Chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tự hát của Xuân Quỳnh, chúng tôi muốn có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về tư tưởng và phong cách nghệ thuật thơ tình yêu Xuân Quỳnh.. Và
Trang 1MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thé nghé thuat bao gom tất cả các yếu tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật Mỗi cấp độ, yếu tố này lại có thể là một chỉnh thể nhỏ hơn được đặt trong mối quan hệ biện chứng nhất định, xâu chuỗi với những yếu tố khác Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quy luật của từng thể loại, sự sáng tạo của chủ thể, quan niệm về nghệ thuật,
cuộc sống, nhân sinh của người nghệ sĩ
Thơ trữ tình là biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của nhà thơ Những
cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của thi si thé hiện trong thế giới nghệ thuật chính là những biểu hiện của cái tôi và các nguyên tắc thể hiện nó Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ trữ tình là một cách đánh giá sáng tạo thơ ca từ góc độ thi pháp Đây là hướng tiếp cận có nhiều triển vọng mà tác giả khoá luận mong muốn đóng góp vào quá trình nghiên cứu và giảng dạy
1.2 Xuân Quỳnh là một nữ sĩ tài năng, có đóng góp quan trọng cho nền
thơ ca hiện đại của dân tộc Từ lúc xuất hiện cho đến khi vĩnh biệt cuộc đời,
quá trình sáng tác thơ của Xuân Quỳnh là một chặng đường đi lên không bị
đứt đoạn Hồn thơ Xuân Quỳnh ngày một đa dạng và không ngừng được mở
ra Ngòi bút của Xuân Quỳnh đã được thử thách qua thời gian với nhiều loại chủ đề khác nhau, trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt tới đỉnh cao Thơ Xuân Quỳnh không có mạch thơ nào thực sự bình yên, đơn giản mà thường
có nhiều trăn trở băn khoăn Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở
về với những tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương Lại Nguyên Ân từng nói: “Có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương qua các chặng đường phát triển, phải đến Xuân Quỳnh nên thơ ấy mới thấy lại được một nữ sĩ tài
Trang 2
năng và sự da dạng của tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, đôi dào và phong phú như vây" [§, 566]
Chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tự hát của Xuân Quỳnh, chúng tôi muốn có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về tư tưởng và phong cách nghệ thuật thơ tình yêu Xuân Quỳnh Đồng thời góp một tiếng nói
tiếp tục khẳng định vị trí của Xuân Quỳnh trong nền văn học hiện đại Việt
Nam Kết quả nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp chúng tôi nâng cao trình độ học tập và giảng dạy sau này
2 Lịch sử vấn đề
Xuân Quỳnh được xem là một trong những thi sĩ viết thơ tình hay nhất trong nền thơ ca Việt Nam sau 1975 Bà xứng đáng được gọi là nhà thơ của tình yêu Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vừa nồng nhiệt, táo bạo, vừa thiết tha, say đắm dịu dàng, vừa hồn nhiên giàu trực cảm mà lắng sâu những trải nghiệm suy tư
Tuổi đời tuy không đài (1942 - 1988), Xuân Quỳnh đi qua cuộc đời này già bốn mươi năm như là để minh chứng cho cái quy luật đáng buồn của thân phận người nghệ sĩ: "Tài cao phận thấp", "Tài hoa bạc mệnh" Mặc đù vậy, Xuân Quỳnh vẫn "kịp" mang đến cho nền thơ ca Việt Nam một phong cách
thơ rất đặc trưng của thế hệ mình, của giới mình
Tháng 6 năm 1987, trong cuộc gặp mặt của các nhà thơ Á - Phi ở Liên
Xô, Xuân Quỳnh phát biểu: "Người fa làm thơ đầu tiên là đề tự thể hiện, là một hành động khẳng định, rồi là một hành động khai sinh, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, nhụ câu nói liền mình với đồng loại, với các sinh vật, vũ trụ và thời gian" Xuân Quỳnh nói "người t4” nhưng là đê khẳng định mình Với bà, làm
thơ trước hết là để "tự thể hiện" Và thực sự trong cả cuộc đời cầm bút đầy ý
nghĩa của mình, Xuân Quỳnh đã đem cái bản ngã của người đàn bà táo bạo và mãnh liệt trong tình yêu để tạo nên dấu ấn của một nhà thơ "bản năng"
Trang 3
Cùng với sự ra đời các sáng tác của Xuân Quỳnh là sự xuất hiện của
các bài viết nghiên cứu, phê bình về thơ Xuân Quỳnh, đặc biệt là máng thơ
tình yêu Đây là mảng sáng tác thành công nhất trong gia tài sáng tạo khá phong phú và đa dạng của bà
Tác giả Chu Văn Sơn khi nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh đã nhận xét:
"Thơ Xuân Quỳnh âu cũng là tự hát" [20, 178] Đó là lời tự hát về cuộc đời,
về tình yêu Xuân Quỳnh tìm đến thơ như một lẽ tự nhiên để bộc bạch tâm
vô f và tin cậy” [8, 326]
Cùng suy nghĩ ấy, Đoàn Thị Đặng Hương trong Người đàn bà yêu và
lam thơ cũng viết: "Đó thực sự là một tâm hôn thơ rất đàn bà bởi đây hy sinh
cho cuộc đời và cho tình yêu” [8, 280]
Không chỉ dừng lại ở đó, thơ Xuân Quỳnh còn có những biến đổi theo thời đại: “Xuân Quỳnh không phải là nhà thơ chỉ biết lắng nghe những rung
động của chính tâm hỗn mình, chị muốn đi sâu vào hiện thực lớn để nghe tâm hỗn thời đại” [11, 211]
Nguyễn Thị Minh Thái lại khẳng định: "7hực ra thơ và đời Xuân
Quỳnh chỉ là một Thơ Xuân Quỳnh làm tôi bao giờ cũng liên tưởng đến một người đàn bà yêu đến hết và đến chết" [17, 562]
Lưu Khánh Thơ - người đã đành phần lớn thời gian để nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh, trong bài Cám nhận về thơ Xuân Quỳnh đã khẳng định: "Thơ Xuân Quỳnh không có mạch thơ nào thực sự bình yên đơn giản, thường có nhiều trăn trở băn khoăn Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở
Trang 4
về với những tình cảm riêng tu, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hôn phụ nữ thông mình, sắc sảo, giàu yêu thương" [§,
Nguyễn Thị Bích Ngọc trong Thơ fình Xuân Quỳnh đã đưa ra một đánh giá vừa cụ thể lại vừa khái quát, rất sâu sắc, xác đáng: “Thơ Xuân Quỳnh
là tứ thơ tụ biếu hiện và tình yêu chân chính là nơi tác giả bộc lộ mình một cách chân thành, tha thiết, sâu lắng nhất" [A, 97] "Xuân Quỳnh gẫn như trở thành nhân vật chính của thơ mình" [4, 107]
Nhìn chung, qua những bài nghiên cứu đã có về thơ Xuân Quỳnh,
chúng tôi nhận thấy hầu hết đó là những bài viết về tác giá và thơ Xuân
Quỳnh nói chung, chưa có công trình nào nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tự hát của Xuân Quỳnh Kế thừa gợi ý của những nhà nghiên cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tự hát với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu và tiếp tục khẳng định sự nghiệp thơ ca của nữ sĩ Xuân Quỳnh
3 Mục đích nghiên cứu
Khoá luận muốn cắt nghĩa, lí giải và tìm ra những nét đặc sắc về thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tự hát của Xuân Quỳnh Qua đó, giúp bản thân
chúng tôi cũng như những người quan tâm có được cái nhìn toàn điện hơn về
đóng góp của Xuân Quỳnh đối với thơ ca hiện đại Việt Nam
Trang 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Khảo sát và tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tự hái của Xuân Quỳnh
- Chỉ ra một số phương điện nghệ thuật góp phần thể hiện thế giới nghệ thuật trong tập thơ 7T hat cua Xuan Quynh
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để làm rõ Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tự hát, khoá luận tập trung phân tích 35 bài thơ trong tập thơ này
Không chỉ dừng lại khảo sát những sáng tác trong tập thơ 7ự hét, khi
cần thiết khoá luận có sự liên hệ, mở rộng đến sáng tác trước và sau đó của
Xuân Quỳnh, đôi khi còn so sánh với sáng tác của các nhà thơ khác
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
7 Đóng góp của khoá luận
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tự hát của Xuân Quỳnh, nhằm khẳng định sự sáng tạo độc đáo trong tư duy nghệ thuật của Xuân Quỳnh
Khoá luận đóng góp thiết thực vào việc giảng dạy, học tập các tác phẩm của Xuân Quỳnh trong nhà trường
Khoá luận cũng góp một phần hình thành và phát triển kỹ năng nghiên
cứu khoa học đôi với sinh viên Ngữ văn
Trang 6
8 Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần Mở đâu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khoá luận được chia thành 3 chương:
Chương 1 Những vẫn đề chung
Chương 2 Thế giới nghệ thuật trong tập thơ 7 há của Xuân Quỳnh Chương 3 Một số phương diện nghệ thuật góp phần thẻ hiện thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tir hat cua Xuan Quynh
Trang 7
NỘI DUNG CHƯƠNG 1
NHUNG VAN DE CHUNG
1.1 Khái niệm "Thế giới nghệ thuật"
Năm 1985, trong luận án tiến sĩ khoa học: "Sự hình thành và những vấn đề cúa chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại”, Nguyễn Nghĩa Trọng đã xác định khái niệm thế giới nghệ thuật như sau: "Thề giới nghệ thuật là một phạm trù mĩ học bao gâm tắt cả các yếu
tổ của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của quá trình hoạt động
nghệ thuật của nhà văn Nó là một chỉnh thể nghệ thuật và một giá trị thẩm
mĩ Thế giới nghệ thuật bao gỗm hiện thực - đối tượng khách quan của nhận thức nghệ thuật, cả tính sáng tạo của nhà văn hay chu thể nhận thức nghệ
thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ thuật Trong thế giới nghệ thuật chứa đựng sự phản ánh nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của nhà văn Thế giới nghệ thuật không chỉ trong đương với tác phẩm nghệ thuật mà còn rộng hơn bản thân nó No co thé bao gém tat cd các tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn,
một trào lưu nghệ thuật, một thời kỳ nhất định của văn học, một nền văn học
của dân tộc hay nhiều dân tộc nhưng đồng thời cũng có thể liên quan đến
nhiễu yếu tô khác của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hơn khái niệm hình tượng nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai được người nghệ sĩ tạo dựng, trong đó chứa đựng hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và
con người là thể giới sinh động và đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào
lưu văn học, mỗi dân tộc, mỗi thời kỳ lịch sử đều có thế giới nghệ thuật riêng của mình” [18, 63 - 64]
Trang 8
Đây là một khái niệm rộng, được triển khai với nhiều cấp độ, tuy còn ở
mức khái quát song khái niệm này sẽ là những gợi ý hết sức quý báu phù hợp với nhiều luận điểm mà chúng tôi sẽ khai triển trong khoá luận
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên): Thế giới nghệ thuật là "mội khái niệm chỉ tính chỉnh thế của sảng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, một tác giả, một trào lưu) Sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng
được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật Thế giới nghệ thuật có thời gian, không gian riêng, có quy luật tâm lý, thang bậc giá trị riêng trong việc phản ánh thể giới Mỗi thé giới ứng với quan niệm, một cách cắt nghĩa về thế giới" [5, 302 - 303]
Nghiên cứu cụ thể loại thơ trữ tình, trong cuốn Thơ #ữ tình Việt Nam
1975 - 1990 (1998), Lê Lưu Oanh đã chỉ tiết hoá khái niệm này qua hình tượng cái tôi trữ tình Tác giả viết: "Gọi cái tôi trữ tình là một thể giới nghệ thuật bởi thế giới nội cảm này là một thể thông nhất có ngôn ngữ và quy luật
riêng phụ thuộc vào lịch sử cá nhân, thời đại Đi sâu vào thé giới nghệ thuật
được coi như một kênh giao tiếp với những mã số, ký hiệu, giọng nói, chương trình riêng, cần có thao tác phù hợp Thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình
là một thế giới mang giá trị thẩm mĩ"[11, 33 - 35]
Cách hiểu của tác giả giúp chúng tôi định hướng cho mình một cách cụ
thể trong việc khám phá thế giới nghệ thuật thơ trữ tình
Như vậy, thế giới nghệ thuật là một phạm trù mĩ học Nó bao gồm các vân đề về sáng tạo nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là thế giới sống thứ hai của con người được người nghệ sĩ sáng tạo theo những nguyên tắc, tư tưởng nghệ
thuật riêng và chịu sự chi phối của hoàn cảnh, của lịch sử, cá nhân, thời đại và
nó là phương diện của thi pháp học
Trang 9
Thế giới nghệ thuật là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều yếu tố nên việc tìm hiểu kỹ trong dung lượng khoá luận tốt nghiệp là rất khó Vì thế
trong khoá luận này, chúng tôi chỉ giới hạn các vấn đề của khái niệm thế giới nghệ thuật trên cơ sở tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản như: Hình tượng
cái tôi trữ tình; Thời gian và không gian nghệ thuật; Các phương diện nghệ thuật cơ bản và vận dụng vào việc tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ
Tự hát của Xuân Quỳnh
1.2 Các phương diện cơ bản của thế giới nghệ thuật
Trong văn học, căn cứ vào phương thức phản ánh người ta chia làm ba
loại thể lớn: Tự sự, trữ tình, kịch Trong mỗi loại hình sáng tác lại bao gồm nhiều thể loại nhỏ Tự sự có sử thi, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa,
truyện dài Kịch có hài kịch, bi kịch Trữ tình có thơ văn xuôi, thơ - tuỳ bút, thơ cách luật Ứng với mỗi thê loại là những thế giới nghệ thuật riêng, hình thức tô chức biểu hiện riêng
Thơ trữ tình là một thể loại nằm trong loại hình trữ tình nên thế giới
nghệ thuật của nó cũng bao hàm đầy đủ các cấp độ của thế giới nghệ thuật nói chung Nhưng các cấp độ, các yếu tố này mang một hình thức biểu hiện riêng Trong khuôn khổ khoá luận, chúng tôi đi vào tìm hiểu một số phương diện cơ bản của thế giới nghệ thuật thơ trữ tình như: Hình tượng cái tôi trữ tình; Thời
gian và không gian nghệ thuật và một số phương diện nghệ thuật như: Hình ảnh thơ, giọng điệu, ngôn ngữ của tập thơ Tự hứt
1.3 Tác giả Xuân Quỳnh
1.3.1 Cuộc đời
Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 - 10 -1942 tại xã La khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc quận Hà Đông - Hà Nội), trong một gia đình công chức Xuân Quỳnh được thừa hưởng nhan sắc,
Trang 10
phẩm hạnh của người mẹ và tình yêu văn chương của người cha, nhưng cuộc đời lại sớm chịu thiệt thòi vất vả
Cất tiếng khóc chào đời tại làng nghề truyền thống, tiếng hát của những người thợ dệt, thợ quay tơ, và cả tiếng thoi đưa đã in sâu trong tâm hồn Xuân
Quỳnh như một bản nhạc dạo đầu ngay từ những ngày thơ ấu Có lẽ tuổi ấu
thơ của Xuân Quỳnh sẽ êm đềm trôi dần theo dòng chảy hiển hoà của con
sông Nhuệ quanh những con đường lát gạch nghiêng nghiêng bên những bờ
ao làng nếu như không có nỗi bất hạnh tan đàn xẻ nghé từ khi Xuân Quỳnh
còn quá nhỏ Hai tuổi Xuân Quỳnh đã chịu cảnh mồ côi mẹ, cha lại sớm đi bước nữa và chuyển vào sinh sống ở miền Nam (và có một đàn con nheo nhóc) Hai chị em Xuân Quỳnh sống với bà nội Tuổi thơ của Xuân Quỳnh
trôi qua nghèo nàn, cơ cực, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thân Cuộc sống
vất vả, tự lập từ nhỏ khiến Xuân Quỳnh già dặn trước tuổi Mười lăm tuổi Xuân Quỳnh đã trở thành một cô thiếu nữ nhạy cảm, hát hay, múa giỏi Khi
có người về làng tuyển văn công, Xuân Quỳnh đã liều mình đi thi Xuân Quỳnh may mắn trúng ngay đợt đầu Xuân Quỳnh được nhận vào đoàn ca múa nhạc Trung ương, được đào tạo thành diễn viên múa chuyên nghiệp theo lối học truyền nghề ngay tại đoàn Vốn có năng khiếu, lại thông minh và xinh
đẹp, cô em út của đoàn đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người
và trở thành một diễn viên đầy triển vọng Một trang đời mới đã mở ra trước mắt Xuân Quỳnh Cuộc đời mồ côi thiếu thốn trăm bề, càng khiến cho Xuân
Quỳnh nhận rõ được may mắn và hạnh phúc mà cuộc sống đã dành cho mình
Bà không quản ngày đêm lao vào tập luyện Vừa học văn hoá, vừa học chuyên
môn Chỉ mới về đoàn được mấy năm, Xuân Quỳnh đã tiến bộ nhanh chóng
Tháng 2 - 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn văn công nhân dân
Trung ương, được đào tạo thành diễn viên múa đã nhiều lần được đi biểu diễn
ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna
(Áo) Năm 16, 17 tuổi Xuân Quỳnh đã được cùng Đoàn đi biểu diễn ở nhiều
Trang 11
nước trên thế giới Rồi được tham dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ 8 tại Helsinki (Phần Lan) Trong kì Đại hội đó, Xuân Quỳnh được các bạn quốc tế tặng nhiều hoa nhất trong cuộc thi chọn người đẹp của liên hoan Sống trong môi trường nghệ thuật, Xuân Quỳnh cảm thấy rất hạnh phúc, tự hào Và cũng chính vào thời gian đó, năng khiếu thơ ca của Xuân Quỳnh bắt đầu được bộc lộ Xuân Quỳnh đã ghi chép lại cảm xúc của mình
lên trang giấy, những vần thơ mộc mạc thuở ban đầu đã báo hiệu “một chồi thơ xanh biếc” Vì say mê thơ, Xuân Quỳnh đã quyết định từ bỏ ánh đèn sân khấu để chuyên tâm với sáng tác Có thể nói, với Xuân Quỳnh, thơ đúng là sự
lên tiếng của thân phận, là cuộc sống thứ hai, vừa giúp giải thoát vừa bù đắp cho tất cả những lo âu và khao khát Thơ trở thành lẽ sống của Xuân Quỳnh Theo đuổi văn chương khi chỉ có vốn văn hoá lớp 6, có thơ đăng báo năm
19 tuổi, Xuân Quỳnh đã cần mẫn học tập trong suốt cuộc đời cầm bút Sau khi tốt nghiệp lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ khoá đầu tiên của Hội Nhà
văn Việt Nam (1962 - 1964), Xuân Quỳnh đã trải qua nhiều công việc khác nhau: Làm việc tại báo Văn nghệ; báo Phụ nữ Việt Nam; là hội viên Hội Nhà
văn từ năm 1967; uỷ viên Ban chấp hành khoá II
Phàm người tài hoa thường đa cảm, truân chuyên Cuộc hôn nhân lần đầu
của Xuân Quỳnh với một nghệ sĩ Violon đã tan vỡ sau khi họ chuyển về khu
nhà 96 Phố Huế (Hà Nội) - “cư xá” dành riêng cho văn nghệ sĩ Và rồi cũng
chính ở đó sau này Xuân Quỳnh đã gặp Lưu Quang Vũ - một cuộc gặp gỡ định mệnh Lưu Quang Vũ nhỏ hơn Xuân Quỳnh 6 tuổi và trước khi đến với Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ đã từng lập gia đình với một diễn viên điện ảnh Năm 1973, Xuân Quỳnh tái hôn cùng Lưu Quang Vũ Đó là thời điểm khó khăn, lận đận nhất của hai người Họ rời gia đình cũ ra đi với hai bàn tay
trắng Cả hai đều mang trong lòng những nỗi đau, những cuộc khủng hoảng
lớn trong tâm hồn nhưng Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ đã cùng nhau chia sẻ
cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trăm bẻ Là người phụ nữ tân tảo, giàu đức hy
Trang 12
sinh, Xuân Quỳnh có vai trò không nhỏ trong sự nghiệp của chồng - nhà thơ,
nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ Người bạn đời của bà đã nói về bà bằng những lời thật trân trọng:
Biết ơn em, em từ miền cát gió
Về với anh, bông cúc nhỏ hoa vàng Anh thành người có ích cũng nhờ em
(Va anh ton tai - Luu Quang Vii)
Ngày 27 - 8 - 1988, Xuân Quỳnh cùng chồng và con trai của họ - bé
Quỳnh Thơ và gia đình hoạ sĩ Doãn Châu xuống làm việc với đoàn kịch Hải
Phòng Trong chuyến đi này, họ tranh thủ nghỉ ngơi, tắm biển tại Đồ Sơn Chiêu 29 - 8, trên chuyến xe trở về, khi vừa qua cầu Phú Lương (Hải Dương) thì chiếc xe chở họ gặp tai nạn Linh cữu của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh và
bé Quỳnh Thơ sau đó được quản ở trụ sở Hội văn nghệ, 51 Trần Hung Dao
Không ai có thể cảm được nước mắt khi chứng kiến 3 cỗ quan tài đặt song song với nhau, 2 cái lớn, 1 cái bé Bi kịch ập đến qúa khủng khiếp và đường đột Vậy là “Con ong xanh” đã bay về miền thanh thản của cối hư vô, “Bông
cúc nhở” cánh đã rã rụng Xuân Quỳnh đã ra đi khi tuổi đời và tài năng đang
vào độ chín và hứa hẹn những đóng góp to lớn cho nền thơ ca dân tộc hiện đại
1.3.2 .Sự nghiệp sang tác
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di
sản văn học thật đáng quý Ngòi bút của bà đã được thử thách qua thời gian với nhiều thể loại chủ để khác nhau Trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt tới đỉnh cao Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với
những tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng
của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo đầy nữ tính Đọc những tác
phẩm của Xuân Quỳnh, chúng ta hình dung được bà đã sống ra sao, đã yêu
Trang 13thương day dứt những gì? Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng
tạo của mình, các sáng tác của Xuân Quỳnh chính là đời sống của bà, là
những tâm trạng thật của bà trong mỗi bước vui buồn của đời sống
Thơ:
- Tơ tằm - chồi biếc (In chung)
- Hoa dọc chiến hào
- Gió Lào cát trắng
- Lời ru trên mặt đất
- Sản ga chiêu em đi
- Tự hát
- Hoa có may (Giải thưởng văn học năm 1990 của Hội nhà văn)
Sáng tác cho thiếu nhi:
- Cây trong phố - Chờ trăng (tập thơ - In chung)
- Bầu trời trong quả trứng (tập thơ - giải thưởng văn học năm
1982 - 1983 của Hội nhà văn)
- Truyện Lưu Nguyễn (Truyện thơ)
- Bao giờ con lớn (tập truyện)
- Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện)
- Mùa xuân trên cánh đồng (tập truyện)
- Bến tàu trong thành phố (tập truyện)
- Vân có ông trăng khác (tập truyện)
Như vậy, qua hơn hai mươi lăm năm cầm bút, sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh tập trung ở hai lĩnh vực chính: văn xuôi và thơ Song, nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nhớ đến bà với tư cách là nhà thơ nữ hàng đầu của nửa sau thế kỉ XX
Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỉ niệm tuổi
thơ, tình yêu gia đình mà ở đó hiện thực xã hội, sự kiện đời sống hiện diện
Trang 14
như một bối cảnh cho tâm trạng Thơ Xuân Quỳnh hướng nội, rất tâm trạng cá
nhân nhưng không phải là thứ tháp ngà xa rời đời sống Thơ Xuân Quỳnh là
đời sống đích thực, đời sống của bà trong những năm đất nước còn chia cắt,
còn chiến tranh, còn nghèo, còn gian khổ, là những lo toan con cái, cơm nước,
cửa nhà của một người phụ nữ, người phụ nữ làm thơ thường ngược xuôi trên
mọi ngả đường bom đạn Xuân Quỳnh không cầu kì chế tạo ra câu chữ mà viết như kể lại những gì bà đã sống, đã trải Nét riêng của Xuân Quỳnh so với
thế hệ nhà thơ hiện đại cùng thời chính là ở khía cạnh nội tâm đó Thời ấy
nhiều bài thơ thiên về phản ánh sự kiện, cốt để được việc cho đời, còn tâm
trạng của tác giả thường là tâm trạng chung của xã hội, vui buồn của tác giả hoà trong vui buồn chung của công dân Tâm trạng thơ Xuân Quỳnh là tâm
trạng nảy sinh từ đời sống và hoàn cảnh của riêng bà Viếƒf rên đường 20 của
Xuân Quỳnh là bài thơ chiến tranh nhưng lại mang nỗi lòng trăn trở xao xác của một người đang yêu Có bài bề bộn chỉ tiết hiện thực như một kí sự
Những năm ấy, đúng là kí sự về đời sống Hà Nội những năm chống Mỹ, nhưng nó không thành kí mà vẫn là thơ do nỗi lòng riêng của tác giả đã tạo
nên một mạch trữ tình xâu chuỗi các chỉ tiết rời rạc của ngày thường lại, tổ
chức nó thành kết cấu của bài thơ Xuân Quỳnh có tài toả lên các chi tiết ngẫu nhiên quan sát được từ đời sống một từ trường cảm xúc của nội tâm mình,
biến các chỉ tiết đời trở nên thơ, có sức gợi, sức ám ảnh kỳ lạ (Trời trở rét,
Không đề, Gió Lào cát trắng, Mùa hoa doi, Hoa cỏ may )
Thơ Xuân Quỳnh giàu tình cảm, tình cảm sau va tinh té nhưng lẩn khuất phía sau tình cảm ấy lại là tư tưởng có tính khái quát, triết lý (Cơn mwa
không phải của mình, Đồi đá ong và cây bạch đàn, Chuyện cổ tích về loài
người, Những người mẹ không có lôi ) Đấy là những triết lý nảy sinh từ đời sống, nó có tính thực tiễn, giúp ích thực sự cho người đọc nhận thức và xử
lý việc đời, không phải thứ triết lý tự biện, viển vông
Trang 15
Có thể nói, nếu những sáng tác truyện ngắn dường như dành cho thiếu
nhi thì thơ Xuân Quỳnh lại trải rộng ở nhiều miền đề tài: đề tài công dân, đề tài về những tình cảm riêng tư Xuân Quỳnh mang tâm hồn mình trải khắp
khung cảnh, con người và các sáng tác ra đời là một sự đan dệt thống nhất giữa chủ quan và khách quan Người đọc tìm đến thơ của bà để bắt gặp được
mình trong đó Tuy vậy dấu ấn chủ quan trong sáng tác của Xuân Quỳnh rất đậm nét Bà đưa vào thơ chính bản thân mình, đánh đổi cả đời mình cho nghệ thuật Vì thế, thơ Xuân Quỳnh dù là sáng tác về đề tài công dân, thiếu nhi hay
tình yêu cũng đều mang dấu ấn cuộc đời nhà thơ
Hiện thực đất nước những năm chống Mĩ là nguồn cảm hứng lớn trong các tập Hoa đọc chiến hào (1968) Gió Lào cát trắng (1914) Lời ru trên mặt đất (1978) của Xuân Quỳnh Ý thức của một nhà thơ công dân, nhà thơ - chiến sĩ được bà diễn đạt rất chân thành:
Dù thơ em viết chửa hay hơn
Em đang tập làm thơ cho có ích
(Viết trên đường hai mươi) Kính phục, tự hào trước cuộc chiến đấu anh hùng của người dân miền
Trung, nhà thơ tự nguyện: “Tôi sẵn lòng đem hiến cả đời tôi ; Cho cát trắng
và gió Lào quạt lửa ”
So với các cây bút trẻ cùng thời, thơ viết về chiến tranh của Xuân Quỳnh không có cái gân guốc, bề bộn như Nguyễn Đức Mậu, cái phóng túng,
tài hoa như Phạm Tiến Duật, cái triết lí sâu đấm như Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điểm , Xuân Quỳnh cảm nhận chiến tranh bằng con
mắt một người phụ nữ, một người mẹ trẻ tha thiết với sự sống yên bình, xót xa
Trang 16Cột cháy đen, đau giọng hát trể em
Chiếc giây xinh bên cạnh mảnh bom
(Làng) Mặt đất dọc ngang xẻ những chiến hào
Lời mẹ ru không chỉ ngọt ngào
Cái bống ngủ ngon, cánh cò bay mãi
Bởi khi bay cánh cò đã gây
Trong lúc ngủ say cái bống vẫn giật mình
(Khi con ra đời) Bài thơ Tiếng gà trưa rất điển hình cho cách cảm thụ nhận thức của Xuân Quỳnh Dường như có một góc khuất sâu xa nào đó trong kí ức vừa thức
dậy Kỉ niệm tuổi thơ không ấm áp mà se sót với khung cảnh nhà nghèo, quả
trứng gà thành mơ ước hạnh phúc của bà và cháu Trên đường hành quân ra trận, người chiến sĩ chợt nhận thấy tiếng gà trưa tình cờ cho anh hiểu sự gắn
kết quá khứ với hiện tại, nỗi buồn xưa và niềm kiêu hãnh hôm nay, tình yêu bà
với tình yêu Tổ quốc Trách nhiệm trở thành nhu cầu tình cảm, cuộc chiến đấu
mang gương mặt giản dị, đời thường
Thêm một lần nữa, ta có thể khẳng định: Từ Hoa đọc chiến hào đến Lời ru trên mặt đất thực sự là một minh chứng thuyết phục cho tinh thần và trách nhiệm của một người nữ thi sĩ trước dân tộc và lịch sử Nó giống như
“Viên đá lát đường như nhát cuốc ” góp phần xây dựng nên thơ ca chống Mĩ
cứu nước hào hùng của dân tộc Cái không khí, cái hình hài vật chất của những năm tháng chiến tranh và cả những tâm trạng, những mong mỏi, những buồn vui rất thật thà mà Xuân Quỳnh đã thể hiện sâu sắc trong tập thơ của mình phải chăng đã là lời thuyết phục người đọc hãy giữ đôi mắt thật công
bằng khi đưa ra các nhận xét phê bình về một cuộc đời thơ
Bên cạnh cảm hứng công dan, tho vé tinh yéu va về trẻ con của Xuân
Quỳnh ở chặng này có thể xem là những đóng góp đặc sắc Đó là tiếng nói
Trang 17của một cái tôi cá nhân đích thực, mang bản chất tự nhiên thuần hậu, khao khát hướng tới hạnh phúc làm vợ, làm mẹ Khi yêu người phụ nữ ấy không ngần ngại bày tỏ nỗi đam mê giông bão:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Sóng) Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
(Thuyền và biển)
Và không chỉ có đam mê, qua thơ tình, Xuân Quỳnh cũng hiện diện như một cái tôi tự ý thức, vừa chủ động trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc,
vừa khắc khoải về cõi nhân sinh hữu hạn:
Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng van di qua
(Sóng) Bản năng làm mẹ, phẩm tính người mẹ và sự hóm hỉnh đã đem lại cho Xuân Quỳnh những vần thơ thật trìu mến, trong trẻo về tré tho Chim tho
xuân cho ba con nhỏ, Chuyện cổ tích về loài người là sự hoà đông giữa cái tôi bản thể với tuổi thơ thánh thiện, là nghệ thuật làm mẹ qua ngòi bút
Xuân Quỳnh Chính mạch cảm hứng thế sự, đời tư này rồi sẽ thành dòng chảy chính trong thơ Xuân Quỳnh và trong cả nên thơ ca nước ta giai đoạn sau chiến tranh
Trang 18
Những năm đất nước hoà bình và bất đầu công cuộc đổi mới, thơ Xuân
Quỳnh đậm dần đường nét tâm lí của một số phận cá nhân đã đi qua chiến tranh nhiều vất vả nhọc nhằn, giờ lại đối mặt với cuộc sống thời hậu chiến với biết bao phức tạp, đa đoan Cảm xúc thi ca nghiêng hẳn về những nỗi niềm
“nhân thế và thân thế” Cái tôi thi sĩ là cái tôi trải nghiệm, nhiều dằn vặt, day
dứt mà vẫn đây trách nhiệm:
Niém mơ ước gửi tới trong viết Nỗi đau buồn rồi xuống đáy tâm tư
(Có một thời như thế) Tóm lại, hai lăm năm cầm bút - một thời gian không quá dài đối với
cuộc đời của một người nghệ sĩ, nhưng với Xuân Quỳnh và bạn đọc, đó là hai
lăm năm bất tử và đây biến động Trong khoảng thời gian đó, Xuân Quỳnh đã
đưa nét bút thơ mềm mại của mình tới mọi đề tài khác nhau trong cuộc sống
Và hiệu quả của nét bút đó đã được thời gian và người đọc ở mọi thế hệ thẩm
định Sự thực là bà đã tạo được cho mình một dấu ấn riêng rất Xuân Quỳnh, một dấu ấn mà bất cứ một ngòi bút nào cũng khát khao Xuất phát từ một trái
tim chân thành và nồng ấm, Xuân Quỳnh đã đến được đích của vạn tâm hồn
yêu thơ
Xuân Quỳnh đã nhận được nhiều giải thưởng lớn như:
- Giải thưởng văn học năm 1982 - 1983 của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ thiếu nhì Bầu trời trong quả trứng
- Giải thưởng văn học năm 1989 - 1990 của Hội Nhà văn Việt Nam cho
tập thơ Hoa cỏ may
- Giải thưởng của Trung Ương Đoàn TNCSHCM
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001
Trang 19
1.4 Vị trí tập thơ Tw há: của Xuân Quỳnh trong đời sống văn học Việt Nam đương đại
Khoảng năm 1962 - 1963, thơ Xuân Quỳnh xuất hiện trên mặt báo Một trong những bài thơ đầu tiên là bài Chổi biếc và đây cũng là tên tập thơ đầu tay của nữ sĩ Xuân Quỳnh Tập thơ mang cái nhìn trong trẻo, trẻ trung, có khi bồng bột nhưng rất đằm thắm chân thành trước cuộc đời, nhất là những xúc cảm về tình yêu:
Dưới hai hàng cây Tay dm trong tay Cùng anh sóng bước Nẵng đùa mái tóc Chôi biếc trên cây
Lá vàng bay bay Trên ngàn cánh bướm
(Chồi biếc) Hai mươi năm sau, Xuân Quỳnh cho ra doi tap tho Tw hat nhu mot minh chứng thiết thực cho niềm khát vọng chinh phục cái thế giới vi mô của tình yêu Đến 7 hái, cảm xúc bồng bột của người con gái trong Chỗi biếc
dần nhường chỗ cho ước vọng tha thiết về một hạnh phúc đời thường bình dị
"Tự hát" mà cũng chính là "tự biết" Bài thơ mở đầu tập thơ được lấy làm tên
chung cua ca tap - Tw hat da thé hiện được cái nhìn giàu giá trị nhân bản, hiểu
mình, hiểu đời và độ lượng:
Em trở về đúng nghĩa trái tìm em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
(Tw hat)
Trang 20
Tap tho Tw hát được Nhà xuất bản Tác phẩm mới in xong ngày
30/4/1984, nộp lưu chiêu tháng 9/1984, gồm 35 bài thơ, hau hết là những bài
thơ tình yêu Đó là tình yêu rất đẹp và trong sáng Dù có gian truân cách trở nhưng bao giờ cũng trọn vẹn, cũng đến được tận cùng hạnh phúc như con sông nhỏ đến với bờ xa:
Tiếng yêu từ những ngày xưa Trái bao cay đắng vẫn là vẹn nguyên
(Những năm tháng không yên) Nhiều bài thơ trong Tw hat co mat trong hầu hết gia tài thơ của những đôi lứa yêu nhau: Tự hát, Chí có sóng và em, Bàn tay em, Thơ tình cuỗi mùa thu, Lai lịch một tình yêu Ở Xuân Quỳnh, tình yêu không bao giờ đơn
thuần chỉ là tình yêu, nó còn tượng trưng cho cái đẹp, cái tốt, cái cao quý của
con người, tượng trưng cho niềm khát khao được tự hoàn thiện mình
Có thể nói chỉ riêng với 7 hái, Xuân Quỳnh đã trở thành gương mat quen thuộc với bạn đọc và giới nghiên cứu Văn học Việt Nam đương đại Mỗi bài thơ trong tập thơ giống như nốt nhạc ngân rung, làm thốn thức tất cả những trái tim đang yêu, đã yêu và sẽ yêu Đồng thời tập thơ cũng mang lại
cho thơ ca Việt Nam đương đại một diện mạo mới của thời kỳ đối mới văn học Tự hát của Xuân Quỳnh cùng với zÁnh răng của Nguyễn Duy và một số tập truyện của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng được coi là những bằng chứng văn học đang cố gắng vượt lên, đang tự điều chỉnh cho đúng hướng Sau Gió Lào cát trắng và Sân ga chiều em đi, Tự hát ra đời thêm một nữa khẳng định sự cứng cỏi của Xuân Quỳnh Thơ Xuân Quỳnh được quan tâm nhiêu hơn, các bài việt cũng ở phạm vi rộng và sâu hơn
Trang 21
CHƯƠNG 2 THẺ GIỚI NGHE THUAT TRONG TAP THO TU HAT CUA
XUAN QUYNH 2.1 Hình tượng cái tôi trữ tình
Hình tượng cái tôi trữ tình là một kiểu nhân vật trong thế giới nghệ thuật thơ trữ tình Nếu trong tác phâm tự sự, cái tôi nghệ thuật bộc lộ gián tiếp
qua những hình tượng khách quan thì trong tác phẩm trữ tình nó bộc lộ một
cách trực tiếp đó chính là cái tôi trữ tình Cái tôi trữ tình là một giá trị cụ thể của cái tôi nghệ thuật, nó là sự tự ý thức của cái tôi trong nghệ thuật, cái tôi
của hành vi sáng tạo, là quan niệm về cái tôi được thể hiện thông qua phương
tiện trữ tình
Thế giới của cái tôi trữ tình là thế giới của cảm xúc, suy nghĩ Mỗi nhà
thơ có vô vàn trạng thái cảm xúc khác nhau được nảy sinh dựa trên lịch sử của thời đại, dân tộc, của những tình cảm riêng tư nên cái tôi rất phức tạp,
đa dạng Nó có nhiều dạng thức tồn tại và nhiều hình thức biểu hiện Khái niệm hình tượng cái tôi mà chúng tôi sử dụng ở đây nhằm xác định một chủ thể đang tự bộc lộ với toàn bộ sức mạnh nhân cách, với mọi khả năng của nó
Hình tượng cái tôi này chính là nhân vật trung tâm trong tác phâm thơ, mang
vẻ đẹp độc đáo, không lặp lại
Khoá luận của chúng tôi nghiên cứu hình tượng cái tôi trong một tập
thơ tiêu biểu Ở cấp độ này, hình tượng cái tôi là một kiểu nhân vật hiện lên
qua cách cảm thụ đời sống, qua cái nhìn, qua giọng điệu Hình tượng cái tôi trữ tình đến với người đọc bằng tâm trạng, qua tâm trạng Nó không hoàn toàn đồng nhất với con người tác giá mà là kết quả của sự điển hình hoá nghệ thuật khi cá nhân nhà thơ nghe thấy mình trong người khác, với người khác và cho người khác
Trang 22
Trong thực tế mỗi thời kỳ văn học, thể loại văn học, mỗi tác phẩm văn
học biểu hiện cái tôi trữ tình khác nhau Trong văn học lãng mạn nối bật là cái
tôi cô đơn sầu muộn, khát khao giao cảm với đời, với người Thẻ hiện cái tôi
chung này mỗi nhà thơ lại có một cái tôi riêng: Lưu Trọng Lư "iên miên sâu
mộng", Thế Lữ "ôm mộng chỉnh phu", Xuân Diệu "cô đơn", Huy Cận "hoài
vọng xa xăm" Trong thơ cách mạng chủ yếu là cái tôi sử thi Tố Hữu nổi bật với cái tôi thuỷ chung, nghĩa tình Chế Lan Viên nổi bật với cái tôi suy ngẫm,
triết lí Thơ ca từ sau 1980 nghiêng về cái tôi thế sự với các tên tuổi như
Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh Dù ở đạng nào thì cái tôi trữ tình vẫn chính là hình tượng nhân vật trữ tình - một yếu tố quan trọng nhất ở cấp
độ hình tượng trong cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm trữ tình
Cái tôi trữ tinh trong tap tho Ty há nói riêng và thơ Xuân Quỳnh nói chung là cái tôi được xây cất bởi những mảnh trạng thái tâm hồn đầy mâu thuẫn của một trái tìm đa cảm và tỉnh tế Cũng có lúc cái tôi ấy tự tách mình,
phân lập mình thành những thái cực khác nhau để tự mô xẻ, để thấu lý đạt
tình sự vật hiện tượng và đặc biệt là để nhận ra chính con người mình Bởi thế
những va động từ thế giới bên ngoài luôn được nhà thơ lý giải trong mối tương quan với chính bản thân mình, tìm ra sự cộng hưởng, sự tương đồng giữa mình với thế giới xung quanh Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh hoá
thân vào nhiều nhân vật trữ tình khác nhau
Khảo sát tập thơ Tự hát, chúng tôi thấy nỗi lên là các hình tượng: Cái
tôi giàu vẻ đẹp nữ tính và cái tôi khát khao tình yêu trong đời thường
2.2.1 Cái tôi giàu vẻ đẹp nữ tính
Nghệ thuật là hoạt động mang tính chủ quan cao nên yếu tố giới tính đương nhiên sẽ góp phần nào đó trong cơ chế sáng tạo của nghệ sĩ, nhưng
không phải bao giờ nó cũng đủ mạnh để định hình một nét phong cách riêng
Vẻ đẹp nữ tính ở thơ Xuân Quỳnh là sự hội tụ thiên tính tự nhiên, ý thức phái
Trang 23
tính như một tư cách hiện diện của người phụ nữ hiện đại và khuynh hướng
bảo lưu những giá trị cổ truyền Cái tôi trữ tình Xuân Quỳnh mạnh mẽ, phong
phú, có chiều sâu trải nghiệm, chiêm nghiệm Đó là tiếng lòng thành thực của
một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng cho giới mình mà vẫn đậm dấu ấn cá nhân Theo Lại Nguyên Ân, thơ bà đã trở thành "tiéng ndi tam tình về những ngọt bùi cay đắng ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử, tiếng nói hồn hậu, dung dị, chứa đựng sự sống đương thời mà cũng in dấu nếp nghĩ, nếp cảm của tâm hôn Việt tự xa xưa" [§, 138]
Tâm lí học nữ giới chỉ ra rằng nữ giới thuộc loại hình tâm lí tình cảm,
mạnh về trực giác và rất nhạy cảm Đọc thơ Xuân Quỳnh, có cảm giác bất cứ một biến thái nào từ phía người yêu, dù nhỏ nhặt, mơ hồ cũng lập tức tác
động tới trái tìm nhạy cảm đến mức dễ bị tổn thương của nữ sĩ:
Em lo âu trước xa tắp đường mình Trái tim đập những điều không thể nói Trái tìm đập cần cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn
(Tw hat)
Tap tho Tw há cho thấy Xuân Quỳnh có một tâm hồn nhạy cảm, đôn hậu và có những tình cảm yêu thương sâu kín Đây là một biểu hiện nối bật cho cái tôi giàu vẻ đẹp nữ tính của Xuân Quỳnh Nói như Lưu Khánh Thơ thì:
"Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư thì thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hỗn phụ nữ thông mình, sắc sảo, đây nữ tính" [8, 246] Với tâm hồn nhạy cảm
đó, Xuân Quỳnh cảm nhận được tình yêu quả là một cái gì đó thật mong manh, dễ đỗ vỡ trong cuộc đời thường đầy biến động:
Trang 24
Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi
(Nói cùng anh)
Những cánh chuồn mỏng manh như tình yêu
(Chuén chuồn báo bão) Tập thơ còn cho người đọc hình dung nữ sĩ đã sống ra sao, đã yêu thương, day dứt những gì Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho những cảm xúc
sáng tạo của mình, các bài thơ của Xuân Quỳnh chính là tâm trạng thật của
chính tác giả trong mỗi bước vui buồn của đời sống
Trải qua những gian truân thử thách của đời sống, từ một cô gái nhìn cuộc đời, nhìn tình yêu dưới lăng kính màu hồng, Xuân Quỳnh đã trở thành một người phụ nữ từng trải Những bài thơ của Xuân Quỳnh thường có một
vẻ đẹp giản dị, chân xác Đôi khi chỉ bằng một câu hỏi tưởng như bâng quơ
cũng đã mở ra một thế giới đầy biến động và cái nhìn rất giàu nữ tính:
Cửa kinh mờ trong đêm đẫm ướt
Em chờ anh, anh có về không?
(Ngay mai troi con mua) Công việc sáng tác, nhất là làm thơ, hắn bao giờ cũng do sự bức xúc của nhu cầu bộc lộ nội tâm, nói cách khác là nhu cầu năng lượng cảm xúc của
tâm hồn Có thể vì một ước mơ, một cảnh ngộ, song với Xuân Quỳnh, nguồn năng lượng cảm xúc nổi trội nhất xuyên suốt cuộc đời và thơ của bà là nỗi phấp phỏng lo âu - một ý thức nhân văn và đậm đà nữ tính trước dòng đời trôi chảy:
Cho phút giây gặp gỡ D6 lo gio cach chia
Em khác chỉ con tàu Nay đây rồi mai đó
Trang 25
khung cảnh, sự vật, hoà mình vào thiên nhiên bao la vô tận Điều này làm cho
thơ Xuân Quỳnh vừa giản dị, tự nhiên, vừa rất hiện đại Không phải lí lẽ sắc
sảo, lí trí rành mạch, mà chính cái sáng suốt của trực cảm, linh cảm dẫn lối
cho tác giả đi tìm cảm xúc thơ ca, nắm bắt hình ảnh và những vần thơ chân thành ấy, chinh phục người đọc bằng sức mạnh nội tâm đầy bản năng nữ tính Tình yêu với Xuân Quỳnh, dường như đã biến người đàn bà "hô vụng" thành người phụ nữ tỉnh tế:
Em xin hát tiếp lời ca
Ru anh sau những lo âu nhọc nhằn
(Mẹ của anh)
Tự hát còn cho thấy vẻ đẹp của một cái tôi rất đằm thắm khiêm nhường Mặc dù sự đằm thắm khiêm nhường là bản chất của người phụ nữ, nhưng ở Xuân Quỳnh ta thấy nét tính cách này của bà đường như hơn hẳn tất
cả những người phụ nữ bình thường Cũng bởi vậy, vẻ đẹp nữ tính trong thơ
bà bao giờ cũng trở thành đặc điểm nổi bật nhất khi tìm hiểu về hình tượng
cái tôi trữ tình Cái tôi ấy muốn trở thành hạt bụi, ngọn có bên người mình
yêu:
Lòng những muốn trở thành ngọn cỏ Bên lề đường ngày đó tiễn anh di
Làm hạt bụi dưới chân anh bước
Làm mái nhà che những cơn mưa
Trang 26
Bao gạo quảng vai trong cơn đói sớm trưa Làm ảnh lửa giữa rừng khuya phía trước
(Thương về ngày trước) Xin cho em được chia sẻ cùng anh
Vị bứa ngọt, vi mang vau dang Trận gió núi, tiếng gió ngàn đêm vắng Mái ra vàng trong nắng lúc chia tay
(Kỉ niệm của người lính cñ) Như vậy, cái tôi ấy luôn khao khát tạo dựng một mái ấm yên bình cho người yêu thương Những khao khát này đủ để minh chứng cho tình yêu thiết tha cháy bỏng mà Xuân Quỳnh dành cho tổ ấm của mình Bà chủ động trở thành người chở che cho tình yêu Với Xuân Quỳnh, thiên chức làm vợ, làm
mẹ chính là thiên chức thiêng liêng và cao quý nhất Cho nên, thơ Xuân Quỳnh giàu vẻ đẹp nữ tính phải chăng cũng xuất phát từ chính quan niệm đó của bà
Cái tôi giàu vẻ đẹp nữ tính trong 7 hát không chỉ là cái tôi đằm thắm khiêm nhường, có tâm hồn đôn hậu, nhạy cảm trước đổi thay của cuộc đời
mà còn là cái tôi yếu mềm, luôn mong ước được dựa cậy, được hiểu, được sẻ
chia:
Đường tít tắp không gian như bề
Anh cho em cho em vin ban tay
(Ban tay em)
Của kinh mờ trong mưa đẫm ướt
Em chờ anh anh có về không?
(Ngày mai trời còn mua) Giữa thơ và đời, giữa thế giới sáng tạo nghệ thuật với những lo toan
thường nhật của Xuân Quỳnh được kết nối bằng sự mẫn cảm nữ tính Và
Trang 27
dường như, thế giới thiên nhiên cũng chính là sản phẩm của một tâm hồn mẫn cảm, nhiều khao khát ấy Xuân Quỳnh đã mang trái tim dạt dào cảm xúc
"phố" vào hình tượng thiên nhiên, khiến cho loại hình tượng nghệ thuật này xuất hiện với tần số rất cao Nếu Hồ Xuân Hương làm cho thiên nhiên cựa quậy, nổi loạn để thay bà phá tung cái trật tự giả dối, nghẻo nàn, nhợt nhạt, và
phát hiện cơ thể phồn thực của nữ giới qua hình tượng núi non, cây cỏ, hang động thì với Xuân Quỳnh, thiên nhiên mang cảm thức về hạnh phúc, khi dịu dàng âu yếm, tươi tắn sắc màu, khi phấp phỏng, bất an, hoang vắng và giông bão:
Mùa thu nay sao bão mưa nhiễu Những cửa số con tàu chẳng đóng Dái đông hoang giữa đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thắm rừng anh
(Tw hat)
Khao khát tình yêu, hạnh phúc, khao khát mái ấm gia đình, có những
lúc Xuân Quỳnh viết về điều đó thật giản dị mà thấm thía:
Chẳng có gì quan trọng lắm đâu Như không khí, như màu xanh lá cỏ
Đó tình yêu, em muốn nói cùng anh Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng Lòng tốt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự người hơn
(Nói cùng anh)
Không "quan trọng lắm" mà thực vô cùng quan trọng Tình yêu với nhà thơ, đó là "không khí" và "màu xanh lá có" - là những điều như trong tầm tay
với, không ở đâu xa mà cao cả và thiêng liêng như sự sống Tình yêu ấy với
Xuân Quỳnh chỉ có được khi trái tim: "Làn sống lại những hỗng cầu đã
Trang 28
chết", "Biết rút dần khoảng cách yêu tin" Không cầu kì, ước lệ, không lí tưởng và đề cao thái quá, nhiều bài thơ tình của Xuân Quỳnh có được sức
sống lâu bền trong bạn đọc là do nội dung của những bài thơ ấy được nói bằng tiếng nói gần gũi, rất đỗi đời thường của một tâm hồn phụ nữ Một mùa
thu "sao bão mưa nhiều", một chuồn chuồn báo bão, một cơn mưa không phải
của mình tất tháy đó là chuyện cuộc đời, với bà cũng trở thành chuyện ám ảnh và trở thành chuyện của thơ
Trong số các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh và Xuân Diệu có
lẽ là những người bị ám ảnh bởi bước đi của thời gian nhiều nhất Nhưng ở Xuân Diệu, thời gian gắn với nhu cầu hưởng thụ hạnh phúc của cái tôi ham
hố, về vập Còn ở Xuân Quỳnh, cảm thức thời gian là nơi bộc lộ rất rõ sự nhạy cảm nữ tính về cái phôi pha, biến suy của nhan sắc, của lòng người Qua
khảo sát tập thơ Tự há: chúng tôi thấy với Xuân Quỳnh, dường như hiện tại luôn được bà ngầm liên hệ đến quá khứ bằng rất nhiều hình thức Khi thì
Mà lòng anh xa cách với lòng em
(Tw hat)
Tho tinh cudi mia thu thudc sé nhimg thi pham xuat sắc nhất của Xuân Quỳnh, ở đó bước chân thời gian làm sống dậy trong lòng người nỗi tiếc nuối không sao tả xiết:
Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may
Trang 29
Không phải cái giật mình thảng thốt như từng gặp ở đâu đó trong thơ
cổ mà là sự bùi ngủi chấp nhận một quy luật tất yếu của cõi nhân gian đề biết
quý trọng hơn tuổi trẻ và sự hạnh phúc Thái độ sống tích cực được xác nhận
từ chính nỗi bâng khuâng man mác buôn trước phút giao mùa chứa đầy dự cảm phai nhạt ấy:
Những lúc này anh ở bên em
Niềm hạnh phúc trong ta là có thật
Như chiếc áo trên tường, như trang sách Như chùm hoa nở cánh trước hiện nhà
(Nói cùng anh) Đặt cả cuộc đời vào canh bạc tình yêu, cái tôi trữ tình không mong gì
hơn được nhận về hạnh phúc nhưng khi đã đặt tất cả "gia tài" vào canh bạc
ấy, Xuân Quỳnh lại e sợ, lại hốt hoảng Hơn ai hết Xuân Quỳnh đủ tỉnh táo để nhận ra vận may không nhiều bằng vận rủi Bà cũng đủ thông minh đề đoán
định ra rất có thể bà sẽ thua trong canh bạc này Dự cảm về sự trắng tay thực
sự khiến tâm trạng cái tôi trữ tình chênh vênh và vô định ngay cả khi canh bạc tình yêu chưa ngã ngũ Để rồi khi nhìn vào lòng mình, nhà thơ đã bật lên tiếng nắc cô đơn:
Gọi ngàn lần tên anh vẫn là không Chi gió thổi và mây bay về núi Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em
(Chỉ có sóng va em)
Hình như có một hằng số chung giữa các nghệ sĩ, họ thường bắt rất
nhạy những giây phút giao mùa Sự mẫn cảm với các biến thái tỉnh vi của đất
trời là một năng lực hơn người của người nghệ sĩ và Xuân Quỳnh cũng thế Tâm hồn bà có một mối liên hệ thân thiết lạ lùng với cảnh sắc mùa thu Nhân
Trang 30
vật trữ tình trong thơ bà hay một mình đối diện với mùa thu, để nghe thu ngân rung những cung bậc xao xuyến, gợi về bao hoài niệm và suy tư Thậm chí một số bài không hề có hình ảnh mùa thu, người đọc vẫn cảm thấy cái hơi se lạnh, dịu buồn đang nhẹ nhàng lan toa Co thể nói đến "tâm tư mùa thu" như một biểu hiện độc đáo của "cái tôi" nghệ sĩ, "cái tôi" đa cảm nữ tính của Xuân Quỳnh ở nhiều bài thơ như vậy(Thơ tình cuỗi mùa thu; Tị ự hát; Hoa cúc; Nói cùng anh; Không đề ) Vẫn xu hướng đồng nhất mình với thiên nhiên
nhưng có lẽ mùa thu hợp với điệu hồn Xuân Quỳnh hơn cả:
Mùa thu nay sao bão mưa nhiễu
(Tw hat)
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
(Thơ tình cuỗi mùa thu)
Vẻ đẹp thu như là ảo giác Có phải vì thế mà nó tương đồng với nỗi lo
âu trong trái tim mang khát vọng tình yêu quá sức của Xuân Quỳnh?
Cốt lõi của nữ tính là mẫu tính Thiên chức làm mẹ cho người phụ nữ
vẻ đẹp này để văn chương nhân loại có một nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn Sinh ra với một số phận bat hạnh, tuổi thơ của Xuân Quỳnh không
êm xuôi, trọn vẹn như những em bé khác bởi nơi bình yên nhất - người mẹ đã không còn Xuân Quỳnh phải đơn độc trên hành trình hình thành và tìm kiếm
bản ngã, thiếu đi sự chở che yên ủi vỗ về của mẹ và có lúc tủi phận Xuân
Quỳnh đã "p mặt vào bàn tay khóc mẹ" Chính hoàn cảnh dy đã khiến cho hình ảnh người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh luôn là người tự nguyện làm miền
cũng là vì vậy Lời ru là nơi vọng về của tâm hồn mong muốn chở che, chia
sẻ, là miền cô tích êm đềm, ngọt ngào và dạt dào tình thương yêu và đó cũng
Trang 31
chính là niềm khao khát khôn nguôi của nhà thơ Riêng trong tập thơ Tự hát,
vẻ đẹp thiên bâm của người phụ nữ, phẩm chất mẫu tính của người mẹ - Xuân Quỳnh cũng đã toả hơi ấm vào lời ru, làm thành âm điệu ngọt ngào, diu dat, biến đôi mắt nhìn thế giới thành đôi mắt yêu thương, trìu mến: Hớứ ru; Bài hát ru em bé trên đường chạy giặc; Hát ru và rất nhiều vần thơ tuy không được mệnh danh là "ru" nhưng đã phủ lên thế giới một tình thương mến, một
nhu cầu tha thiết muốn che chở, bao bọc, vỗ về Đối tượng Xuân Quỳnh quan
tâm nhất vẫn là một tình yêu con người cụ thể:
Ngủ đi người của em yêu
Này, con tàu lạ vừa neo bến bờ
(Hat ru)
Không chỉ trong 7T hᣠXuân Quỳnh mới có những lời ru ngọt ngào,
diu dat như vậy mà lời ru đó còn trở đi trở lại ở những tập thơ khác của bà Xuân Quỳnh không chỉ hát ru con, hát ru trẻ thơ, người phụ nữ đầy vẻ đẹp nữ tính ấy còn hát ru chồng những đêm chồng khó ngủ:
Anh không ngủ được uw anh
Để em mở quạt, quấn mành lên cho Lặng sao cái gió mặt hỗ
Ghét sao cái nóng đầu mùa đã ghê
(Hát ru chồng những đêm khó ngú)
Để chồng có giấc ngủ ngon, Xuân Quỳnh đã lựa lời dịu nhẹ với hy vọng sẻ chia, gánh đỡ những trăn trở, ưu tư của chồng Nào chuyện đoàn thương binh mới trở về "đánh nhau trước cửa hàng bia lúc chiều", nào chuyện "cơn lũ đang chiều nước dâng", nào chuyện "rừng cọ cháy cao", nào chuyện "người đói lang thang", nào "tin chết của bạn mình" Có thê nói
trong thơ Việt Nam, hát ru chồng là một tứ thơ độc đáo, trước Xuân Quỳnh chưa từng có Lời ru đó như mang tâm hồn nữ tính của dân tộc Nó bảo tổn,
Trang 32
nuôi dưỡng đức lạc quan, lòng nhân hậu vị tha Lời ru khiến cho tất cả trở
thành đối tượng yêu thương của Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh có nhiều bài thơ thật cảm động về tình mẫu tử Bà yêu con bằng kinh nghiệm một người mẹ đã sống trải qua thời chiến tranh, phải giữ gìn, nuôi đưỡng con thơ giữa bao hiếm nguy bất chấp:
Ngủ đi nào ngủ à ơi
Đây dòng sữa chát những mùi đạn bay Nắng thì lưng mẹ làm cây Pan bom mẹ đã vòng tay lam ham
(Bai hat ru em bé trên đường chạy giặc) Vậy nên mới có cái ao ước lạ lùng và tuyệt đẹp này:
Con thức ban ngày mẹ chở che con
Khi con mơ mẹ làm sao che chở
Trong giác mơ chỉ mình con bé nhỏ Chỉ mình con chống chọi với quân thù Néu gide mo là ngôi nhà cửa mở
Thì mẹ sẽ vao che cho cho con
(Dai dat thugc vé téi) Người mẹ nào chẳng yêu con hơn bản thân mình, chẳng mong cho con điều tốt lành nhất Nhưng Xuân Quỳnh còn gửi vào tình yêu con cái những ẩn
ức từ tuôi thơ bơ vơ côi cút Một thế giới yên bình, tin cậy, trong sáng cho trẻ
thơ được tạo ở thơ Xuân Quỳnh không chỉ là sán phẩm của tình mẫu tử mà còn như là sự thăng hoa của những trải nghiệm buồn đau Bà viết thơ cho con trẻ nhưng cũng là viết cho mình, cho nhu cầu được giãi bày, được bù đắp, an
ủi Chính Xuân Quỳnh từng thổ lộ với chị gái của mình: “Em đã viết những
điều em đã sống" Bà viết và sống như một sự hối thúc được giãi bày, một
cách để trải lòng yêu thương cho cuộc sống, cho trẻ thơ mà trước hết là những
Trang 33
đứa con của bà Và phải chăng, tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh
mẽ của thơ Xuân Quỳnh đối với độc giả Việt Nam Đặc biệt, tình mẫu tử ấm
áp, tốt lành ấy sẽ mãi là một ngọn lửa cháy sáng trong lòng độc giả Việt Nam, gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng:
Mẹ ru: nào hãy ngủ ngoan
Lá điền thanh khép bướm vàng bay qua
Góc ao rụng quả sung già
Có cây cứt lợn nở hoa ngoài đồng
Mai rồi con sẽ đi chơi Giữa con người với con người thương nhau
(Dải đất thuộc về tôi)
Con là gương mặt của đời
Con là mắt của mẹ cha
Biết yêu thương giữa bao la cuối đời
(Mắt của đêm)
Ở cõi đời này, lòng tin, sự biết ơn và trân trọng vẫn là một điều luôn luôn bất diệt Chính trong sự bắt diệt Ấy, nhiều lúc đã nảy ra nhiều cung bậc
và hình thái khác nhau, nhiều khi sự khác lạ ấy lại làm cho chúng ta trăn trở,
nồng nàn và đượm nỗi thảng thốt Đọc Tự hét, chúng ta còn được biết đến
cách cắt nghĩa độc đáo và hiện đại bậc nhất mối quan hệ giữa mẹ chồng -
nàng dâu của một thi sĩ giàu nữ tinh nhất - Xuân Quỳnh:
Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Trang 34
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong
(Mẹ của anh) Bài thơ được mở ra như câu chuyện tâm tình giữa một nàng dâu với mẹ chong Yéu chồng, nàng dâu còn cảm nhận được vẻ đẹp của sự " hoá thân", hi sinh cao cả của tình mẫu tử từ mẹ đã dành cho:
Ngày xưa má mẹ cũng hồng Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau Nên giờ tóc me trang phau
Để cho mái tóc trên đầu anh đen Đâu con dốc nắng đường quen Chợ xa gánh nặng mẹ lên mắy lan Thương anh thương cả bước chân
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao
Và nhà thơ đã khái quát:
Chất chỉu từ những ngày xưa
Mẹ sinh anh để bây giờ cho em
Có lẽ chỉ bằng hai câu thơ chí tình nhân hậu ấy, Xuân Quỳnh đã "đối thoại" được với người xưa, "đối thoại" với những di ngôn nghiệt ngã của dân gian về môi quan hệ này từng lưu truyền từ rất nhiều đời mà không ít người muốn vượt qua thực chẳng dễ chút nào!
Của mẹ anh ngày xưa Cánh hoa bên thềm cũ
Trang 35Có thể nói, cả cuộc đời Xuân Quỳnh là một bài thơ - bài thơ của một
trái tim nhân hậu, đằm thắm và rất giàu vẻ đẹp nữ tính Vẻ đẹp nữ tính này được thê hiện trực tiếp qua hình tượng cái tôi trữ tình Cái tôi đó được xây cất bởi những mảnh trạng thái tâm hồn nhạy cảm, tỉnh tế Cũng có lúc cái tôi ấy
tự tách mình, phân lập mình thành những thái cực khác nhau để tự mồ xẻ, và đặc biệt là để nhận ra chính con người mình Bởi thế những va động từ thế
giới bên ngoài luôn được nhà thơ lí giải trong mối tương quan với chính bản
thân mình, tìm ra sự cộng hướng, sự tương đồng giữa mình với thế giới xung
quanh
2.1.2 Cái tôi khao khát tình yêu trong đời thường
Tình yêu có một sức mạnh đặc biệt đối với tâm hồn con nguoi Tôn tại bất diệt cùng cuộc sống, tình yêu đã trở thành đề tài muôn thuở của thơ ca,
dường như ở lĩnh vực này thi sĩ nào cũng lãng mạn đa tình Thơ ca nói đến tình yêu là biểu hiện niềm khát khao được sống gắn bó với con người Niềm khát khao ấy có muôn vàn cách thể hiện Với Xuân Quỳnh, những sáng tác
viết về đề tài tình yêu là những sáng tác thành công nhất của nhà thơ, bà bộc
lộ tâm trạng thật trong mỗi bước vui buồn của cuộc sống Đó cũng là nơi Xuân Quỳnh nói lên được niềm vui, nỗi khổ của chính mình trong cuộc hành trình kiếm tìm hạnh phúc Tiếng nói ấy không chỉ là lời bộc bạch cho bản thân tác giả mà đó còn là lời giãi bày thay cho những ai đã yêu và đang yêu Và cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh là cái được tác giả sáng tạo ra và có đời
sống riêng tách biệt, độc lập với nhà thơ Nhưng cái tôi trữ tình ấy đã thê hiện
nỗi lòng, trạng thái tâm lý của Xuân Quỳnh trong tình yêu Nó được sinh ra từ
chính cuộc đời “không yên định” của bà và bộc lộ quan niệm về tình yêu của
chính nhà thơ
Cái tôi khao khát tình yêu trong đời thường trước hết thể hiện niềm
khao khát sống hết mình cho tình yêu Quan niệm phương Tây về tình yêu