Cảm hứng về tình yêu

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 56 - 71)

II. PHẦN NỘI DUNG

2.2.2.3Cảm hứng về tình yêu

Hoàng Nhuận Cầm đã đến với đời hơn 60 năm, đến với thơ hơn 40 năm. Khoảng thời gian không phải ngắn ngủi và trong suốt chặng đường đó

Trái tim anh chưa lỗi hẹn bao giờ”. Thời gian trôi qua, với những người yêu

thơ, tên tuổi Hoàng Nhuận Cầm đã trở nên quen thuộc. Hoàng Nhuận Cầm viết thơ trước hết là để cho mình, viết để san sẻ, vơi bớt những cảm xúc ứ tràn trái tim. Vì thế nên thơ anh cũng là đời anh. Anh làm thơ như một nhu cầu tự thân trong cuộc đời và cũng có thể coi là hạnh phúc khi thơ anh được nhiều người biết tới, rồi yêu mến, say mê. Ngay từ những năm tháng còn là chàng sinh viên trẻ, xếp bút nghiên đi vào chiến trường, thơ anh đã được biết bao bạn bè, đồng đội chia sẻ. Cái chất sôi nổi, khoẻ khoắn của thơ ca chống Mỹ ắp đầy trong thơ anh, nhưng được biểu hiện một cách tinh tế hơn, trọn vẹn hơn qua ngòi bút của chàng sinh viên khoa Văn. Đọc thơ anh, người ta có lúc buồn, có lúc vui, nhưng luôn luôn xao xuyến. Đến sau này, khi ngòi bút chín đằm hơn, cái rộn rã bớt đi, thơ anh vẫn cuốn người đọc vào dòng tình cảm mạnh mẽ, say sưa…

Hoàng Nhuận Cầm luôn coi “thơ là thở” và coi tình yêu là sự linh diệu,

vì tình yêu làm cho anh sống trọn vẹn hơn với đời, với người và với thơ. Đã từ lâu anh được coi là nhà thơ tình có tiếng. Tình yêu trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là mối tình đầu trong sáng với những cảm xúc vu vơ chưa gọi thành tên từ thuở học trò, hay tình yêu nồng nàn đượm màu khói đạn của những người lính sẵn sàng sống chết vì Tổ quốc, và đó còn là tình yêu da diết trong hạnh phúc gia đình…

Tình yêu thuở đầu đời ngây thơ, trong sáng

Người ta thường nói rằng mối tình đầu là mối tình đẹp nhất, trong sáng nhất nhưng cũng mong manh nhất. Tình yêu đầu như một chiếc bình pha lê

đẹp, trong suốt và dễ vỡ. Nữ sĩ Ônga Becgôn đã lay động trái tim nhân loại bằng những vần thơ viết về mối tình đầu làm xúc động lòng người:

Em nhớ lại chuyện ngày quá khứ Khúc hát thơ ngây một thời thiếu nữ Ngôi sao cháy bùng trên sông Nê-va Và tiếng chim kêu mỗi buổi chiều tà.

(Không đề - Ônga Becgôn)

Tình yêu là một trong những cảm hứng lớn nhất của văn chương, là đề tài muôn thuở và in đậm dấu ấn trong văn học qua nhiều thế kỉ. Tình yêu và sức mạnh diệu kì của nó đã làm cho nhiều thi nhân trở nên nổi tiếng, bất tử cùng thời gian. Hoàng Nhuận Cầm có lẽ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Anh cũng có những suy tư về tình yêu như bất cứ người viết thơ tình nào, bởi anh luôn cảm nhận tình yêu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho con người:

Có chút gì linh diệu giống như thơ Lại phảng phất như phù dung mới nở

(Quán cà phê mặt trời)

Mối tình đầu trong thơ Hoàng Nhuận Cầm có sự trong sáng của tâm hồn, có sự bỡ ngỡ của tuổi mới lớn, và cái sôi nổi của tình yêu vừa thức dậy… Sự trong sáng và sôi nổi ấy hầu như không mất đi trên những trang thơ của Hoàng Nhuận Cầm qua các thời kì, ngay khi anh hai mươi tuổi hay khi anh đã năm mươi, sáu mươi…cảm xúc về tình yêu vẫn là những rung động vẹn nguyên như thế. Có thể chỉ một ánh nhìn, một cái cầm tay, một màu hoa, một mái tóc, một mùa thu đã qua trong cuộc đời… Bởi thế, thơ Hoàng Nhuận

Cầm có rất nhiều hoài niệm về “Những thời vô tội”, về “Chiếc lá đầu tiên”…

Tôi đã lớn khi nào chẳng rõ Phù sa dâng kỉ niệm hai bờ

Mỗi mùa ngô là một mùa hò hẹn Màu xanh nào cũng rất đỗi ngây thơ.

(Dòng sông và phù sa)

Không gian sự sống cũng là không gian tình yêu và thời gian là thời gian của hò hẹn. Con người đang yêu dường như chỉ nhìn thấy sự sống bắt đầu, thật rực rỡ, thơ ngây trong tất cả sắc màu mơ mộng và lãng mạn của mối

tình đầu vì thế mà “Mỗi mùa ngô là một mùa hò hẹn”. Tình yêu đầu tiên đến

không báo trước, không náo động:

Tình yêu đến trong đời không báo động Trái tim anh chưa lỗi hẹn bao giờ

(Viên xúc xắc mùa thu)

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước Con ve tiên tri vô tâm báo trước Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.

(Chiếc lá đầu tiên)

Và khi nó ra đi cũng thật lặng lẽ nhưng lại đủ sức làm cho người trong cuộc không khỏi xót đau. Để rồi suốt cuộc đời còn lại, người ta đi tìm sự thơ ngây đó:

Em đã yêu anh, anh đã xa vời Cây bàng hò hẹn chìa tay vẫy mãi Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại

Không thấy trên sân trường - chiếc lá buổi đầu tiên.

(Chiếc lá đầu tiên)

Những bài thơ viết về mối tình đầu là những bài thơ chan chứa cảm xúc. Trong thơ mình, Hoàng Nhuận Cầm hay nhắc đến lứa tuổi mười sáu - tuổi trăng tròn với biết bao biến đổi phong phú của tâm hồn. Anh đã gửi vào

lứa tuổi này những suy tư, những băn khoăn, thao thức của con người vừa ngập ngừng bước vào ngưỡng cửa của tình yêu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình yêu nằm trong giàn hoa Giấc mơ năm mười sáu

Hành trang trong suốt cuộc đời Giọt nước mắt toa tàu cuối.

(Những thời vô tội)

Tuổi mười sáu tình yêu còn biết bao mơ mộng “trong giàn hoa” tuổi trẻ, vẫn là giấc mơ của con người vừa lớn dậy. Tình yêu ấy dù đến rồi đi nhưng cũng đủ làm hành trang cho con người suốt cuộc đời. Và giọt nước mắt ở toa tàu cuối là giọt nước mắt dành tặng cho tình yêu tuổi mười sáu. Hoàng Nhuận Cầm đã yêu tuổi mười sáu đong đầy kỉ niệm đó:

Anh bất ngờ rơi xuống giữa tay em Màu hoa trắng cuối cùng năm mười sáu.

(Dưới màu hoa rất đỏ)

Có ai nhớ mình qua đây

Năm mười sáu ngây thơ tình cúc dại.

(Nến sắp tắt)

Những mối tình đầu thuở mười sáu thơ ngây, trong trắng như loài hoa đi về trên những trang thơ anh. Tuổi mười sáu thao thức trên những trang thơ với dấu ấn nhói lòng về mối tình đầu không thành nhưng đẹp và thơ. Một lần đến với tình yêu để rồi ra đi như tuổi mười sáu nhưng kỉ niệm về nó thì còn nguyên vẹn đến suốt cuộc đời. Thơ anh không chỉ nhắc đến tuổi mười sáu trong cuộc đời mình mà còn cả trong cuộc đời “em”:

Nằm đếm đom đóm vào thu Sông suối ngàn năm mất ngủ Trăng lên tuổi mười sáu em

Tóc bay ngang đèo gió hú.

(Mùa hoa bất tử)

Dù là tình yêu tuổi mười sáu hay tình yêu tuổi học trò thì đấy cũng là mối tình được Hoàng Nhuận cầm dành cho những trang thơ trong sáng nhất của một miền hoài niệm. Khi bóng thời gian đã ngả màu lên tuổi tác thì con người ấy vẫn tha thiết về mối tình đầu :

Anh bốn chục mùa xuân chưa kịp tới Lũ chim kêu óng ả trước hiên nhà

Lời chim vàng quá chắc tình không thể bạc Ta ngây thơ hát lại khúc ban đầu.

(Tháng ba quay lại)

Anh tìm lại tuổi mười sáu như tìm lại hình ảnh đích thực của mình, tình yêu đích thực của mình. Ở những trang thơ viết về tình yêu đầu, Hoàng Nhuận Cầm hay viết về sự thơ ngây mà cao hơn là sự trong trắng, tuổi đời trong trắng, tâm hồn trong trắng, tình yêu trong trắng:

Tuổi thơ đi không trở lại Trong trắng xa rời mãi mãi.

(Những thời vô tội)

Sự trong trắng đã xa rời mãi mãi và điều đó cũng có nghĩa là một phần cuộc đời tươi đẹp mãi ra đi. Hoàng Nhuận Cầm tiếc vô cùng, nhớ vô cùng nên có lúc anh bật lên thành tiếng thơ mang âm điệu tuyệt vọng:

Đất miền đông vô cùng tươi đỏ Trắng trong có trở lại bao giờ ?

(Di Linh cảm mến)

hay dằn vặt, trăn trở:

Trong trắng bỏ nhà đi năm mười sáu Đêm nay buồn cắn vỡ ô mai.

(Đêm nay)

Mối tình đầu tinh khiết nhất và cũng chính sự tinh khiết làm nên sức mạnh của mối tình đầu, để nó sống thật lâu trong lòng người. Tình yêu ấy thuộc về tuổi trẻ. Khi con người đã bước vào những bước dài trong cuộc đời, mà có thể cuộc đời không như mình tưởng tượng, không hoàn toàn là màu hồng, họ sẽ nhận ra mình đã đánh mất những điều vô cùng quý giá. Đó là tình yêu của thời mơ mộng, đó là quyền được lầm lỗi và sửa sai, bởi vì cuộc đời chỉ cho con người bước tiếp chứ không cho con người quyền trở lại. Nên khi viết về tình yêu này, Hoàng Nhuận Cầm vẫn da diết một nỗi nhớ:

Em một lần trong trắng chớp lòng tôi Sẽ vẹn nguyên tình yêu trong lửa táp.

(Cỏ cháy)

Mối tình đầu của tuổi mười sáu, tuổi học trò đã nằm yên trên những kỉ niệm. Những rung động đầu tiên cũng nhoà đi như bóng mây không trở lại. Tình yêu đầu có thể chưa có sự da diết đến nao lòng, cũng chưa có sự chín chắn, mà có thể chưa thành tình yêu bền vững trước thời gian. Nhưng tình yêu đó là tình cảm đáng yêu, đáng nhớ, đáng trân trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình yêu đời lính - in đậm mùi cỏ cháy

Người phương Tây có câu “Có hai nơi mà mọi thứ đều có thể xảy ra đó

là trong giấc mơ và trong tình yêu”. Tình yêu thời bình đã là điều đặc biệt, thì

tình yêu của đời lính lại càng đặc biệt hơn “Tình yêu là nơi yên tĩnh, là sự thanh thản, là phút lặng trong chiến tranh, là biểu hiện của sự sống bất diệt

trong bom đạn, là hậu phương, là nơi gửi gắm trong hi vọng và chờ đợi” [30].

Ở thời điểm đó, tình yêu được định nghĩa một cách thật giản dị: Khi chiếc lá xa cành

Lá không còn màu xanh Mà sao em xa anh

Đời vẫn xanh rời rợi Có gì đâu anh ơi Tình yêu là sự sống.

(Gửi em dưới làng quê - Ngọc Sơn)

Tình yêu là sự sống, là màu xanh, là sự huỷ diệt chiến tranh. Thời đại kháng chiến chống Mỹ là thời đại mà một người sống cho mọi người và mọi người sống vì một người. Cũng vì vậy có rất nhiều tình yêu đẹp, đẹp đến kì lạ, ngay cả trong sự xa cách:

Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia Không giấu được tình yêu cô cháy bỏng Không che được nước mắt cô đang chảy Những giọt long lanh nóng bỏng sáng ngời.

(Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mĩ)

Có nước mắt, có lưu luyến nhưng là nước mắt của hi vọng và yêu thương, hơn hết cả là một tình yêu rực cháy và nóng bỏng. Trên cái nền cao đẹp của lý tưởng, những người đang yêu đã dẹp bỏ tình riêng để hoà mình vào tình chung:

Anh lên xe trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.

(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây - Phạm Tiến Duật)

Biết bao người đã “gạt nỗi riêng tư” để vững lòng ra trận. Tình yêu trong thơ kháng chiến chống Mỹ nồng nàn và căng tràn sức sống nhưng cũng như một phép màu cổ tích giữa thời ác liệt. Sống giữa thời đại sôi nổi và nhiệt tình ấy, Hoàng Nhuận Cầm cũng góp một tiếng thơ tình yêu như tiếng reo vui của một người vừa nhiệt tình vừa dè dặt. Tình yêu người lính trong thơ anh

đơn giản như chính tâm hồn anh, có khi chỉ là những cảm xúc thật mơ hồ

nhớ cô bạn nào hay hát bâng khuâng” trên chặng đường hành quân hay

những phút đa tình “chợt nhớ đến nụ cười thoáng gặp”, và cũng có khi lại là

miền Cỏ cháy gợi tình yêu da diết vượt qua cả bom đạn:

Cỏ mềm tay quấn bâng quơ

Nhưng tình anh dễ hững hờ đâu em.

(Cỏ cháy)

Nếu tính yêu năm mười sáu đủ làm người ta nhớ, thì tình yêu thời bom đạn thật cao cả, nó ở giữa ranh giới tình yêu và tình đồng đội. Tình yêu trong thơ Hoàng Nhuận Cầm vút lên từ khoảng cách mong manh giữa sự sống và cái chết:

Cái chiến hào tha thiết ở trong tôi Xanh thăm thẳm lưng đèo giao thừa tới Người con gái cõng mình qua đạn xối Tình yêu thầm, kín lại lối giao liên.

(Phương ấy)

Hay: Và cỏ đã cháy đen

Trong đợt bom nối tiếp Anh không có thì giờ để tiếc Cơn lửa ào ào như lốc qua vai.

(Cỏ cháy)

Tình yêu Phương ấy băng qua cái chết để đến với sự sống như một dư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vị ngọt ngào trong trái tim người lính. Ngay cả nhân chứng tình yêu cũng thật

bất ngờ “Tôi yêu em mũ sắt này làm chứng” và một khao khát rất thực “Môi

đến tìm môi sau khói súng”. “Giấc mơ năm mười sáu tuổi” đã qua đi trong

nuối tiếc đến ngẩn ngơ khi “Cây tương tư khốn khổ trổ thêm cành”, thời lính

Phương ấy còn ở mãi trong tôi

Ngỡ nâng lấy tay mình, ngỡ như người biết nói Phương ấy ơi! Suốt đời như dấu hỏi

Trên hai vai tuổi trẻ - trước chân trời.

(Phương ấy)

Nhưng tình yêu vừa là thứ tình cảm bền chắc vừa là thứ tình cảm mong manh, chiến tranh kết thúc và tình yêu của con người đã qua thời trận mạc cũng buồn như người lính trở về:

Tình yêu chống nạng ra đầu ngõ Em có bao giờ thôi ước mơ.

(Vé trở về)

Đó là một biểu tượng đẹp và buồn về một thời chiến trận đã đi qua. Vết thương chiến tranh có thể lành theo năm tháng nhưng vết thương trong lòng người mỗi khi nhớ đến lại cảm thấy nhói đau:

Tiếng lịch reo như dòng máu ứa Tiếng khóc vang như thể tiếng cười Buồn vui rồi cũng về cát bụi

Ai hát khi trời xanh bắt tôi.

(Vé trở về)

Tình yêu người lính trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là như thế. Đó là một bản hoà tấu phức âm, phức điệu và đầy đủ cung bậc của trái tim.

Tình yêu gắn với hạnh phúc gia đình

Con tàu nào rồi cũng có bến đỗ cuối cùng của tình yêu là gia đình, đó là điều thiêng liêng nhất và cũng là tài sản quý giá nhất. Tình yêu gia đình không mang sắc màu của chiếc áo lãng mạn, sôi nổi thời tuổi trẻ nhưng đời hơn, thực hơn và thấm thía hơn. Cùng với mảng thơ viết về tình yêu đầu tiên, tình yêu đời lính, thơ về tình yêu trong hạnh phúc gia đình đã tạo cho Hoàng

Nhuận Cầm một bức tranh phong phú nhiều màu sắc. Với mảng thơ về tổ ấm gia đình, Hoàng Nhuận Cầm đã khiến người đọc phải ngỡ ngàng trước một con người nghiêm túc với rất nhiều yêu thương, trìu mến. Có lẽ bởi con người này đã:

Trải qua khá nhiều đau đớn Bây giờ tôi ước bình yên.

(Những thời vô tội)

Gia đình là chốn bình yên nhất với anh, hạnh phúc nào phải ở đâu rất xa mà ở ngay trước mắt và trong những điều bình dị, nhỏ bé nhất:

Ta quen nhau giản dị đến lạ kì

Anh như người say trên đường em chợt thấy Nến đã tắt, đêm nay lại cháy

Cầu chúc gì như ánh sáng, Vân ơi!

(Mây cuối trời)

Cuộc gặp gỡ như tình cờ của số phận đưa những người xa lạ đến với nhau và yêu thương nhau. Không quá nhiều mơ mộng nhưng tình yêu trong cuộc đời thực vẫn cần một lời cầu chúc. Tình yêu đến với anh như ngọn nến đã tắt nay lại được thắp lên như ánh sáng trở lại với con người, với cuộc đời. Đó là thứ ánh sáng ấm áp của hạnh phúc lứa đôi.

Và cũng chỉ trong cuộc sống gia đình, Hoàng Nhuận Cầm mới nói nhiều về ngày mai, về tương lai một cách trọn vẹn. Cũng trong hạnh phúc gia đình, anh mới có nỗi khao khát lạ kì “nhớ ngày mai quá”. “Ngày mai” là tương lai, là hạnh phúc của anh và em, anh muốn hạnh phúc trong tình cảm vợ chồng, trong tình yêu gia đình:

Này em, anh nhớ ngày mai quá Có thể nào

Trên cây đàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng mình mua quá đắt Nhưng em đừng đánh thức

Giấc Mộng Su – Man còn đắt hơn nhiều.

(Nhớ ngày mai)

Giọng thơ chan chứa dịu dàng với em và với con - những người được

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 56 - 71)