Ngôn ngữ giàu tính nhạc

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 88 - 91)

II. PHẦN NỘI DUNG

3.2.1Ngôn ngữ giàu tính nhạc

Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ giàu tính nhạc – đó là đặc điểm để phân biệt thơ ca với các thể loại khác. Nếu không có nhịp điệu thì không thành thơ ca, kể cả thơ văn xuôi thì vẫn cần phải có vần và có nhạc. Thơ Hoàng Nhuận

Cầm giàu nhạc tính nên Phạm Xuân Nguyên gọi thơ anh là “điệu cầm thi”.

Điệu cầm thi” ấy có khi là những âm thanh thật thánh thót, mỏng

manh như tiếng đàn pianô. Những thanh âm mượt mà ấy là để dành tặng cho những miền kí ức trong sáng của tâm hồn:

Tôi sinh ra đã thấy bờ thấy bến Thời gian đi rồi thời gian lại đến

Xanh đến vô cùng và rộng đến mênh mông.

(Dòng sông và phù sa)

Bốn dòng thơ nhẹ nhàng dàn trải như dòng cảm xúc và tính nhạc hiện

hữu trên từng chữ. Mỗi vần thơ là một nốt nhạc, vần “ơ” và vần“ên” lặp lại

tạo sự du dương. Sự lặp lại các từ “thời gian”,“thấy” làm cho nhạc điệu ấy

được ngân lên một lần nữa, đắm say hơn. Những âm thanh mỏng manh rơi trên từng chữ của dòng thơ. Đó còn như là khúc nhạc dành tặng cho tuổi thơ:

Em thấy không, tất cả đã xa rồi Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế

Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.

(Chiếc lá đầu tiên)

Thơ Hoàng Nhuận Cầm vừa trọng âm vừa trọng nhạc tính, nên lời

thơ thường tràn qua cả ý thơ” [67]. Hoàng Nhuận Cầm luôn muốn dùng một

bài thơ để kể một câu chuyện nên khoảng trống thẩm mỹ lẽ ra được ưu tiên có mặt giữa những câu thơ hoặc những đoạn thơ, đành phải nhường chỗ cho ngôn từ cảm thán. Khi và chỉ khi Hoàng Nhuận Cầm để trái tim mình đắm đuối đến mức cực đoan thì thơ tạo được dư vị:

Mai đành xa sông Thương thật thương Mắt nhớ một người, nước in một bóng Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng Anh một mình – náo động - một mình anh.

(Sông Thương tóc dài)

Có thể nói “Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ của những trạng huống xao

ngân vang. Với anh, ngoài phần hình ảnh (là phần mà anh có nhiều tìm tòi)

thì nhạc giữ một vai trò quan trọng, tạo nên sức nặng và sức chinh phục

[58]. Trong thơ anh, sự kết hợp những điệp âm, điệp vần; sử dụng nhiều điệp ngữ, lối nói luyến láy, trùng lặp …tạo nên những dòng thơ, bài thơ đầy nhạc

tính. Trong bài thơ Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, tiêu đề cũng là một

điệp ngữ (có biến tấu) tới 5 lần ở các câu thơ sau: … Hò hẹn mãi cuối cùng em đã tới. - Chần chừ mãi cuối cùng em cũng nói - Hò hẹn mãi cuối cùng em đứng đó.

Với bài Một mai… thì riêng điệp ngữ “Một mai” được sử dụng lặp lại

11 lần (trong tổng số 22 dòng thơ lục bát). Trong đó “Một mai chết thật…”

tái hiện 6 lần, “Một mai chết hết…” chiếm 3 lần. Và còn rất nhiều bài mang

âm hưởng và tiết tấu giống như các bài thơ đã khảo sát trên. Do cấu tứ bài thơ dựa trên vòng xoáy sự tăng tiến và trùng điệp của cảm xúc, sự dồn đẩy của tiết tấu, Hoàng Nhuận Cầm đã tạo nên sự hấp dẫn riêng trong những trang thơ của mình. Có những bài thơ của anh tính nhạc được xây dựng từ những bài hát đồng dao:

Ngây thơ là chuyện chim ri

Khoác lác nhất nhì chuyện sáo sậu thôi Chuyện như nghe ở đâu rồi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là lời chú vẹt đang ngồi góc kia.

(Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt)

Thơ anh đôi khi còn tưởng như tiếng vĩ cầm réo rắt của một điệu nhạc trầm trầm, buồn buồn :

Trong thành phố bình minh chưa rực rỡ Trong sương rơi kéo theo tiếng thở dài Hoàng hôn mãi chưa thấy hoàng hôn lại

Anh bần thần thức dậy ngó sao Mai.

(Tháng ba quay lại)

Như Phạm Khải đã viết: “...Với thơ Hoàng Nhuận Cầm, nhiều chỗ ta

chẳng cần phải giải thích dài dòng mà chỉ đơn thuần đọc lên thôi - đọc đúng như giai điệu mà tác giả quy ước trong bài thơ của anh, là bạn đọc có thể cảm được cái hay, cái đẹp của nó. Với nội dung luôn hướng về tuổi trẻ, cách diễn đạt nhuần nhị, trong sáng, cộng với cái du dương, quặn siết của giai điệu, thật dễ dàng để thơ Hoàng Nhuận Cầm chinh phục được đông đảo độc

giả thuộc lứa tuổi học sinh, sinh viên” [58].

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 88 - 91)