Cảm hứng tuổi thơ và tuổi học trò trong sáng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 41 - 48)

II. PHẦN NỘI DUNG

2.2.2.1Cảm hứng tuổi thơ và tuổi học trò trong sáng

Những kỉ niệm tuổi thơ

Những năm tháng ngắn ngủi của tuổi thơ trôi đi nhưng để lại nhiều kỉ niệm sâu sắc trong đời một con người. Hoàng Nhuận Cầm lưu giữ tuổi thơ mình trên những trang giấy để tuổi thơ luôn sống cho dù kỉ niệm đã mãi là kỉ niệm. Tuổi thơ anh lớn lên bên một dòng sông quê hương. Nếu như với Trần Đăng Khoa là con sông Kinh Thầy, với Tế Hanh là con sông quê hương, thì

với Hoàng Nhuận Cầm là Dòng sông và phù sa:

Tôi sinh ra đã thấy bờ thấy bến Thời gian đi rồi thời gian lại đến

Xanh đến vô cùng và rộng đến mênh mông

(Dòng sông và phù sa)

Dòng sông chảy tự ngàn năm ấy không chỉ cho những mùa ngô bội thu, mùa lúa chín vàng mà còn nuôi dưỡng những tâm hồn con người sống ven sông. Con nước kia là ngọn nguồn cảm xúc, là một phần hồn của nhà thơ. Thời gian trôi đi như nước chảy qua cầu, con người dần trưởng thành và già đi nhưng sông thì mãi mát trong như ngàn xưa và đó là dòng sông của kí ức:

Tôi đã lớn khi nào chẳng rõ Phù sa dâng kỉ niệm hai bờ

Phù sa dâng những gì sâu nặng lắm.

(Dòng sông và phù sa)

Tuổi thơ đọng lại ở mảnh vườn nhỏ, nơi mà từng giọt nắng long lanh

như ngàn con mắt, những tàu lá chuối ướt như “gương biếc màu xanh”,

không gian yên tĩnh đã toả bóng vào tâm hồn để vút lên những câu thơ trong sáng:

Hương cam dìu dịu trong gió Đất thở lâng lâng vị ngọt ngào Chiếp! Chiếp! đàn gà rời bãi cỏ Ngẩn ngơ nhìn cây lá lao xao.

(Sau cơn mưa)

Tâm hồn tuổi nhỏ đâu chỉ được nuôi dưỡng bằng “Mối tình tròn trặn

với con sông” mà còn lớn lên giữa những trang cổ tích:

Nắng mang đi đâu câu chuyện của bà Bông hoa đỏ rơi vào trang cổ tích.

Nắng từ trên mái phố, từ ngõ nhỏ tràn cả vào giấc mơ tuổi thơ, tràn cả vào câu chuyện cổ tích. Những hình ảnh đẹp và thơ đó đọng lại giữa những trang thơ. Xa tuổi thơ rồi sẽ nhớ biết bao những mùa hoa gạo trầm tư trên mái

phố với “Lá xoè như tiễn một hè qua”, sẽ nhớ biết bao “Hoa sấu dắt đường

vào ngõ nhỏ”. Hoa rồi sẽ là hoa của kỉ niệm, nắng của kỉ niệm và câu chuyện

của tuổi thơ:

Tiếng hát làm ta nhớ tiếng trống buổi măng non Thịnh cùng tôi cầm đèn rọi ve quanh gốc sấu Ve thăm thẳm, tiếng ve ngày thơ ấu

Thành sợi dây nối chúng mình cái ngày bé cỏn con.

(Thư mùa thu)

Cuộc đời của một con người là ngắn ngủi so với đất trời và tuổi thơ là thời gian ngắn nhất của đời người. Bởi vậy, khi đã trưởng thành, Hoàng Nhuận Cầm không khỏi tiếc nuối:

Tuổi thơ ra đi không trở lại Trong trắng xa rồi, xa mãi.

(Những thời vô tội)

Tuổi thơ sẽ là hành trang cho suốt cuộc đời, đó là phần đời đẹp và hồn

nhiên nhất: “Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế” để nhường chỗ cho lứa tuổi học

trò với những sách vở, giấy bút, hoa phượng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một đề tài không phải là mới lạ trong thơ ca nhưng Hoàng Nhuận Cầm đã diễn đạt theo một cách riêng. Những trang anh viết về tuổi thơ là nhưng trang viết đầy chân thật và cảm xúc. Khi đã tiễn tuổi thơ đi rồi mà lòng thi nhân vẫn còn da diết tiếng ve. Kỉ niệm tuổi thơ là hành trang, là động lực để nhà thơ bước trên những chặng đường đời tiếp theo và mỗi khi nhìn thấy nắng

Tuổi học trò – bím tóc trắng ngủ quên

Không phải ngẫu nhiên mà thơ Hoàng Nhuận Cầm được nhiều bạn trẻ yêu đến thế, đặc biệt là lứa tuổi học sinh sinh viên. Có lẽ bởi thơ anh đã nói rất đúng và rất hay về thời áo trắng. Mười năm học phổ thông và những năm tháng trên giảng đường đại học đã để lại trong tâm hồn mộng mơ của Hoàng Nhuận Cầm nhiều hoài niệm. Ngay cả khi đã xa mái trường rồi nhưng vẫn còn nguyên đó là những kí ức về lớp học, về thầy cô, về bạn bè…Và có lẽ cũng bởi thế mà trong thơ anh những hoài niệm về mái trường, về thời cắp sách luôn trở lại xao xuyến, bồi hồi.

Nhắc đến lứa tuổi học trò trong sáng, bạn đọc các thế hệ không thể

quên Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm. Đó là bài thơ mà bao bạn đọc

đã yêu và trân trọng bởi dường như ai cũng có thể tìm thấy trong đó một thời hoa đỏ của mình. Những lứa tuổi học trò sau này vẫn có thể soi mình trong đó và rưng rưng tiếc nuối tuổi thần tiên đã đi qua…

Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu Bài hát đầu xin hát về trường cũ

Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ Sân trường đêm rụng xuống trái bàng đêm.

(Chiếc lá đầu tiên)

Trong miền kí ức của tác giả, khúc hát đầu tiên là khúc hát dành cho mái trường, nơi lớp học và sân trường xanh mát chứa đựng cả một khoảng

trời bâng khuâng. Nỗi nhớ về những người bạn học đã gắn bó một thời “Bạn

có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?”. Kí ức ào ạt hiện về như dòng thác dội

từ quá khứ về hiện tại:

Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy

Trên trán thấy tóc chớ bạc thêm.

(Chiếc lá đầu tiên)

Từng dòng thơ như từng lần giở kỉ niệm, chạm vào đâu con tim ấy cũng thấy xúc động, thấy nôn nao. Hình ảnh người thầy chỉ đôi lần thoáng hiện qua trang thơ Hoàng Nhuận Cầm nhưng vẫn rất xúc động. Ở hình ảnh người thầy, Hoàng Nhuận Cầm gửi vào đó những suy tưởng về thời gian

Trên trán thấy tóc chớ bạc thêm”. Nhưng làm sao không thể bạc khi thời

gian vẫn tiếp tục trôi đi, khi thầy lặng lẽ đưa hết lứa học sinh này đến lứa học sinh khác qua dòng sông tri thức, khi hết mùa hoa mơ, lại đến mùa phượng cháy. Và thời tinh nghịch ấy được gói trọn trong hai dòng thơ:

Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên

Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ.

(Chiếc lá đầu tiên)

Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò, tuổi tinh nghịch ấy ngắn ngủi lắm để rồi khi chia xa lòng vẫn không khỏi lưu luyến, bịn rịn:

Thôi xin chào mười năm học phổ thông

Cành phượng hồng cuối cùng thương mến nhất Một chấm đỏ rung rung trên lòng đất

Tuổi khăn quàng, phấn trắng, nắng vô tâm.

(Chào sao Mai)

Kí ức về mái trường có niềm vui, có nỗi buồn, có những xao xuyến bồi

hồi của “Tuổi khăn quàng, phấn trắng, nắng vô tâm”. Khoảng thời gian đáng

yêu, đáng nhớ ấy đã ở lại đằng sau, chỉ còn lại thương mến về “Chiếc khăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quàng mang màu than đỏ cháy”. Thời áo trắng cứ trở đi trở lại trong thơ

Hoàng Nhuận Cầm như một hồi ức còn nhiều dang dở. Có đôi khi trong kí ức về mái trường lại là khi anh cảm nhận được nỗi đau tê tái bởi:

Tiễn tuổi thơ không một tiếng kèn

Đó hoa phượng, ôi mười năm hoa phượng Rơi ngút ngàn trên những hố bom đen.

(Dưới màu hoa rất đỏ)

Những người còn chưa đi hết tuổi học trò đã gác bút nghiên vào chiến trường, thời đèn sách còn dang dở, khoảng trống của chỗ ngồi ấy như vết đau mà thời gian chỉ đủ sức làm lành vết thương chứ không thể liền sẹo. Họ là những người mà màu áo trắng vẫn còn tinh khôi vừa mới chia tay tuổi học trò để đến giảng đường đại học. Màu áo trắng đó nhiều khi trở thành da diết trong lòng tác giả:

Đáy chân trời sao lên nỗi nhớ Có thu nào áo trắng đã heo may.

(Giữa hai hàng lục bát)

Dường như Hoàng Nhuận Cầm đã bao lần trăn trở, đã bao lần băn khoăn nên dù viết rất nhiều và viết rất hay về mái trường, về lớp học, về bạn bè nhưng anh thấy như vậy vẫn còn chưa đủ. Anh luôn cho rằng tuổi học trò ngắn thôi, mười năm học phổ thông và thêm những năm tháng trên giảng đường đại học nhưng cả đời thơ anh vẫn chưa đi hết, vẫn chưa sống đủ. Như một tập giấy không thể tìm thấy trang cuối cùng, những lúc buồn nhớ anh lại lần giở lại quá khứ, để rồi:

Ta pha mực tím yêu thương lại Vở trắng vô cùng chưa hết trang.

(Gửi Huế)

Áo trắng, mực tím, hoa phượng là những biểu tượng của tuổi học trò.

Mấy chục năm viết nhưng kỉ niệm về một thời “bím tóc trắng ngủ quên” vẫn

còn da diết từ sâu thẳm con tim. Những năm tháng vụt đến rồi vụt đi nhanh chóng đến mức người trong cuộc cũng không thể nhận ra. Hoàng Nhuận Cầm

đã lưu giữ khoảng đời tươi đẹp, nhiều mộng mơ và lãng mạn đó bằng những trang thơ để mong tìm về phương trời trong sáng và đáng yêu:

Tôi chới với hai bàn tay quờ bắt Mà phượng hồng, áo trắng đã bay đi.

(Giữa hai hàng lục bát)

Tuổi học trò của Hoàng Nhuận Cầm vừa trọn vẹn vừa dang dở. Dang dở bởi lẽ anh tạm xa mái trường để vào chiến trường, nhưng lại trọn vẹn trong những trang thơ, trọn vẹn trong cảm xúc. Nếu như nhà thơ Eptusenko dùng

hình ảnh “Tuổi thơ đi nhón gót dưới sân trường” để nói về tuổi thơ ngây ngắn

ngủi của thời áo trắng, thì Hoàng Nhuận Cầm lại viết “Mơ về trường năm ấy

trắng mưa bay”. Mái trường và tuổi học trò như xa hút, như đã đi vào nơi nào

trong dĩ vãng tâm hồn mà cơn mưa nhạt nhoà cách trở vẫn thường trực trong nỗi nhớ thi nhân.

Qua mười năm học phổ thông, bước vào năm thứ nhất của giảng đường đại học, cửa cuộc đời như đã mở rộng với chàng trai Hoàng Nhuận Cầm nhiều mơ mộng. Thế nhưng cuộc chiến vĩ đại của dân tộc đã cuốn anh vào dòng lốc lịch sử. Năm 1971, cùng với rất nhiều sinh viên khoa văn trường Đại học Tổng hợp, anh đã tình nguyện nhập ngũ, khoác ba lô ra trận. Sống và chiến đấu cho đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, trong những tháng năm đạn lửa, chưa bao giờ anh nguôi quên hình ảnh mái trường, lớp học, thầy cô, bạn bè, hình ảnh những loài hoa và những người anh yêu dấu… Và có lẽ bởi thế trong thơ anh, những hoài niệm về mái trường, về thời học sinh nhiều mộng mơ luôn trở lại, xao xuyến bồi hồi. Đó cũng là lý do khiến nhiều bạn trẻ, lứa tuổi học sinh, sinh viên yêu thích thơ anh. Thơ anh nói đúng và nói hay về tình cảm của một lứa tuổi mà chính anh từng trải nghiệm.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 41 - 48)