Với đề tài Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, chúng tôi mong muốn góp một phần bé nhỏ vào việc tìm hiểu, đánh giá sâu sắc hơn phong cách thơ Lưu Trọng Lư trướ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DƯƠNG HOA THẮM
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TẬP THƠ TIẾNG THU
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn khoa ho ̣c:GS.TS Lê Văn Lân
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảmơn chân thành và lòng biếtơn sâu sắc tới
GS TS Lê Văn Lân, ngườiđã giành nhiều tâm huyết và thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian vừa qua, kể từ khi tôi bắt tay vào triển khai đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin gửi lời cảmơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Văn học của TrườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nộiđã nhiệt tình giảng dạy chúng tôi suốt khoá học
Tôi xin chân thành cảmơn các thầy cô trong thư viện nhà trường, phòng tư liệu khoa, các thầy cô và cán bộ phòng sau đại họcđã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi hoàn thành thuận lợi khoá học và luận văn tốt nghiệp
Cuối cùng, dẫu còn nhiều thiếu sót, tôi mong rằng luận văn này sẽđược xem như một lời cảmơn gửi tới gia đình, bạn bè vàđồng nghiệp - những người thân yêu đã luôn là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần lớn lao để tôi hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cảmơn!
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Lịch sử vấn đề: 2
2.1 Thời kì đầu tiên 2
2.2 Thời kì thứ 2 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
4 Nhiệm vụ, đóng góp của luận văn: 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
5.1 Phương pháp tiếp cận thi pháp học 7
5.2 Phương pháp so sánh văn học 7
5.3 Phương pháp thống kê 7
5.4 Phương pháp phân tích 7
6 Cấu trúc của luận văn: 7
PHẦN NỘI DUNG 8
Chương 1:HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG TẬP THƠ TIẾNG THU 8
1.1 Hình tượng cái tôi trữ tình trong thế giới nghệ thuật thơ trữ tình 9
1.1.1 Hình tượng cái tôi trữ tình trong tập thơ Tiếng thu 11
1.1.1.1 Cái tôi mơ mộng 13
1.1.1.2 Mộng là gì ? 15
1.1.1.3 Mộng mới là quê hương của nhà thơ 16
1.1.1.4 Mộng trong Tiếng thu 17
1.1.1.5 Mộng với sầu, buồn với say 20
1.1.1.6 Cái tôi tinh tế, nhạy cảm 26
1.1.1.7 Cái tôi phiêu lãng với những giấc mộng giang hồ 29
1.1.2 Cái tôi cô đơn 34
1.1.2.1 Giấc mơ tình ái của nhà thơ 35
1.1.2.2 Tình yêu thầm kín đơn phương và nỗi thở than nuối tiếc ngàn đời 35
1.1.2.3 Giấc mộng tình tan vỡ 38
Trang 41.1.3 Cái tôi thành thực 39
1.1.3.1 Tình yêu êm đềm của nhà thơ 42
1.1.3.2 Sự trân trọng với các giai nhân 46
1.1.4 Cái tôi tha thiết với cuộc đời 51
1.1.4.1 Lòng yêu thương trắc ẩn với những thân phận bất hạnh 51
1.1.4.2 Tấm lòng với người mẹ, người chị( cõi riêng- ám ảnh): 54
1.1.4.3 Một tấm lòng gắn bó với đất nước, với dân tộc 57
Chương 2:THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ TIẾNG THU 59
2.1 Thời gian nghệ thuật 59
2.1.1 Thế nào là thời gian nghệ thuật ? 59
2.1.2 Thời gian nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu 60
2.1.2.1 Thời gian Thực - Ảo 60
2.1.1.2 Thời gian quá vãng gắn với những hoài niệm 61
2.1.1.3 Thời gian hiện tại gắnliền với sầu đau, đổ vỡ, trống vắng 64
2.1.1.4 Thời gian chảy trôi đem đến sự tàn phai rơi rụng 66
2.2 Không gian nghệ thuật 70
2.2.1 Thế nào là không gian nghệ thuật? 70
2.2.2 Không gian nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu 71
2.2.2.1 Mây 72
2.2.2.2 Trăng 73
2.2.2.3 Dòng sông, bến nước, con thuyền 75
Chương 3:MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 79
3.1 Thể thơ 79
3.1.1 Các thể thơ tiêu biểu trong tập thơ Tiếng thu 79
3.1.2 Truyền thống và cách tân trong việc sử dụng một số thể thơ tiêu biểu ở Tiếng thu 80
3.1.2.1 Thể thất ngôn 80
3.1.2.2.Thể ngũ ngôn 83
3.1.2 4 Thể lục bát 84
3.2 Nhạc điệu thơ 86
Trang 53.2.1 Thế nào là nhạc điệu thơ? 86
3.2.2 Sự kết hợp hài hòa giữa vần và nhịp 87
3.2.3 Sự giao hoà giữa âm điệu của lòng người và ám thanh của ngoại giới 92
3.2.4 Sự kết hợp nhuần nhị các làn điệu dân ca 94
3.3 Ngôn ngữ thơ 96
3.3.1 Thế nào là ngôn ngữ thơ? 96
3.3.2 Ngôn ngữ tự nhiên 96
3.3.3 Ngôn ngữ của thế giới nội cảm 102
3.3.4 Ngôn ngữ vừacổ điển, vừa hiện đại 105
PHẦN KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 61
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Văn học Việt Nam giai đoạn ( 1930-1945), được xem là một giai đoạn có
ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một bước ngoặt tiến vào thời kì hiện đại của nền văn học nước nhà Và sự xuất hiện của phong trào Thơ Mới(thơ lãng mạn) lại
được coi là Thời đại của thi ca ( Hoài Thanh)
Thơ Mới đã dựng lên một cột mốc mới cho thi ca hiện đại sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của Thơ Mới xuất hiện nhiều tên tuổi mới như: Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính,Lưu Trọng Lư…Trong thế hệ những người đầu tiên có công khai sinh ra Thơ mới Lưu Trọng Lư là một dấu ấn khác biệt
Lưu Trọng Lư (1911 - 1991), ông sinh ngày 16/9, tại Cao Lao Hạ,Bắc Trạch, Quảng Bình Sinh trưởng trong một gia đình quan lại ,nho học Ông đã ba lần bị đuổi học khi theo học ở Quốc học Huế Sau đó ông ra Hà Nội học trường
tư thục, rồi lại bỏ ngang để viết văn, làm báo ,dạy học Và đặc biệt thành công ở lĩnh vực thi ca, được mệnh danh là chủ tướng của phong trào Thơ mới Lê Tràng
Kiều cho rằng “ Lưu Trọng Lư là người đầu tiên “gieo hạt” cho Thơ Mới vào
đất Bắc” ( Hà Nội báo số 30, ngày 29/7/1936) Khi nhắc đến Lưu Trọng Lư là
nhắc đến tập thơ Tiếng thu bất hủ
Tập thơ Tiếng thu(1939) là tập thơ đầu tay và cũng là những thanh âm
huyền diệu nhất, lôi cuốn và có sức ngân vang nhất của đời thơ Lưu Trọng Lư Tập thơ đã khẳng định tài thơ xuất sắc của Lưu Trọng Lư, góp phần vào chiến
thắng của Thơ Mới đối với Thơ Cũ Chính vì thế mà Tiếng thucủa Lưu Trọng
Lư là tập thơ được giới nghiên cứu và phê bình văn học đánh giá cao Tập thơ được xem là một công trình nghệ thuật có tiếng vang lớn nhất trong những năm
nửa đầu thế kỉ XX bởi chất thơ quyến rũ, đắm say, kì ảo (Hà Minh Đức) của
nó.Cũng vì chất thơ ấy, Hoài Thanh trong quá trình chọn lựa đã đưa 11 bài thơ
trong tập Tiếng thuvào Thi nhân Việt Nam Tiếng thucũng có một số bài được
Trang 72
chọn giảng trong chương trình Ngữ văn phổ thông và có nhiều hình ảnh thơ Lưu Trọng Lư trở nên quen thuộc lắng đọng trong lòng nười yêu thơ
Với đề tài Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư,
chúng tôi mong muốn góp một phần bé nhỏ vào việc tìm hiểu, đánh giá sâu sắc hơn phong cách thơ Lưu Trọng Lư trước cách mạng Tháng tám cũng như đặc
sắc của Tiếng thu– một hiện tượng thơ ca độc đáo mang đậm tính dân tộc và
thời đại
2 Lịch sử vấn đề:
Thuộc thế hệ thi sĩ đầu tiên có công khai mở và đưa tới chiến thắng cho phong trào Thơ mới, tên tuổi Lưu Trọng Lư đã được đông đảo công chúng yêu mến Bên cạnh những tên tuổi hàng đầu của Thơ Mới, người yêu thơ không thể
không nhắc đến Lưu Trọng Lư, tác giả của tập thơ Tiếng thu Trong thực tế,
những công trình nghiên cứu về Lưu Trọng Lư còn rất ít , hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách công phu về tác giả này Trong sự nghiệp văn
chương phong phú của Lưu Trọng Lư, thì tập thơ Tiếng thuthu hút sự chú ý
nhiều nhất của công chúng và giới nghiên cứu Tuy chưa có những công trình
trực diện nghiên cứu tập thơ Tiếng thunhư một thế giới nghệ thuật nhưng nhiều
phương diện của tập thơ đã được đề cập đến Ở đây, chúng tôi xin điểm lại tình hình nghiên cứu tập thơ này theo dòng lịch sử:
2.1 Thời kì đầu tiên(trước cách mạng tháng Tám):
Hầu hết các tác giả viết về Lưu Trọng Lư đều nhận thấy Tình và Mộng
cũng như âm điệu là một đặc trưng nổi bật và đặc sắc của thơ Lưu Trọng Lư Lê
Tràng Kiều trong bài viết Một nhà thơ mới rất chú trọng về âm điệu: Lưu
Trọng Lư đã cảm nhận về thơ Lưu Trọng Lư: “Hồn nhà thi sĩ như chỉ bàng bạc,
phảng phất trong cái thế giới vô hình Động mạnh là hồn thi sĩ tan ngay”
[22.26] Lê Tràng Kiều đặc biệt đề cao tính nhạc trong thơ Lưu Trọng Lư:
“Muốn chứng tỏ cho các nhà thơ cổ biết rằng,Thơ Mới là một thứ thơ có âm
nhạc hẳn hoi, không hay gì hơn là đưa thơ của Lưu Trọng Lư mà nói, một thi sĩ
xưa nay rất chút trọng về mặt âm nhạc của thơ ” [22.22] Hoài Thanh trong Thi
Trang 83
nhân Việt Nam đã nắm bắt rất trúng cái thần thái của thơ Lưu Trọng Lư:
“Trong thơ Lư, nếu có tả chim kêu hoa nở, ta chớ có tin, hay ta hãy tin rằng,
tiếng kia, màu kia chỉ có ở trong mộng Mộng! Đó mới là quê hương của Lư”
[57 285] Về âm điệu, Hoài Thanh nhận xét: “Lư chỉ có một ít khúc đàn bình dị,
một ít khúc đàn xưa” [57.286] Vũ Ngọc Phan dường như là một người xem xét
về thơ Lưu Trọng Lư kĩ lưỡng hơn cả: “Lưu Trọng Lư là một thi sĩ đa tình và
mơ mộng Có thể tóm tắt tất cả những ý trong thơ Lưu Trọng Lư vào hai chữ Tình và Mộng Thơ Lư có một cái đặc biệt là giàu âm điệu” [42 672]
2.2 Thời kì thứ 2(sau cách mạng):
* Giai đoạn (1945 - 1954):
Sau cách mạng, cùng với sự chuyển biến của văn học, các nhà thơ lãng mạn hầu hết đã đến với Cách mạng, Lưu Trọng Lư cũng là một đại diện tiêu biểu Trong xu thế đó, người ta muốn đoạn tuyệt với con người cũ, với những
cảm xúc cũ Nhìn lại phong trào Thơ Mới, Hoài Thanh trong Nói chuyện thơ
kháng chiến (1951) viết: “Những vần thơ buồn tủi bơ vơ ấy là những vần thơ có
tôi Nó xui người ta buông tay, cúi đầu do đó làm yếu sức ta và làm lợi cho giặc
Sự thật khách quan là thế, xét về lý là thế Song cũng nên thể tình con người trong thơ cũ, nó đáng thương hơn là đáng trách.”
Trong tình thế ấy, các công trình nghiên cứu về Thơ Mới và Lưu Trọng
Lư là không có
* Giai đoạn(1954 - 1975):
- Miền Bắc: Từ năm 1960, Thơ Mới đã được tìm hiểu trở lại trong một số
công trình lịch sử văn học và chuyên khảo Trong thời kì này, Lưu Trọng Lư
được nhắc đến như một tên tuổi tiêu biểu của phong trào Thơ Mới (BộLược
thảo lịch sử Văn học Việt Nam – Nhóm Lê Quý Đôn, 1957; Văn học Việt
Nam (1930 - 1945) của Bạch Đăng Thi và Phan Cự Đệ, 1961; Lịch sử văn học Việt Nam (1930 - 1945), tập 5, 1962; Lịch sử văn học Việt Nam của nhóm tác
giả Đại học Sư phạm Hà Nội, 1973) Đặc biệt Phong trào Thơ Mới của Phan
Cự Đệ, 1966 là một chuyên khảo khá lớn về phong trào Thơ Mới, đã đề cập đến
Trang 94
Lưu Trọng Lư như một tên tuổi tiêu biểu; “Thi sĩ đã thành công trong việc đào
tạo ra một âm nhạc êm dịu, gợi cảm như trong thơ tượng trưng Pháp.” Tuy
nhiên Lưu Trọng Lư vẫn “giữ được một nhạc điệu rất Á Đông, rất Việt Nam” [8 171] Ông nhấn mạnh rằng thơ Lưu Trọng Lư rất giàu nhạc điệu: “Một thứ nhạc
điệu mơ màng và buồn xa vắng” [8 213] Và thoát li thực tế đấu tranh, Lưu Trọng Lư trốn vào Tình và Mộng Thi sĩ sống bằng nội tâm nhiều hơn ngoại giới” [8 212]
- Miền Nam: Văn học lãng mạn vẫn được đề cao Lưu Trọng Lư được
nhắc đến là một tên tuổi tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới Đặc biệt, trong
Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ đã nhận định thơ Lưu
Trọng Lư “tiếp tục nguồn thơ lãng mạn, êm đềm của Tản Đà mà ông rộng ra:
Say, mộng, tình, buồn, sầu vơ vẩn, nhớ bâng khuâng ” và “Thơ ông như dòng suối hồn nhiên từ kẽ đá tuôn ra nếu chỉ nhằm thưởng thức một âm điệu, những
ấn tượng thì tuyệt” [38 57]
Trong công trình Việt Nam thi nhân tiền chiến, ở bài Nhà thơ Lưu
Trọng Lư,Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng cảm nhận về thơ Lưu
Trọng Lư: “Tiếng thơ Lưu Trọng Lư là tiếng nói xa xôi nửa hư nửa thực Hồn
thơ của Lư là những gì mờ ảo, huyền hoặc, xa xăm Những cái nhìn mông lung, những tiếng thở dài không trọn vẹn Lưu Trọng Lư đã đưa người đọc vào thế giới xa lạ Thế giới của mộng, của mơ, của nhớ thương” [22.176]
* Từ 1975 đến nay:
Thơ Mới đã có một khoảng thời gian để đánh giá và trả lại cho nó vị trí xứng đáng trên thi đàn dân tộc Một trào lưu đánh giá lại thi ca lãng mạn ra đời,
có những phần, những bài viết khá công phu về thơ Lưu Trọng Lư nói chung và
tập thơ Tiếng thunói riêng Chúng tôi phân loại như sau:
- Phong trào Thơ Mới: Phong trào Thơ Mới (1932 - 1945), Phan Cự Đệ, 1982; Thơ Mới những bước thăng trầm, Lê Đình Kị, 1993; Nhìn lại một
cuộc cách mạng trong thi ca, Huy Cận - Hà Minh Đức, 1997; Một thời đại
Trang 105
trong thi ca (về phong trào Thơ Mới 1932- 1945), 2002; Chương Thơ Mới của
Phan Cự Đệ trong Văn học Việt Nam (1900 - 1945), 2000
- Thơ Lưu Trọng Lư và tập Tiếng thu: Bài Lưu Trọng Lư của Nguyễn
Trọng Lư của Nguyễn Xuân Nam trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại, 1984;
mục từ Lưu Trọng Lư và Tiếng thu của Nguyễn Văn Long trong Từ điển
văn học, tập 1 và 2, 1984; Lời giới thiệu trong Thơ Lưu Trọng Lư và những lời bình,2000,của Mai Hương
Ngoài những tài liệu trên, còn có những bài viết về những thi phẩm đặc
sắc trong tập thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư của các nhà nghiên cứu: Hà
Minh Đức, Đỗ Đức Hiểu, Văn Tâm, Kiều Thanh Quế, Ngô Văn Phú, Trần Đình
Sử, Chu Văn Sơn, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Thụy Kha được in trong các sách tuyển về các gương mặt của phong trào Thơ Mới, hoặc nằm tản mạn trong các báo, tạp chí
Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cho rằng thơ Lưu Trọng Lư “đắm say
trong mộng tưởng và yêu đương và bảng lảng trong đám sa mù, xa lạ với cuộc đời thực” [22 52]
Một số bài viết của các nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ, Văn Tâm, Đỗ Đức Hiểu và những hồi ức kỉ niệm của người thân và bè bạn : Hoàng Trung Thông,
Tế Hanh, Lữ Giang, Đoàn Minh Tuấn đều khẳng định: Trước Cách mạng, Lưu
Trọng Lư , một hồn thơ sầu mộng, đắm say và thành thực Họ đều cho rằng quê hương của Lư là Tình và Mộng, “âm thanh, nhạc điệu là sức mạnh đặc biệt
trong thơ Lưu Trọng Lư” [28.16]
Các bài viết về thi phẩm Tiếng thu của các nhà nghiên cứu, phê bình mở
ra nhiều cách cảm thụ khác nhau, song đều khẳng định: Tiếng thu là thi phẩm
đặc sắc nhất của đời thơ Lưu Trọng Lư, là tiếng lòng thổn thức của một thi nhân nặng lòng yêu dấu và cũng là tiếng lòng của bao thế hệ một thời
Từ tình hình thực tế cho thấy, thơ Lưu Trọng Lư ngay từ những bài thơ đầu tiên trình làng đã là một hiện tượng đáng chú ý và gây được tiếng vang trong lòng công chúng Dư luận nhìn chung có nhận định thống nhất về thơ Lưu
Trang 116
Trọng Lư và đặc biệt là tập Tiếng thu, nét nổi bật nhất là Tình và Mộng, sức hấp
dẫn nhất của thơ Lưu Trọng Lư là nhạc điệu Tập thơ này được coi là thành tựu nghệ thuật đặc sắc nhất trong đời thơ Lưu Trọng Lư Cùng với những ý kiến về nghệ thuật của Lưu Trọng Lư đã góp một phần quan trọng trong việc đổi mới cũng như làm phong phú, giàu có hơn cho diện mạo của Thơ Mới (1932- 1945) Lưu Trọng Lư thực sự là một gương mặt tiêu biểu, một chiến sĩ tiên phong của phong trào Thơ Mới
Riêng về tập thơ Tiếng thu, cần phải có những công trình nghiên cứu một
cách hệ thống và toàn diện Trên cơ sở những nghiên cứu quý báu của lớp cha anh đi trước,chúng tôi tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về một số phương diện của thế
giới nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Lưu Trọng Lư qua
những bài thơ in trong tập thơ Tiếng thu được công bố vào năm 1939, dựa vào tập Tiếng thu tái bản năm 1991 của nhà xuất bản Hội Nhà văn- Hội Nghiên cứu
giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh.Ngoài ra còn có những sáng tác khác của Lưu Trọng Lư về các thể loại: Truyện, kịch, thơ, hồi kí, tiểu luận phê
bình Trong đó có tập Người sơn nhâncũng là những tư liệu cần thiết cho việc
nghiên cứu và hoàn thành luận văn
4 Nhiệm vụ, đóng góp của luận văn:
Chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong tập thơTiếng thu của Lưu Trọng
Lư, luận văn hi vọng góp phần làm nổi bật những nét đặc sắc trong thế giới nghệ
thuật thơ Lưu Trọng Lư trước cách mạng thông qua các quá trình khảo sát đặc
điểm riêng của thế giới nghệ thuật thơ trong tập Tiếng thutrong quan hệ nội tại
thống nhất giữa tư tưởng, cảm xúc và hình thức biểu hiện qua ba phương diện sau:
- Hình tượng cái tôi trữ tình trong tập thơ Tiếng thu
- Thời gian và không gian nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu
- Một số phương diện nghệ thuật
Trang 127
Từ đó, luận văn có khả năng soi sáng phong cách cơ bản của Tiếng thu
nói riêng và của thơ Lưu Trọng Lư nói chung Nhờ đó có thể trở thành một tài liệu tham khảo bổ ích cho việc học tập,nghiên cứu và giảng dạy trong trường về thơ Lưu Trọng Lư
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Chúng tôi vận dụng lý thuyết thi pháp học, dựa trên cơ sở khái niệm về thế giới nghệ thuật để tiếp cận tập thơ
5.2 Phương pháp so sánh văn học
Luận văn sử dụng phương pháp này để làm rõ những nét riêng trong phong
cách thơ Lưu Trọng Lư (trong phạm vi giới hạn của để tài) Đây là phương pháp
quan trọng sẽ được chúng tôi sử dụng với tần suất cao theo hai hướng:
- Đồng đại: so sánh Lưu Trọng Lư với những nhà thơ cùng thời để khám phá những nét riêng, đóng góp mới của ông
- Lịch đại: đặt thơ Lưu Trọng Lư trong sự đối sánh với thơ truyến thống
để thấy được sự tiếp nối và phát triển của tập Tiếng thu với truyền thống thơ
dân tộc
5.3.Phương pháp thống kê
Chúng tôi tiến hành khảo sát 52 bài thơ, thống kê những biểu hiện đặc sắc
của thế giới nghệ thuật Tiếng thu thông qua những từ ngữ, hình ảnh mang sắc
thái độc đáo, riêng biệt xuất hiện trong tập thơ Chúng tôi chú ý đến những hình tượng được lặp đi lặp lại trong từng bài thơ và trong suốt tập thơ, để có cơ sở rút
ra những nhận xét vế từng phương diện nội dung và nghệ thuật của tập thơ
5.4.Phương pháp phân tích
Vì đối tượng nghiên cứu là một tác phẩm, một tác giả thơ nên phương pháp chủ yếu để nghiên cứu đề tài sẽ là phân tích tác giả và tác phẩm văn học
6 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hình tượng cái tôi trữ tình trong tập thơ Tiếng thu
Chương 2: Thời gian và không gian nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật
Trang 138
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNHTRONG TẬP THƠ TIẾNG THU
Để nghiên cứu những vấn đề trọng tâm thuộc phương diện nghệ thuật, chúng tôi chọn hướng tiếp cận từ các vấn đề về hình tượng cái tôi trữ tình, thời gian và không gian trong thơ Lưu Trọng Lư
Ở góc độ lí luận văn học, chúng tôi xin đưa ra quan điểm về hình tượng nghệ thuật mà chúng tôi dựa vào để nghiên cứu thế giới hình tượng trong thơ Lưu Trọng Lư Thế giới hình tượng là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và cải tạo hiện thực theo qui luật của nghệ thuật Nói cách khác, nghệ sĩ tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ
có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh – chất liệu, phương tiện để thực hiện mục tiêu đó chính là hình tượng Thế giới hình tượng
ấy tồn tại trong một không gian riêng, thời gian riêng và có những giá trị riêng
Nó chịu sự chi phối của nhân sinh quan và thế giới quan của nhà văn
Theo Từ điển Thuật ngữ văn học, thì “hình tượng nghệ thuật (image)
chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật Giá trị trực qua độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng một tập thể người (như hình tượng nhân dân hoặc hình tượng Tổ quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không phải sao chép y nguyên những hình tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí
Trang 141.1 Hình tượng cái tôi trữ tình trong thế giới nghệ thuật thơ trữ tình
Lý luận văn học tồn tại một khái niệm là hình tượng tác giả Hình tượng
tác giả trong tác phẩm văn học gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội, tư thế văn học rất đa dạng của mình Cơ sở tâm lí của hình tượng tác giả là hình tượng
“cái tôi” trong nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp Hình tượng cái tôi
chỉ được hình thành khi nhà thơ có một quan niệm nghệ thuật, một cái nhìn riêng về cuộc đời Bởi thơ ca là sự bộc lộ số phận, nhu cầu của cá nhân giữa cõi đời đang sống Và như thế, hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ bộc lộ bản sắc tâm hồn, tiềm năng sáng tạo và khả năng đồng hóa hiện thực cảu mỗi nhà thơ Các nhà thơ lớn đều xây dựng được cái tôi trữ tình độc đáo, đa dạng và phong phú, mang dấu ấn riêng trong nền thi ca nhân loại, và cũng luôn mang dấu ấn của thời đại Hình tượng một cái tôi khát khao giao cảm trong thơ Xuân Diệu có
cái “bồng bột” của buổi đầu giao thoa gió Đông, gió Tây khác với niềm khát
khao giao cảm nồng nàn của cái tôi trong thơ Bô-đơ-le; và cái tôi thích chơi ngông trong thơ Tản Đà lại có phần bơ vơ côi cút giữa dòng giao thời chứ không
“vút tới trời” như cái tôi ngông ngạo trong thơ Lí Bạch
Luận văn này nghiên cứu hình tượng cái tôi ở cấp độ nhà thơ trong một tập thơ tiêu biểu – hình tượng cái tôi giống như một kiểu nhân vật trong tác phẩm văn học Nhà thơ đã tách ra khỏi xã hội như giọt nước tách ra ngoài biển
cả để nhìn ngắm đối tượng thẩm mĩ một cách đầy đủ, tường tận hơn Tuy thế, hình tượng cái tôi không hoàn toàn đồng nhất với con người tác giả mà nó thực
Trang 1510
chất là kết quả của sự điển hình hóa nghệ thuật khi cá nhân nhà thơ tạo được
một sự đồng cảm trong lòng người đọc Từ đây, cái tôi loại hình chuyển sang cái tôi tính cách, các nhà thơ ý thức về mình như một thế giới phức tạp
Về cái tôi Lưu Trọng Lư, trong Thi nhân Việt Nam, hai nhà phê bình
Hoài Thanh - Hoài Chân trước hết xác định vai trò Lưu Trọng Lư trên tư cách
“Người hưởng ứng thứ nhất” phong trào Thơ Mới, nhấn mạnh chất thơ và “dòng
thơ” Lưu Trọng Lư, xác định những nét riêng đặc sắc của phong cách thơ đặt
trong tương quan một thời đại thi ca: “Tôi muốn xếp riêng vào một dòng những
nhà thơ tuy có chịu ảnh hưởng phương Tây nhưng rất ít và cũng không chịu ảnh hưởng thơ Đường Thơ của họ có tính cách Việt Nam rõ rệt Đứng đầu dòng này
là Lưu Trọng Lư Điều ấy không có gì lạ Lưu Trọng Lư nhác đọc sách nhất trong các thi sĩ đương thời Họ Lưu ưa sống trong cuộc đời nhiều hơn trong sách vở Sách Tàu hay sách Tây cũng vậy Thi nhân chỉ nhớ mang máng một
ít Kiều, một ít Chinh phụ ngâm, năm bảy câu trong bản dịch Tỳ bà hành cùng vài bài cổ phong từ khúc của Tản Đà Trong những thể thơ ấy, Lưu Trọng Lư đã gửi rất dễ dàng nỗi đau buồn riêng của một người thanh niên Việt Nam thời mới… Các nhà thơ về dòng này thường có lời thơ bình dị Họ ít ảnh hưởng lẫn nhau và cũng ít có ảnh hưởng đối với thi ca cận đại Thi phẩm của họ có tính cách vĩnh viễn nhiều hơn tính cách một thời Vả họ nương vào thanh thế phương Tây cũng ít ” Rồi sau khi cảm nhận, phân tích, lý giải, biện luận về mối quan
hệ giữa đời và thơ, thế giới tưởng tượng, hình ảnh và âm điệu câu thơ Lưu
Trọng Lư, hai ông đi đến kết luận: “Sao lại có người có thể đọc những câu thơ
như thế mà vẫn dửng dưng Họ bảo những nỗi đau thương ấy thường quá Vâng, thường, thường lắm, thường như hầu hết những nỗi đau thương thành thực của loài người Tôi không muốn nói nhiều Trước sự đau thương của người bạn, tôi muốn im lìm, kính cẩn Tôi chỉ biết, dầu có ưa thơ người này người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư Có những bài thơ tôi cứ vương vấn trong trí tôi hằng tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai Bởi vì thơ Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà
Trang 1611
chính là tiếng lòng thổn thức cũng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”…
[57.5-6]
1.1.1 Hình tượng cái tôi trữ tình trong tập thơTiếng thu
Với sự bùng nổ của ý thức cá nhân, Thơ Mới được coi là một “thời đại của
cái tôi” Là một thủ lĩnh của Thơ Mới, cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Trọng Lư
có những đặc trưng thống nhất trong cả tập thơ Tiếng thulà Cái tôi mơ mộng,
Cái tôi cô đơn, Cái tôi thành thực, Cái tôi tha thiết với cuộc đời
Hình tượng cái tôi trữ tình chỉ hình thành khi nhà thơ có một quan niệm nghệ thuật,một cái nhìn riêng về cuộc đời Bởi thơ ca là số phận, nhu cầu cá nhân của cõi đời đang sống
Hình tượng cái tôi trữ tình trong nghệ thuật nói chung và trong thơ nói riêng là một yếu tố cực kì quan trọng,bộc lộ bản sắc,tiềm năng và khả năng đồng hóa hiện thực của người nghệ sĩ, của nhà thơ Những nhà thơ lớn đều có cái tôi trữ tình độc đáo,đa dạng và phong phú ,in dấu ấn riêng trong nền thơ dân tộc
Ở sáng tạo của các nhà thơ lớn,cái tôi bước vào thế giới nghệ thuật và trở thành một hình tượng toàn vẹn Khái niệm hình tượng cái tôi nhằm xác định một chủ thể trữ tình đang tự bộc lộ với toàn bộ sức mạnh nhân cách,với mọi khả năng của nó.Hình tượng cái tôi này chính là nhân vật trung tâm trong tác phẩm thơ,mang vẻ đẹp độc đáokhông lặp lại
Ở đây, chúng tôi nghiên cứu hình tượng cái tôi ở cấp độ nhà thơ trong một tập thơ tiêu biểu.Ở cấp độ này, hình tượng cái tôi là một kiểu nhân vật trong tác phẩm văn học Nhân vật này giống với nhân vật trong tác phẩm tự sự Song, cái tôi trữ tình hiện lên qua cách cảm thụ đời sống,qua cái nhìn qua giọng điệu Hình tượng cái tôi trữ tình đến với người đọc bằng tâm trạng,qua tâm trạng Nó không hoàn toàn đồng nhất với con người tác giả mà là kết quả của sự điển hình
hóa nghệ thuật khi cá nhân nhà thơ “ nghe thấy mình trong người khác, với
người khác và cho người khác” [ 21.27]
Hình tượng cái tôi luôn mang dấu ấn của thời đại Nếu như “đặc điểm của
cái tôi trữ tình trong thơ cổ điển là tính chất phi cá thể, siêu cảm giác” [21.28]
Trang 1712
Với hình tượng cái tôi như thế, ta có thể hình dung diện mạo của nhà thơ qua hành trang của con người với tư cách một loại hình xã hội : Nhà thơ minh quân, nhà thơ tăng lữ, nhà thơ ẩn sĩ …thì đến thơ ca lãng mạn, thế giới được nhìn
ngắm với con mắt khác “ cá nhân tách khỏi xã hội, giọt nước ra ngoài biển cả”
[21.28] Tách ra ngoài để nhìn ngắm xã hội một cách đầy đủ, tường tận hơn Từ đây cái tôi ngoại hình chuyển sang cái tôi tính cách các nhà thơ ý thức về mình như một thế giới phức tạp
Đến với thơ ca lãng mạn,chúng ta bắt gặp sự phong phú, phức tạp của những thế giới bên trong, khi nhà thơ chân thành, cởi mở lòng mình Có thể nói
thơ ca lãng mạn chính là “ Cuốn nhật ký của những cảm xúc” [21.29] của hồn
người Vì thế mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh mới có thể thâu tóm
một cách tài tình thần thái của các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới Thế Lữ : rộng mở, Huy Thông : hùng tráng, Nguyễn Nhược Pháp: trong sáng, Huy Cận:
ảo não, Nguyễn Bính: quê mùa, Chế Lan Viên: kỳ dị , Lưu Trọng Lư: mơ mộng
Từ đây, trong thơ lãng mạn đã xuất hiện nhiều cái tôi độc đáo,riêng biệt làm nên diện mạo mới cho thơ lãng mạn Trong sự phong phú, đa dạng đó,cái tôi Lưu Trọng Lư tuy không phải là cái tôi gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lạ lùng, kỳ dị nhưng vẫn là một cái tôi với sắc diện riêng không dễ lẫn và có một vị trí đáng kể trong thơ ca lãng mạn Để lạinhững ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc
Mơ màng ấy chính là thần thái, là điệu hồn riêng của cái tôi trữ tình Lưu
Trọng Lư Hoài Thanh đã khẳng định: “ Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là
kẻ ngơ ngơ, ngác ngác, chân bước chập chững trên đường đời, thì có Lư thi sĩ hơn ai hết” [57.285] Thi sĩ đi giữa cõi trần mà như giữa cõi mộng cái tôi trữ
tình ấy hiện diện trong thế giới Tiếng thu “ như một làn khói lam ẻo lả, lơ lửng
giữa cảnh chiều thu” [22.30] và “ Hồn thi sĩ chỉ bàng bạc, phảng phất trong cái thế giới vô hình động mạnh là hồn người thi sĩ tan ngay” [22.26] Cái tôi trữ tình
ấy được Nguyễn Văn Long cảm nhận thật đầy đủ và sâu sắc: “ Cái tôi trữ tình
trong thơ Lưu Trọng Lư hầu như rất ít mối liên hệ với thực tại, mất khả năng nhận thức cuộc sống hiện thực mà luôn chìm đắm trong thế giới mộng tưởng
Trang 1813
Màu sắc,đường nét của khung cảnh, bóng dáng của con người cho đến thời gian
và không gian… Tất cả đều khá mơ hồ, không rõ nét, không xác định…”[28.15]
Đối với Lưu Trọng Lư, thế giới mộng không phải là cõi tách biệt với cõi thực mà chính là môi trường sống của hồn thi sĩ Nếu các thi sĩ lãng mạn khác
( Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương) phải mượn đến nàng tiên nâu để nhập mộng
thì Lưu Trọng Lư mộng là quê hương, mộng là cuộc sống Ra khỏi cõi mộng nhân vật trữ tình luôn cảm thấy giật mình, ngơ ngác như lạc vào xứ sở chỉ có
đau thương Vì thế nhân vật trữ tình trong Tiếng thu coi đời là cõi mộng: mộng
trong đời, mộng trong sự sống, mộng trong tình, mộng trong thiên nhiên…Mọi thi tứ trong thơ Lưu Trọng Lư đều nảy sinh từ cái tôi mơ màng,ảo mộng
1.1.1.1 Cái tôi mơ mộng
Thi sĩ say sưa với tất cả mọi cái đẹp, mà cái đẹp ấy phần lớn chỉ tìm trong
cõi mộng Tấm lòng ông lúc nào cũng thổn thức ,rạo rực.“Sống ở thế kỷ
XX,ngày ngày nện gót giày trên các con đường của Hà Nội, mà người cứ mơ màng thấy mình gò ngựa ở những chốn xa xăm nào” [57.285] Mơ màng không
thể phủ nhận , chính là khí chất, là diện mạo tinh thần riêng của Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới
Chúng ta không thể phủ nhận một điều : Mơ mộng theo tâm lý học là trạng thái tâm lý của con người khi thoát ra khỏi thực tại, khỏi sự kiểm soát của
ý thức để cho tiềm thức và vô thức hoạt động Theo phân tâm học,mơ là trung gian giữa vô thức và tiềm thức,là hành vi giải phóng những ẩn ức vô thức Chính
vì vậy mà sáng tạo nghệ thuật có thể coi là giấc mơ ban ngày Mộng mà người nghệ sĩ sáng tạo nên, hư cấu nên cũng như cơ cấu của vô thức được vận hành
Và mộng của nghệ sĩ là phương tiện để chuyển tải và sáng tạo biểu tượng
Với Lưu Trọng Lư mơ màng là trạng thái, là cách thức để hồn thơ ông đi
về giữa cõi thực và cõi mộng Cái tôi trữ tình của Lưu Trọng Lư là cái tôi mơ mộng cái tôi mơ mộng của Lưu Trọng Lư được kiểm soát bởi ý thức Song có thể nói, mơ mộng như một đặc điểm của cá tính sáng tạo của Lưu Trọng Lư
Trang 1914
Khi tìm hiểu thơ Lưu Trọng Lư, ta thường xuyên bắt gặp hình ảnh nhân vật trữ tình trong trạng thái chiêm bao, mộng mị, lạc trong quá khứ và ngơ ngác trong hiện tại :
Hôm qua bạn ạ, ta chiêm bao
Gò ngựa bên sông dưới gốc đà o
( Hôm qua)
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng Chập chờn sống lại những ngày không
( Nắng mới) Các từ mơ, mộng ,chiêm bao ,say xuất hiện rất nhiều trong tập thơ Tiếng
thu Thi nhân lúc nào cũng phiêu du trong cõi mộng: mộng lúc chiều về…,bơi
thuyền trong mộng, mộng gò ngựa bên gốc đào Mộng giang hồ, mộng tình ái là chất liệu quan trọng tạo nên cái tôi mơ mộng đư thi sĩ đến tận chân trời góc bể, bến thần tiên hay cả bến mơ
Dưới con mắt mơ màng của cái tôi trữ tình, thực và mộng thường hòa làm một Mỗi hình ảnh của thực tại có thể biến thành những ảo ảnh trong tâm tưởng, tạo nên một chuỗi những suy tưởng mộng mị trong tâm hồn nhạy cảm của thi nhân Để rồi nhìn một bông hoa, một ngọn gió cũng gợi cho ông bao hoài niệm
Tâm hồn nhậy cảm của người nghệ sĩ khiến cho mỗi hình ảnh trong đời sống không trôi qua một cách vô tình mà để lại biết bao ám ảnh Khí chất mơ mộng của ông lại suy tưởng, hư cấu nó thành một thế giới nội cảm, trăn trở về một kiếp người Trong thơ ông người đọc thường bắt gặp những trạng thái giật mình tỉnh mộng , mộng tan
Than ôi , ngoảnh lại, biến đâu rồi Còn vẳng trên đồi giọng hát thôi Giật mình ta thấy đôi bồ lạnh Mộng đẹp bên chăn đã biến rồi
( Hôm qua)
Trang 2015
Thế giới thơ trong Tiếng thu là thế giới của cái tôi mơ mộng Cái tôi trữ tình trong Tiếng thu rất ít mối liên hệ với thưc tại, mất khả năng nhận thức
cuộc sống thực tại mà luôn chìm đắm trong thế giới của mộng tưởng Cái tôi
mơ mộng, nhạy cảm ấy đã làm nên bản sắc riêng của Lưu Trọng Lư trong vườn hoa đầy hương sắc của phong trào Thơ Mới
1.1.1.2 Mộng là gì ?
Mộng là một hiện tượng phức tạp trong đời sống con người Để hiểu được
cụ thểMộng là gì? ta phải đặt nó trong nhiều hoàn cảnh khác nhau Nhưng ở đây
chúng ta chỉ xét nó trong đời sống xã hội và trong sáng tạo nghệ thuật
Trong đời sống xã hội:
Mộng trở thành một khái niệm phổ biến chỉ lý tưởng, khát vọng của con
người, là “ điều luôn được hình dung ,tưởng tượng và mong muốn trở thành hiện
thực” và là “ những say mê theo những hình ảnh tốt đẹp nhưng xa vời, thoát li thực tế”[50.622].Thậm chí, mộng còn bị hiểu theo nghĩa tiêu cực là mơ mộng
,hão huyền…nhưng nói chung, nói tới mộng là nói tới ý tưởng “ hạt giống hi
vọng” của nhân loại
Trên bình diện tâm lý học sáng tạo nghệ thuật:
Mơ mộng hay(ảo mộng) được đề cập hầu hết trong các cuốn tâm lý học
nghệ thuật N.Arnaudop xem ảo mộng là sản phẩm của trí tưởng tượng và “ có
thể sử dụng chúng như những gì thấy trong thực tế vậy” [37.289] còn phân tâm
học thì coi mơ mộng là tâm thế tối ưu cho sáng tạo và “ những mộng do nhà văn
bịa ra có thể giải thích như những cái có thực vậy trong hoạt động sáng tạo của nhà thơ,cũng như những cơ chế vô thức được vận hành” [41.38]
Do đó, “ Mộng là phương tiện chuyển tải và sáng tạo biểu tượng” [4.164] Trong văn học: Mộng không những là đối tượng miêu tả thể hiện quan điểm nhân sinh, mộng còn là phương tiện tư duy nghệ thuật Ưu thế của nó là khả năng hư cấu vô hạn Mộng tạo ra vẻ đẹp huyền diệu,biến hóa thỏa mãn trí tưởng
tượng của con người
Trang 2116
Mơ cũng rất gần với mộng Theo Từ điển tiếng Việt thì mơ cũng có nội
hàm tương tự mộng Mơ thường thấy trong những giấc ngủ về những điều thường ngay nghĩ tới hoặc không nghĩ tới Mơ còn là tưởng tượng, mong ước
những điều tốt đẹp
Cả mộng và mơ ta đều có thể hiểu là những điều không có thực Xung quanh mộng và mơ có hàng loạt các từ gắn với nó : Mộng tưởng, mơ hồ,mơ
màng, mơ mộng, mộng ảo…
Baudelaire quan niệm: “ Nghệ thuật trong mơ mộng và mơ mộng trong
nghệ thuật” [15] Nghĩa là, thế giới của nghệ thuậtchính là thế giới của mơ mộng
và mộng mơ là trạng thái sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật
1.1.1.3 Mộng mới là quê hương của nhà thơ
Hoài Thanh là người đã nắm bắt được cái thần thái đó của thơ Lưu Trọng
Lư Trước thực tại tù túng ,để tìm nơi nương náu cho cái tôi cô độc không thể sẻ chia của mình, Lưu Trọng Lư với điệu hồn riêng biệt đã tìm quên trong thế giới
ảo mộng Thi nhân giấu mình trong những giấc mơ triền miên, giăng mắc khắp
cõi thơ của mình trong sương khói ảo ảnh làm nên cõi mộng Tiếng thu huyền
diệu Thi sĩ đã tắm mình trong cõi mộng để vượt lên trên thực tại tầm thường ,nhạt nhẽo.Ông đến với thế giới lung linh huyền ảo nhằm khẳng định cái tôi tự
do của con người trong thời đại mới Điều này ,làm nên sự khác biệt giữa cái tôi
mơ mộng của Lưu Trọng Lư Với cái tôi mơ mộng của các nhà nho xưa Khi bất đắc chí với cuộc đời, họ bèn trốn vào mộng để bảo toàn khí tiết của kẻ sĩ, đứng cao hơn, vượt lên trên cái tầm thường của cuộc đời ô trọc Mộng của Lưu Trọng
Lư có sự gần gũi với mộng của Tản Đà Giấc mộng của họ mang style của thơ
ca lãng mạn nhưng vẫn vấn vương chút cốt cách nhà nho của thi ca lãng mạn.Đến Lưu Trọng Lư, thi sĩ đã thêm một lần đẩy mộng của Tản Đà tới lãnh
địacủa thi ca lãng mạn.Mộng trong Tiếng thu là một thế giới mơ màng, huyền
ảo,nơi phiêu du của những giấc mơ tình ái, giấc mộng giang hồ của một tâm hồn khao khát sự sẻ chia đồng cảm.Chính mộng là cội nguồn,là quê hương sản sinh
Trang 2217
ra và nuôi dưỡng hồn thơ Lưu Trọng Lư càng được thể hiện rõ nét trong tập thơ
Tiếng thu của thi sĩ
1.1.1.4 Mộng trong Tiếng thu
Trong tậpTiếng thu của Lưu Trọng Lư mộng có thể coi là nét đặc trưng
của phong cách Phong cách đó ,đã tạo nên Lưu Trọng Lư với hồn thơ đắm say,
mơ màng Mộng chỉ là cảm hứng nổi trội và bao trùm lên thế giới nghệ thuật của
Tiếng thu
Tiếng thu là một miền mơ hồ mông lung Mộng xuyên thấm vào từng câu
chữ, hình ảnh, nhạc điệu P.Velery nhà thơ Pháp đã rất có lí khi nhận định: “Mơ
mộng là nhận thức” [15] Bằng mơ mộng Lưu Trọng Lư đã đi vào thế giới của
tưởng tượng, của sáng tạo nghệ thuật Vì thế mà Tiếng thu đến với chúng ta như
một giấc mộng đẹp, với những âm điệu du dương, thiết tha Ở đây, không có nhiều bài thơ trực tiếp nói về mùa thu nhưng cái đặc trưng của mùa thu vẫn hiện hữu ám ảnh không thôi Nó ngập tràn lòng ta, không lấn át mà nhẹ nhàng xuyên
thấm.Vũ Ngọc Phan đã lí giải: “ Đã sống nhiều trong cuộc đời tư tưởng, thì dẫu
mùa đông hay mùa xuân, mùa thu hay mùa hạ, ai là người không có các buổi “ chiều thu”, những buổi chiều mà cái buồn vơ vẩn nó đến van lơn, cám dỗ,
những buổi mà tiếng thu vang reo vừa nhẹ vừa chìm” [22.23] Lắng nghe Tiếng
thu bằng cả tâm hồn ta sẽ được cùng thi sĩ phiêu du vào cõi mộng, để cùng thi
nhân cảm nhận cái thổn thức ,rạo rực của lòng người, cái xôn xao của đất trời
khi vào thu Muốn thâm nhập vào cõi ấy, ta “ đừng nói to, bước nặng”, hãy “ lấy
hồn ta ,để hiểu hồn người” [57.23]
Mộng xuất hiện dày đặc trong Tiếng thu Theo khát sát 52 thi phẩm trong
tập thơ Tiếng thu thì mộng ( mơ) hiện diện 34 lần trong 17 bài thơ ( 11 lần dùng từ
mơ).Bản thân chữ mộng trong Tiếng thu cũng được dùng thật đa dạng Ở đây tác
giả không chỉ dùng giấc mộng, cơn mộng như người đời thường nói mà còn là:
thuyền mộng, gối mộng, mộng vàng,đóa mộng đầu…Thi sĩ mộng trong đời , mộng
trong tình, mộng giai nhân, mộng thần tiên và mộng với cả quá khứ…
Trang 2318
Mở đầu tập thơ thi sĩ đã dắt ta vào cõi của mộng, của mơ, của bồng
lai,tiên cảnh: Hôm qua bạn ạ ! Ta chiêm bao/Gò ngựa bên sông dưới gốc đào(
Hôm qua)
Trong mơ, thi sĩ thấy mình gò ngựa bên sông cùng người đẹp quá bến, thưởng thức những trái đào chín mọng không có thực như: suối mây, vườn đào,bến thần tiên ,sông Linh Cùng người đẹp trên một con thuyền mộng phiêu
du đến một nơi vô định
Mộng đẹp rồi cũng qua , người đẹp rồi cũng biến mất như sương như
khóihư vô, khiến thi sĩ còn lại một mình ngẩn ngơ, thẫn thờ:Giật mình ta thấy
đôi bồ lạnh/Người đẹp bên chăn biến mất rồi(Hôm qua)
Tưởng rằng thực tại sẽ đem thi nhân thoát ra khỏi mộng mị Nhưng làm sao thi nhân thoát ra được khỏi cõi mộng mị hư ảo ấy cho được, bởi với Lư
Trọng Lư “ mộng là quê hương” Thi nhân lại chìm đắm trong cõi mộng, để lắng
nghe những âm thanh không lời của sự sống và như thế thi sĩ lại một lần nữa đẩy
thơ mình vào cõi mộng: Thơ ta cũng giống như tình nàng vậy/ Mộng/ Mộng mà
thôi, mộng hão hờ Tất cả chỉ là hư vô, thực thực,hư hư khó lòng mà phân biệt
Ba chữ mộng trùng điệp trong một câu thơ lại thêm hão hờ khiến cho tất cả lại chìm đắm trong mộng ảo, phù du
Không chỉ có vậy,mộng trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư lại có thêm
những hàm nghĩa mới:
Có khi,là một ẩn ức,một ám ảnh không sao giải thoát:
-Đã qua rồi cơn mộng Đừng vỗ nữa tình ơi
(Còn chi nữa)
-Lúc mộng nhìn nhau cười ngặt nghẽo Mộng tàn trên gối lệ hoen rơi
( Mộng chiều hè)
Khi lại là một trạng thái êm nhẹ lơ lửng:
-Trên trời chiếc nhạn êm như mộng
Trang 24(Thuyền mộng)
-Mộng có khi lại là một cái gì đó gần gũi,gắn bó dấu yêu của tuổi thơ:
Lững thững sườn non chiếc cáng diều Ngàn thông còn đắm mộng thương yêu
( Chiếc cáng diều)
-Hay mộng mơ với thi sĩ còn là lúc ấu thơ được sống bên mẹ:
Hình bóng me tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra
( Nắng mới)
Ấn tượng hơn là những đóa mộng đầu, chỉ một lần xuất hiện trong Tiếng
thu, đóa mộng ấy, tỏa hương ngất ngây tinh khiết của tình yêu thủa ban đầu:
Em xinh em đẹp lòng anh trẻ Dan díu cùng nhau giấc mộng đầu
( Tình điên)
Ấm áp,ngọt ngào như một lời hẹn ước của tình đầu đắm say:
Chờ anh dưới gốc sim già nhé
Em hái đưa anh đóa mộng đầu
( Một chút tình)
Với Lưu Trọng Lư, cõi mộng không chỉ là chốn bồng lai như Thế Lữ, cũng không phải là thủa hồng hoang nơi không gian và thời gian ngự trị như
Trang 2520
Đinh Hùng, càng không phải là thế giới kì ảo hư Vũ Hoàng Chương Mà với thi
sĩ , mộng đồng nghĩa với huyền diệu, ngát hương tình và tỏa men say.Mộng
trong Tiếng thu thậm chí còn mang sắc màu rực rỡ,tươi tắn, đầy ấn tượng:
Mộng nở trong lòng sắc đỏ hoe( Mây trắng), Mộng vàng không kịp hái(
Mưa…mưa mãi).Có khi ta lại bắt gặp những giấc mộng kép hay mộng trong
mộng:Ta mơ trong đời hay trong mộng/Ta mơ trong đời hay trong mộng( Tình
điên)
Câu thơ có sự giăng mắc của sương khói và huyền ảo như mộng Với sự trùng phức của những hình ảnh chập chờn hư ảo Ảo hay mộng? Thực hay mơ?
Kỉ niệm đẹp hay nỗi đau vì đôi ngả tình đi có làm tác giả tỉnh mộng để quay về
với thực tại? Điều đó có lẽ chính thi sĩ cũng không biết chỉ biết rằng trong Tiếng
thu với sự xuất hiện dày đặc của mộng cho thấy tâm hồn thi sĩ luôn chìm đắm
trong tưởng tượng và mộng ước xa xăm Mỗi bài thơ trong Tiếng thu là một đóa
mộng mà thi sĩ đưa tay hái lượm lấy trong những bước phiêu du nơi hải hồ hay những cuộc phiêu du tình ái bằng trí tưởng tượng Những đóa mộng ấy kết thành
một chùm nguyện,một chùm thơ, là Tiếng thu- tiếng thơ của hồn mộng
1.1.1.5 Mộng với sầu, buồn với say
Trong Tiếng thu,mộng đã huyền ảo hóa những dòng thơ Thế giới của
Tiếng thu là một thế giới mộng Vì thế bản thân sự xuất hiện của từ mộng
không đủ để mộng hóa Tiếng thu.Chất mộng ấy được thoát thai từ hồn thơ bảng lảng, chập chờn sương khói Lưu Trọng Lư Đọc Tiếng thu có những bài rất
mộng nhưng lại không hề có một chữ mộng ( mơ) nào Tiếng thu có những bài
thơ sắc nét hiện thực nhưng lại là hình ảnh của cõi mộng ( Nắng mới) Mộng
chuyển hóa những dòng thơ trong nỗi sầu mênh mang và cái say sưa chuyênh
choáng Sầu ,buồn và say là những biểu hiện trong Tiếng thu
Mộng bao giờ cũng gắn với sầu buồn:
Trong văn chương lãng mạn nói chung, sầu- buồn được coi là một tâm
bệnh của thời đại.Có lẽ vì thế mà: “ Thơ mới vừa cất tiếng chào đời đã buồn
Trang 2621
ngay từ trong bản chất” [8.118] và cái sầu trở thành lí tưởng thẩm mĩ của các
nhà thơ lãng mạn
Họ quan niệm buồn là thích hợp nhất cho thơ ca Nếu Huy Cận cho rằng:
“Đẹp bao giờ cũng hơi buồn” [8.118] thì với Lưu Trọng Lư: “ Buồn sầu đối với
tôi trùng nghĩa với cái đẹp” [31.303] Vì thế mà buồn ,sầu cũng là âm hưởng
chủ đạo trong Tiếng thu góp thêm một âm thanh não nề, da diết cho bản nhạc
sầu của thơ ca lãng mạn (1932-1945) Tuy nhiên với điệu hồn rất riêng, cung
đàn Tiếng thu hoàn toàn khác lạ với những cung đàn khác Nếu Xuân Diệu
trống trải cô đơn vì cuộc đời không chiều chuộng, tình yêu chẳng đợi chờ Chế Lan Viên tuyệt vọng trong cõi lòng khép kín, Hàn Mặc Tử rên xiết trong cõi đau đến tan nát cả xác hồn, thì nỗi sầu mộng trong thơ Lưu Trọng Lư chỉ là nỗi sầu
mộng vấn vương tê tái như Vũ Ngọc Phan đã cảm nhận: “ Lời thơ của tác giả
Tiếng thu là những lời buồn thảm,réo rắt làm xáo trộn hồn người ta một cách
rầu rầu như tiếng của mùa thu” [42.672]
Trong Tiếng thu sầu thấm vào tất cả mọi cung bậc của sự sống, vì thế sầu
trở thành định nghĩa của rất nhiều sự vật: mắt sầu, gối sầu,tóc sầu, trăng sầu…Với tâm hồn buồn thương man mác, những vần thơ Lưu Trọng Lư thường ghi dấu những nỗi buồn khắc khoải tâm tư, những tiếng thở than cho cuộc đời
buồn thảm Vì thế sầu- buồn trong Tiếng thu chủ yếu là xuất hiện với tư cách là
tâm trạng của những nhân vật trữ tình
Sầu- buồn đi đôi với mộng nên sầu- buồn đậm đặc Thường xuyên nhất là sầu tỉnh mộng:
Giật mình ta thấy đôi bồ lạnh Mộng đẹp trong chăn đã biến rồi
Trang 2722
Con người mơ mộng ấy thường xuyên giật mình trước thực tại:
Giật mình ta mới nhớ ra Giật mình ẵm phải cái nhà không gian
( Giang hồ)
Sau những phút giây giật mình ấy vì không có lí tưởng soi sáng, không biết bấu víu vào đâu nhà thơ lại chìm sâu vào buồn chán và coi mối sầu như là nghiệp dĩ:
Hãy như chiếc sao băng băng mãi
Để buồn ,buồn mãi không thôi
(Một mùa đông)
Thậm chí thi sĩ còn xem như là một lạc thú:
Hãy lịm người trong thú đau thương
(Tình điên)
Nỗi buồn sầu lan tỏa, thấm đẫm vào cảnh vật, không gian , thời gian:
Nàng đi ôm mối sầu vô hạn
Vô hạn sầu tràn khắp cỏ cây
Hiện tại cũng buồn:
Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh
( Thơ sầu rụng)
Trang 2823
Nhìn ra thiên nhiên lại càng buồn:
Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn Sóng cây gió gợn trời bao la sầu
( Bao la sầu)
Cảnh vật trước mắt thi nhân buồn thê thảm:
Từng nhà đây đó hẹn nhau buồn
(Điệu huyền)
Chìm đắm trong sầu buồn, coi sầu buồn là nghiệp dĩ để rồi một ngày kia, trong cơn mưa dai dẳng của xứ Huế, thi sĩ ngồi tính sổ quãng đời trai trẻ của mình và thấm thía nỗi đau nhân thế, nuối tiếc và xót xa những ngày tháng tuổi trẻ bơ vơ:
Mưa chi mưa mãi Buồn hết nửa đời xuân Mộng vàng không kịp hái
( Mưa…mưa mãi)
Đời thực là thế nhưng cả ngay trong mộng mị thi nhân cũng không thoát
khỏi nỗi sầu Mộng đẹp nhiều khi chưa tan, thi nhân đã cảm thấy “hiu hiu mộng
tàn” Đã thấy:
Dưới nước lâu đài tan tác vỡ Bên bờ trơ lại giấc mơ tàn
Thế giới mộng cũng héo rũ, mờ ảo,tàn tạ:
Đã héo lắm nụ cười trong mộng
Đã mờ mờ lắm bóng thân yêu
Đã lan tím cả cảnh chiều Trong hồn lặng đã hiu hiu mộng tàn
( Thú đau thương) Đến cõi tiên cảnh trong Tiếng thu cũng nặng nỗi sầu bi Thi nhân biến
Ly Dao thành người cô phụ đêm: “ Tuôn dòng lệ khóc trăng sầu” khiến Dương Quý Phi “ Nửa vạt sầu che vội mặt hoa” Tiên nữ thì mất hết cả niềm vui hạnh
Trang 2924
phúc, từ một tiên nữ mơ màng vì sầu đau mà tiều tụy hình hài, tan biến cả nhan sắc, cái tưởng như vĩnh cửu của thế giới tiên cảnh:
Nàng buồn rụng hết tóc Mỗi chiều ra vườn khóc
( Ngày xưa)
Trở lại cõi trần,thi sĩ lại vấp ngay phải nỗi buồn mây trắng Nỗi sầu biêng biếc hư hư, thực thực khó nắm bắt mang dấu ấn đặc biệt kì lạ
Đau đớn hơn là nỗi sầu của người cô phụ: “Buồn không về nuốt lệ” (
Vắng chàng), nỗi sầu bi ấy len đến cả cõi Phật:
Thẫn thờ ta lần trang chuỗi hạt
Mà như lần những hạt chua cay
(Bâng khuâng) Bằng tâm hồn sầu mộng, Lưu Trọng Lư đã gieo vào Tiếng thu một âm
hưởng sầu bi man mác với những dấu ấn, màu sắc kì lạ: Người trai trẻ sầu biêng biếc, người cô phụ sầu nuốt lệ, người thơ mang nỗi sầu ngàn dặm, tiên nữ ứa lệ , trời đất, trăng gió , cỏ cây vô hạn sầu Tất cả đều chìm trong cõi mộng
Không chỉ có nỗi sầu mộng trong Tiếng thu còn đa cung bậc: Khi dìu dặt,
vấn vương: “Dạ buồn lại thổi tiếng vi vu” ( Vắng chàng); khi tê tái, thấm thía :“
Vò võ ta se mấy đoạn sầu”( Một chút tình); lại có lúc nhẹ nhàng như heo may:
“ Ngang trời tiếng nhạn êm như mộng/ Lơ lửng âm thầm nhẹ cánh bay” ( Im
lặng); có khi đau đớn đến ứa lệ: “ Một mình ta tuôn thầm dòng lệ/ Gỡ mối sầu ta
tựa mấy đường tơ” ( Hồn nghệ sĩ) Song ở cung bậc nào nỗi sầu ấy cũng rất
khác biệt Đó là nỗi sầu mênh mang thường trực trong tâm hồn thi nhân Nỗi sầu của một tâm trạng cô đơn,mất phương hướng.Để sầu buồn nguôi ngoai như những thi sĩ lãng mạn khác, Lưu Trọng Lư cũng có lúc tìm đến men say như một
sự giải thoát
Trang 3025
Say bao giờ cũng đi liền với sầu- mộng
Trong Tiếng thu say xuất hiện ít hơn so với sầu - buồn Nhưng có say là
có sầu và mộng Hay nói một cách khác, say là cái cớ để nhân vật trữ tình bước vào sầu - mộng,để vùi trong quên lãng
Thơ Lưu Trọng Lưđã sẵn tình,sẵn mộng lại thêm say nữa làm cho mộng
và thực bị xáo trộn làm cho giọng thơ ngây ngất và người đọc dường như cũng say theo Đầu tiên,xin được nói đến cái say trong sầu mộng của thi sĩ trong bài
thơ: Say
Ước gì ta có ngựa say Con sông bên ấy ,bên này của ta
Trời cao ,bến lặng ,bờ xa
Lao đao gió sậy, la đà dặm trăng
Quẩy theo với rượu một vừng giai nhân
Ta say ngựa cũng tần ngần
Trời cao xuống thấp núi gần lên xa [22.41]
Trong thơ ca lãng mạn, say cũng là một nẻo đường thoát ly để tìm cảm
giác nồng cháy nguôi sầu trần gian Baudelaire kêu gọi: “ Hãy say đi, lúc nào
cũng phải say…để không phải thấy gánh nặng khủng khiếp của trần gian…bạn phải say…Nhưng say gì? Rượu? Thơ? Đạo đức? Tùy bạn”[8] Như vậy tìm đến
say chưa hẳn là một cách thoát li hoàn toàn buông thả, tiêu cực Vấn đề là say gì
và say như thế nào? Cũng là say nhưng mỗi nhà thơ có một trạng thái khác nhau Xuân Diệu say men tình ái,Vũ Hoàng Chương say trong đời ,say trong thơ, không mượn chén mà cạn chén, không chỉ say rượu mà say nhiều thú hoan lạc
khác để đem lại hi vọng khác cho mình là “quên” Còn say của Lưu Trọng Lư
lại gắn liền với giấc mộng giang hồ Say chén hoàng hoa với người kĩ nữ Say
mà lệ ứa, tim đau Say mà nào có thoát khỏi nỗi sầu bi,ai oán,đau xót của nửa
đời phiêu lãng Và như thế sau mỗi cơn say cái còn lại vẫn là sầu bi ai oán: “Hết
say vẫn bàng hoàng trong mộng/ Xót xa thay cái giống giang hồ”( Giang hồ)
Trang 3126
Trong thơ Lưu Trọng Lư, cái say ởđây không phải là rượu say, mà ông mượn cái say của phù dung nương Thi sĩ say men tình nhiều hơn men rượu, mà men tình mới là thứ men nồng nàn nhất, ngọt ngào nhất và cũng là chua chát
nhất ru hồn thi sĩ vào miền ảo mộng: Tình ấp trong gối/ Rượu tân hôn chưa uống
đã say nồng ( Còn uống chi nữa) Rượu chỉ là cái cớ để thi sĩ say men tình ái: Sá
gì hớp rượu say nồng/ Đợi gì mới nhấp rượu nồng mới say ( Giang hồ)
Thi sĩ thích giang hồ nhưng trong Giang hồ thì cái chất giang hồ lại không sâu nặng lắm bằng men say tình ái của người thi sĩ Phải chăng vì lẽ đó mà thi sĩ
luôn mơ tưởng đến bóng giai nhân, say vì đôi mắt màu nâu sóng sánh: Đôi mắt
em say màu sán lạn Say vì nét môi thơm nồng: Tuy môi em uống lòng anh say
Với thi sĩ màu mắt, màu tóc,màu môi của giai nhân là màu tuyệt diệu nhất ,là thứ men say mãi không thôi
Như vậy, cái say trong Tiếng thu rút cục cũng là say để mộng và say
trong mộng Say luôn đi với mộng, chúng là một cặp không thể tách rời Nhưng say và sầu luôn ám ảnh ,đeo đẳng nên thi nhân mới có nỗi buồn đắm say đến lạ
lùng kì ảo.Sầu – say- mộng đồng hành với nhau đem đến cho thế giới Tiếng thu
một không khí mơ màng sương khói Nhân vật trữ tình vì sầu mà tìm đến với mộng, nhưng mộng mà vẫn sầu nên phải tìm đến với say Say cũng không giúp thi nhân thoát khỏi mình nên lại quay về với khởi điểm Đắm đuối trong tình và trong mộng, mơ màng trong những cơn say, thi sĩ dường như trôi nổi giữa hai miền ảo thực và cứ thế triền miên trong cõi u hoài bảng lảng Chính điều này làm cho cõi mộng của Lưu Trọng Lư khác với chốn bồng lai ,tiên cảnh, một cõi tiên được Âu hóa trong thời thơ của Thế Lữ Mộng của Lưu Trọng Lư trong
Tiếng thu là một cõi mộng đang trôi dạt ở miền xa xăm nào đó với những giấc
mơ tình ái đầy xao xuyến vấn vương, đủ sức làmcon người xao động “ dù đã
khép chặt cõi lòng để sống một cuộc đời êm ấm” [57.287]
Trang 3227
1.1.1.6 Cái tôi tinh tế, nhạy cảm
Thơ Lưu Trọng Lư là tứ thơ gợi hình, gợi dáng cho tâm hồn cho cảm xúc cho trí tưởng tượng Hãy cùng thi nhân lắng nghe tiếng xào xạc của lá, tiếng
thổn thức của mùa thu trong thi phẩm Tiếng thu:
Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô?
“ Thu là thơ của đất trời, thu là thơ của lòng người” [17.28] Trong bốn
mùa có thể nói mùa thu là mùa ban tặng cho thi nhân nhiều áng thơ hay hơn cả
Với Xuân Diệu là: “Thu đến nơi nơi đông tiếng huyền”, huyền ở đây là tiếng
đàn- cây đàn vô hình và thế giới hư ảo ấy phải là mùa thu; bởi ấy là thứ âm thanh huyền diệu ấy được tấu lên từ lòng vạn vật Lưu Trọng Lư cũng cảm nhận
thu là những điệu huyền ấy Những điệu huyền bay lạc khắp thôn (Điệu huyền) Song Tiếng thu của Lưu Trọng Lư không chỉ là âm thanh riêng rẽ nào, cũng
không phải là tập hợp giản đơn của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong
lòng người và tiếng rạo rực của rừng già Tiếng thu là một điệu huyền của một
bản hòa ca vừa mơ hồ, vừa hiển hiện nỗi xôn xao ngấm ngàm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao của hồn thi nhân:
Em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xào xạc
Tiếng lá rơi xào xạc gợi âm thanh trầm đục với vẻ thâm u ,bí hiểm, huyền
bí của đại ngàn Chỉ với tín hiệu duy nhất là xào xạc “ âm thanh của lá rừng
thực sự đã là sứ giả của vương quốc thu huyền bí, là phát ngôn chính thức và
Trang 3328
hàm súc của Tiếng thu”[17.29] Cùng với nó là thổn thức của tạo vật, nổi rạo
rực của lòng người đã cộng hưởng thành nỗi xôn xao , mênh mang đang rung lên trong lòng của đất trời Và như thế Lưu Trọng Lư đã thâu tóm được cái xôn xao của cả một thời đại thi ca
Thổn thức, rạo rực là những trạng thái nội tâm đầy xao xuyến, mãnh liệt
mà thầm kín Trạng thái tinh thần đó, người ta chỉ có thể nghe bằng chính hồn mình.Giữa đêm thu vàng, thi sĩ đã lắng nghe , đã cảm nhận được những xao động của đất trời được tấu lên từ lòng người và vạn vật.Người thơ ấy , như nghe được tiếng dội của chính lòng mình giữa đất trời mênh mang Từ đó điệp
khúc : Em không nghe? vang lên như một lời mời gọi sự sẻ chia của cái tôi thi
sĩ Như vậy , Tiếng thu còn là tiếng của một cõi lòng đơn chiếc, bơ vơ Nó trở
thành một cung đàn da diết ám ảnh hồn người Thiếu đi sự tinh tế , sâu lắng và một cảm quan nhạy bén thi sĩ sẽ không bao giờ nắm bắt được cái âm thanh huyền diệu ấy
Với khả năng diễn tả một cách tinh tế những cảm xúc mơ màng, bàng bạc lan tỏa đến mọi ngõ nghách của tâm hồn, nghe tiếng sa quay đều đều, tác giả cảm nhận được nỗi buồn lan tỏa mênh mông theo dòng thời gian:
Năm năm tiếng lụa se đều Ngày ngày lạnh rớt gió vèo chân mây
Nhẹ bàn tay ,nhẹ bàn tay Mùi thơm hàng xóm bay đầy mái đông
( Thơ sầu rụng)
Cái thẫn thờ khi nghe một tiếng đàn ngừng giữa nhịp:
Hoa lan quên nở bên giàn Nhớ ai em để tiếng đàn ngừng đưa
( Đã khuya rồi)
Từ nỗi sầu biêng biếc trong mắt chàng trai trẻ ( Mây trắng) cùng cái
mênh mang trong mắt cô dâu trẻ sực nhớ quê nhà giọt lệ tuôn ( Điệu huyền) , đến nỗi đau âm thầm dạ thổi tiếng vi vu của người cô phụ ( Vắng chàng); Đến
Trang 3429
khoảnh khắc dịu dàng của một chiều mộng chàng văn nhân và người thiếu nữ
quên phận mơ về thế gia ( Chiếc cáng diều)…Những khoảnh khắc tâm trạng,
những cảm xúc mơ màng đó vừa lan tỏa, vừa ngưng đọng trong thế giới mộng
ảo Tiếng thu: “ Nó gieo nhè nhẹ, chìm chìm tong hồn ta những lúc thê lương
hay buồn dịu Nó âm thầm và nỉ non khi mới đến cõi lòng ta, vang vang rồi mơn man đến muôn vật, mà gây nên một cảnh đìu hiu mà lặng lẽ, nó là những tiếng trong suốt ngân nga như tiếng sếu lưng trời sắp vào đông” [42.637]
Bằng thi cảm của người nghệ sĩ, Lưu Trọng Lư đã nắm bắt được sự sống đầy bí ẩn, đầy xôn xao trong lòng thiên nhiên tạo vật với những biến đổi tinh vi- một thế giới vừa mơ hồ vừa hiển hiện Thế giới huyền diệu Nó là tiếng thổn thức ,rạo rực của đất ,của trời và của cả hồn người Đó là tiếng xào xạc của lá, tiếng ngân dài của ánh trăng và cả tiếng chân của chú nai ngơ ngác đạp trên lá vàng khô Tất cả là sự cộng hưởng như đồng vọng của hồn người thi sĩ nơi cảm nhận những trạng thái huyền hồ bí ẩn của lòng người
1.1.1.7 Cái tôi phiêu lãng với những giấc mộng giang hồ
Chìm đắm trong mộng tưởng với các cuộc tình đứt nối của giấc mơ tình ái, cái tôi trữ tình Lưu Trọng Lư còn mải miết phiêu diêu trong giấc mộng giang hồ
Là người ưa cuộc sống giang hồ xê dịch ( theo cách nói của Nguyễn
Tuân) , ngay từ thuở ấu thơ, gió cát nơi con sông Nhật Lệ đã vã vào tâm hồn cậu
học trò trường tỉnh một thú giang hồ.Khi bước chân vào đời ông đã trải qua những cuộc phiêu lãng vô định, ông viết:
Ôi bé bỏng một tấm thân người Một chiếc thuyền nan giữa hai bờ sống chết [31]
Đúng là: Lênh đênh giữa hai bờ sống chết Tuổi trẻ đã trải qua nhiều phen
lận đận, những ước mơ, những hành động đẹp đến trong đời chỉ thoáng qua rồi dừng lại ở bế tắc Việc ra đi đột ngột của người mẹ để lại trong lòng đứa trẻ lên mười nỗi kinh hoàng về sự sống chết ở cõi đời là mở đầu chương nước mắt cho
thi sĩ Vì thế Lưu Trọng Lư viết “ Không phải thân thế tôi chỉ giang hồ trong
Trang 35Tiếng gà lại rộn trong thôn Khoan đừng tơ tưởng vợ con chuyện nhà
Giờ này con của đôi ta Rượu giang hồ ấy còn pha lệ người
Cùng chìm đắm trong thú vui tục lụy:
Phút giây ấy ta mình ngây ngất Bỗng con thuyền buộc chặt rời cây
Nhưng cuộc vui nào cũng có giới hạn, không tránh khỏi mệt mỏi và ân hận, chén rượu dâng mời đã bị khước từ:
Đêm ấy rượu nàng ta không uống
Từ sau thề không uống rượu ai
Tiếng gọi giang hồ đã lùi bước trước cuộc sống gia đình Đúng là một
cuộc đấu tranh tư tưởng Nhà phê bình Lê Đình Kỵ đã nhận xét: “ Ở Lưu Trọng
Lư , trọng tâm bài thơ không phải ở phía gái giang hồ mà ở đằng trai Có đối thoại không phải ở hai nhân vật mà chỉ là mâu thuẫn của nhà thơ đeo trao cho nhân vật”[22.166]
Trông nàng đã nhạt màu son Giật ta nhớ vợ con ở nhà
Từ đấy chẳng bao giờ phiêu lãng Niềm thê nhi ngày tháng quen dần
Trang 3631
Cũng như Nguyễn Bính, không thể tìm được sự đồng cảm ở những mối
tình giang hồ vật vã:Tôi rờn rợn lắm giai nhân ạ/Đành phụ nhau thôi kẻo đến
ngày
Tiếng gọi của gia đình đã thắng thế Nhưng thi sĩ lại vấp phải bi kịch tinh thần của một tâm hồn thích phiêu du Về với gia đình nghĩa là về với hiện thực tẻnhạt tầm thường Thật đáng sợ với những tâm hồn lãng mạn! Thi sĩ lại dằn vặt, day dứt, cái day dứt của người chót mang cái cốt cách giang hồ trong máu thịt
mà phải:
Ngoan ngoãn như con cừu non dại
Cỏ trong vườn cắn mãi vẫn còn ngon
Đỡ lấy chén rượu mà xót xa cho kẻ sống trong vòng tay yêu thương gia đình mà tâm hồn vẫn phiêu du nơi chân trời góc bể Cuối cùng mâu thuẫn được giải quyết, tiếng gọi nơi hồ bể đã đủ sức lay chuyển,chàng đã dứt áo ra đi ,bởi:
Giang hồ kiếp ấy trọn đời phiêu linh
Hay:
Thôi rồi ra chốn nước non Lồng son lại để sổ con chim trời Thú hồ bể quyến mời du tử Niềm thê nhi khôn giữ được người
Cái tôi đã rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát Khi sống một cuộc đời lênh đênh phiêu bạt thì cần một chỗ trú chân… nhưng khi với tổ ấm với trăm sự giàng buộc thì lại tù túng Đó là cảm giác chòng chành không nơi nương tựa, không chốn đi về, cô đơn và ghê lạnh mà nhân vật trữ tình đã nếm trải trên bước đường phiêu du
Là người mang cái cốt giang hồ Lưu Trọng Lư rất sùng bái Nguyễn Tuân
Trong tập hồi kí : Nửa đêm sực tỉnh ông viết: “Nguyễn Tuân cách nhà tôi mấy
phố…Nguyễn Tuân không biết từ lúc nào đã sáng tạo ra hai chữ “xê dịch” thay cho hai chữ “giang hồ” của tôi[31.45] Lưu Trọng Lư đã từng xê dịch theo
Nguyễn Tuân vào Quỳnh Lưu rồi lang thang ra Thanh Hóa uống rượu, ngắm
Trang 3732
mây trôi bất chấp sự phản đối của gia đình Nhưng khác với Nguyễn Tuân, nhà
văn chủ trương xê dịch để thay đổi thực đơn cho giác quan để: Mỗi ngày được
say rượu tối tân hôn Lưu Trọng Lư có giang hồ song thi sĩ phiêu du trong thơ là
chính chứ trong cuộc đời có được bao nhiêu Khi đắm mình trong thế giới giang
hồ phiêu lãng ông vẫn nhiều lần sực tỉnh, ân hận nhớ về niềm thê nhi.Thơ Lưu Trọng Lư không viết về thú giang hồ mà cái chính là giấc mộng giang hồ Trong những giấc mộng đó có cả những cuộc tình thơ mộng, gom góp tất cả những dư
vị ngọt ngào, đắm say và cũng không tránh khỏi những đau đớn của nó Những giấc mộng ái tình đó, đưa thi sĩ đến bến bờ xứ lạ, nơi không vướng bận những lụy tục trần ai Nó là hiện thân cho sự khát vọng vượt ra khỏi những gò ép của cuộc sống thực, vươn tới thế giới lãng mạn ,bay bổng
Cái tôi thi sĩ thường mơ mộng thấy mình rong ruổi trong những giấc mơ
với những bóng giai nhân: Nàng tiên nữ động Quỳnh Diêu, Người sơn nữ,
Người thiếu nữ ở bến Sơn Ngân, Cô bé nhà bên, Cô gái mang tên Mây chiều và người em sầu mộng Cùng đi đến chốn xa xôi,nơi tuyệt vời:
Như con bướm trắng tiết xuân thiên Thấy non sông đẹp dừng một phút
( Túp lều cỏ)
Thi sĩ ví mình như con bướm du xuân, như mây bốn phương trời, không gắn bó với trần thế , cứ phiêu du trên những con thuyền mộng bơi trong những không gian thăm thẳm một màu lơ để đến một miền xa xôi ,huyễn hoặc bằng trí tưởng tượng và những giấc mộng hão hờ
Giai nhân gắn với mỹ cảnh, với những giấc mộng huy hoàng của con người lãng tử Giấc mộng đó trên bước đường phiêu du,thi sĩ từng gặp Nhưng mộng đẹp chỉ thoáng qua cũng như những mối tình cứ thay nhau đứt- nối rồi vỡ vụn để lại trong lòng nhân vật trữ tình nỗi thất vọng đau đớn
Trong thế giới Tiếng thu, cái tôi phiêu lãng của tác giả mang dáng dấp
của một lữ khách giang hồ mải chơi nơi hồ hải Không có dáng dấp của người chinh phu dấn bước truân chuyên khắp nhân gian mang chí nặng bốn phương từ
Trang 3833
chối cả tình yêu, hạnh phúc riêng tư như Thế Lữ Không có cái bi phẫn mang dấu ấn thời đại như Nguyễn Bính, cũng không bâng khuâng khó hiểu như Thâm Tâm, mà người giang hồ trong Lưu Trọng Lư người giang hồ chở lữ khách lắng
hồn thơ- người kỹ nữ trên thuyền, dốc bầu uống cạn trong lúc “Trăng vàng ở
cuối non tây ngậm buồn” Không gắn bó với cuộc sống gia đình, cái tôi Lưu
Trọng Lư dấn thân vào gió bụi Song cái tôi của Lưu Trọng Lư thấp thoáng lý thuyết xê dịch của Gide, ra đi không có quyết tâm hăm hở lập công, mà đi chỉ để
đi, thậm chí không biết về đâu và thậm chí chẳng có mục đích phương hướng gì Chỉ là một khách tình si phiêu lãng Như vậy, con người lãng tử Lưu Trọng Lư mang chút hơi hướng phương Tây Chính hơi hướng phương Tây này làm cho những cuộc trở về của lữ khách thật bâng khuâng:
Ta còn thấy bóng trẻ thơ ngây
Xe chồn gối mỏi trở về đây Trên đường hiu quạnh khách đau mỏi Chán nản hung hăng nện gót giày
héo” Rút cuộc phiêu du,mơ mộng cũng chỉ là hư ảo Thi sĩ vẫn rơi vào cô
đơn,đớn đau tê lạnh:
Đêm nay họa có mình ta Đốt hương trầm cũ nhờ ma dạo đàn
( Giang hồ)
Với trí tưởng tượng kỳ diệu, cái tôi trữ tình đã xóa nhòa danh giới giữa thực và ảo, xưa và nay Vì thế ở Lưu Trọng Lư chuyện đời bao giờ cũng mộng,
mà mộng tình bao giờ cũng thực Song dù là chuyện mộng hay chuyện đời “ Thơ
Lư bao giờ cũng thành thực một cách cảm động” [57.285]
Trang 3934
1.1.2 Cái tôi cô đơn
Nói về tập thơTiếng thu là nói về một thế giới mộng ảo, thi sĩ ngụp lặn
trong một không gian bao la không có giới hạn, một thời gian không thể xác định Với những nhân vật trữ tình đầy hư ảo, có thể là người tiên nữ,sơn nữ, thiếu nữ, cô bé nhà bên,người em sầu mộng…Trong cõi mộng họ cùng nhau dung dăng đến những chốn xa xôi, nơituyệt vời:
Như con bướm trắng tiết xuân thiên Thấy non sông đẹp dừng một phút
( Túp lều cỏ)
Thi nhân như con bướm giữa vườn xuân thả sức rong chơi chẳng vướng bụi trần, mặc kệ trần ai bi lụy Cứ thế thi sĩ phiêu du cùng các giai nhân trên con thuyền mộng giữa không gian đẫm một màu mơ Trong giấc mộng hão hờ ấy, dường như không biết đến sự chấm dứt,không có hồi kết Giai nhân cùng với mĩ cảnh, người quân tử còn mơ gì hơn nữa,thỏa sức mà phiêu du Nhưng rồi mộng đẹp có còn mãi, những cuộc tình rồi cũng đến lúc nhạt phai, cũng đến hồi đứt nối, vỡ vụn để lại trong lòng thi nhân nỗi thất vọng sầu đau Cuộc đời là vậy ,chẳng có gì là vĩnh cửu, dù thi sĩ đã xây cho mình một lâu đài mộng ước,với biết bao kì thú chỉ có trong tưởng tượng, và những điều đó chỉ có ở trong mơ với một trí tưởng tượng tuyệt vời Và điều này dường như bẩm sinh, thiên phú đã phôi thai từ trong đất trời,máu thịt mẹ cha, rồi được hoài thai trong con người thi
sĩ Để rồi một mai người mẹ với nụ cười đen nhánh sau tay áo ra đi, đã để lại
trong lòng thi nhân một thế giới buồn - nỗi buồn đau thuở thiếu thời ấy, đã ám
ảnh khiến thi nhân buồn mãi không thôi Để “ Trăng vàng ở chốn non tây ngậm
buồn” Dù thi sĩ vẫn luôn mường tượng, mong muốn: “ Mỗi ngày được say rượu tối tân hôn” Nhưng rồi mọi thứ cũng đến hồi kết,khi sức nặng củatình cảm gia
đình đã thắng thế: “ Uống chẳng lỡ ra lỗi hẹn/ Mà từ nan đạo vợ chồng” Nguồn
cảm hứng của thi nhân là các giai nhân trong mộng nay trở về với gia đình có nghĩa là các mối tình trong mộng đã chấm dứt, các giai nhân bỏ thi nhân mà đi, giấc mơ phiêu lưu tình ái đã hết Con thuyền yêu chòng chành trở về bến trong
Trang 4035
cô đơn ghê lạnh đã làm nên cái tôi cô đơn Lưu Trọng Lư Chính cái tôi cô đơn Lưu Trong lư đã tạo nên sự khác biệt và làm nên phong cách Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới
1.1.2.1.Giấc mơ tình ái của nhà thơ
Lưu Trọng Lư có một mạch thơ tình thắm thiết chảy từ Tiếng thu Khi
nói đến thơ tình Lưu Trọng Lư, người ta nghĩ ngay đến những vần thơ đắm đuối,thiết tha Tất cả đều chìm đắm trong một thế giới ảo mộng Không sôi nổi,đắm say như thơ tình Xuân Diệu, không có cái trong trẻo nhẹ nhàng như Huy Cận, cũng không có cái đam mê vật chất cuồng nhiệt như Vũ Hoàng Chương Lưu Trọng Lư đắm đuối trong tình và mộng, thơ ông trong tình có mộng và trong mộng lại đẫm tình Hay nói một cách khác, cùng với những giấc mộng huyền diệu thơ Lưu Trọng Lư là những giấc mơ tình ái với tất cả những cung bậc đắm say, êm đềm và đau đớn của nó
Là một người sống với nhiều nội tâm hơn ngoại giới Tình yêu trongthơ là tình trong mộng nên luôn có cái đắm say, mơ màng, nhưng cũng rát dễ tài phai, rơi rụng Vì mộng đẹp thường thoáng qua chỉ để lại dư vị bâng khuâng tiếc nuối Hạnh phúc nếu có cũng không thể bền lâu và khi đã qua rồi chỉ là những kỉ niệm ban đầu trong sáng chỉ khiến người ta thêm xót lòng
Trái tim với một tình yêu thầm kín, mộng mơ không dám thổ lộ, để rồi vì một lí do này hay lí do khác, người yêu xa vắng thi nhân ngàn đời thở than, tiếc
nuối Một mùa đông là một câu chuyện tình dở dang như thế:
Yêu hết một mùa đông Không một lần đã nói Nhìn nhau buồn vời vợi
Có nói cũng không cùng
Rồi tình yêu như con tàu rời bến:
Em ngồi bên song cửa Anh đứng ở tường hoa