ta còn bắt gặp những từ mang tính chất

mệnh lệnh như nhé”, “đừng”, “phải”, “hãy” ... khiến thơ anh gần cuộc

sống và giàu sức biểu đạt hơn:

Đừng bao giờ chán nản em ơi.

(Dưới màu hoa rất đỏ)

Nếu tôi chết - rượu buồn hãy cạn.

(Thêm một vì sao...)

Hãy giữ gìn những niềm vui đang có.

(Thơ màu xanh)

Thơ Hoàng Nhuận Cầm bên cạnh những ngôn từ làm duyên làm dáng,

những câu thơ “mạ vàng, mạ bạc” (chữ dùng của Phạm Khải), ta bắt gặp

không ít những câu thơ giản dị mà lay động lòng người: Ngày đi Văn mất mẹ rồi

Mai gầy yếu lắm mà đời mênh mông Bàn chân Văn lội ngoài đồng

Nhớ thương nước mắt Cầm vòng quanh quanh.

(Nhớ Vũ Đình Văn)

Ta đã thực vào đời bằng nước mắt Để con ta mơ mộng ngủ bên đàn Ta đã đi như mèo trên phố vắng Gọi tên con như gọi các thiên thần.

(Nhớ ngày mai)

Thơ Hoàng Nhuận Cầm thường là những rung cảm trước những điều tưởng nhỏ nhặt, đời thường, với người khác có khi chỉ là chuyện thoáng qua nhưng với anh lại là những ám ảnh khôn nguôi. Chính điều này đã khiến anh lựa chọn cho thơ của mình những ngôn từ tự nhiên, giản dị, gắn với sinh hoạt hàng ngày, trong tổ ấm đời thường hay trong chiến tranh... Có khi thơ

hiện diện ngay Trong chiến hào biên giới, hay là Bức tranh dọc đường hành

quân, cũng có khi chỉ giản đơn là Buổi sáng trên chốt, Chúng con ngồi nghe

tiếng mạ rang ngô… Tất cả những gì anh nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy đều

đi vào thơ anh một cách tự nhiên, nhuần nhị : Có rất nhiều tơ nhện trắng mung lung Đường anh bạn giao liên vừa đến

Tiểu đội trưởng nhắc tên những đồn thù sẽ chiếm Trâu ven đồi thành tĩnh vật trong tranh.

(Bức tranh dọc đường hành quân)

Đã rất gần ngày lớn lao kia

Ngày vui đến đầm đìa khuôn mặt Có ai nói về hi sinh, đất nước Mà tim không thắt lại bao giờ.

(Buổi sáng trên chốt)

Đã sáu năm tôi làm diễn viên Chưa một lần được giao vai chính Có vở tôi cầm cờ, có vở tôi làm lính

Có vở dài năm hồi – tôi không nói một câu.

(Người đóng vai phụ)

Trong cách viết, cách sáng tạo của mình về thơ, Hoàng Nhuận Cầm luôn sử dụng lớp ngôn ngữ thơ chung – đó là thứ ngôn ngữ thơ gần gũi, giản dị gần với cách cảm, cách hiểu của đông đảo bạn đọc. Bởi vậy, khi đón nhận trên tay một tập thơ mới, bài thơ mới của anh, người đọc lại háo hức đón chờ những trải nghiệm mới mẻ của nhà thơ về con người và cuộc đời, lại đón đợi ở trong đó những suy tư, trăn trở, những cảm xúc yêu mến chân thành. Và chừng nào còn sống thì người thi sĩ - chiến sĩ ấy còn thao thức không ngừng:

Tiếng khóc vang như thể tiếng cười Buồn vui rồi cũng về cát bụi

Ai hát khi trời xanh bắt tôi.

(Vé trở về)

Thơ Hoàng Nhuận Cầm là như thế, gần gũi và giản dị như chính cuộc sống. Ngôn ngữ cuộc sống đi vào trong thơ anh nhẹ nhàng và trong sáng như chính tâm hồn anh đã và đang trải ra với cuộc đời.

Có thể nói, nét độc đáo của ngôn ngữ thơ Hoàng Nhuận Cầm chính là việc sử dụng thứ ngôn ngữ của tâm trạng, của tâm hồn với sự phơi bày các cung bậc tình cảm, mọi trạng thái suy tư và trải nghiệm của nhà thơ về nhân tình, thế thái. Chính điều đó đã góp phần tạo nên một hệ thống ngôn ngữ mang tính biểu trưng cao độ, góp phần không nhỏ trong việc bộc lộ những cảm xúc mạnh mẽ, những day dứt khôn khuây của nhà thơ trước cuộc đời.

Sự thuần thục, nhuần nhuyễn trong thao tác ngôn ngữ khiến cho sự kết hợp từ trong thơ Hoàng Nhuận Cầm không hề khiên cưỡng, giả tạo mà rất tinh tế, tài hoa. Bởi nó cho thấy các trạng thái tâm lí, xúc cảm của con người biến sắc, chuyển đổi tinh tế trên ngay từng con chữ, câu thơ. Nói như PGS.TS

Nguyễn Hữu Sơn “Thơ Hoàng Nhuận Cầm là dòng hình ảnh - ấn tượng luôn

luôn thay đổi và biến hoá (song không phát triển, không đổi hướng); là sự thăng hoa của cảm xúc, dựa trên nền cảm xúc, vừa mở rộng, vừa bồi đắp các ý tưởng, hình ảnh, trầm tích xúc cảm thành những bài thơ duy cảm lấp lánh sắc màu. Nếu ví mỗi bài thơ của anh như một hồ nước của dòng cảm xúc đang dâng đầy thì cả tập thơ là một biển nước lan tràn lưu chuyển trong nhau” [77].

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)