1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm hồi kí của các nhà thơ Lưu Trọng Lư - Huy Cận - Xuân Diệu

100 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu Đặc điểm hồi kí Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu của chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé làm sáng rõ những đặc trưng nội dung và hình thức của thể loại này qu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội-2010

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

Mục lục………

PHẦN MỞ ĐẦU

L

2 Lịch sử vấ

2.1 Nghiên cứu khái quát về sự nghiệp của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu

2.1 Nghiên cứu về hồi kí của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu

3 Đố ượ g v p ươ g p áp g ê ứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp

3.2.2 Phương pháp khảo sát thống kê

3.2.3 Phương pháp so sánh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu v ó g góp ủa luậ vă

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.2 Đóng góp của luận văn

5 Cấu trúc nội dung luậ vă

C ươ g : Khái quát v hồi kí

1.1 G ớ uyế v ể l ạ ồ k

1.1.1 Định nghĩa hồi kí

1.1.2 Quan niệm về hồi kí của người viết

1 2 Hồ k r g vă V ệ Nam ệ ạ ………

1

4

4

4

5

6

7

7

8

8

8

8

8

8

8

8

9

9

9

13

17

Trang 4

3 Hồ k ủa Lưu Tr g Lư, Huy Cậ , Xuâ D ệu………

C ươ g 2: Đặ ểm ộ u g ủa ồ k Lưu Tr g Lư, Huy Cậ , Xuâ D ệu ………

2 G a ả v uổ ơ………

2.1.1 Hình ảnh người mẹ và người cha thân yêu ………

2.1.2 Gương mặt những người thân và những câu chuyện đáng nhớ của tuổi thơ

2.2 Tháng ng y và ữ g gườ bạ quý………

2.2.1 Cuộc sống dưới mái trường………

2.2.2 Những người thầy tài năng và tâm huyết………

2.2.3 Những người bạn đáng quý ………

2.2.3.1 Nhà thơ Xuân Diệu………

2.2.3.2 Nhà văn Nguyễn Tuân ………

2.2.3.3 Nhà thơ Phạm Hầu ……….………

2.2.3.4 Những nhà văn cùng thời khác………

2 3 N ữ g mố ì ơ mộ g………

2.4 Quá trình sáng tác ………

2.4.1 Bức tranh đời sống xã hội ………

2.4.2 Quá trình trưởng thành và sáng tác ………

2.5 H ạ ộ g xã ộ ………

2.5.1 Nghề nghiệp ………

2.5.1.1 Nghề giáo………

2.5.1.2 Nghề báo………

2.5.1.3 Viên chức………

2.5.2 Công tác cách mạng ………

22

26

26

26

31

33

33

36

38

39

41

42

44

46

53

53

59

61

61

62

64

65

66

Trang 5

C ươ g 3: Đặ ểm g ệ uậ ủa ồ k Lưu Tr g Lư, Huy Cậ ,

Xuâ D ệu ………

3.1 Ng ệ uậ ẫ ắ , l ê ………

3 2 G g ệu rầ uậ ………

3.2.1 Giọng trữ tình thấm thía ………

3.2.2 Giọng điệu ngọt ngào ………

3.2.3 Giọng suy tư, triết lý………

3 3 Ngô gữ rầ uậ ………

3.3.1 Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh ………

3.3.2 Ngôn ngữ đan xen giữa lời kể, lời cảm và miêu tả………

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68

68

72

74

77

79

82

83

89

95

97

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hồi kí phát triển mạnh mẽ ở Phương Tây từ thế kỉ XIX và đã trở thành một thể loại văn học Việt Nam vào những năm 30, 40 của thế kỉ XX Sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội về tất cả mọi mặt, sự giao lưu văn hóa Đông Tây trở nên gần gũi và sâu rộng hơn bao giờ hết đã thúc đẩy tinh thần dân chủ phát triển Nhu cầu bộc lộ bản thân, hoặc trình bày thẳng thắn những suy tư, quan điểm được tự do thoải mái hơn trước Hồi kí như một dòng sông âm ỉ chảy theo dòng phát triển xã hội khi nhiều người có nhu cầu viết về mình Người ta có quyền nói

ra tất cả sự thật mà họ biết, đã trải qua, hay đã được chứng kiến; có quyền lên tiếng đánh giá sự việc, hiện tượng nào đó theo cách nhìn của cá nhân Hồi kí là thể loại hữu dụng được lựa chọn, vì không thể loại văn học nào cho phép người biết tự do trình bày kí ức, tâm tư, tình cảm của mình như hồi kí Viết hồi kí, cũng không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, lĩnh vực hoạt động Người viết có thể là chính trị gia, ca sĩ, diễn viên, người mẫu, nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học…thậm chí có thể là một cá nhân vô danh nào đó nhờ các trang báo điện tử, diễn đàn mạng đăng tải Sự xuất hiện của các tác phẩm hồi kí đều được dư luận chú ý Trong số đó, hồi kí do các nhà văn, nhà thơ, những người hoạt động ở lĩnh vực văn học nghệ thuật viết vẫn được độc giả quan tâm hơn cả Đề tài nghiên

cứu Đặc điểm hồi kí Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu của chúng tôi mong

muốn đóng góp một phần nhỏ bé làm sáng rõ những đặc trưng nội dung và hình thức của thể loại này qua các tác phẩm hồi kí của ba nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại

Trang 7

Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, là ba nhà thơ tiêu biểu, với ba phong cách riêng tạo nên sự phong phú cho thơ ca Việt Nam Trong cả sự nghiệp cầm bút, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu đã gặt hái được nhiều thành công và có

vị trí xứng đáng trong nền văn học nước nhà Xuân Diệu, Huy Cận được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I) năm 1996, đến năm 2000 – Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cũng có tên Lưu Trọng Lư Bên cạnh những vần thơ tha thiết, nồng nàn, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu cũng viết hồi kí như để tổng kết lại quãng thời gian cuộc đời đã qua Ki ức của bất kì ai cũng có những điểm tối và những ánh sáng lấp lánh Hồi kí của các ông bên cạnh những câu chuyện riêng tư vẫn đậm đà tư liệu xã hội Dù thơ ca mới là lĩnh vực sáng tác chính nhưng hồi kí vẫn mang dấu ấn phong cách đặc sắc của các nhà thơ Cùng những công trình nghiên cứu sâu sắc về sự nghiệp thơ văn của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, chúng tôi, muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định sự đa dạng trong sáng tác của các nhà thơ thông qua việc khảo

sát một số tác phẩm hồi kí: Những bước đường tư tưởng của tôi (Xuân Diệu – 1958), Hồi kí song đôi (Huy Cận – 1986), Mùa thu lớn (Lưu Trọng Lư – 1978),

Nửa đêm sực tỉnh (Lưu Trọng Lư 1987) Số lượng tác phẩm dù không nhiều

nhưng những cuốn hồi kí của các nhà thơ thực sự có một nội dung tư tưởng phong phú và đặc sắc về nghệ thuật

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Nghiên cứu khái quát về sự nghiệp của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân

Diệu

Là những nhà thơ lớn, có phong cách độc đáo, sáng tác của các Lưu Trọng

Lư, Huy Cận, Xuân Diệu rất được giới nghiên cứu phê bình quan tâm Số lượng công trình nghiên cứu về ba nhà thơ mới tài hoa này thực sự đồ sộ và phong phú

Trang 8

Dường như việc nghiên cứu về họ là nguồn không bao giờ cạn Sau gần một thế

kỉ xuất hiện trên văn đàn, cho đến nay Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu vẫn

là những chân dung được chú ý

- Thơ Lưu Trọng Lư – Những lời bình Mai Hương - tuyển chọn và biên soạn

Nxb Văn hóa thông tin, 2000

- Xuân Diệu – về tác gia và tác phẩm Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới

thiệu NXb Giáo dục, 1995

- Huy Cận – về tác gia và tác phẩm Trần Khánh Thành, Lê Dục Tú tuyển

chọn và giới thiệu NXb Giáo dục, 2000

2.2 Nghiên cứu về hồi kí của Lưu Trọng Lư – Huy Cận – Xuân Diệu

Hồi kí không phải là lĩnh vực sáng tác chính của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu Viết hồi kí với các nhà thơ chỉ là nhu cầu tâm lí, muốn được giãi bày, được sống lại một thời đã qua Những câu chuyện của các nhà thơ chính là nguồn tư liệu phong phú để người đọc hiểu thêm về bức tranh xã hội mà họ đã sống, về cuộc đời, về những tác động sâu sắc đến tư tưởng thơ văn của họ

Mùa thu lớn (1976), Nửa đêm sực tỉnh (1989) của Lưu Trọng Lư viết về kí

ức tuổi thơ và những mối tình thơ mộng, đã thu hút người đọc ở những câu chuyện cảm động và lối kể có duyên

Hồi kí song đôi (2000) được Huy Cận viết từ những năm 90 nhưng đến năm

2000 sau khi sửa chữa, bổ sung mới cho xuất bản Đây là hồi kí Huy Cận viết khi Xuân Diệu mất, ông đang ở Pari không về kịp Nỗi đau ấy ngoài Huy Cận không

ai có thể hiểu được Xuân Diệu đâu chỉ là đồng nghiệp mà trên hết Xuân Diệu với Huy Cận là người bạn thân thiết nhất Hai người như hai anh em sinh đôi Vì

vậy mà Huy Cận đặt tên hồi kí của mình là “Hồi ki song đôi” Cuộc sống và thơ

Trang 9

đã cho tôi người bạn thân nhất, cho tôi tâm hồn tri kỉ, tấm lòng tri âm nơi Xuân Diệu(…) Tôi đang viết hồi kí chung cho cả hai người…Phần hồi kí của Xuân

Diệu do Xuân Diệu kể lại với Hoàng Trung Thông và Tịnh Hà (em trai ông) nhưng được Huy Cận viết lại cho gọn lời và mạch lạc

Những bước đường tư tưởng của tôi (1959) được biết đến là tác phẩm tiểu

luận, phê bình Trong đó ông cũng kể lại một cách thành thực quá trình lột xác của mình, chuyển bờ tư tưởng, từ ý thức cá nhân, tiểu tư sản trở thành ý thức công dân, ý thức Cách mạng Cách mạng đã thay đổi đời và thay đổi thơ ông, đem lại cho ông cũng như nhiều nhà Thơ mới cuộc giải phóng thực sự về tư tưởng, hướng tới cái chung của Tổ quốc, của cộng đồng và nhân dân

Qua những trang hồi kí, các nhà thơ đã thể hiện được suy nghĩ của mình ở nhiều phương diện: nghệ thuật, xã hội và con người

Có thể nói rằng việc nghiên cứu hồi kí của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu còn là một đề tài mới mẻ, chưa được chú ý Nhưng chúng tôi hi vọng rằng sau công trình này sẽ có thêm nhiều nghiên cứu, chuyên luận cùng đề tài để hoàn thiện và làm phong phú hơn sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu cũng như của văn học Việt Nam hiện đại

Hiện nay chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào về hồi kí của ba nhà thơ Có chăng chỉ là một số bài báo nhận xét, đánh giá khi các cuốn hồi kí xuất bản, hoặc trong một vài bài báo nghiên cứu về hồi kí của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam nói chung có nhắc đến như:

- Đặc điểm của Hồi kí 1975-2000, Nguyễn Quang Hưng, (Tạp chí văn học

nghệ thuật, số 4.2006)

- Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới, Lý Hoài Thu, Tạp chí văn học nghệ

thuật số 10.2008

Trang 10

Vì thế hi vọng qua đề tài nghiên cứu này chúng tôi sẽ đem tới cái nhìn tương đối đầy đủ về số lượng hồi kí hạn chế của ba nhà thơ

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm nổi bật trong hồi kí của

các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu qua các tác phẩm Mùa thu lớn,

Nửa đêm sực tỉnh (Lưu Trọng Lư), Hồi kí song đôi (Huy Cận), Những bước đường tư tưởng của tôi (Xuân Diệu)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp

Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong việc nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở phân tích các dẫn chứng tiêu biểu, giá trị nội dung và nghệ thuật của các cuốn hồi kí chúng tôi sẽ khái quát đặc trưng nổi bật ở hồi kí Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu

3.2.2 Phương pháp khảo sát thống kê

Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát thống kê để có được những dẫn chứng cho việc nghiên cứu đề tài

3.2.3 Phương pháp so sánh

Để làm nổi bật đặc trưng ở mỗi cuốn hồi kí của các nhà thơ, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với các tác phẩm hồi kí của nhiều nhà văn, nhà thơ khác

4 Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn có gắng tổng hợp các thành tựu nghiên cứu trước đây về giới thuyết

về hồi kí Đồng thời, luận văn đi tìm hiểu nội dung của các cuốn hồi kí để tái

Trang 11

hiện chân dung người kể chuyện với các tư cách đời sống: con người nghệ sĩ, con người bình thường và nhân chứng lịch sử xã hội Cùng với khía cạnh nội dung, luận văn cũng làm sáng rõ đặc điểm nghệ thuật trong các cuốn hồi kí từ cách chọn lọc, dẫn dắt tình tiết, đến ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu trần thuật

4.2 Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần tạo một cái nhìn rộng mở, linh hoạt hơn về thể loại hồi kí, đồng thời có những đóng góp nhất định nhằm làm sáng rõ vị trí, đặc điểm của các nhà thơ ở thể loại này Có thể khẳng định, đây là công trình đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của hồi kí Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu

Từ những cuốn hồi kí được nghiên cứu, độc giả sẽ có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và con người của các nhà thơ thông qua những gì họ bộc lộ qua dòng hồi ức

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành ba chương:

Chương 1: Khái quát về hồi kí

Chương 2: Đặc điểm nội dung hồi kí của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân

Diệu

Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật biểu hiện hồi kí của Lưu Trọng Lư, Huy

Cận, Xuân Diệu

Trang 12

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỒI KÍ

1.1 Giới thuyết về thể loại hồi kí

1.1.1 Định nghĩa hồi kí

Theo 150 thuật ngữ văn học “Tác phẩm hồi kí là một thiên trần thuật từ

ngôi tác giả (“tôi” tác giả, không phải là tôi hư cấu ở một số tiểu thuyết, truyện ngắn), kể về những sự kiện trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến Hồi ký rất gần với nhật ký ở hình thức giãi bày, ở chỗ không dùng các thủ pháp cốt truyện, ở cách kể theo thứ tự thời gian, ở việc chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử” (1;155) Sách Từ điển văn học định nghĩa “Hồi kí: còn được gọi

là hồi ức ( ) Lời văn của hồi kí cốt xác đáng, trung thực, giàu suy nghĩ và cảm tưởng cá nhân” (10;319) Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm Hồi kí là ghi chép

dựa trên sự hồi tưởng lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người chứng kiến hoặc tham dự”, “là thể văn thuật lại những sự việc mà tác giả đã trải qua hoặc chứng kiến, phần nào có mối liên hệ với thời đại” (9;61) Như vậy, hầu hết các từ điển đều thống nhất cho rằng hồi kí có tính xác thực về sự kiện và tính chủ quan của người viết

Ở châu Âu, hồi kí ra đời sớm, từ thời cổ đại Hi Lạp phát triển liên tục ở các thời trung đại, Phục Hưng, Khai Sáng, cho đến hiện nay Trong văn học hiện đại, hồi kí là thể loại thông dụng, với rất nhiều tác phẩm nổi tiêng của các nhà văn tiêu biểu

Hồi kí vì thế trở thành nguồn cung cấp thông tin về tiểu sử, về tư liệu lịch sử,

xã hội Nhưng không phải tất cả hiện thực xã hội, hay tất cả tiểu sử cuộc đời đểu

có trong hồi kí mà chỉ những phần hiện thực thuộc về tầm nhìn, thuộc về quãng

Trang 13

thời gian mà người viết trực tiếp trải qua và thực sự mới được tái hiện Cho nên trong hồi kí, nhân vật chính, vẫn là cái tôi cá nhân của tác giả, người cung cấp

thông tin về con người, hiện thực quanh mình Như Huy Cận nói: Viết hồi kí là

sống lại một lần nữa cuộc đời mình, mà cũng là san sẻ cho người khác trong thiên hạ vui buồn của mình, thân phận của mình và phần nào những trải nghiệm dọc đời tôi đã sống Có nhiều nhà văn lớn viết hồi kí và không ít trường hợp, các

cuốn hồi kí đó đã trở thành sáng tác làm nên sự nghiệp văn chương của họ Hồi ký thường mang đậm tính chủ quan, các sự kiện được kể lại ở đây là ấn tượng của trí nhớ nhưng không phải lúc nào cũng chính xác và đầy đủ tuyệt đối

Kí ức luôn bị bao phủ bởi lớp sương mờ ảo của thời gian, cho nên đôi khi những

sự kiện, thông tin từ hồi kí còn mang tính phiến diện, chủ quan Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó những sự thiếu hụt về sự kiện, sự phiến diện đó lại được bù đắp bằng sự diễn đạt sinh động của tác giả Chính điều này đem đến cho hồi kí giá trị như một tư liệu của đương thời Do không đòi hỏi nhiều ở tính định hình cấu trúc

và định hướng thẩm mĩ nên một số tác phẩm hồi kí có mối quan hệ gần giống

với: văn xuôi lịch sử, truyện, chân dung văn học, tự truyện, nhật kí…Tôn trọng

tính chân thật về số liệu, thời gian, địa điểm hồi kí gần với văn xuôi lịch sử và có cốt truyện, tình tiết, đề tài cuộc sống như truyện Ở một phương diện nào đó, khi các nhà văn, nhà thơ viết hồi kí, nhớ lại về bạn bè, về đồng nghiệp thì hồi kí gần với chân dung văn học Nhưng phải nói rằng hồi kí giống với nhật kí và tự truyện hơn cả

Nhật ký là loại văn ghi chép hàng ngày, vốn thiên về tóm tắt sự kiện đang diễn ra trong chính cuộc sống thường nhật của người viết theo hình thức trần thuật ngôi thứ nhất số ít, có đáng số ngày tháng Nhật kí là sự ghi chép lại câu chuyện, cảm xúc của cá nhân, nó thường rất chân thành, không hề có yếu tố hư

Trang 14

cấu hay bịa đặt Nhật kí ghi lại những gì đã xảy ra, đã trải nghiệm được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc công bố ra dư luận Người viết nhật kí tôn trọng sự thật, nhưng cũng có cách đánh giá theo cảm nhận chủ quan của mình Nhật kí giống hồi kí ở chỗ không có sự cách biệt giữa thời gian viết và thời gian được nói tới

Tự truyện bao gồm cả yếu tố truyện (hình thức, một thể loại tự sự) và yếu tố

tự thân (nội dung, bản thân) của người của người viết truyện Tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lý giải cuộc sống đã qua của tác giả như một chỉnh thể, tạo nên những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh nghiệm của mình Người viết tự truyện có khi vận dụng hư cấu, thêm thắt hoặc xắp xếp lại các chi tiết của cuộc đời mình Nếu tác giả tự truyện thường tập trung vào quá trình hình thành

và lịch sử thế giới nội tâm của mình trong sự tương tác với thế giới bên ngoài, thì hồi ký thường lưu ý trước hết đến thế giới bên ngoài ấy, với những con người, cảnh quan đã được tác giả tiếp xúc, nếm trải Sự khó khăn trong việc phân định loại thể của tự truyện so với hồi ký sẽ chỉ được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học giải quyết với từng trường hợp cụ thể, tác phẩm nhấn mạnh ở khía cạnh tự truyện hơn hay hồi ký hơn, mà thôi

Trong thực tế sáng tác, hồi ký có thể được khai thác theo nhiều hướng Có tác phẩm chủ yếu nhằm miêu tả cuộc sống khách quan với những bức tranh xã hội rộng rãi mà người viết có dịp chứng kiến và thể nghiệm Tác giả ít nói đến mình, cái tôi như lui về bình diện thứ hai, còn nhân vật chính là quần chúng, là nhân dân

1.1.2 Quan niệm về hồi kí của người viết

Viết hồi kí là một nhu cầu chính đáng của con người nhằm kể lại cuộc đời của mình hoặc một giai đoạn lịch sử mà mình là nhân chứng tham gia

Trang 15

Hồi kí là thể loại đặc biệt Nó làm sống lại thời kì lịch sử mà tác giả đã trải qua với những dấu tích độc đáo về mọi phương diện của cuộc sống Hồi nghĩa là quay lại, trở lại Hồi kí nghĩa là ghi lại những sự việc, sự kiện thuộc về quá khứ

đã đi qua, nó là phần hồi ức, kỉ niệm sâu đậm của người viết Mọi câu chuyện trong hồi kí đề được khơi lại từ màn sương kí ức của tác giả

Hồi kí là một thể loại thuộc loại hình kí kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ, thuộc về cái đã qua Hồi kí có thể nặng về người hoặc việc, có thể theo dạng kết cấu - cốt truyện hoặc kết cấu – liên tưởng Trên cơ sở những ấn tượng của hồi ức, người viết hồi kí tiếp nhận và ghi chép lại hiện thực ở bình diện ngôi thứ nhất Vì vậy, hồi kí có thể không tránh khỏi phiến diện, mang tính chủ quan Theo quan niệm của nhà văn Tô Hoài, một người có rất nhiều tác phẩm hồi kí xuất sắc, muốn viết cho được hồi kí, người viết rất cần có sự dũng cảm và trung thực Trong cuộc sống bộn bề phức tạp, dám nhìn thẳng vào sự thật là một điều hết sức đáng quý Không phải ai cũng sẵn sang và đủ bản lĩnh để đối đầu lại với những cái đã qua đặc biệt là những cái đã qua mang ấn tượng không vui, không tốt đẹp Viết hồi kí, cũng như sáng tác các thể loại khác cần phải có tài năng, kinh nghiệm sống dồi dào được đào sâu tích luỹ từ hiện thực khách quan Nếu ai cho rằng viết hồi kí là dễ dàng bởi chỉ đơn thuần là trần thuật lại sự việc, biến cố,

kỉ niệm theo trí nhớ thì thật sai lầm Nhớ lại quá khứ thì dễ, nhưng làm sông dậy quá khứ ấy lại chẳng dễ chút nào

Trải qua biết bao nhiêu phong ba bão táp của lịch sử với cả vinh quang và cay đắng, con người càng muốn được viết lại, ôn lại kí ức Nhiều cái hồi trẻ ta thấy đúng thấy hay, về già lại thấy sai thấy xấu, đó cũng là đối cực tạo cảm xúc, nhu cầu muốn viết lại Thời đã qua đối với người đọc mọi thế hệ đều là kho thông tin

bí mật và giàu có để có thể hiểu sâu sắc hơn về xã hội về cuộc đời Hồi kí giống

Trang 16

như những thước phim quay ngược lại để “xem” lại những gì mình trải qua trong quá khứ Hồi kí ghi nhận lại dòng hồi tưởng, hồi ức bằng trí nhớ nhớ về những

sự việc đã xảy ra đối với bản thân trong quá khứ Tất nhiên chỉ những sự kiện thực sự có ấn tượng mạnh mới đủ sức in sâu đậm trong tâm trí người viết, ít có yếu tố hư cấu, thường kể ở ngôi thứ nhất Hồi kí rất gần với tiểu thuyết tự truyện khi cùng khai thác về cuộc sống của cá nhân mình và đem vào đó cuộc sống của nhiều người khác nữa Viết hồi kí là thêm một lần được “sống lại” như Lưu Trọng Lư đã nói Thời gian cuộc đời chẳng chờ đợi ai cả, chẳng cho ai cái quyền được thắm lại lần thứ hai Nhưng con người hoàn toàn có quyền cho mình cơ hội được là mình, được kinh qua lại những cảm giác xa xưa bằng cách hồi tưởng, bằng cách nhớ nhung Và tất nhiên bao giờ niềm thương, nỗi nhớ ấy cũng để lại trong tâm hồn chúng ta sự xót xa vì hoài niệm và nhớ tiếc, “tiếc nhớ những cái gì chỉ đến một lần mà thôi” (Lưu Trọng Lư) Tôn trọng và yêu thương quá khứ là tôn trọng và yêu thương bản thân mình Dù cái ngày đã qua nhiều tiếng cười hay thấm đẫm nước mắt nó vần là một phần không thể nào chối bỏ Soi vào kí ức là

để nhận ra mình, để được cùng buồn, cùng vui với cái ngày xưa

Mười năm trở lại đây, khi các tác phẩm văn học ít gây được tiếng vang đối với bạn đọc thì các cuốn hồi kí hay tự truyện xuất bản và không xuất bản lại tạo

ra một làn sóng xã hội mạnh mẽ Vậy tại sao hồi kí lại thu hút được đông đảo người viết và người đọc trong xã hội Việt Nam những năm gần đây đến như vậy?

Sự phát triển mạnh mẽ của nó có đơn thuần chỉ là sự a dua theo trào lưu hay thực sự

là nhu cầu tự thân của người viết?

Tất nhiên trước hết, viết hồi kí là một nhu cầu khách quan Nhưng không phải

ai, tác giả nào khi bắt tay viết hồi kí đều có sự suy xét kĩ về hiệu ứng dư luận khi hồi kí được tung ra Cho nên không phải cuốn hồi kí nào được xuất bản, hay

Trang 17

được truyền tải đến độc giả đều thực sự có giá trị Có những cuốn hồi kí tạo ra ấn tượng mạnh mẽ tác động vào lương tâm bạn đọc, có cuốn dựng lên sự choáng váng bởi nó vén mở một bí mật hay một nhân vật một sự thật nào đấy, và cũng

có những cuốn hồi kí u ám hận thù Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí đặc biệt là báo chí mạng (internet)…đôi khi lại trở thành công cụ hữu dụng cho những cuốn hồi kí “đen” Thực tế xã hội cho thấy,

có nhiều cuốn hồi kí, hay trang hồi kí ra mắt bạn đọc đem đến tranh luận gay gắt trong cộng đồng về nhiều vấn đề thậm chí cả những vấn đề liên quan bí mật quốc gia, hay bôi nhọ, xuyên tạc khía cạnh nào đó của lịch sử Không phải chưa từng

có cuốn hồi ki nào bị cấm xuất bản hay bị Cục Văn hóa thông tin cấm lưu hành (trường hợp hồi kí của Nguyễn Đăng Mạnh) Lịch sử vẫn diễn ra liên tục, người viết hồi kí mang sứ mệnh như một nhà sử gia, ghi chép và phản ánh chân thực đời sống xã hội này chứ không phải tô nhọ, bôi đen hay bóp méo, xuyên tạc sự thật, con người nào đó Nếu đi quá xa, người viết hồi kí không những sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người khác mà còn xúc phạm đến danh dự của người khác Khi viết hồi kí, không thể vì ý nghĩa cá nhân mà sao lãng mối quan hệ với đồng loại Khi ấy, chính người viết hồi kí sẽ trở thành “thủ phạm” bóp méo hình ảnh của mình Hồi kí dựa trên sự hồi tưởng của kí ức một cách khách quan góp phần xác minh khôi phục sự thật lịch sử, liên quan đến một thời đại, một cộng đồng lớn hoặc nhỏ, cho đến một nhóm người hoặc một cá nhân Trong những trường hợp nào đó, hồi kí nhằm đính chính lại những sai lầm về nhận thức quá khứ, trả lại công bằng và công lao đích thực cho những nhân vật bị lãng quên hay bị hiểu lầm, tìm lại chính xác nguyên nhân của những thất bại, những thiếu sót trước đây Như thế có thể thấy, hồi kí là một phương tiện hữu hiệu để con người bày tỏ quan điểm một cách công khai về chính bản thân mình cũng như về

Trang 18

người khác, để thực hiện trên diễn đàn công khai sự minh oan chính đáng cho những con người mà mình yêu mến, cảm phục Nhưng viết hồi kí cũng là một công việc thực sự khó khăn, bởi mấy ai can đảm nhìn vào sự thật một cách công tâm, khách quan, nhất là những sự thật phũ phàng Khi nói không đúng sự thật thì không phải là hồi kí nữa Viết hồi kí là đấu tranh với bản thân mình

Ở góc độ là một tác phẩm văn học, hồi kí là nơi để người viết giãi bày tâm sự, bộc lộ suy ngẫm của mình, có thể liên quan đến cuộc đời, lẽ sống và cả đến những vấn đề lớn lao của nhân loại, của đất nước Yêu cầu giãi bày hay bộc lộ này thường gặp ở những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sáng tạo nghệ thuật hay hoạt dộng chính trị - xã hội Rất nhiều người trong số họ đã để toàn bộ tâm sức còn lại vào những năm tháng cuối cùng của mình để có được một thiên hồi kí như cầu mong sự đồng cảm của người đời nay và cả người đời sau

Từ những trang hồi kí văn học của các nhà văn, nhà thơ bên cạnh tư liệu lịch

sử, cuộc sống chúng ta còn tìm thấy rất nhiều tư liệu quý giá về người viết như quá khứ tuổi thơ, gia cảnh gia đình, mối quan hệ bạn bè…Cái người ta mong đợi nhất ở một cuốn hồi kí chính là phần liên quan đến nghề nghiệp của tác giả trên nền chung của xã hội mà nghề đó có liên quan Đọc hồi kí của Tố Hữu, ta thấy ông đã khẳng định mình thuộc dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Hay

Lưu Trọng Lư tự đánh giá mình trong Nửa đêm sực tỉnh qua lời nhận xét của cụ

Phan Khôi về tập truyện ngắn “Người sơn nhân”: “Tôi là người viết truyện giỏi nhất, từ Hoàng Ngọc Phách đến Tự lực văn đoàn cũng không ai hơn tôi” Tô Hoài lại rất tâm đắc với câu nói về mình “Tôi vào nghề văn có trong ngoài ba mươi năm trước 1945, và viết như chạy thi”

Tuy nhiên vị trí của hồi kí chưa được chú ý nhiều Xuân Diệu cũng suy nghĩ

“hồi kí nước mình như một thửa ruộng bắt đầu cày; không ai, hay ít ai chịu viết

Trang 19

hồi kí trong khi ở các nước Âu Tây người ta đào sâu từng li, từng tí vào các kỉ niệm Các nhà văn ở nước mình ít ai kể lại tỉ mỉ về mình, cũng như thể người ta

ăn mía nhai dâp dập đã nhả bã Sống qua loa đại khái, chưa hút hết nước mía đã nhả bả rồi” (3;121)

Do đó, viết hồi kí và nghiên cứu về hồi kí cần được chú ý nhiều hơn nữa Một mặt để xây dựng được kho tư liệu sử quý giá, một mặt để có định hướng phát triển với tương lai Hồi kí tập trung vào cái đã qua, vào ấn tượng của quá khứ nên tất nhiên nó sẽ phản ánh, phong tục tập quán, hay đặc điểm cuộc sống của con người và xã hội thời đó Đấy là nguồn tư liệu xác đáng và vô cùng dồi dào, phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu lịch sử, xã hội, văn hoá… khi nó thực

sự có giá trị và tuân thủ đúng chức năng của một tác phẩm văn học: nhận thức – giáo dục – thẩm mĩ

1.2 Hồi kí trong văn học Việt Nam hiện đại

Viết hồi kí là một nhu cầu chính đáng của mỗi người khi muốn kể lại cuộc đời của mình hay kể lại một giai đoạn lịch sử đáng nhớ nào đó mà mình là nhân chứng Đại hội Đảng năm 1986 không chỉ đặt gạch dấu đầu tiên cho sự nghiệp Đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực xã hội mà còn đặt ra vấn đề đổi mới văn học nước nhà Không phải ngẫu nhiên mà từ cuối những năm 1990 của thế kỉ XX thể loại hồi kí lại phát triển nhanh mạnh đến thế Sự ra đời hàng loạt tác phẩm hồi kí đặc biệt của các nhà văn, nhà thơ đã tạo nên không khí vô cùng sinh động cho văn học Việt Nam Nhiều sự kiện văn học, nhiều số phận cùng vô vàn vấn đề phức tạp của quá khứ gần xa…được trải lên mặt giấy

Có người viết để tái hiện một thời đại lịch sử với những nhân vật của thời đại

đó Có người viết để suy ngẫm hay độc thoại với chính mình Có người viết để tôn vinh, để bày tỏ tình cảm với người khác…Có nhiều tác phẩm được xuất bản

Trang 20

tạo được một ấn tượng mạnh mẽ với người đọc Nhiều cuốn hồi kí đã xuất bản từ lâu khi tái bản vẫn được độc giả yêu mến đón nhận Cho đến nay, số lượng hồi kí trong văn học Việt Nam hiện đại là vô cùng đồ sộ và phong phú, bao gồm cả những tác phẩm được xuất bản thành sách và hàng trăm trang hồi kí đăng tản mát trên các báo, tạp chí…đã tạo nên bức tranh sinh động trong nền văn học nước nhà Tác giả của các cuốn hồi kí không chỉ là những người hoạt động trong lĩnh vực văn chương, mà còn thuộc nhiều ngành nghề khác nhau: chính trị gia,

ca sĩ, cầu thủ bóng đá, diễn viên, người mẫu… Thậm chí, đôi khi có những người còn xem viết hồi kí là một cơ hội để nổi tiếng, chứ không hẳn chỉ đơn giản

là nhìn lại quãng thời gian đã sống và trải nghiệm của mình Chính vì thế không phải tác phẩm hồi kí nào cũng thực sự có giá trị cho người đọc Hồi kí phải tôn trọng sự thực lịch sử, xã hội, kể lại nó với tất cả diễn biến như đã diễn ra, nhưng khi sự thật đó được tung ra trước công chúng rộng rãi thì không phải chỉ là chuyện quyền được nói, quyền được biết nữa Người viết hồi kí không thể vin vào chiêu bài “sự thật trên hết”, “sự thật lên tiếng” mà quên đi hậu quả xã hội của nó Ở đây, chúng tôi chỉ xin được nói tới hồi kí của các nhà văn, nhà thơ, nhà

lí luận phê bình văn học, tức là những tác giả sống và gắn bó với văn chương nghệ thuật Hầu hết tác phẩm của họ đều có giá trị đóng góp cho đời sống văn học Việt Nam hiện đại Các tác giả phần lớn đều trưởng thành từ trước Cách mạng tháng tám, trải qua hai cuộc kháng chiến và chứng kiến nhiều biến động lớn của văn học nước nhà Hồi kí của họ ra đời cũng tạo nên những tiếng vang nhất định Nhiều sự kiện văn học trong quá khứ, nhiều số phận, gương mặt được tái hiện lại theo cách nhìn mới

Nhóm nhà văn có: Nguyên Hồng với Những ngày thơ ấu, Nguyễn Công Hoan với Đời viết văn của tôi, Tô Hoài với Cỏ dại, Tự truyện, Những gương mặt –

Trang 21

chân dung văn học, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Vũ Bằng với Bốn mươi năm nói láo, Phan Tứ với Trong mưa núi, Bùi Hiển với Bạn bè một thuở, Duy Khán

với Tuổi thơ im lặng, Phùng Quán với Tuổi thơ dữ dội…Trong đó, Tô Hoài là cây bút viết nhiều, viết khỏe hơn cả Cỏ dại (1943) là kí ức của tuổi thơ bất hạnh, nhọc nhằn Cát bụi chân ai (1992) là cái nhìn cận cảnh chân thực, sâu sắc và có phần tàn nhẫn khi nói đến một số nghệ sĩ lớn Chiều chiều (1999) đầy ắp sự kiện quen và lạ trong cuộc sống đời thường cũng như cuộc sống văn học Tự truyện

(1978) là chuyện cá nhân, gia đình, làng xóm với một màu xám, một điệu buồn

vì sự quẩn quanh bế tắc Những gương mặt – những chân dung văn học (1988)

được dành đề viết về các cây bút văn xuôi cùng thế hệ, những người bạn thơ văn bằng giọng điệu hóm hỉnh mà không khinh bạc, trần trụi mà đáng nhớ vô cùng

Vũ Bằng trong Bốn mươi năm nói láo phát hiện và miêu tả những khía cạnh

nhếch nhác, những thói tật gàn dở, nhiều khi thành chướng cách “hơi điên điên”

ở người nghệ sĩ Vũ Bằng trình bày những điều đó với tư cách là người cùng hội

cùng thuyền, cùng tài cùng tật, cùng một kiếp “văn tinh chiếu mệnh” Cũng với

cách viết dung dị, chân thực như Tô Hoài, Vũ Bằng đã tái hiện rõ ràng không khí sinh hoạt văn chương nghệ thuật thời bấy giờ

Những ngày thơ ấu, Tuổi thơ im lặng, Tuổi thơ dữ dội, đúng như tên gọi là

bức tranh chân thực về tuổi thơ vất vả, buồn rầu không thể nào quên được Đời

viết văn của tôi là tâm sự của Nguyễn Công Hoan về cuộc sống văn chương, số

phận văn chương của ông

Nhóm các nhà thơ phải kể đến các thi sĩ của phong trào Thơ mới Lưu

Trọng Lư cho ra đời cuốn Nửa đêm sực tỉnh năm 1989 là sự hồi tưởng lại những

mối tình nên thơ, phần nào khắc họa về đời sống văn học với những nhà văn tên

tuổi Thi sĩ Anh Thơ với Từ bến sông Thương (1984) đã làm một bước đột phá

Trang 22

vượt qua sự kín đáo nữ tính để đi đến bộc lộ, giãi bày tình cảm bằng chính cuộc đời mình: tư tưởng vươn lên, ý thức tự giải phóng ra khỏi những định kiến, trở

ngại của xã hội Sau đó là hai cuốn Tiếng chim tu hú, Bên dòng chia cắt và năm

2000 in chung thành bộ Hồi ký Anh Thơ Tiếng chim tu hú được viết ở Pari vào tháng 3-1994; Bên dòng chia cắt hoàn thành tại Hà Nội vào cuối năm 2000 Qua

đó, chân dung của tác giả và của nhiều văn nghệ sĩ thời trước tháng 8-1945 cũng như trong cuộc cách mạng trường chinh của dân tộc được miêu tả đậm nét

Còn Nguyễn Vỹ ở tác phẩm Văn thi sĩ tiền chiến (1994) với một cách kể

tự nhiên, dung dị và nhiều chỗ đã phác họa ra được những chân dung sống động, những khoảng cách giữa hiện tại và quá khứ không có độ chênh lệch khác biệt lắm, những kỷ niệm, những vui buồn hằng ngày trong mối quan hệ giữa các văn nhân thi sĩ với nhau, toàn những chuyện người đọc muốn biết mà ít có điều kiện

để biết được thấy ở đây

Bên cạnh đó còn có hồi ký của các tác giả như Vũ Hoàng Chương: Ta đã

làm chi cho đời ta, Nguyễn Xuân Sanh: Những gương mặt đáng yêu (2001)

Một gương mặt nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam không thể không

nhắc đến đó là Tố Hữu – thi sĩ cách mạng với hồi kí Nhớ lại một thời (2000) Tố

Hữu, đã tái hiện lại một thời hoạt động và một thời làm thơ Với quan niệm thơ

là đời, Tố Hữu kể về những con người đã đánh thức tâm hồn ông, giác ngộ lí tưởng cách mạng cho ông, về những con người đã đi vào thơ ông Thơ ca và chính trị không tách rời nhau, với Tô Hữu sống là phải làm thơ và hoạt động Những ngày tháng gian khổ, tù tội, vượt ngục cũng được ông kể lại tường tận Nhóm các nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng phong phú về số lượng và

có nhiều tác phẩm giá trị Hồi ký Đặng Thai Mai (tái bản năm 2000) là niềm tự

hào về truyền thống gia đình, sự tu dưỡng nghệ thuật, một nhật lệnh thượng khẩn

Trang 23

trong tình thế văn hóa lúc bấy giờ Nguyễn Hiến Lê với cuốn Hồi ký Nguyễn

Hiến Lê xuất bản lần đầu 1985 và tái bản có bổ sung vào năm 2000 Cuộc đời tác

giả trực tuyến trôi cùng dòng chảy thời gian, trải qua bao thăng trầm của lịch sử

Ở đây tác giả nghiêng về những đánh giá chính mình Qua quan niệm dịch văn học, quan niệm viết sách, người đọc nhận ra một học giả đầy nhân cách và đáng khâm phục về những đóng góp cho văn học nước nhà

Vũ Ngọc Phan viết Những năm tháng ấy (1987) với quan niệm “Mình viết

về mình nếu không tốt đẹp thì cũng đầy thơ mộng Điều quan trọng là nó có biểu hiện tính chân thật hay không” Trên quan niệm đó, từ những câu chuyện của kí

ức tác giả đánh giá những nhà văn, tác phẩm của họ rồi tập trung đánh giá công tác phê bình của văn học nước nhà trước Cách mạng tháng Tám Cuốn hồi kí là cái nhìn chân thực, thẳng thắn vào một sự tồn tại của phê bình văn học là chủ

quan, cảm tính Ngoài ra có thể kế đến Tầm xuân (1999) của giáo sư Đặng Anh

Đào – thế hệ phê bình sau Cách mạng tháng Tám - thiên về tư liệu của quá khứ, tập hợp những lời nói, cử chỉ, sự việc xảy ra trong đời, đặc biệt là hình ảnh người cha – giáo sư Đặng Thai Mai Với sự chính xác và cô đọng trong cách viết, ít lời

mà nhiều gợi mở, một thực tại của quá khứ được sàng lọc Năm 1987, Đào Xuân

Quý bắt tay viết cuốn Nhớ lại và hoàn thành vào năm 1990, xuất bản năm 2002

Đây là cuốn hồi ký đi vào những hiện tượng văn học một thời, đặc biệt dựng lại một không khí sinh hoạt văn học: Đại hội Nhà văn; những nhận xét có tính lý luận như quan niệm văn học, dịch văn học như thế nào?

Mỗi cuốn hồi kí là một nguồn tư liệu quý báu về bản thân tác giả và muôn mặt của đời sống xã hội quanh họ.Các tác phẩm đó luôn mang cái nhìn thật chân thực và rất mực dung dị về người văn, nghề văn, không bao giờ thần thánh hóa con người nghệ sĩ, hoặc thần bí hóa hoạt động sáng tạo của văn nghệ của họ Dù

Trang 24

viết về quá khứ, nhưng hồi kí mang giá trị thực tại to lớn Đó là những bài học,

tư liệu cho người đương thời

Nhìn chung số lượng các nhà văn viết hồi kí có nhiều hơn so với việc viết hồi

kí của các nhà thơ Những cuốn hồi kí của các nhà thơ mà chúng tôi khảo sát nằm trong số ít đó Đặc biệt, các tác phẩm này đều là “đứa con tinh thần” của ba nhà thơ mới tiêu biểu, những gương mặt thân thiết của làng văn nghệ

1.3 Hồi kí của Lưu Trọng Lư – Huy Cận – Xuân Diệu

Hồi kí không phải là thể loại sở trường của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu Trong sự nghiệp của các ông, thơ mới chính là thể loại yêu thích, và thành công Tuy nhiên, các nhà thơ lại có những suy nghĩ rất nghiêm túc về hồi kí, và xem đây là một thể loại rất đặc biệt Huy Cận băn khoăn về những câu chuyện nên hay không nên kể lại và rồi ông quyết định “nhưng tôi nghĩ cứ nên ghi, cứ nên kể vì đây là đời mình, đời xương thịt, nó chứa đựng cả đời tâm hồn và làm nền cho đời tâm hồn Và lại ai cũng chỉ sống có một đời, tôi không kể đời tôi trọn vẹn thì ai sẽ kể thay cho tôi trong thăm thẳm của thời gian.”(5;54-55) Chính suy nghĩ đó đã thôi thúc Huy Cận phải kể chi tiết và kể chân thực về cuộc đời của mình Thi sĩ tài hoa Xuân Diệu cũng cho rằng “Tôi nghĩ rằng mỗi con người

có nhiệm vụ phải đào sâu vào kỉ niệm của mình, vào quá khứ tình cảm của mình

để làm giàu thêm cái vốn nhân đạo trong mỗi con người chúng ta(…)Chính nhà văn kể lại tuổi ấu thơ của mình sẽ làm cho các em thiếu niên có tâm hồn, nuôi dưỡng tình cảm”(3;122 ) Như vậy là ông đã nhận thức và đề cao giá trị giáo dục của những tác phẩm hồi kí chân chính – đứa con tinh thần của người nghệ sĩ Qua những câu chuyện về cuộc đời của người viết, độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ tuổi sẽ tìm thấy nhiều bài học bổ ích, nhiều kiến thức phong phú, có giá trị Xuân Diệu không ngần ngại kể cho chúng ta về tuổi thơ bất hạnh của ông, về

Trang 25

những tháng ngày đi học, về những gương mặt đáng nhớ đã in dấu trong cuộc đời nhà thơ “Tôi thấy những kỉ niệm như thế là một thế giới phong phú, nếu mình kể cho con em mình nghe thì tâm hồn của chúng được giàu thêm Chúng sẽ căm thù lạc hậu, nghèo khổ…Chúng ta chớ làm lòng con người khô cạn, coi những tình cảm thường là tình cảm nhỏ Có những cuộc đời bình thường mà vĩ đại, nhưng cũng phải nói thêm: bình thương và sâu sắc nữa chứ(…) Tôi hơi tiếc

là tôi hầu như không bỏ thì giờ vào việc viết hồi kí để nhớ lại cái thế giới rất là phong phú của tuổi nhỏ, vì con người từ 7,8 tuổi đến 20 tuổi là ở trong thời kì phong phú nhất của tình cảm Tôi nghĩ rằng chúng ta xây dựng con người mới không chỉ xây dựng bằng tư tưởng, mà còn phải xây dựng bằng nội tâm nữa Chính nội tâm mới đẻ ra tình cảm, mà tình cảm mới làm hậu thuẫn cho tư tưởng” (3;124)

Dù tác phẩm hồi kí của các nhà thơ không nhiều, nhưng thực sự là những cuốn hồi kí có giá trị Giá trị đầu tiên nằm ở ngay mục đích sáng tác Có hai cuốn

được viết khá sớm Những bước đường tư tưởng của tôi (Xuân Diệu 1958), Mùa

thu lớn (Lưu Trọng Lư-1978), Hồi kí song đôi (Huy Cận) viết năm 1986 đến

năm 2002 xuất bản có bổ sung phần hồi kí của Xuân Diệu và Nửa đêm sực tỉnh

(Lưu Trọng Lư) viết năm 1989 cũng được chỉnh sửa lại cho xuất bản năm 2001

Hồi kí song đôi có ghi rõ tập 1, tập 2 và trong mỗi tập cũng lại tách bạch các

phần, các câu chuyện Hồi kí song đôi đúng như nhan đề mà tác giả đặt, không

chỉ là hồi kí của Huy Cận mà còn là hồi kí của Xuân Diệu Hai cuộc đời, hai quá khứ của hai người bạn thân thiết bậc nhất trong văn học Việt Nam hiện đại Cuốn hồi kí này song song đồng thời cung cấp cho người đọc bức chân dung cuộc sống, những ấn tượng không bao giờ phai mời của hai nhà thơ Huy Cận và Xuân Diệu Hồi kí được viết sau ngày Xuân Diệu mất cho nên phần hồi kí của

Trang 26

Xuân Diệu ghi theo lời kể của ông với người em trai nhưng được Huy Cận sắp lại rất mạch lạc

Nửa đêm sực tỉnh và Mùa thu lớn mang nhiều suy tư, chiêm nghiệp lại cuộc

đời sống gắn bó với văn nghệ và từ khi bắt đầu vào nghề đến khi được lột xác, bắt gặp Cách mạng tháng Tám – mùa thu lớn của cả dân tộc Như ông đã viết tựa cho tác phẩm “Hôm nay tôi muốn gửi đến tay người bạn trẻ của tôi, người đi sau tôi gần một nửa thế kỉ, câu chuyện về những bài thơ của tôi, kể cả những bài tôi viết từ thuở mà tôi gọi là “đêm tiền sử” của đời tôi Tôi cần xin sự phán xét của bạn, người ở trung tâm của một thời đại có những biến chuyển chưa từng thấy

trong lịch sử loài người.” Nửa đêm sực tỉnh - rất thơ mộng, ngọt ngào với những

mối tình đã trải qua trong cuộc đời tác giả

Những bước đường tư tưởng của tôi, vẫn được xem là tác phẩm tiểu luận và

phê bình của Xuân Diệu Nhưng trong cuốn sách này, người đọc có thể tìm thấy những đặc trưng của hồi kí với rất nhiều trải nghiệm, hồi ức của tác giả được kể

lại rất chi tiết Còn phần lớn kỉ niệm tuổi thơ lại nằm trong Hồi kí song đôi

Không thể phủ nhận được những đóng góp lớn lao từ hồi kí của các nhà văn nhà thơ Họ không phải là sử gia, ghi chép lịch sự khô khan cứng nhắc, nhưng họ cũng tái hiện được phần nào đó của lịch sử dân tộc Nô lệ, đấu tranh, xiềng xích, bom rơi, đạn lửa máu, nước mắt….đều hiển hiện trong nhiều trang viết Lịch sử được kể lại từ những kỉ niệm ngọt ngào và thương đau bằng một cách thức diễn đạt đặc biệt - bằng văn chương, bằng hồi kí Chúng ta đã hiểu thêm về quá khứ của dân tộc, cũng như đời sống văn nghệ, đời sống của người nghệ sĩ những năm thuộc thế kỉ XX Hồi kí làm cho bức chân dung cuộc đời luôn sống động và đầy

đủ hơn Qua hồi kí, các nhà văn, nhà thơ đã chứng minh được tài năng trên nhiều mặt, trên nhiều lĩnh vực thể loại của mình

Trang 27

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG HỒI KÍ LƯU TRỌNG LU – HUY CẬN – XUÂN DIỆU

2.1 Gia cảnh và tuổi thơ

Viết về tuổi thơ là một đề tài khá quen thuộc đối với các nhà văn, nhà thơ Nhiều tác giả viết hồi kí, đã lấy đoạn đời thơ ấu mở đầu cho tác phẩm của mình

Hồi kí Cỏ dại (Tô Hoài), Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán)…đều là những câu chuyện về quãng

thời gian thơ ấu không thể phai mờ

Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu đều có một gia đình không trọn vẹn hạnh phúc, nỗi buồn đầu đời của họ bắt đầu từ gia đình, nỗi nhớ và tình thương sâu nặng nhất của họ đều dành cho những người mẹ hiền hậu nhưng chịu nhiều thiệt thòi, mất mát Họ dành rất nhiều trang viết để hồi tưởng lại tuổi thơ của mình Mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một cách nhận thức và cảm thụ khác nhau về quãng thời gian đã đi qua ấy Dù sầu thảm cay đắng như kí ức của Xuân Diệu, Huy Cận hay buồn thương như Lưu Trọng Lư, thì quá khứ đó vẫn hiện lên

cụ thể và sống động

2.1.1 Hình ảnh người mẹ và người cha thân yêu

Số lượng tác phẩm thuộc lĩnh vực nghệ thuật: thơ ca, nhạc, hoạ…viết về mẹ nhiều không kể hết Có thể nói rằng, nghệ sĩ nào cũng có tác phẩm viết về mẹ, viết tặng mẹ Tình yêu lớn nhất của con người là tình yêu mẹ Người nghệ sĩ có cái may mắn hơn chúng ta đấy là thiên bẩm nghệ thuật, sự cảm nhận tinh tế, sự khái quát sâu sắc…nên tình cảm đó của họ có điều kiện bộc lộ hơn

Nhà thơ Lưu Trọng Lư mỗi khi quay ngược kí ức trở về thời xa xưa đều nhớ

về mẹ Mẹ Lưu Trọng Lư là một người phụ nữ hiền hậu, yêu con “tưởng như

Trang 28

chẳng bà mẹ nào trên thế giới này có thể sánh nổi” Hồi kí Mùa thu lớn đã khắc

hoạ rất xúc động về bà Lưu Trọng Lư gọi bà là “người mẹ tình nghĩa…phân phát đến cạn cùng tình thương con, thương chồng, thương người” Sống cả đời tằn tiện, lam lũ bà không hề kêu ca một tiếng, chỉ biêt có chăm chồng, nuôi con Lúc nhắm mắt vẫn đọc hai câu tho:

Ra đi thì sự đã liều Mưa mai chẳng quản, nắng chiều cũng cam

Mặc dù là con quan, nhưng bà vô cùng bình dị, không cầu kì, không kênh kiệu, sống với đời, với người bằng bản tính dịu dàng, hiền hậu Lưu Trọng Lư tâm sự “ Tôi không thể chép cuốn truyện này mà không thuật những giây phút cuôi cùng của môt đời cần cù, lam lũ chỉ biết hy sinh, hy sinh bao nhiêu sức khoẻ, bao nhiêu tâm tư cho hạnh phúc của những người khác Những người khác

đó, thân thì là chồng con, anh em nhà chồng, sơ thì là họ hàng và xóm giềng Cái sống của mẹ tôi là một mùi hương theo gió mà lan rộng ra mãi, vì thế, cái chết của mẹ tôi là một mối tiếc thương cho những họ hàng quen biết” Bà có một chiếc áo “cổ y” rất đẹp nhưng chỉ mặc một lần vào ngày cưới, rồi “hằng năm mỗi lần có nắng mới lại đem ra phơi ở giậu thưa để rồi lại cất vào rương”

Và sau này cũng chỉ mặc lại một lần nữa cũng là lần cuối cùng: khi liệm xác

Sự ra đi của người mẹ đã làm cho một đứa trẻ lên mười như ông cảm nhận được cái lạnh lẽo của cõi hư vô, cái vô nghĩa của cuộc đời…

Mẹ Huy Cận là cũng là người phụ nữ hiền lành, chất phác mà lại còn chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống gia đình Có lẽ vì đã từng chứng kiến nhiều nỗi đau của mẹ nên Huy Cận nhớ thương về người nhiều nhất

Bà là người phụ nữ hồn hậu, hết lòng vì chồng con nhưng không dễ chấp nhận số phận, không dễ chịu thua thiệt Đã từng có lần bà và mẹ chồng – bà nội

Trang 29

của nhà thơ phải lời qua tiếng lại Tình cảm vợ chồng đã không thắm thiết lại thêm mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn căng thẳng nên ỏ bà người đọc dễ bắt gặp sự bực dọc, phiền muộn Đã từng có lần bà nghĩ quẩn cầm con cá ngựa định

bỏ đi em Thước chỉ bởi quá giận chồng, quá tủi cực Nhưng lương tâm của người

mẹ không cho phép bà làm vậy Có lẽ cũng là tâm lí của nhiều người phụ nữ, mẹ Huy Cận rất tin vào tướng số Bà có một hàng tóc ngứa, chính giữa ngôi trên trán “Hàng tóc ngứa bạc hẳn đi, ngắc và cứng Nhổ rồi lại mọc, mà càng nhổ càng ngứa” Bà cho rằng điều ấy gắn với số kiếp mình “Kiếp còn nặng nợ, nên tóc ngứa còn dài” Ngay cả dáng đi của mẹ “bước ngắn nhưng hấp tấp, vội vàng

Đi thì hơi ẩy ra phía trước, tay đánh xa không đều, dáng đi hoá ra mệt nhọc”, cũng là dấu hiện của số kiếp long đong Khi đưa Huy Cận xuống Hạ (quê ngoại

để chuẩn bị theo dì Vân vào Huế) gặp đúng ngày lụt, nước lên to, mẹ cũng quy cho số mệnh và cho là có điềm báo trước Đầu tiên, mẹ than vãn “Đi ngày con nước, thôi chắc là trôi nát hết rồi!”, sau khi Huy Cận đậu tú tài toàn phần, bà lại vui mừng khẳng định “Té ra điềm tốt, nước lụt ngày càng lên cao, cho nên con học mới ngày càng tấn tới” Huy Cận kể lại câu chuyện này vì muốn nhấn mạnh

sự tin tưởng, kì vọng của má ông ở đứa con thân yêu Cho nên, khi Huy Cận tham gia biểu tình ở Quốc học Huế, bị cắt học bổng, suýt bị đuổi học, bà buồn bã

và thất vọng rất nhiều

Nếu Lưu Trọng Lư và Huy Cận có được may mắn sống bên mẹ, hưởng tình yêu thương chăm sóc của mẹ thì Xuân Diệu lại chẳng có được điều đó Mẹ ông rất thương hai con nhưng phải chấp nhận nghịch cảnh chia cắt Xuân Diệu sinh

ra, lớn lên đã phải đối diện với thực tế “Cha ở đằng ngoài, mẹ ở đằng trong”, phải xa rời người má thân yêu để đến sống cùng cha và mẹ lớn Xuân Diệu thấm thía nỗi buồn đau của một đứa con vợ bé Cả Xuân Diệu và người em trai - Xuân

Trang 30

Sanh gần như chưa có ngày vui trọn vẹn thuở nhỏ Nhà thơ không nói rõ lí do cụ thể vì sao có cơ sự trên, ông chỉ ghi lại sơ lược: “Hồi nhỏ tôi có may mắn ở với

má tôi làm nước mắm ỏ Gò Bồi Lớn lên chút nữa tôi lại theo thầy tôi đến làng Văn Quang xa Gò Bồi độ 10, 15 cây số”…“vì thầy tôi không ở với má tôi nữa,

mà ở với bà vợ lớn” Nỗi buồn thiếu vắng tình thương của má cứ ăn sâu trong lòng Xuân Diệu “Tuổi nhỏ của tôi đau đớn như vậy, cho nên cả đời tôi, cứ nhớ đến tuổi nhỏ là nhớ má, không nguôi đau xót” Người mẹ ấy, mỗi lần đến thăm con chỉ dám đứng ngoài hàng rào dâm bụt và gọi với vào Gặp con mừng mừng tủi tủi…

Sau mẹ, cha là thứ hai người yêu thương con cái Nhưng ấn tượng về cha trong tâm trí các nhà thơ không chứa chất nhiều tình cảm như với mẹ Không giấu giếm, không bớt xén, ấn tượng về người cha được ghi lại rất chân thực cả vui cả buồn

Lưu Trọng Lư nhắc đến cha là một ông quan huyện hiền lành, luôn dạy con

phải học chữ nhẫn “Thầy tôi nói: Ở đời quý nhất một chữ “nhẫn”, nhẫn nhục mà

chịu là mọi sự sẽ qua hết…”

Cha Lưu Trọng Lư xuất thân từ nền giáo dục Nho học, từ cửa Khổng sân trình, thi cử đỗ đạt và ra làm quan Vì thế, ông cũng muốn con cái mình theo học sách Thánh hiền Đôi khi Lưu Trọng Lư không hài lòng về cha, bởi bản tính lạnh lùng, kiệm lời khen của ông Bao nhiêu tình cảm dành cho các con, nhất là khi người vợ qua đời ông đều giấu vào trong và chỉ thể hiện ra bề ngoài là một người cha ít nói, ít cười, hờ hững và cần kiệm Con lên tỉnh mà chỉ cho hai hào lộ phí khiến cho tác giả “ngẩn người”

Cha Xuân Diệu là ông Tú Thọ đỗ tú tài Hán học hai lần nên còn được gọi là ông Tú Kép Ông dạy học ở Bình Định, quen và lấy má Xuân Diệu là bà Nguyễn

Trang 31

Thị Hiệp con gái gia đình làm nước mắm nổi tiếng ở vạn Gò Bồi Nhưng sau này

vì hoàn cảnh gia đình, cả hai anh em Xuân Diệu đều phải theo sống cha và mẹ lớn (vợ cả) Hai anh em rất hay bị mẹ lớn và Thuần con mẹ lớn bắt nạt Xuân Diệu nhớ về cha, đặc biệt là má mình với một nỗi ngậm ngùi, buồn tủi

Xuân Diệu thừa hưởng đức tính cần cù, ham học từ cha Chính ông đã dạy Xuân Diệu học chữ Hán và chữ quốc ngữ Ngoài nghề dạy học, ông còn theo học nghề thuốc, Xuân Diệu kể về cha với cách xưng hô: “thầy tôi” nghe gần gũi nhưng vẫn mang giọng điệu vẫn mang một nỗi buồn

Cha Huy Cận là một nhà nho khá thâm thuý, đọc rất nhiều sách, theo đuổi cả nghề thuốc để chữa bệnh cho bà con, đặc biệt cụ rất yêu thích Truyện Kiều Nhiều lần chính lời ca ngâm vịnh Truyện Kiều của cha đã xua đi cái không khí

ảm đạm mỗi khi cha mẹ giận nhau Thế nhưng những ngày vui ấy không được nhiều Huy Cận chẳng hề né tránh, chẳng hề muốn tô hồng hay bôi đen sự thật Theo cảm nhận của Huy Cận cha ông là một người yếu đuối, it có chủ kiến và đem đến những rắc rối cho gia đình Người cha ấy ham mê cờ bạc, sẵn sàng cắm

cả ruộng dưỡng lão của bà nội Gia tài của ông nội tiêu tan chính bởi do cha ông

Mẹ Huy Cận không ít lần phải khóc than, kêu xin và xoay xỏ trả nợ cho cha Thời gian quá khứ đã lùi rất xa, các đấng sinh thành cũng không còn trên cõi đời nữa, buồn hay vui cũng là chuyện của ngày xưa Tình cảm giành cho gia đình, cha mẹ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời sáng tác của các nhà thơ sau

này

2.1.2 Gương mặt người thân và những câu chuyện đáng nhớ của tuổi thơ

Trong dòng hồi tưởng của các nhà thơ, ngoài mẹ cha, chúng ta còn thấy gương mặt những người thân yêu khác Dù còn nhỏ tuổi nhưng với tâm hồn nhạy cảm, với con mắt quan sát tỉ mỉ, tinh tế kỉ niệm hiện ra vẫn rất sống động và

Trang 32

tương đối rõ ràng Tôn trọng tính chân thực trong miêu tả tính cách con người, các tác giả đã rất khách quan khi viềt về: ông bà, người cha, anh chị em hay những người họ hàng, quen biết khác…

Xúc động nhất trong những trang hồi ki của Xuân Diệu là kỉ niệm về Tịnh

Hà Đó là đứa em bé nhỏ, tội nghiệp của Xuân Diệu Ông như rớt nước măt khi nhớ về những ngày khổ sở của cả hai anh em Tịnh Hà không được học hành đến nơi, đến chốn như Xuân Diệu, Tịnh Hà phải bỏ học, lặn lộn với cuộc sống từ khi còn rất nhỏ Xuân Diệu viết về Tịnh Hà bằng tất cả tình yêu thương sâu sắc, bằng một tình cảm ngậm ngủi, xót xa Người em trai duy nhất của ông, người em trai thân thiết phải xa mẹ khi còn quá nhỏ, phải chịu rất nhiều bùi tủi khi sống với cha Nhà thơ không quên được hình ảnh Tịnh Hà úc nào cũng quấn quýt theo anh, đến cả cơn mê cũng khóc níu giữ anh ở lại đừng về Quy Nhon học: “Anh cho em theo với! Mấy ông đò ơi, làm ơn làm phước trả anh tôi lại cho tôi Tội lắm mấy ông ơi!” Kí ức ấy như một vết sẹo lúc nào chạm vào Xuân Diệu cũng cảm thấy nhói đau Hơn mười tuổi, lẽ ra còn đang là tuổi học, tuổi ăn, tuổi chơi, Tịnh Hà đã bươn trải đủ nghề ngoài xã hội: bán báo, khuân cá, thợ giặt,…Xuân Diệu lưu giữ cần thận từng bức thư của em Sau này, khi ra Huế học, ông và Tịnh Hà mới được gặp lại nhau Nhìn hình hài còm cõi của em Xuân Diệu càng đau lòng hơn hết

Những tháng ngày ấu thơ được Huy Cận kể lại thành từng phần với những ấn tượng không thể quên về làng quê Tùng Giản nghèo khó, với những lễ hội, những trò chơi ưa thích tuổi ấu thơ, những người dân nghèo, những số phận, tính cách riêng biệt và một gia đình luôn gặp sóng gió

Trước hết là bà nội của ông Bà và người con dâu –mẹ Huy Cận không hợp tính nhau nên rất hay xảy ra sự lạnh lùng, lời trách móc Bà nội không phải

Trang 33

người ghê gớm nhưng lại hay nói, hay giận mát với mẹ nhà thơ nên nhiều khi giận lây sang cả các cháu Bà đã từng vì giận quá mà châm diêm đốt nhà Có lần

bà còn buông lời ác nghiệt nguyền rủa mẹ: “Ác thế mà trời không vật con nó chết đi!” Nhưng những lời đó chắc chắn không phải là tâm địa của bà vì Huy Cận biết “bà thương tôi lắm, thương các em tôi lắm” Bà cũng đâu sung sướng gì hơn Chồng mất, con trai (cha Huy Cận) bạc nhược không giữ được gia sản tổ tiên, con dâu lạnh lùng, các cháu đứa còn đứa mất…Nước mắt nhiều lần rơi trên gương mặt bà

Trong kí ức tuổi thơ của Huy Cận ông còn kể nhiều về những đứa em xấu số như em Kiến (mất năm lên bảy) và em Giới (mất năm Huy Cận học tiểu học ở Huế) Bên cạnh đó Huy Cận cũng rất nhớ hình ảnh bà ngoại “mặt trời vui tươi, trong cái cảnh người u ám đó” hay mợ Vân đôn hậu là người nuôi Huy Cận học

ở Huế…Mợ Vân hiếm muộn, mãi chưa có được mụn con nào, đành phải lấy cho cậu Vân một Dì em Nhưng mợ đối xử với Dì em rất tệ bạc dù Dì em là một người phụ nữ tốt, không bao giờ lên tiếng kêu ca trách móc mợ Huy Cận rất thương và cảm thông cho cả hai người phụ nữ đó Chính họ đã thay mẹ nhà thơ

để chăm sóc cho ông những năm tháng học xa nhà.“Dù sao thì lúc tuổi nhỏ tôi sống giữa những người thân thích nhất của tôi với một cảm quan nặng nề về số mệnh Tôi thương tất cả mọi người thân mà lại thấy những người thân dày vò nhau: có bi kịch nào đau đớn cho một đứa trẻ!”

Lưu Trọng Lư ít nhắc đến những người anh em của mình Chuyện tuổi thơ của mấy anh em không được ông kể lại Nếu có chỉ gợi ra cuộc gặp gỡ của sau này khi đã trưởng thành Những người anh làm ra nhiều tiền, sẵn sàng nuôi nhà thơ ăn học đến nơi đến chốn và tận tình giúp đỡ em Anh Lưu Kỳ Linh chạy đôn chạy đáo nhờ nhà vợ nghe ngóng tin tức Lưu Trọng Lư bị bắt với cái tội danh

Trang 34

“tuyên truyền cộng sản” Anh Song thôi làm công chức nhảy sang làm thầu khoán, kiếm được nhiều tiền mua nhà, mua vườn đã trông nom hai đứa con thơ của Lưu Trọng Lư khi người vợ đầu của ông qua đời

Viết hồi kí, các nhà thơ không chỉ khắc họa được những gương mặt người thân yêu mà còn làm sống dậy quá khứ tuổi thơ đáng nhớ của mình Dù sâu đậm, hay thoáng qua, dù gắn bó lâu dài hay chỉ bên cạnh nhau một thời gian ngắn những con người đó hiện lên vẫn thực sinh động với tất cả bản tính vốn có của con người Buồn, vui, éo le, bất hạnh,…không ai giống ai Mỗi người một số phận, một cá tính, thói tật khác nhau đều làm cho cuộc sống của các nhà thơ

thêm ý nghĩa

2.2 Tháng ngày đi học và những người bạn đáng quý

2.2.1 Cuộc sống dưới mái trường

Trường học là ngôi nhà thứ hai So những ngày tháng không vui ở gia đình, thì thực sự quãng thời gian đi học đem lại cho Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu nhiều hạnh phúc hơn cả Nhà thơ được sống với tình yêu văn chương, với những người bạn, người thầy tuyệt vời…Tất cả năm tháng ấy đều trở thành kí ức

đáng nhớ và trở thành những câu chuyện được Huy Cận ghi lại trong Hồi kí song

đôi “Người ta thường nói: trường học là một cái xã hội, một xã hội con trong

một xã hội lớn, có tường rào ngăn cách phần nào, nhưng âm vang của xã hội lớn vẫn len vào trong xã hội của trường Tôi thấy đúng như thế, mặc dù không khí trong trường giữa thầy với bạn, giữa bạn học với nhau vẫn giữ được cái gì thanh tao, đầm ấm”(3;79)

Huy Cận sinh ra và lớn lên trong xã hội thực dân phong kiến, đất nước là thuộc địa của Pháp Văn hóa Pháp có mặt ở khắp nơi Trường học cũng chỉ dạy các môn học bằng tiếng Pháp, một tuần chỉ có một giờ tiếng Việt Không ít học

Trang 35

sinh đã mất gốc trong tâm hồn Đối với họ nói tiếng mẹ đẻ là cái gì khó khăn lắm Họ chỉ biết tiếng Pháp, thậm chí giờ tiếng Việt cũng bỏ sách toán, vật lý, bài luận Pháp văn ra làm Nhưng vẫn còn những học sinh yêu nước, yêu tiếng

mẹ đẻ như Huy Cận và một số bạn học của ông như Nguyễn Hòa Dung, Phạm Gia Ninh Những học sinh ấy tìm ra nhiều cách để trau dồi tiếng Việt như: sưu tầm thơ văn trên báo, cùng đọc Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều, Cung oán ngâm…vào giờ ra chơi Nếu không có lòng yêu thơ văn, và nỗi niềm đối với tiếng nước nhà thì không thể nào những cậu bé kia làm được điều đó Cuộc sống dưới mái trường, đặc biệt ở trường Quốc học thực sự vô cùng đáng nhớ Những cuộc đấu tranh, biểu tình chống toàn quyền Đông Dương, hay phản đối chính quyền thực dân là một hoạt động thường xuyên, quen thuộc của học sinh, sinh viên thời bấy giờ Chính Huy Cận từng tham gia biểu tình đi đón Gôđa, đại diện của Chính phủ mặt trận bình dân Pháp đến Huế tháng 4 năm 1937 Điều này làm

mẹ nhà thơ “khóc cay khóc đắng, như dứt từng mảng thịt” Huy Cận và nhiều bạn học yêu nước của trường Quốc học Huế cũng tổ chức nhiều hoạt động bài trừ tiêng Pháp, đấu tranh gìn giữ tiếng nói của cha ông Huy Cận không chỉ nhớ không khí say mê của lớp học, mà cả những cuộc chiến ngầm trong trường để bảo vệ tâm hồn thuần Việt, bảo vệ ngôn ngữ trong sáng của nước ta Tình yêu tiếng Việt biểu hiện bằng những quyền thơ, văn sưu tầm được đóng bìa đẹp cũng như hành động “cảnh cáo, trừng phạt” kẻ nào lạm dung tiếng Tây, nói tiếng Tây

mà quên mất mình là người Việt Nam Khi nhắc lại chuyện này, Huy Cận tỏ ra rất hào hứng Năm 1934-1935, học học thứ ba, Huy Cận và một số bạn học yêu quốc văn, căm phẫn vì tiếng mẹ đẻ bị rẻ rúng đã nghĩ ra một cách phạt tất cả học sinh trong trường nếu nói tiếng Tây giờ ra chơi, hoặc trước giờ vào lớp hay vào giờ ra chơi, lúc tan học thì phải đeo “thẻ chó” Muốn thoát được tấm thẻ đó thì

Trang 36

phải bắt được người thay thế Cuộc đấu tranh bảo vệ cho ngôn ngữ dân tộc kéo dài được gần nửa năm trời đã chứng tỏ tình yêu mãnh liệt của những người trí thức trẻ tuổi Không chỉ có những giờ học trên lớp, mà cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người học sinh cũng để lại cho Huy Cận nhiều cảm xúc Huy Cận sống mấy năm liền trong kí túc xá trường Quốc học, ông đặc biệt rất nhớ những đêm rét bạn bè ngủ chung, “tay choàng làm gối ấm” cho nhau, thủ thỉ chuyện tâm tình, chuyện văn chương Huy Cận vẫn nhớ rất rõ không khí ảm đạm của ngày học sinh các trường Quốc học, Đồng Khánh, và các trường tiểu học ở Huế cùng toàn thể giáo viên bị huy động đi đón vua Bảo Đại về nước (1934) Ngay cả ngày lễ Bế Giao tổ chức ba năm một lần ở đàn Nam Giao của nhà vua, nhằm báo cáo với trời đất sứ mệnh trị nước của đấng “thiên tử” cũng không làm cho đám học sinh như Huy Cận thây thiêng liêng thành kính Dù “tò mò, ngủ dậy sớm, trèo tường đi” nhưng tất cả những gì được chứng kiến chỉ là một sự giả tạo, một sân khấu trình diễn

Cuộc sống dưới mái trường sôi động không kém cuộc sống bên ngoài xã hội Đây chính là nơi các nhà thơ trưởng thành, định hướng cho tương lai, đường đi của mình Kể cả sau này khi đã thành đạt, là những tên tuổi nổi tiếng, họ vẫn xúc

động bồi hồi khi đặt chân về trường cũ

2.2.2 Những người thầy tài năng và tâm huyết

Có thể nói, trong bước đường thành công của mỗi con người không thể thiếu vắng bóng dáng và công lao của những người thầy Nhớ về mái trường xưa, về không khí thời đi học sôi nổi, các nhà thơ, mà đặc biệt là Huy Cận đã dành cho những người thầy tài năng và tâm huyết của mình rất nhiều tình cảm thành kính,

biết ơn và trân trọng Trong Hồi kí song đôi, Huy Cận nói về những người thầy

của mình rất chân thật và đầy cảm xúc Nhà thơ đã dành rất nhiều trang hồi kí để

Trang 37

viết về những người thầy trong cuộc đời mình, đặc biệt là các thầy học ở trường Quốc học

Huy Cận tự nhận mình là người “may mắn gặp được nhiều giáo sự người Việt Nam rất tốt Tôi biết ơn các thầy không những đã trang bị kiến thức cho tôi theo chương trình của nhà trường mà còn gợi ý cho tôi về trách nhiệm làm người, về hứng thú làm được cái gì hay và đẹp ở đời” Ngay từ bậc tiểu học, theo học tại trường Queignec, nhà thơ đã nhận được sự quan tâm của nhiều người thầy Lớp nhất là thầy Trương Cảnh Ngôn “không chỉ dạy bài vở để đi thi, mà thầy còn làm cho chúng tôi cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn chương” Lên lớp ba, Huy Cận được học thầy Phan Tiên là người học giỏi, đọc rộng, tính tình rất sôi nổi, phong cách hào phóng(…) Thầy chú ý khơi gợi lòng ham đọc sách, hứng thú tìm cái hay cái đẹp trong sách cho học sinh” (4;42) Trường học và những người thầy đã khơi gợi, khích lệ lòng yêu văn chương cho Huy Cận Đặc biệt là thầy Lê Xuân Phương dạy các môn sử ký, địa lý, tiếng Việt ở cả ba năm đệ nhất,

đệ nhị, đệ tam Nhà thơ nhớ rất rõ cách giảng dạy và giọng điệu của thấy Với thầy, giảng thơ, giảng văn không cần phải nói hết, diễn giải cạn lời, cái quan trọng là biết điểm dừng để tự học sinh khám phá, cảm thụ theo chính năng lực của mỗi người Dù không dạy tiếng Việt, mà dạy môn Pháp văn nhưng thầy Đoàn Nồng cũng là người thầy luôn khuyến khích học sinh trau dồi tiếng Việt, làm thơ tiếng Việt Giờ Pháp văn của thầy luôn có cái mới, cùng một bài nhưng khi giảng lại thầy đều có những nhận xét mới, khám phá mới Thầy giảng Pháp văn theo phương pháp riêng “thường hay nhắc đến tiểu sử của tác giả để soi sáng lời bình luận tác phẩm của các nhà phê bình, của bản thân thầy” Thầy Nguyễn Đình Dụ dạy môn khoa học tự nhiên rất nghiêm, giảng bài chặt chẽ, “miệng nói tay vẽ hình trên bảng rất rõ và rất đẹp” Cũng dạy môn tự nhiên (vật lý và hóa

Trang 38

học) nhưng thầy Bửu Cận lại rất hài hước, hay làm cho học trò cười Bên cạnh

đó, còn có thầy Mai Trung Thứ (họa sĩ Mai Thứ) dạy vẽ, để học sinh tự vẽ, tự tìm ra phương pháp vẽ Thầy Dương làm phụ tá cho những giáo sư dạy hóa học, trông phòng thí nghiệm hóa học, quản lý thư viện và kiêm luôn quản đám học sinh Tây lai Nhờ thầy, Huy Cận đã được đọc gần hết tác phẩm văn học cổ điển

và hện đại của Pháp

Xuân Diệu cũng dành những tình cảm tốt đẹp nhất khi nói về những người thầy của mình Thầy Đoàn Nồng trong tâm trí Xuân Diệu là người đã giúp nhà thơ cảm nhận sâu sắc thêm cái đẹp của thành phố Quy Nhơn và nhận xét nhà thơ

là một anh học trò “có một cái năng khiếu rất lạ” Thầy Trần Cảnh Hảo dạy quốc văn, chú trọng phát triển tư duy, năng khiếu của học trò bằng việc ra đề làm thơ, làm văn ngay tại lớp Đề bài của thầy thường rất nên thơ, Tâm hồn thơ văn của Xuân Diệu còn được bổi đắp nhờ thầy Hoàng – người đã đọc thơ Musset, đặc biệt hay là bài “Đêm tháng năm” Nó đã để lại ấn tượng không phai mờ trong kí

ức nhà thơ

Thời gian trôi qua, những người thầy dạy đó cũng đã về nơi thiên cổ nhưng

ân tình, ơn nghĩa của các thầy đối với mỗi thế hệ học trò đặc biệt là với các nhà thơ của chúng ta thì vẫn còn nguyên vẹn Chính tài năng, tâm huyết của các thầy

đã hun đúc, vun đắp cho tâm hồn thơ ca của Huy Cận, Xuân Diệu

2.2.3 Những người bạn đáng quý

Trong số các nhà văn, nhà thơ Việt Nam, có thể coi Tô Hoài người đứng đầu của thể hồi kí Với ông, viết hồi kí đồng nghĩa với việc xây dựng chân dung văn học Nhà văn giải thích “Tôi ít viết về mình mà viết về các nhà văn Đọc bản thảo cho bạn bè, họ thích thế là tôi cho ra ngay tập chân dung văn học” Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận thì có khác Viết hồi kí với các nhà thơ không

Trang 39

mang mục đích xây dựng chân dung văn học mà là sự hồi tưởng, nhớ lại một thời và nhớ lại những người bạn đã từng có chung nhiều kỉ niệm gắn bó Những trang hồi kí này sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho công việc hoàn thiện chân dung văn học của các nhà văn, nhà thơ cùng thời

Những gương mặt mà chúng ta bắt gặp trong Nửa đêm sực tỉnh, Hồi kí song

đôi, Những bước đường tư tưởng của tôi thường là những người tri âm, tri kỉ,

cùng gắn bó, học tập, hoạt động cách mạng và sáng tác hoặc có thể đã tiếp xúc, gặp gỡ nhưng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc Thực ra, kỉ niệm về những người bạn văn, bạn thơ được Huy Cận nói tới nhiều hơn cả Lưu Trọng Lư và Xuân Diệu chỉ điểm lại, nhắc đến một hay hai cái tên thân thiết với mình mà thôi Tuy nhiên, tất cả các chi tiết về cuộc đời và con người các văn nghệ sĩ cùng thời đều hết sức chân thực Qua đó, các tác giả cung cấp cho chúng ta một cái nhìn chân thực, sinh động và toàn diện hơn về các nhà thơ, nhà văn được nói tới

2.2.3.1 Nhà thơ Xuân Diệu

Trong những cuốn hồi kí của Tô Hoài, Xuân Diệu cũng là một chân dung văn học đáng nhớ Còn trong hồi kí của Huy Cận, hình ảnh nhà thơ Xuân Diệu lại thực sự rõ ràng, tường tận và xúc động vô cùng

Huy Cận đã dành rất nhiều trang viết về người bạn thân thiết nhất của cuộc

đời mình Cuốn Hồi kí song đôi của ông cũng là sự song hành hai cuộc đời của

hai nhà thơ – đôi bạn nức danh trong làng văn nghệ Xuân Diệu và Huy Cận Tình bạn ấy, không hề phai mờ theo năm tháng Xuân Diệu trước hết là một con người thiếu thốn tình cảm- tình mẫu tử ngay từ khi còn bé Thân phận con vợ lẽ khiến những năm tháng tuổi nhỏ của nhà thơ gắn liền với buồn tủi, cay đắng Nhưng nỗi khổ tâm lớn nhất của Xuân Diệu lại dành cho người em trai ruột thịt, cùng cha cùng mẹ là nhà văn Ngô Xuân Sanh, còn có bút danh là Tịnh Hà Xuân

Trang 40

Diệu lúc nào cũng thương em, lo cho em Bản thân là một nhà thơ lớn, cả đời gắn bó với cây bút nhưng Xuân Diệu dường như lại không muốn Tịnh Hà đeo đuổi văn chương, có thể bởi nhà thơ hiểu rõ “Thói đời cơ cực đang giơ vuốt – Cơm áo không đùa với khách thơ” Khi nhìn vào hoàn cảnh sống còn nhiều khó khăn, chật vật của Tinh Hà, có lần Xuân Diệu đã bảo “Văn thơ gì cứ lo cho cái đời yên ổn đi đã! Cứ văn chương, thơ thẩn thì rồi chết đói!” Có lẽ, chính bởi tình thương sâu sắc dành cho đứa em vốn thiệt thòi từ tấm bé mà Xuân Diệu có suy nghĩ như vậy Đến cả Huy Cận, cũng băn khoăn khi chứng kiến “có lúc anh Diệu lại còn thật sự mắng em về chuyện viết lách! Kể cũng lạ! sự nghiệp văn chương của anh thì như thế, mà anh đeo đuổi cả một đời, bỏ mọi thứ vặt vãnh xung quanh, mà anh lại trách em muốn đi vào con đường văn chương, trong khi anh vẫn thấy tập hồi kí của em là rất có giá trị!” (4; 156) Suốt đời Xuân Diệu day dứt về cái khổ của người em trai

Xuân Diệu còn rất trọng tình với bạn bè Một người bạn lớn như Huy Cận, tình cảm của Xuân Diệu không nói chúng ta cũng hiểu Nhưng với những nhà văn, nhà thơ cùng thời khác Xuân Diệu cũng rất chí tình, trân trọng Được Thế

Lữ ngợi khen, Xuân Diệu cũng đáp trả bằng lời bạt cho Tuyển tập Thế Lữ của

nhà xuất bản văn học, trong đó phân tích đầy đủ thơ Thế Lữ, uốn nắn lại những nhận xét không thỏa đáng của bài giới thiệu do Lê Đình Kị viết Cũng xuất phát

từ tình cảm ấy, mà Xuân Diệu đã có lần viết bài bênh vực Đoàn Phú Tứ trong truyện người ta nghi vấn Đoàn Phú Tứ ăn cắp văn của Sacha Guitry…Ngay cả với người bác sĩ Lê Khắc Quyên tự tay bó bột cho nhà thơ khi ông bị gãy tay, Xuân Diệu cũng rất cảm kích, ra tập thơ nào cũng tặng cho bác sĩ Trong chuỗi

kí ức ngổn ngang, đầy ắp về Xuân Diệu, Huy Cận khéo léo chọn lựa những kỉ niệm đặc biệt nhất để làm nổi bật con người Xuân Diệu Ông là một trong số

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân, (2003)150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Vũ Bằng, (2000)Bốn mươi năm nói láo, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn mươi năm nói láo
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
3. Huy Cận, (2002)Hồi kí song đôi, tập 1, Nxb Hội Nhà văn, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồi kí song đôi
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
4. Huy Cận, (2002)Hồi kí song đôi, tập 2, Nxb Hội Nhà văn, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồi kí song đôi
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
5. Xuân Diệu, (1958) Những bước đường tư tưởng của tôi, tiểu luận và phê bình văn học, Nxb Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bước đường tư tưởng của tôi
Nhà XB: Nxb Văn hoá
6. Hà Minh Đức, (2002)Huy Cận, đường thơ đến với đích xa, Tạp chí Nhà văn, Hội Nhà văn Việt Nam, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huy Cận, đường thơ đến với đích xa
7. Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Thành, (2007)Tuyển chọn và giới thiệu, Lưu Trọng Lư về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Trọng Lư
Nhà XB: Nxb Giáo dục
8. Đặng Thị Hạnh, Tự thuật và tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX, TCVH số 5 9. Lê Bá Hán, (1999)Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự thuật và tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX, "TCVH số 5 9. Lê Bá Hán, (1999)"Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Đỗ Đức Hiểu,(1983) Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
11. Tô Hoài, (2005)Hồi kí, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồi kí
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
12. Trương Thị Huyền, (2007) Đặc trưng của thể loại hồi kí Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng của thể loại hồi kí Tô Hoài
13. Mai Hương, (2000)Tuyển chọn và biên soạn, Thơ Lưu Trọng Lư – Những lời bình, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Lưu Trọng Lư – Những lời bình
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
14. Trần Thị Hường, (2006) Lăng xê tự truyện, Báo Phụ nữ thủ đô Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lăng xê tự truyện
15. Nguyễn Quang Hưng, (2006)Đặc điểm hồi kí văn học 1975-2000, Nghiên cứu văn học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm hồi kí văn học 1975-2000
16. Trịnh Thị Thu Hồng, (1999)Thể loại tự truyện trong một số sáng tác của một số nhà văn nữ, TCVH số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể loại tự truyện trong một số sáng tác của một số nhà văn nữ
17. Nguyễn Thuỵ Kha, (1995)Xuân Diệu thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Diệu thơ và đời
Nhà XB: Nxb Văn học
18. Mã Giang Lân, (1999) tuyển chọn và biên soạn, Thơ Xuân Diệu - Những lời bình, NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Xuân Diệu - Những lời bình
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
19. Phong Lê, (2001) Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại, Nbx Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại
20. Nguyễn Văn Long, (2002)Truyện và kí 1945-1975, Lịch sử văn học Việt Nam tập 1,2,3, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện và kí 1945-1975
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
21. Lưu Trọng Lư, (1998) Chiếc cáng xanh – Khói lam chiều, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiếc cáng xanh – Khói lam chiều
Nhà XB: Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w