Xúc xắc mùa thu tiếng thơ tiếc nuối thời gian

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 29 - 34)

II. PHẦN NỘI DUNG

1.2.2.3Xúc xắc mùa thu tiếng thơ tiếc nuối thời gian

Thêm gần mười năm nữa ấp ủ để cho ra đời tập thơ thứ ba: Xúc xắc

mùa thu. Cái tên Xúc xắc mùa thu nghe vừa mơ màng, cổ điển lại vừa có vẻ

tinh nghịch. Với tập thơ này, Hoàng Nhuận Cầm đã được trao giải thưởng Hội

Nhà văn năm 1993, cũng là cách anh “lấy giải thưởng để trả nợ giải thưởng

cách đây hai mươi năm như lời anh phát biểu tại lễ trao giải. Bởi theo Hoàng

Nhuận Cầm “giải thưởng đúng là một gánh nặng, rất nặng với những người

nghệ một giải thưởng trong cuộc thi thơ năm 1972 và với giải thưởng lần này anh mới tạm hoàn tất món nợ đó.

Một chặng đường mười năm nữa cho thơ và cho đời. Thời gian với sức mạnh kì diệu có thể làm cho người ta quên đi quá khứ, vơi đi nỗi buồn và liền

sẹo những nỗi đau. Với Hoàng Nhuận Cầm “cùng với thời gian, tôi tự nhận

thấy mình trầm tĩnh hơn, sâu sắc hơn và thận trong hơn khi công bố trước

công chúng dù chỉ là một bài thơ của mình” [50]. Có lẽ cũng vì điều ấy mà

gần mười năm anh mới dành ba mươi tư bài thơ cho những người yêu thơ. Tuổi hai mươi đã qua đi, với sự thận trọng và cái nhìn thấu thị cuộc đời đã mang đến cho Hoàng Nhuận Cầm một tiếng thơ khác. Nếu ở hai tập thơ trước là những câu thơ đơn giản, mộc mạc thì nay thơ anh là những câu thơ xót xa,

nuối tiếc thời gian. Không phải ngẫu nhiên mà lúc đầu Xúc xắc mùa thu có tên

Tái bút người lính. “Người lính trở về, không trách cứ, không hàm ơn số

phận. Người lính trở về đời thường vừa thân quen lại vừa lạ lẫm. Hơi thở lạnh lẽo của cái chết đã ở sau lưng nhưng cái nghiệt ngã của cuộc đời còn ở

trước mắt” [30] và nhà thơ định viết gì ở phần “tái bút” của đời lính?

Ở tuổi hai mươi, Hoàng Nhuận cầm viết đầy nhiệt tình, sôi nổi, sung sức nhất của sức trẻ:

Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu Dẫu hòn bi lăn hết vòng tuổi nhỏ

Trong ba lô kia ai dám bảo là không có Một hai ba giọng hát chú ve kim.

(Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu)

Thì ở phần “tái bút” này, người đọc lại thấy cái tôi xót xa đến nghẹn ngào:

Nhớ thu đến - hạ đi trong trống trận Tiễn tuổi thơ không một tiếng kèn

Đó hoa phượng! Ôi! Mười năm hoa phượng Rơi ngút ngàn trên những hố bom đen.

(Dưới màu hoa rất đỏ)

Đọc Xúc xắc mùa thu thấy vẫn là một Hoàng Nhuận Cầm trong Những

câu thơ viết đợi mặt trời rất đa cảm, thật thi sĩ. Nhưng dường như cũng tâm

hồn ấy, nhà thơ đã “đằm hơn, sâu sắc và da diết hơn rất nhiều. Nếu quả như

vậy có lẽ phải cảm ơn thời gian. Thời gian đã cho nhà thơ có một độ lùi xa để nhìn cuộc chiến tranh và thời gian cũng là nguồn nuôi dưỡng thơ anh để nó

lớn thêm và chín thêm” [45]. Mười năm - khoảng thời gian không dài nhưng

cũng không ngắn đối với một đời thơ - khoảng thời gian ấy cũng đủ để con người làm nhiều điều đáng nhớ. So với hai tập thơ trước, Hoàng Nhuận Cầm đã chuyển đổi từ giọng thơ sôi nổi hồn nhiên đến giọng thơ đầy sâu lắng, hiển hiện trong mỗi dòng thơ là khẩu khí phóng túng, khoáng đạt, hoà hoa mà rung động:

Anh bốn chục Mùa Xuân chưa kịp tới Lũ chim kêu óng ả trước hiên nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lời chim vàng quá, chắc tình không thể bạc Ta ngây thơ hát lại khúc ban đầu.

(Tháng ba quay lại …)

Đề tài người lính và chiến tranh chiếm hai phần ba số bài trong tập thơ, dường như đó là một kí ức bất diệt luôn sống lại trong tâm hồn thi sĩ bất cứ

lúc nào. Sự ra đời của Xúc xắc mùa thu một lần nữa khẳng định tài năng nghệ

thuật của Hoàng Nhuận Cầm và khẳng định vị trí của anh trong lòng bạn đọc, đặc biệt là những độc giả trẻ tuổi. Bìa tập thơ là hình ảnh chân dung anh chỉ có một đôi mắt, đúng là đôi mắt mang dấu ấn riêng của Hoàng Nhuận Cầm.

Khuôn mặt anh là chữ “Thơ” nhạt nhoà như muốn nói: thơ tôi là diện mạo của

bạc một nỗi buồn. Nỗi buồn đó dàn trải không chỉ ở sáu mươi trang với ba mươi tư bài thơ mà còn cả ở những bài thơ sau này. Mỗi bài là một trạng thái cô đơn làm nên một tâm trạng cô đơn.

Có thể khẳng định, chặng đường thơ Hoàng Nhuận Cầm đã bước sang

một trang mới, “đây là thời kì phát sáng nhất của tài năng anh” [65]. Xúc xắc

mùa thu đánh dấu một mốc quan trọng trong đời thơ Hoàng Nhuận Cầm.

* *

*

Mỗi nhà thơ trong hành trình thơ của mình đều cố gắng ghi lại dấu ấn riêng. Để lại cho đời những tập thơ hay, những ấn tượng sâu sắc chính là cách

ghi dấu trong đời. Ba tập thơ Thơ tuổi hai mươi, Những câu thơ viết đợi mặt

trời, Xúc xắc mùa thu là ba lần Hoàng Nhuận Cầm đến với bạn đọc. Vẫn là

một con người, là cái tôi trữ tình luôn yêu đời, nhưng mỗi lần xuất hiện lại với một giọng nói khác, một trang phục khác. Anh hiện diện trong sự mới mẻ mà không hề xa lạ, hiện đại mà vẫn truyền thống, sôi nổi nhiệt tình mà không hề mất đi chất trữ tình sâu lắng. Mỗi chặng đường thơ đã qua là tiếng nói của một tâm hồn hào hoa, đa cảm, đam mê vẻ đẹp của cuộc sống. Thơ anh cũng như viên xúc xắc sáu mặt để đón những vang động của đời và để đời va đập từ mọi phía.

Những chặng đường của một đời lính làm thơ và một đời thơ khi không còn làm lính vẫn còn tiếp tục ở phía trước. Trên con đường lao động nghệ thuật ấy “Trái tim anh chưa lỗi hẹn bao giờ”, bởi với anh thơ là hơi thở, là cuộc sống:

Không có thơ người ta không thở được Sẽ chết dần như lá hết màu xanh.

Và thực tế đã chứng minh điều đó. Dù trước kia, bây giờ và mai sau Hoàng Nhuận Cầm vẫn sống vì thơ, cho thơ. Thơ chọn người và gắn với người như định mệnh. Thơ gắn bó với Hoàng Nhuận Cầm khi anh còn rất trẻ, từ khi còn là cậu học sinh bắt ve, hái phượng cho đến khi là chàng sinh viên nhiều mộng mơ, là anh lính trẻ tinh nghịch. Rồi thời gian thêm tuổi cho người và cho thơ đã khiến những trang thơ của anh tinh tế hơn. Là một người lao động nghệ thuật nghiêm túc, Hoàng Nhuận Cầm luôn muốn những câu thơ

của mình phải “tự sống” được giữa đời. Anh viết kĩ và không ham in, nhưng

thực tế đã chứng minh có nhiều bài thơ, câu thơ của anh vẫn “tự sống” giữa

cuộc đời ồn ào tưởng như không còn chỗ cho thơ này. Sáu mươi năm tuổi đời, bốn mươi năm tuổi thơ đã đi qua, nhiều người vẫn yêu và nhớ thơ anh, đó là hạnh phúc mà không phải nhà thơ nào cũng có được.

CHƯƠNG 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 29 - 34)