Đặt vấn đề ngôn ngữ của văn bản hành chính trong khung thời gian là toàn bộ triều Nguyễn, chúng tôi buộc lòng phải bỏ qua một số thể loại chỉ xuất hiện trong một triều vua như: công đồng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hà Nội-2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
BÙI LÊ NHẬT
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TRONG CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN
(CHIẾU, CHỈ, DỤ, TẤU, BIỂU, TƯ)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 602240
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Kim Sơn
Hà Nội-2013
Trang 3Chương 1 Chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư và châu bản triều Nguyễn 21
1.1 Chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư 21
1.3 Chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư trong châu bản triều Nguyễn 36
1.3 3 Cách thức soạn thảo, ban hành, trung chuyển 43
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là thành tố quan trọng trong văn hóa mỗi dân tộc Tiến trình phát triển ngôn ngữ của một dân tộc thể hiện diễn biến văn hóa của dân tộc ấy, bởi ngôn ngữ là văn hóa được mã hóa Theo quy luật chung, lịch sử phát triển của ngôn ngữ Việt là quá trình vận động liên tục và không ngừng giao lưu, tiếp nhận ngôn ngữ của những nền văn minh, văn hóa khác, cụ thể ở đây là Trung Quốc, Ấn Độ thời cổ-trung đại và Pháp-Châu Âu thời cận-hiện đại Trong lịch sử phát triển của mình, giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX là thời kỳ diễn ra nhiều biến động lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển mình từ ngôn ngữ văn tự trung đại lên hiện đại của dân tộc Việt Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và chứng minh, tuy nhiên một trong những tài liệu thể hiện dấu ấn đậm nét của thời kỳ
quá độ ngôn ngữ này là văn bản hành chính trong châu bản triều Nguyễn lại chưa
được phân tích Hiện nay phần lớn bản gốc châu bản được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I Với giá trị về nhiều mặt: sử học, văn hóa học, văn bản học, thư tịch học, ngôn ngữ học… đây xứng đáng là một trong những di sản văn hóa quí giá của dân tộc Việt nói riêng và nhân loại nói chung
Giá trị nhiều mặt của châu bản triều Nguyễn đặt ra nhiều hướng đi cho các nhà nghiên cứu và hầu hết đều lựa chọn khai thác ở góc độ sử liệu, ít hoặc không đề
cập tới vấn đề ngôn ngữ Một công trình đã đi sâu vào thực tại văn bản là Cấu trúc
nội tại của loại hình châu bản trên cứ liệu châu bản triều Minh Mạng của Thạc sỹ
Nguyễn Thu Hoài, nhưng mới dừng ở đặc điểm hình thức
Thực tế tuy sử dụng ngôn ngữ Hán văn – vấn đề đã được nghiên cứu sâu và
kỹ - nhưng khía cạnh ngôn ngữ của văn bản hành chính trong châu bản vẫn là một mặt quan trọng, tưởng cũ mà lại mới, nếu đặt cố định trong khung thời gian triều Nguyễn và trong thế đối sánh theo từng triều vua Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi triều Nguyễn là giai đoạn ra đời nhiều hình thức văn bản mới và có những đổi mới ngay trong nội hàm những hình thức văn bản cũ, cũng là thời kỳ chuyển mình từ trung cận đại lên hiện đại của ngôn ngữ viết nói riêng và tiếng Việt nói chung trong
Trang 7bối cảnh giao thoa, va chạm với tiếng Pháp đồng thời vẫn chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ các thể loại văn bản quản lý của nhà nước phong kiến trung đại Trung Hoa
Đặt vấn đề ngôn ngữ của văn bản hành chính trong khung thời gian là toàn
bộ triều Nguyễn, chúng tôi buộc lòng phải bỏ qua một số thể loại chỉ xuất hiện trong một triều vua như: công đồng phó, công đồng sai, công đồng khiến, công đồng di… (chỉ dùng vào thời Gia Long), tập trung vào những thể thức văn bản được
sử dụng xuyên suốt trong các đời vua như: chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư, từ đó tạo tiền
đề cho việc khái quát đặc điểm chung của ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước triều Nguyễn và thời kỳ trung đại
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu ngôn ngữ trong các văn bản chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư
Trong lịch sử 4000 năm tồn tại của mình, chế độ phong kiến phương Đông
đã sản sinh ra rất nhiều dạng văn bản hành chính, trong đó chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu,
tư là những thể loại tiêu biểu Ngoài giá trị về mặt điều hành, quản lý nhà nước, đây còn là những tư liệu quan trọng tiêu biểu thể hiện lý luận, học thuật, phong cách sử dụng ngôn ngữ của thời trung đại Ngay khi chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư cũng như các dạng văn bản hành chính trung đại khác còn đang thực thi chức năng, chính quyền trung ương hiện thời và nhiều cá nhân đã đi sâu khảo cứu và định hình đặc điểm ngôn ngữ, phong cách hành văn của từng thể loại nhằm giúp việc sử dụng chúng đạt hiệu quả tối ưu Ngoài giá trị với triều đại đương thời, văn bản hành chính và những thành quả nghiên cứu về văn bản hành chính còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống văn thư trong các triều đại tiếp sau Dưới đây chúng tôi sẽ hệ thống hóa các thành tựu trong lịch sử về nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản hành chính theo cách phân kỳ của sử học để cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về đặc điểm từng thể loại
2.1.1 Thời kỳ cổ trung đại:
Các nghiên cứu về ngôn ngữ văn tự trong văn thể hành chính của thời kỳ cổ trung đại hầu như xuất phát từ Trung Quốc - cái nôi của chế độ phong kiến cũng như văn bản quản lý nhà nước phương Đông Tổng quan các nghiên cứu của thời kỳ
Trang 8này được gọi chung là “tiểu học” và đi theo hai hướng: 1) hướng thứ nhất trọng tâm nghiên cứu chú thích về ngữ nghĩa, thanh vận, hình dạng văn tự của từ đơn lẻ và có trích dẫn một số văn đoạn mà từ ngữ được sử dụng, không quan tâm đến nghệ thuật, nội dung nghĩa lý và chức năng thực thi của chỉnh thể văn bản mà những từ đó tạo
nên, thành tựu cao nhất là các tác phẩm dạng thuyết văn, tự điển, từ điển, xét trên bình diện ngôn ngữ nói chung phải kể thêm vận thư; 2) hướng thứ hai trọng tâm tìm
hiểu nghệ thuật dụng văn, chức năng và nghĩa lý của chỉnh thể văn bản – kết tinh ý nghĩa của hệ thống từ, thành tựu cao nhất là các nghiên cứu, bình luận mang tính
học thuật dạng chú sớ, luận (biện luận, thuyết luận)
Tên gọi “tiểu học” có liên quan đến nội dung chương trình học của thời trung đại, trong đó tiểu học cung cấp các kiến thức và phương pháp cơ bản để nhận biết chữ Hán – phân biệt với “đại học” trong quan niệm đương thời là “cái học của bậc đại nhân”, chú trọng những kiến thức ứng dụng phục vụ con đường hoạn lộ, quan trường trên cơ sở đã thông hiểu tiểu học Trong chế độ khoa cử cũ, từ 14 tuổi trở xuống học tiểu học, sau đó sẽ chuyển qua bậc đại học, nhưng có thể du di tùy theo
người học Giáo sư Vương Lực trong mục Lời nói đầu sách Lịch sử ngôn ngữ học
Trung Quốc cho biết: “Ngữ văn học vào thời cổ trung đại được gọi là “tiểu học”
Tên gọi “tiểu học” này khởi đầu có liên quan tới bậc học tiểu học Căn cứ theo mục
Nghệ văn chí sách Hán thư, chúng ta biết người xưa 8 tuổi vào tiểu học, thầy dạy họ
“lục thư” Nhận mặt chữ vốn là việc của bậc tiểu học, nhân đó gọi học vấn về nhận
chữ là tiểu học Trong Nghệ văn chí sách Hán thư, “tiểu học” tự mình đứng riêng
thành 1 loại, tổng cộng có 10 phái, 15 thiên Nếu lấy cổ làm chuẩn, trong đó bao gồm cả cổ văn ký tự (chữ Hán giai đoạn tiền Hán được gọi là cổ văn), thì nhận chữ trở thành một học vấn chuyên môn Đây là nguyên nhân “tiểu học” trở thành một danh xưng học thuật chuyên môn” [106, tr.2]
Bản thân các học giả trung đại tới đời Thanh chia các nghiên cứu về ngôn ngữ văn tự của mình thành ba (03) loại: huấn hỗ, tự thư và vận thư “về sau, phạm vi
của tiểu học mở rộng Tổng mục đề yếu trong Tứ khố toàn thư đời Thanh chia tiểu
học thành huấn hỗ, tự thư và vận thư Đại thể, huấn hỗ nghiên cứu về nghĩa chữ, tự
Trang 9thư nghiên cứu về hình chữ, vận thư nghiên cứu về âm chữ”, tuy nhiên “lúc nghiên cứu về hình chữ (tự thư) không thể không giảng về quan hệ giữa hình chữ với âm, nghĩa của chữ, mà sách vận thư lại kiêm cả tác dụng của từ điển, cho nên giới hạn giữa ba (03) phạm trù này không thể phân biệt rạch ròi Chỉ có thể khẳng định một điểm: “Tiểu học” là học vấn liên quan đến văn tự; cổ nhân nghiên cứu tiểu học không lấy ngôn ngữ làm đối tượng mà coi văn tự là đối tượng” [106, tr.2]
Trong Hán ngữ sử cảo, giáo sư Vương Lực cũng chia các nghiên cứu ngôn
ngữ của học giả trung đại làm hai (02) hướng là ngữ âm và ngữ nghĩa, tức đã xếp tự thư vào thành một phạm trù cơ sở của cả hai hướng này, và chia làm ba giai đoạn: giai đoạn từ đầu đời Hán sơ (TK III TCN) cho tới cuối Đông Tấn (TK V) là giai đoạn trọng tâm vào nghiên cứu ngữ nghĩa; giai đoạn từ đầu thời Nam Bắc triều (TK V) cho tới cuối triều Minh (TK XVII) là giai đoạn trọng tâm vào ngữ âm; giai đoạn
từ đầu đời Thanh tới nay là giai đoạn phát triển toàn diện Các khảo cứu về ngôn
ngữ trong văn bản hành chính của thời trung đại thực chất là các chuyên luận hẹp, xét trong cả ba (03) giai đoạn này đương nhiên đều thuộc ngạch thứ hai và trọng tâm phương diện ngữ nghĩa chứ không phải ngữ âm Tuy vậy không thể không đề cập tới các tác phẩm theo hướng thứ nhất, theo Vương Lực là hướng ngữ âm, bởi nhiều văn bản hành chính cũng vận dụng các thủ pháp thanh điệu được sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật Dưới đây chúng tôi sẽ không phân tách nhỏ lẻ mà diễn trình tổng hợp theo lịch đại thành tựu của các hướng trên với trục trung tâm là những công trình thuộc hướng chú thích, bình luận và điểm xuyết thêm công trình dạng từ điển, thuyết văn để có được một cái nhìn toàn diện nhất Bản thân các kiến giải trong những công trình này đều đề cập tới tự hình chữ là vấn đề cơ bản của Hán ngữ nói chung, không thuộc trọng tâm đề tài nên chúng tôi không tách thành một (01) hướng riêng
2.1.1.1 Trung Quốc
Những tuyển tập có ghi chép về văn bản hành chính cổ đã xuất hiện từ khá
sớm, như Chu thư (Thượng thư), Chiến quốc sách , được xác định viết trong giai
đoạn Chiến quốc Vào triều Tần, cùng thời điểm với sự xác lập các loại văn bản
Trang 10chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư, cũng đã xuất hiện những luận đề về ngôn ngữ trong văn
bản hành chính, tiêu biểu như Thỉnh trừ bách gia thi thư nghị của Lý Tư Tuy nhiên
những văn kiện, sách vở trên đây chưa thể coi là các nghiên cứu thực thụ, những nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ hoặc giả đã có nhưng trong thư tịch hiện nay không còn Các học giả ngôn ngữ hiện nay hầu như đều công nhận nghiên cứu ngôn ngữ của học giả Trung Quốc cổ trung đại bắt đầu có từ đời Hán
Các tác phẩm mang tính từ điển về ngôn ngữ-văn tự cổ đại trong thư tịch
Hán xuất hiện từ khá sớm, tiêu biểu như Phương ngôn của Dương Hùng (53 TCN – 18), Thuyết văn giải tự của Hứa Thận (58 – 157) hay Thích danh của Lưu Hi
(khoảng thế kỷ II), tất nhiên trong đó không đề cập tới ngôn từ trong từng văn thể
cụ thể mà phiên âm, thích nghĩa những từ đơn cơ bản trong tiếng Hán giai đoạn này
đúng như tên gọi của sách Liên quan nhiều hơn đến nội dung văn bản cụ thể là Nhĩ
nhã (khuyết danh, hình thành trong giai đoạn cuối Tần – đầu Hán), một bộ sách
mang tính từ điển xuất phát từ mục tiêu chú giải kinh điển Tuy vậy, trên bình diện
chuyên luận, Độc đoạn của Sái Ung (133 – 192) đời Đông Hán mới được xem là tác
phẩm mở đầu cho nghiên cứu ngôn ngữ văn thể hành chính Trong quyển hai của sách, tác giả đã luận bàn một cách hệ thống những điểm cơ bản nhất về cách sử dụng ngôn từ, đặc biệt là đại từ nhân xưng trong các thể thức văn hành chính: chương, tấu, biểu và bác nghị Tiếp nối Sái Ung, Tào Phi (187 – 226) trong thiên
Luận văn sách Điển luận cũng lược bình về đặc điểm bốn nhóm văn thể thông dụng
thời kỳ này (tấu nghị, thư luận, minh lụy, thi phú), trong đó có tấu
Sang đời Tấn có Văn Phú của Lục Cơ (261 – 303) giới thuyết về đặc trưng mười văn thể thông dụng bao gồm: thi, phú, bi, lụy, minh, châm, tụng, luận, tấu, thuyết; Hàn lâm luận của Lý Sung (khoảng 349 - 365) luận về tấu, biểu cùng các thể loại khác như: thư, nghị, văn, tán, bác, luận, nạn, minh, hịch, hình, cáo, thi; Văn
chương lưu biệt luận của Chí Ngu (? - 311) đề cập tới mười một loại văn thể (đối
thi, phú, châm, minh, ai từ, ai sách, lụy, tụng, thất, đối vấn, bi minh) nhưng không
có chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư Triều Tấn cũng là giai đoạn hợp nhất ba bộ sách thuộc bậc tiểu học về âm vận, giải nghĩa từ và cú pháp cơ bản của cụm từ được soạn
Trang 11riêng dành cho trẻ nhỏ là: Thương Hiệt thiên (vốn trước đây là ba bộ Thương Hiệt
Thiên của Lý Tư (280 – 208 TCN), Ái lịch thiên của Triệu Cao (?- 207 TCN), Bác học thiên của Hồ Vô Kính (?-?) thời Tần), Huấn toản thiên của Dương Hùng (53
TCN – 18) thời Tây Hán, Bàng hi thiên của Giả Phường thời Đông Hán thành bộ
Tam thương nổi tiếng
Những trước tác trên trải qua thời gian đều đã thất tán, nhưng qua trích dẫn
từ các bộ sách nổi tiếng có thể thấy được tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng tới các học giả về văn thể sau này
Trong hoàn cảnh văn tịch như vậy, Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp (465 -
520) đời Lương thời kỳ Nam Bắc triều xuất hiện đã mở ra cục diện mới trong nghiên cứu ngôn ngữ văn thể trung đại Ngoài việc giữ được sự toàn vẹn về văn bản, đây còn là bộ sách chuyên sâu và hệ thống nhất về văn thể thời kỳ này so với trước
đó và có ảnh hưởng tới toàn bộ nghiên cứu về sau Tác phẩm chia làm mười (10) quyển, năm mươi (50) thiên, luận bàn về các thể loại: minh thi, nhạc phủ, toàn phú, tụng tán, chúc minh, minh châm, lụy bi, ai điếu, tạp văn, giai ẩn, sử truyện, chư tử,
luận thuyết và chiếu sách, hịch di, phong thần, chương biểu, tấu khải, nghị đối, thư
ký
Tiếp nối ngay sau Văn tâm điêu long, Văn chương lục khởi của Nhậm
Phưởng cũng là tác phẩm có ảnh hưởng lớn tới nghiên cứu văn thể đời sau Bộ sách chuyên sâu vào phân loại văn thể nên phần khảo cứu nội dung, nghệ thuật rất sơ lược Trong tám mươi lăm loại văn thể được tác giả tuyển chọn có chiếu, tấu, biểu
và hai thể loại liên quan là tấu kí và nhượng biểu
Thời đại Tùy Đường là giai đoạn cải cách, khai sáng, định hình và phát triển rực rỡ của các dạng văn thể với nhiều tác gia nổi tiếng Đặc điểm ngôn từ các văn thể hành chính như chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư thời kỳ này chỉ được đề cập môt cách gián tiếp trong vài trích lục, tiểu tác và bị chìm lấp trong khối lượng đồ sộ các trước tác nổi tiếng về thi từ cũng như các bình phẩm về văn chương nghệ thuật, khó tìm ra công trình mang tính chuyên sâu đặc sắc và có ảnh hưởng lớn Đáng chú ý
nhất giai đoạn này là các tác phẩm thuộc Thập tam kinh chú sớ như: Văn tuyển chú
Trang 12của Lý Thiện, dịch chú các văn thể của Văn tuyển nhưng không bình về đặc điểm văn phong, ngôn ngữ; Tứ thư tập chú của Khổng Dĩnh Đạt (574 - 648), trong đó có dịch chú về thượng thư – văn tịch cổ đầu tiên ghi lại văn thể hành chính, tất nhiên chưa đề cập tới chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư Ngoài ra có thể kể đến bản chiếu Hình
biểu sớ bất thực chiếu của Đường Cao Tổ Lý Uyên (566 - 635), bình về tệ rườm rà,
hoa lá viển vông, không đi thẳng vào vấn đề của văn bản hành chính đương thời
Các công trình đáng chú ý của triều Tống về ngôn ngữ trong văn bản hành
chính: Văn chương chính tông của Chân Đức Tú (1178 - 1235), trên phương diện
thể, dụng bình luận về bốn nhóm văn thể từ đời Hán trở về trước, bao gồm: từ mệnh, nghị luận, tự sự và thi ca, trong đó chiếu, dụ được xếp vào nhóm từ mệnh; tấu, biểu
thuộc nhóm nghị luận; chưa được đề cập chỉ và tư; Trực Trai thư lục giải đề của
Trần Chấn Tôn, tuyển chọn và bình phẩm về bốn (04) thư lục: kinh, sử, tử, tập,
trong đó có chiếu (thuộc sử lục), tấu (thuộc tập lục) Đây cũng là thời kỳ xuất hiện
những manh nha của ngôn ngữ văn tự học hiện đại với các thuật ngữ “động tự”,
“tĩnh tự” tương đương với động từ (verb) và danh từ (noun) trong ngôn ngữ học phương Tây
Bước sang triều Minh có hai tác phẩm tiêu biểu về ngôn ngữ văn thể cổ trung
đại đề cập tới chiếu, biểu, tấu, dụ là Văn chương biện thể của Ngô Nạp và Văn thể
minh biện của Từ Sư Tăng
Đời Thanh có hai (02) công trình ảnh hưởng lớn đến việc nghiên cứu thể loại
cũng như ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước cổ trung đại nói chung là Cổ
văn từ loại toản của Diệu Nãi và Kinh sử bách gia tạp sao của Tăng Quốc Phiên
Trên tiêu chí văn phong, nội dung kinh điển và chức năng, Diệu Nãi xếp chiếu vào nhóm chiếu lệnh cùng các thể loại: sắc, lệnh, cáo, chế, phù, còn Tăng Quốc Phiên gộp chiếu và tấu nghị vào cùng nhóm cáo ngữ với lệnh, thư độc Đây cũng là thời
kỳ phục hưng và phát triển mạnh của “tiểu học” - ngôn ngữ văn tự học trung đại cả trên phương diện quan thư và cá nhân với các bộ sách nổi tiếng như: Khang Hi từ
điển, Từ Nguyên, Kinh truyện thích từ, Vựng âm diệu ngữ…
Trang 13Ngoài ra phải đề cập tới phân mục khoa mục chí, văn nghệ chí, văn tịch chí, bách quan chí, quan chức chí, văn học truyện có trong các bộ sử thể kỷ truyền, loại chí hoặc các bộ hội điển mang tính chính thống, quan phương của nhà nước phong
kiến về thể chế, xã hội như Hán thư, Hậu Hán thư, Tấn thư, Tùy thư, Cựu Đường
thư, Tân Đường Thư, Tống sử, Liêu sử, Kim sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh sử cảo, Đường lục điển, Đại Minh hội điển, Đại Thanh hội điển, Khâm định Đại Thanh hội điển và một vài bộ sử trong 25 bộ biệt sử (nhị thập ngũ biệt sử)…
2.1.1.2 Việt Nam
Ngay sau khi giành được độc lập, những vương triều đầu tiên tại Việt Nam
đã có ý thức xây dựng cho mình một nền văn hiến, điển chương riêng nhằm thể hiện tinh thần và ý chí độc lập tự chủ trước các vương triều Trung Quốc Tuy nhiên, do
sự khắc nghiệt của điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa và sự tàn phá của chiến tranh, các công trình về văn thư thời kỳ này còn lại không nhiều, phần lớn chỉ còn tên ghi trong các mục văn tịch chí của các bộ sử thời Nguyễn và chủ yếu mang tính chất tuyển soạn, ít khảo cứu, bình thuật
Tác phẩm sớm nhất trong sử sách ghi lại có đề cập tới văn bản hành chính
trung đại nói chung là Công văn cách thức, soạn vào năm Hưng Long thứ 7 (1299)
triều Trần Anh Tông đời Trần, tuy nhiên tới nay đã mất
Tiếp đến là bộ Thiên Nam dư hạ tập do Thân Nhân Trung (1418-1499) và
Đỗ Nhuận (1446-?) soạn theo ý Lê Thánh Tông vào năm Hồng Đức thứ 2 (1471) đời Lê sơ, ghi chép về điển chương, chế độ, trong đó có văn thư, cáo sắc
Sang đời Mạc có tác phẩm Ứng đáp bang giao của Mạc Trừng thời Mạc
soạn chép thư từ và biểu văn của các triều, tới nay còn ba (03) quyển
Giai đoạn Lê mạt, Nguyễn Sơ nổi lên tác phẩm Vũ trung tùy bút, viết theo
thể ký của Phạm Đình Hổ với hơn chín mươi (90) bài tự thuật về nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có nhiều bài viết khảo cứu về học thuật, văn thể
Triều Nguyễn là giai đoạn nở rộ nhiều công trình về đặc điểm văn thể và
ngôn ngữ văn thể hành chính, tiêu biểu như: Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy
Bích (1744 - 1818), tuyển chọn ghi chép và lược bình văn phong các tác phẩm văn
Trang 14bản hai (02) đời Lê, Trần, trong đó có các thể công văn: chiếu, tấu, biểu, chế, sách,
tạ, khải, công văn; Văn loại ( chép các bài chiếu, biểu, chế, lục, cáo, bi kí) , Quân trung từ mệnh tập (ghi chép thư, lệnh, tấu, biểu đấu tranh ngoại giao của Nguyễn Trãi) của Dương Bá Cung (1794 - 1868)… Ngoài ra, phải kể tới Cổ kim khoa thí thông khảo do Chuyết Hiên tàng bản ấn hành, khi lược khảo về khoa cử các triều
đại có nhắc tới các thể văn hành chính được sử dụng và có nhiều bình phẩm về văn
phong, ngôn từ nói chung của văn chương thời kỳ này trong mục Phó thuyết; các mục ghi chép về văn thể trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Khâm định
Đại Nam hội điển sự lệ tục biên (Quốc sử quán triều Nguyễn soạn); mục Khoa mục chí, Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú (1782 -
1840); mục Thiên chương trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn (1726 - 1784)
Tuy nhiên văn thể trong các công trình này mới chỉ được đề cập trên phương diện chức năng thể loại và cơ quan ban hành hoặc ở dạng liệt kê tên gọi, không phải
những nghiên cứu đích thực
Về cơ bản, ngôn ngữ văn tự học hay tiểu học của giai đoạn trung đại tại Việt Nam và Trung Quốc mang tính chất ngữ văn học, coi trọng hướng lý luận, biện chú phụ theo kinh điển hơn là các nghiên cứu tách bạch đơn lẻ dạng từ điển Cả hai hướng này đều ứng dụng tổng hợp phương pháp xác định nghĩa, hình và âm của chữ, trong đó hướng thứ nhất lấy đối tượng là từ cơ bản trong tiếng Hán và Hán văn để chú thích, giảng nghĩa, hướng thứ hai xuất phát từ bản thân văn bản kinh điển để bình luận, huấn giảng, gần giống với đối tượng của chuyên ngành ngữ dụng học trong ngữ dụng học hiện đại
Về phương pháp viết, những nghiên cứu về ngôn ngữ trong văn bản hành chính thời kỳ trung đại tại Trung Quốc và Việt Nam đều tinh tuyển khảo cứu các tác phẩm hành chính mang tính văn chương thể hiện phương pháp luận và nghệ thuật hùng biện mẫu mực, đồng thời xếp chung nhóm loại này vào cùng văn tập với các văn thể mang tính nghệ thuật khác, lấy đó làm chuẩn mực cho đương đại và sau này noi theo Tại Việt Nam do hoàn cảnh chiến tranh và điều kiện lưu giữ không tốt nên các công trình để lại không nhiều, đặc biệt là các công trình nghiên cứu về văn thể
Trang 152.1.2 Thời kỳ cận - hiện đại và đương đại (từ cuối thế kỷ XIX đến nay)
2.1.2.1 Trung Quốc
Trong thời kỳ chuyển giao từ phong kiến trung đại lên cận đại (những năm cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX), ngôn ngữ học nói chung và nghiên cứu về ngôn ngữ trong văn bản hành chính cổ trung đại nói riêng tại Trung Quốc có những biến chuyển mạnh mẽ khi tiếp xúc với các phương pháp, lý thuyết ngôn ngữ học phương Tây Sự tiếp xúc này chia rẽ ngôn ngữ học Trung Quốc theo hai hướng: một
là tiếp nối phát triển thành tựu của ngạch tiểu học; hai là ứng dụng hoàn toàn lý luận
và cách phân tích cấu trúc ngữ pháp, từ vựng của ngôn ngữ học phương Tây để định hình đặc điểm ngôn ngữ Hán văn Dù theo lý luận của phương Đông hay phương Tây thì các nghiên cứu ngôn ngữ Hán cổ giai đoạn này về cơ bản gần giống hướng
đi của “tiểu học” thời kỳ trung đại, và trên thực tế, ngôn ngữ văn tự học của thời kỳ này chính là ngạch “tiểu học” trong quá khứ do Chương Thái Viêm (1869-1936) đề xướng đổi tên vào năm 1906 Xu hướng “tiểu học” trọng phân tích ngữ pháp (cấu tạo, hình thái), âm vận và từ vựng xuất phát từ nhu cầu thiết thực đối với nhân loại
ở cả phương Đông cũng như phương Tây lúc này: phương Tây muốn vượt qua rào cản văn tự để hiểu về văn hóa phương Đông cổ trung đại; phương Đông muốn tìm lại giá trị văn hóa, ngôn ngữ của mình, sau một thời gian dài bị chìm lấp trước sự xâm lấn của văn hóa và ngôn ngữ phương Tây
Giáo sư Vương Lực trong Lịch sử ngôn ngữ học Trung Quốc chia thời kỳ
giao thời này làm hai giai đoạn: giai đoạn tạo lập (1898 - 1935) với các đại biểu là
Mã Kiến Trung (Mã thị văn thông), Dương Thụ Đạt (Cao đẳng quốc văn pháp, Từ
Thuyên, Mã thị văn thông khan ngộ, Hán ngữ văn ngôn tu từ học…), Lê Cẩm Hi
(Tân trước quốc ngữ văn pháp, So sánh văn pháp…); giai đoạn phát triển (1936 – 1948) với đại biểu là các nhà nghiên cứu và giáo sư: Vương Lực (Hán ngữ sử luận
văn tập, Cổ đại Hán ngữ…), Lữ Thức Tương, Cao Danh Khải, trong đó Lữ Thức
Tương và Cao Danh Khải chuyên về ngữ pháp ngôn ngữ hiện đại Tuy nhiên các học giả trên đặt trọng tâm nghiên cứu về hán ngữ cổ đại nói chung, ít đề cập tới văn thể cụ thể
Trang 16Trên phương diện này phải nhắc tới hai nhà nghiên cứu tiên phong mở đầu
cho ngành văn thư học là: Từ Vọng Chi với Công độc thông luận (1931) lược thuật
về hợp nghĩa, phân loại, thể lệ, phương pháp soạn thảo, kết cấu, thủ pháp và dụng
ngữ của công văn trên cơ sở khảo chứng các văn bản chính trị nổi tiếng trong lịch
sử; Hứa Đồng Tân với hai tác phẩm giá trị về văn thể trung đại rải đều trong cả hai thời kỳ theo cách phân chia của giáo sư Vương Lực, bao gồm: Công độc toàn nghĩa
(1934) giới thiệu nguyên lưu công độc (văn bản chính trị) và dịch chú các văn bản
nổi tiếng, Công độc học sử (1949) giới thiệu về nguyên lưu, đặc điểm của công độc
cũng như công độc học nói chung, trích tuyển các văn bản nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Tuy nhiên các tác phẩm trên đều được viết bằng văn ngôn trung đại, nếu không trang bị những kiến thức về ngữ pháp cơ bản của Hán ngữ trung đại khó
có thể hiểu được
Kể từ những năm tám mươi của thế kỉ trước trở lại đây, khi các dân tộc trong khối phong kiến Đông Á cũ (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc) ý thức hơn trong việc phục hưng lại văn hóa truyền thống nhằm tìm lại vị trí, hình ảnh của mình trong văn hóa, văn hiến thế giới, các công trình về ngôn ngữ trong văn thể cổ trung đại bùng phát với số lượng lên tới hàng nghìn và theo nhiều khuynh hướng khác nhau: văn sử học, văn nghệ học, ngôn ngữ văn tự học, công văn học, hồ sơ học…
Trong giai đoạn từ thập kỉ tám mươi đến đến thập kỉ chín mươi của thế kỉ
XX, nghiên cứu của giới văn nghệ học tập trung nghiên cứu mặt nội dung, kinh điển
và thủ pháp nghệ thuật trong các tác phẩm mang đậm tính văn chương, hoặc hùng biện mẫu mực; các nghiên cứu về những thể loại mang đậm chất thông tin, hành chính sự vụ như tư báo, tư trình, tư văn của thời cổ đại thì chú trọng đến nguồn gốc diễn biến, phương pháp soạn thảo ban hành; các nghiên cứu của giới ngữ văn thuộc
ngạch sư phạm thì mang tính tổng hợp, tiêu biểu như Khái luận về nguồn gốc diễn
biến văn thể công văn cổ đại của Hồ Nguyên Đức, Nghiên cứu công văn cổ đại, Lịch sử phát triển công văn cổ đại của giáo sư Đinh Hiểu Xương hay các công trình
về văn thể trung đại của Hồ Minh Ba, Lý Phong Khải…, ngoài khảo cứu nguồn gốc
Trang 17diễn biến, nội dung, và phương pháp soạn thảo đã trình bày sơ qua phong cách hành văn nhưng chưa đi chi tiết vào các khía cạnh từ vựng, ngữ pháp của từng chỉnh thể
Nghiên cứu của giới lịch sử học, công văn học, lưu trữ và quản trị học, hồ sơ học khảo cứu tất cả các dạng văn bản, trong đó có chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư nhưng tập trung cách thức soạn thảo, ban hành cũng như cơ quan thực thi, một số đi vào dịch thuật, mặt ngôn ngữ ít được đề cập, phần lớn là trên phương diện phong cách
chung, không đi vào chi tiết… Các tác giả tiêu biểu: Mẫn Canh Nghiêu (Nghiên cứu
công văn Trung Quốc, Sơ lược lịch sử công văn cổ đại), Miêu Phong Lâm (Công văn học Trung Quốc), Lương Thanh Hối (Vựng dịch các loại công văn cổ kim), Lưu
Hậu Tân, Lý Cẩm Tú…
Nghiên cứu thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học đa dạng hơn, coi trọng cả đặc điểm ngôn ngữ Hán văn ở mặt tổng quát (từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm) cũng như xét đến trong từng văn bản chỉnh thể (phong cách, đặc điểm cấu tạo câu, từ…) với các học giả tiêu biểu: Vương Lực, Hà Cửu Doanh, Dương Bá Tuấn…
Nhìn chung so với giai đoạn cổ trung đại, các nghiên cứu giai đoạn hiện đại phân loại văn thể rõ ràng hơn Cách phân loại được nhiều người sử dụng nhất là phân văn thể thành bốn loại dựa theo đặc tính ngôn ngữ, cách thức ban hành và chức năng: loại chiếu lệnh; loại tấu nghị; loại quan phủ (trình lên, ban xuống, ngang cấp); loại chuyên dụng Những thành tựu có ý nghĩa trực tiếp nhất về ngôn ngữ trong văn bản hành chính cổ thuộc nghiên cứu của những chuyên ngành: văn sử học, phân ngành ngữ dụng học, phong cách học, phân tích diễn ngôn của ngôn ngữ học hiện đại và công văn học, hồ sơ học
2.1.2.2 Việt Nam
Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ viết Hán văn trong các văn bản cổ trung đại tại Việt Nam giai đoạn hiện đại có nhiều nét giống với Trung Quốc, không chỉ bởi đây ngôn ngữ ngoại nhập từ Trung Hoa, mà còn bởi khoảng cách gần về địa văn hóa, chính trị tạo điều kiện tiếp xúc thuận lợi cho học phong giữa hai quốc gia cũng như sự tương đồng về bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội Theo đó, có thể chia theo hai hướng: hướng ngôn ngữ học hiện đại kết hợp các thao tác kỹ thuật và lý luận
Trang 18ngôn ngữ học từ phương Tây, chú trọng phân tích những đặc điểm chung của từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm Hán Việt cũng như tiếng Việt nói chung; hướng văn hóa học, văn sử học, tâm lý học, triết học đặt trọng tâm là phân tích bình phẩm về nghệ thuật dụng ngôn và ý nghĩa liên từ trong chỉnh thể văn bản, tác phẩm cụ thể
Giai đoạn từ những năm đầu thế kỷ XX cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 do hoàn cảnh lịch sử chúng ta không có nhiều chuyên luận về ngôn ngữ trong các thể văn bản hành chính trung đại cụ thể Những công trình tiêu biểu của giai đoạn này phần nhiều thuộc về tầng lớp trí thức Nho học cũ, và đề cập tới ngôn
ngữ Hán văn ở mặt tổng quan, như: Xét về cách dùng chữ đặt câu trong sự học chữ
Hán, Nam học Hán tự, Nguồn gốc và phương pháp học chữ Hán, Hán văn sơ học tiệp giải…
Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho tới đầu thập kỷ tám mươi, do hoàn cảnh chiến tranh và chú trọng nhiệm vụ tái thiết đất nước, tập trung vào những vấn đề giáo dục cơ bản, hoàn thiện chữ quốc ngữ nên phần lớn nghiên cứu trong nước về ngôn ngữ Hán văn trong văn bản hành chính trung đại chỉ ở dạng bài giảng, bài soạn lưu hành nội bộ, không được công bố rộng rãi
Các nghiên cứu về ngôn ngữ Hán văn chỉ nở rộ kể từ giữa thập kỷ tám mươi trở lại đây Trước tiên phải kể tới các công trình, giáo trình, bài giảng, bài soạn thuộc ngành ngữ văn học, bao gồm văn học, ngôn ngữ và Hán nôm – ngạch học trực tiếp nhất tại Việt Nam về Hán văn cổ đại cả về phương diện nghĩa lý, nội dung
và ngôn ngữ học
Từ góc độ Hán Nôm, Hán ngữ cổ đại nói chung và ngôn ngữ trong văn bản hành chính nói riêng là một trong những đối tượng nghiên cứu chính, do vậy có thể
tìm thấy vấn đề này trong các giáo trình đại học cơ sở như Giáo trình Hán Nôm
dành cho du lịch của Phạm Văn Khoái, Giáo trình Ngữ văn Hán Nôm (1984) của Lê
Trí Viễn và Đặng Ngọc San (chủ biên)… Tuy nhiên do vấn đề tư liệu và trong phạm vi cơ sở, vấn đề ngôn ngữ trong những văn bản hành chính thường nhật chưa được các giáo trình đề cập kỹ, chỉ dừng lại ở mức đặt vấn đề Trên phương diện
chuyên luận, Tấu biểu đấu tranh ngoại giao Nguyễn Trãi của Nguyễn Văn Nguyên
Trang 19đã khảo cứu về hai thể tấu, biểu trên phương diện so sánh văn bản, chú thích điển cố,
ít khảo cứu bình luận về ngôn ngữ và nghệ thuật dụng ngôn; Văn chương khoa cử
thời Lê sơ của Nguyễn Văn Thịnh, tuyển chọn và phân tích về một số văn thể thời
Lê, trong đó có văn bản hành chính Ở quy mô nhỏ hơn là các bài viết tạp chí nhưng
do giới hạn về dung lượng nên mỗi bài viết thường chỉ tập trung vào một, hai vấn
đề cụ thể của ngôn ngữ Hán văn nói chung, trong đó có ngôn ngữ trong văn bản hành chính Hán văn, như giới thiệu hoặc xem xét sơ qua đặc điểm cấu trúc, xuất xứ hoặc lịch sử của một văn bản riêng lẻ hoặc một thể loại, không xem xét chỉnh thể toàn bộ hệ thống văn bản hành chính cũng như đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính của thời trung đại Cũng phải nhắc tới các công trình tập trung vào những vấn đề chung nhất của từ Hán Việt (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) tiêu biểu
như Ngữ pháp Hán ngữ cổ đại của Đinh Trọng Thanh Ngoài ra phải kể đến các sách từ điển – nguồn từ vựng Hán văn phong phú như Giúp đọc Nôm và Hán Việt của Anthony Trần Văn Kiệm tại Mỹ, Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, Tự điển
Hán Việt của Đào Duy Anh… Đương nhiên những tác phẩm dạng này không
nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ Hán văn trong những văn bản hành chính cụ thể
Song hành với ngạch Hán Nôm, mảng trung đại của ngành văn học tuy không đi chi tiết vào văn tự, từ rời lẻ nhưng dựa trên cơ sở lý luận để phân tích, bình điểm một cách hệ thống các chỉnh thể văn bản nên làm nổi bật được đặc điểm nghệ thuật, phương pháp dụng chữ, câu để thể hiện ý đồ của tác giả sáng tạo văn bản, có giá trị lớn đối với nghiên cứu ngôn ngữ ở mặt ngữ dụng, văn phong Trong các giáo trình về văn học trung đại tại các trường đại học cũng như sách giáo khoa phổ thông đều có đề cập tới những văn bản và văn thể hành chính tiêu biểu nhưng không đặt trong hệ thống văn bản pháp quy, hệ thống chức năng hành chính của văn bản pháp quy mà đi từ góc độ nghệ thuật của văn bản và đặt vào hệ thống thể loại của văn học nghệ thuật, về cơ bản gần giống với hướng “ngữ nghĩa – huấn hỗ” của thời trung đại Tuy nhiên do ít dựa trên thực tế văn bản Hán Nôm, chủ yếu phân tích trên bản dịch nên các công trình ngạch văn học không cung cấp nhiều dữ liệu về ngữ pháp, từ vựng Những thể loại thường được khảo cứu, bình phẩm nhất là Chiếu
Trang 20(Thiên đô chiếu, Tức vị chiếu, Cần Vương chiếu, Lâm chung di chiếu…), biểu (Tạ
ân biểu, Trần tình biểu), hịch (Hịch tướng sĩ), cáo (Bình ngô đại cáo), sớ (Thất trảm sớ)
Từ góc độ của ngành ngôn ngữ học, nghiên cứu về Hán văn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực ngữ âm và từ vựng Hán Việt ở mặt tổng quan cũng như ảnh hưởng của chúng tới tiếng Việt, không đi sâu vào các văn bản hành chính cụ thể của thời trung đại
Trong các chuyên ngành liên quan trực tiếp đến văn bản hành chính nói chung như: lưu trữ-quản trị văn phòng hay hành chính, mặc dù có khảo xét văn bản hành chính cổ trung đại nhưng đều ở góc độ kỹ thuật soạn thảo, phương thức ban hành, và sơ lược về văn phong, còn vấn đề ngôn ngữ cụ thể trong văn bản chưa
được tìm hiểu kỹ, tiêu biểu như Văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn: Giai đoạn
1802 - 1884 của Vũ Thị Phụng
Mặc dù các học giả tại Việt Nam hiện đại có quan tâm tới chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư cũng như các thể loại văn bản hành chính trung đại, tuy nhiên đa phần tập trung vào bình diện văn chương nghệ thuật hoặc cơ quan ban hành, cách soạn thảo, phát bố, lưu hành và mới chỉ đề cập tới hệ thống ngôn ngữ trong các văn bản nhóm hành chính nghi thức, chưa phân tích nhóm văn bản xuất phát từ sự vụ hành chính thường nhật của chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư
2.2 Nghiên cứu ngôn ngữ chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư trong châu bản triều Nguyễn
Là khối tư liệu độc bản thể hiện sát thực thể chế và điển chương của triều Nguyễn nên ngay từ khi được tiếp quản sau chiến tranh, châu bản đã được quan tâm khảo cứu, tuy nhiên phần lớn là các sách biên mục hoặc tuyển tập giới thiệu, ít công trình đi sâu vào nội tại văn bản cũng như nội dung ngôn ngữ
Những công trình biên mục, trích yếu tiêu biểu:
- Mục lục châu bản triều Nguyễn tập I do Uỷ ban Phiên dịch sử liệu Việt
Nam - Viện Đại học Huế biên dịch tóm tắt, công bố xuất bản năm 1960 gồm bốn tập châu bản triều Gia Long (từ tập 1 đến tập 4) với 723 văn bản
Trang 21- Mục lục châu bản triều Nguyễn tập II cũng do Uỷ ban Phiên dịch sử liệu
Việt Nam - Viện Đại học Huế biên dịch tóm tắt, công bố xuất bản năm 1962 gồm mười tập châu bản triều Minh Mệnh (từ tập 1 đến tập 10) với 971 văn bản
- Mục lục châu bản triều Nguyễn tập I do Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước,
Trung tâm Lưu trữ quốc gia I biên tập xuất bản, NXB Văn hóa - Thông tin ấn hành năm 2010
- Mục lục châu bản triều Nguyễn tập II do Cục lưu trữ nhà nước phối hợp với
Đại học Huế, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hoá biên tập xuất bản và được NXB Văn hoá ấn hành năm 1998 Bản dịch sang tiếng Anh của sách do nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2000 với sự tài trợ của Quỹ Toyota Foundation (Nhật Bản)
Tiếp đến là các công trình tuyển dịch, lược thuật và đi sâu khai thác giá trị nội dung của tư liệu châu bản như:
- Châu bản triều Tự Đức 1848 - 1883: tuyển chọn và lược thuật do nhóm tác
giả Vũ Thanh Hằng, Trà Ngọc Anh, Tạ Quang Phát tuyển chọn, lược dịch và Giáo
sư Trần Nghĩa giới thiệu
- Châu bản triều Nguyễn - tư liệu Phật giáo qua các triều đại nhà Nguyễn
143 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945 do Lý Kim Hoa sưu khảo, biên dịch
lược thuật gồm 250 văn bản châu bản về các vấn đề liên quan đến phật giáo triều Nguyễn, nhà xuất bản Văn hoá thông tin ấn hành năm 2002
- Ngự chế văn (Dụ văn) triều Minh Mạng do Trần Văn Quyền tuyển dịch và
giới thiệu, NXB Hà Nội năm 2000
Công trình đầu tiên chuyên sâu vào vấn đề bố cục hình thức, thể cách của
văn bản châu bản triều Nguyễn là luận văn thạc sỹ Cấu trúc nội tại của loại hình
châu bản trên cứ liệu châu bản triều Minh Mạng, bảo vệ năm 2011 của thạc sỹ
Nguyễn Thu Hoài, tuy vậy trong luận văn của mình tác giả chưa nhắc đến khía cạnh ngôn ngữ
Trang 22Nhìn chung các nghiên cứu về châu bản mới chỉ dừng lại ở việc trích dịch, giới thiệu, tìm hiểu đặc điểm hình thức hoặc khai thác giá trị về sử liệu, chưa đi sâu
và hệ thống hóa đặc điểm ngôn ngữ
3 Mục tiêu nghiên cứu
Phân loại nhóm ngôn ngữ và phân tích đặc điểm các nhóm ngôn ngữ của văn bản quản lý nhà nước Việt Nam giai đoạn 1902 - 1945 trong châu bản hành chính triều Nguyễn ở sáu thể loại: chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi tư liệu
Luận văn sử dụng tư liệu văn bản hành chính trong châu bản hiện lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I trên cơ sở tuyển chọn những văn bản tiêu biểu của 6 thể loại chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư Điều này không ảnh hưởng lớn tới công việc định hình hệ thống ngôn ngữ, bởi đặc điểm của văn bản hành chính là chuẩn mực theo khuôn mẫu định sẵn Ngoài ra, do là một luận văn thuộc chuyên ngành Hán Nôm, chúng tôi chỉ đề cập tới các văn bản châu bản hành chính bằng chữ Hán, bỏ qua các dạng châu bản hành chính bằng chữ quốc ngữ và tiếng Pháp trong hệ thống châu bản
4.2 Phạm vi nội dung
Mỗi ngôn ngữ là một chỉnh thể hoàn chỉnh cấu thành từ 3 phương diện: ngữ
âm, từ vựng và ngữ pháp, trong đó ngữ âm là biểu nghĩa bằng âm của từ vựng trong ngôn ngữ, từ vựng là các thành tố hạt nhân trong kiến trúc ngôn ngữ, ngữ pháp là kết cấu tổ chức của các thành tố hạt nhân trong ngôn ngữ Mặc dù ngôn ngữ trong văn bản là dạng ngôn ngữ viết không liên quan nhiều đến ngữ âm, nhưng tại Việt Nam và Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại, vận dụng thanh điệu bằng trắc vào câu văn là một đặc điểm nổi bật nên ngoài từ vựng và ngữ pháp, chúng tôi sẽ nêu sơ qua các vấn đề ngữ âm để tạo tiền đề làm rõ thủ pháp đối ngẫu trong các văn bản hành chính: chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư Vấn đề từ vựng, ngữ pháp cũng được trình bày với tư cách là những nhân tố làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ trong châu bản hành chính
Trang 235 Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm của ngôn ngữ chịu tác động của nhiều mặt, bao gồm cả tác nhân chủ quan từ tâm lý chủ thể sử dụng và tác nhân khách quan của bối cảnh khu vực địa lý – xã hội, đồng thời mang tính kế thừa lịch sử - đặc điểm được chủ nghĩa Mác – Lênin đặc biệt nhấn mạnh Điều này có thể nhận biết khi đi vào thực tế đặc điểm ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư
Chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư trong triều Nguyễn có lịch sử phát triển kế thừa lâu dài, vừa mang đặc điểm chung của nhóm ngôn ngữ Hán tạng, vừa có đặc điểm riêng của văn ngôn hành chính trung đại phương Đông nên cần kết hợp cả hai phương pháp so sánh lịch sử và phương pháp loại hình khu vực để xem xét một cách toàn diện Nhiều tác phẩm không chỉ dừng lại ở trình bày công vụ sự việc mà đạt đến tầm nghệ thuật như một tác phẩm văn học nghệ thuật thực thụ nên nếu chỉ thuần áp dụng các phương thức phân tích kỹ thuật về cấu trúc, chú nghĩa từ, nghĩa câu là chưa đủ, cần áp dụng phương pháp tổng hợp bình chú
Ngôn ngữ và những biến động của ngôn ngữ dù xuất phát từ yêu cầu của hoàn cảnh thực tế nhưng là sản phẩm của bộ óc con người nên chịu sự tác động của con người Ngôn ngữ viết hành chính phương Đông cổ trung đại bị ảnh hưởng nặng
từ ý đồ thể hiện quyền lực nhằm củng cố ngôi vị của giai cấp thống trị, do vậy cần thiết có thêm cách nhìn từ góc độ tâm lý
Từ thực tế trên, chúng tôi quyết định sử dụng phương pháp luận biện chứng
của chủ nghĩa duy vật lịch sử theo chủ nghĩa Mác - Lênin, đặt ngôn ngữ trong châu
bản trong mối quan hệ đa chiều để tìm hiểu khởi nguyên, phân biệt loại hình và đánh giá một cách toàn diện các đặc điểm chung; kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, loại hình, so sánh liên văn bản và liên ngôn ngữ khi đi sâu vào đặc điểm ngữ pháp, cấu trúc ngôn từ từng thể loại nhằm làm rõ khác biệt chi tiết của các loại văn bản
6 Đóng góp của luận văn
- Cung cấp cái nhìn tổng quát về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản quản
lý nhà nước trong châu bản giai đoạn 1802 – 1945, khía cạnh từ vựng và ngữ pháp
Trang 24- Là tư liệu tham khảo quan trọng cho các nhà ngôn ngữ học, văn bản học, hành chính học và người nghiên cứu châu bản
7 Cơ cấu luận văn
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Đóng góp của luận văn
Phần nội dung Chương 1: Chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu tư và châu bản triều Nguyễn
1.1 Chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư
1.1.1 Khái niệm chung
1.1.2 Lịch sử hình thành
1.1.2.1 Tại Trung Quốc
1.1.2.2 Tại Việt Nam
1.2 Châu bản triều Nguyễn
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Loại hình
1.2.3 Tình hình văn bản
1.3 Chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư trong châu bản triều Nguyễn
1.3.1 Đặc điểm nội dung
Trang 252.2.2.1 Tính quan phương mẫu mực phổ quát
2.2.2.2 Tính quyền uy, tôn ti, trật tự
2.2.2.3 Tính công vụ chính xác và tính văn học nghệ thuật
Trang 26PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Chiếu, chỉ, dụ tấu biểu tư và châu bản triều Nguyễn
1.1 Chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư
Trong quá trình hình thành phát triển của mình, bộ máy quản lý nhà nước phương Đông cổ trung đại đã sản sinh ra vô số văn bản hành chính, trong đó có chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư Bản thân những văn bản này lại có những biến thể khác nhau với những chức năng thay đổi qua từng triều đại Xét từ khởi nguồn vào đời Tiên Tần, trải qua thời gian và thay đổi về triều đại, có loại văn bản giữ nguyên tên gọi nhưng về hình thức nội dung đã khác, có văn bản dù đổi tên nhưng về hình thức không thay đổi, do vậy cần thiết lập một mốc chuẩn, từ đó xem xét quá trình biến thiên để có cái nhìn toàn diện Những khái niệm dưới đây được dựa trên đặc tính các văn bản chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư của triều Thanh tại Trung Quốc và triều Nguyễn tại Việt Nam - thời kỳ cuối cùng của bộ máy nhà nước phong kiến trung đại phương Đông
1.1.1 Khái niệm chung
Chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư là những loại hình văn bản quản lý sản sinh trong quá trình vận hành của bộ máy quản lý nhà nước phong kiến cổ trung đại Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản)
Về cơ bản, chiếu, chỉ, dụ là các thể loại văn bản do vua và chỉ vua được ban hành, mang tính chất mệnh lệnh hoặc ban bố; tấu, biểu là các dạng văn bản do quần thần, đình thần dâng lên vua Chiếu, chỉ, dụ được xếp vào nhóm chiếu lệnh; tấu, biểu được xếp vào nhóm tấu nghị vì các tính chất liên quan của chúng trong chức năng, xuất xứ, ban hành và văn phong Tư là văn bản trao đổi qua lại giữa các cấp quan phủ, bộ, nha, dinh, trấn, huyện Cụ thể:
Chiếu (詔): loại văn bản đặc dụng của hoàng đế để ban bố những chính lệnh
quan trọng hoặc hiểu dụ quần thần, trăm họ
Dụ (諭) hay thượng dụ (上 諭): loại văn bản do nhà vua lệnh ban hành để
truyền mệnh lệnh hoặc những chỉ thị mang tính pháp quy, khuyên bảo, răn dạy quần
Trang 27thần, nhân dân, chức năng gần giống huấn thời cổ đại Dụ có thể dưới hình thức văn bản nhưng cũng có khi là chỉ thị miệng (khẩu dụ)
Chỉ (旨): hay thánh chỉ (圣 旨) là loại văn bản do vua đặc quyền ban hành,
nội dung gần giống như dụ nhưng mang tính chất mệnh lệnh, chủ yếu để phê chuẩn
phúc đáp lại các tấu xin quyết sách, định lệ của quần thần, lưu hành trong nội bộ
triều đình Chỉ kết hợp với mục nghị chuẩn trong tấu thỉnh (奏 請) tạo thành sắc chỉ (敕 旨) Trong một số triều vua, các chỉ lệnh mang tính huấn dụ, răn dạy thường bắt
đầu bằng chữ “dụ” ngay sau từ “chỉ”, thường được coi như một hình thức văn bản
hoàn chỉnh, gọi là chỉ dụ (旨 諭)
Tấu (奏): loại văn bản được đình thần hoặc các bộ, nha, địa phương, dân
chúng dâng lên hoàng đế để trần bày chính sự, nghị bàn điển chương nghi thức, phản ánh những sự biến cấp bách, tố giác sai phạm, tội ác Tấu có nhiều hình thức: nhiều bản tấu được gộp chung thành tập hoặc phong kín trong tráp dâng hoàng đế
tạo thành tấu chiệp (奏 摺), hoặc ghi lên phiến, phiếu để tấu dâng gọi là tấu phiến
(奏 片)
Biểu (表): loại văn bản do quan lại, thần dân dâng lên hoàng đế dùng để tiến
hiền, trần tình, chúc mừng, tạ ơn hoặc tạ tội, khánh chúc, đôi khi được dùng để trình bày các sự vụ thứ yếu Trong lịch sử, biểu từng có thời kỳ được sử dụng với chức năng mở rộng như tấu
Tư (咨): công văn trao đổi qua lại tại các bộ, nha, phủ quan, huyện, tỉnh Thể
tư bao gồm tư trình, tư tri và tư Tư trình là công văn do cơ quan cấp dưới trình lên
cơ quan hành chính cấp trên Tư tri và tư là công văn giữa các cơ quan ngang cấp hoặc từ cấp trên đưa xuống cấp dưới, trong đó chức năng của tư tri là thông cáo sự việc, tư bao gồm cả chức năng thông báo và duyệt hội, thương hỏi Các văn bản tư
khẩn trước tên văn bản đặt thêm chữ “phi” (飛), tạo thành các hình thức phi tư trình,
phi tư tri và phi tư Các dạng văn thư hồi đáp văn bản tư gọi là phúc tư hay phúc tư trinh, phúc tư tri
1.1.2 Lịch sử hình thành
Trang 28Văn bản hành chính trung đại, trong đó có chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư thời trung đại cũng như của riêng triều Nguyễn đều xuất phát từ chế độ phong kiến trung đại Trung Quốc, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời (hơn 4000 năm) Dù mỗi triều đại có cách xây dựng văn bản khác nhau nhưng về cơ bản những văn bản mang tên chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư trong lịch sử luôn có các tính chất, đặc điểm bất biến, tạo thành đặc trưng thể loại Điều này một phần xuất phát từ tư tưởng sự
cổ, tập cổ của xã hội phương Đông vốn độc tôn Nho giáo, luôn lấy phép tắc, văn thể của cổ nhân làm khuôn mẫu noi theo, áp dụng không chỉ riêng đối với các tác phẩm văn chương nghệ thuật mà đối với cả văn thể, văn bản hành chính
1.1.2.1 Tại Trung Quốc
Văn bản quản lý nhà nước xuất hiện từ khi có chữ viết, nhưng không phải ngay lập tức mà phải trải qua một giai đoạn xây dựng nghệ thuật ngữ dụng trên văn bản trước Các hình thức văn bản sơ khai không phải do chủ ý các nhà hành pháp định lập, mà lại xuất phát từ lời nói trong hoạt động hành chính hàng ngày, như
trong Thượng Thư cho biết thời cổ quần thần “phu tấu dĩ ngôn”, tức dùng lời trình tấu lên vua, hay Tả truyện ghi chép hoạt động dụ bảo của thiên tử: “Chu thiên tử dụ
cáo chư hầu” Chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư cũng không nằm ngoài quy luật này: bắt
đầu xuất hiện chính thức từ thời Tần, Hán, nhưng tiền đề đã xuất hiện từ thời cổ đại
- Giai đoạn tiền đề:
Những văn bản sớm nhất ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng văn bản chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư xuất hiện trong giai đoạn từ thế kỷ XXI đến thế kỷ III
TCN, bao gồm: điển (điển thường: văn bản ghi chép pháp chế của hoàng đế cổ), mô
(văn bản quần thần dùng để hoạch định nghị kế các vấn đề đại sự quốc gia cho
hoàng đế), huấn (văn từ quân vương dùng giáo huấn quần thần cấp dưới), cáo (văn
từ răn dạy của thiên tử ban xuống thần dân và chư hầu), thệ (văn bản tuyên thệ, thường dùng trong minh hội của các chư hầu hoặc thiên tử với chư hầu, quân đội),
mệnh (văn bản chuyên dụng của thiên tử dùng phong tước, ban chức vụ, sức thưởng
cho chư hầu, quan viên) Các đời Hạ, Thương, Chu, mệnh được thiên tử trực tiếp
dùng hoặc bị vương hầu, bá hầu lợi dụng làm cơ sở để ra cáo chiêu quân, lập thệ
Trang 29đánh dẹp các chư hầu phản kháng hay nhung, man, di, địch cho chính danh, “sự kiêm cáo thệ” [93, tr.230] nên thường ghép chung gọi là cáo mệnh, thệ mệnh, huấn mệnh Bản thân trình tự và nội dung các văn thể này được xây dựng dựa theo cách
thức những thiên cổ văn trùng tên có từ đời Đường Ngu, được ghi chép trong kinh
Thượng Thư Từ góc độ loại biệt theo phân định của thời kỳ trung đại, Thượng Thư
mang cả tính “thư” (ghi chép lại lời nói của quân vương, quần thần tại triều hàng ngày) và tính “sử” (ghi chép hoạt động của thiên tử), được coi là hai dạng văn bản mang chức năng hành chính đầu tiên tại Trung Quốc, tuy vậy chưa có tác dụng quản
lý nhà nước trực tiếp mà về tính chất chỉ là nhật ký về quá trình hoạt động của bộ máy quản lý cổ đại Các văn bản cổ trong “thượng thư” tương truyền được Khổng
Tử tinh tuyển biên soạn lại từ kho sách của nhà Chu và các tư liệu trong dân gian, tới đời Hán trở thành bộ sách quan trọng phải học của Nho gia, gọi là kinh Thư
Thời kỳ Xuân Thu, Chiến quốc xuất hiện nhiều văn thể hành chính mới trong
đó có lệnh và thượng thư Lệnh thấy sớm nhất trong thiên Đồng mệnh sách Thượng
thư “phát hiệu thi mệnh”, là lời của đế vương ra mệnh lệnh cho quần thần Với tư
cách là một văn bản hoàn chỉnh, lệnh chính thức xuất hiện vào khoảng đời Tần Hiếu
Công nhà Tần (361-338 TCN) “kể từ khi Tần Hiếu Công hạ lệnh trong nước mới được thấy văn tự” [78, tr.12], trọng dụng vào thời thất hùng sau khi nhà Chu sụp đổ
thay cho mệnh, là văn bản của minh chủ dùng ra nhiệm vụ cho chư hầu trong hội minh hoặc quân vương dùng ra nhiệm vụ, phong tặng chức tước cho quần thần trong từng nước, không có phạm vi hiệu lực trên toàn thiên hạ như mệnh Thượng
thư là văn bản quần thần dùng tấu trần chính sự hoặc can gián quân vương, dùng thay cho mô Lệnh, thượng thư và huấn, mệnh, cáo của thời Tam đại là những văn
thể có ảnh hưởng trực tiếp tới văn bản chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu sau này
- Giai đoạn hình thành các văn bản mang tên chiếu, tấu, biểu và hình thức
khẩu dụ
Kể từ năm 221 TCN, bộ máy quản lý của Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Quốc trên cơ sở tham khảo tiếp thu văn thể các đời trước đã xây dựng nên một hệ thống các thể thức văn bản chuyên dụng mới cho phù hợp với bộ máy
Trang 30hành chính chuyên chế tập quyền mới thiết lập Thời kỳ này Trung Quốc không còn phân chia thành các “quốc” (lãnh địa do chư hầu cai quản) như trước, tức một trong các đối tượng chức năng quan trọng để phân biệt giữa hai loại văn bản đã bị xóa bỏ Tần đã “có cả thiên hạ”, chiếm được thiên mệnh nên lệnh của nhà Tần lúc này có
phạm vi quyền lực như mệnh của nhà Chu, là thiên mệnh và có thể hiệu triệu cả
thiên hạ Để phù hợp với tình hình mới, bộ máy triều đình của hoàng đế nhà Tần đã
đề ra nhiều cải cách Theo Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long triều Tần “đổi lệnh làm chiếu, đổi mệnh làm chế” [94, tr.230] Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, kỷ Thủy
hoàng bản kỷ thì Tần Thủy Hoàng sau khi thôn tính sáu “quốc”, quần thần dâng tôn
hiệu rằng: “Thời cổ đại có thiên hoàng, địa hoàng và thái hoàng, trong đó thái hoàng
là quý nhất Chúng thần mạo muội đặt tôn xưng của vua là “thái hoàng”, gọi mệnh
là chế, gọi lệnh là chiếu, thiên tử tự xưng trẫm” (nguyên văn: Cổ hữu thiên hoàng, hữu địa hoàng, hữu thái hoàng, thái hoàng tối quý Thần đẳng muội tử thướng tôn hiệu, vương vi thái hoàng Mệnh vi chế, lệnh vi chiếu, thiên tử tự xưng viết trẫm) Ngoài việc đổi tên tôn xưng thành “hoàng đế” thì các kiến nghị này của quần thần đều được Tần Thủy Hoàng phê chuẩn Mệnh từ đây không còn được dùng như một
loại văn thư, lệnh trở thành tên gọi một loại công văn đặc dùng của hoàng hậu, thái
tử, có chức năng hạn chế không rộng như lệnh thời Chiến quốc Sự kiện này không chỉ đơn giản là việc thay đổi danh xưng của văn bản, mà trên thực tế đã khai tử hoàn toàn hai thể văn bản mệnh, lệnh và dựa trên thể cách, chức năng các văn bản
này để xây dựng nên ba thể loại mới: chiếu, chế và lệnh Chiếu, chế đều mang mệnh
của thiên tử và chỉ thiên tử được ban hành, có chức năng ban bố mệnh lệnh quyết sách thuộc đại chính sự, hiểu dụ dân chúng và ban chức mệnh nhưng cho các cấp
quan, vương khác nhau Theo từ điển Từ Nguyên thì sự khác biệt giữa hai thể loại
này là chế có chức năng ban bố những thay đổi về chế độ, nhưng càng về sau sự
khác biệt càng ít Tên của chiếu được lấy trên cơ sở động từ “chiếu”, nghĩa gốc là
triệu tới mà bảo, hay dùng trong phương ngôn cổ đại với các chứng tích được ghi lại
trong Chu Lễ: “Dĩ nhập bính chiếu vương ngự quần thần, dĩ nhập thống chiếu vương ngự vạn dân” (Thiên quan, Thái Tể) và Dật Chu thư: “Văn Vương chiếu thái
Trang 31tử Phát” (thiên Văn Cảnh) Văn bản mang tên lệnh thời kỳ này vẫn được sử dụng, nhưng chức năng bị thu hẹp so với thời Chiến quốc, trở thành dạng công văn đặc dùng của hoàng hậu, thái tử
Ngoài đặt hai thể chế, chiếu, triều Tần còn đặt thể tấu, trên cơ sở tiếp thu thể
lệ văn thể thượng thư Tên tấu xuất phát từ chữ “tấu” trong phương ngôn đương thời chỉ hành vi quần thần dâng lời lên hoàng đế được ghi lại trong thiên Nghiêu điển sách Thượng Thư: “Phu tấu dĩ ngôn, minh thí dĩ công, xa phục dĩ dung.” Tấu có
chức năng trần bày chính sự, dâng hiến điển chương, thông báo các sự biến cấp bách, đơn chỉ các sai phạm của quan viên Do cách giai đoạn chiến quốc, thất hùng chưa xa nên thời này nhiều người vẫn quen dùng cách gọi thượng thư thay vì tấu
Có ý kiến cho thể biểu đã được xác lập từ triều Tần, nhưng hiện nay không còn văn bản gốc để chứng minh: “Biểu được xã hội phong kiến nước ta (Trung Quốc) sử dụng liên tục từ triều Tần tới triều Thanh.” [88, tr.50] Từ Vọng Chi trong
Công độc thông luận cũng nhận định: “Có người cho từ thời Tần Thủy Hoàng đã có
biểu, nhưng chưa (tận mắt) thấy nội dung.” [78, tr.21]
Trong giai đoạn sau khi nhà Tần sụp đổ, trước khi nhà Hán thành lập, một
dạng văn bản mang tên cáo dụ đã được lưu hành sử dụng, thể hiện qua bài “Nhập
quan cáo dụ” của Hán Cao Tổ Lưu Bang, ban ra để bố cáo, hiểu dụ dân chúng trong thành Hàm Dương, đặt tiền đề cho vị trí của ông ta sau này trước khi Sở Hạng vương vào thành Tính chất cũng như hành văn của văn bản này vừa giống thể cáo,
lại vừa gần với thượng dụ của hai triều Minh, Thanh nên có thể coi đây là một trong các cơ sở để xây dựng văn bản dụ (hay thượng dụ) sau này
Theo Hán thư, thiên Nghệ văn chí, đầu đời Tây Hán dựa theo phép định thể
của nhà Tần nhưng có một số khác biệt về chức năng, nội dung cho phù hợp với hệ thống pháp chế mới, cụ thể mệnh lệnh do thiên tử ban ra thành bốn (04) loại: 1) sách thư: văn bản dùng phong chư hầu, 2) chế thư: mệnh lệnh miễn giảm hình tội, 3)
chiếu thư: ban bố các mệnh lệnh quan trọng thuộc chính sự, dạy bảo bách quan, bố
cáo việc lên ngôi hoặc tạ thế của hoàng đế, 4) hình sắc: ban mệnh lệnh về hình giới
xuống châu quận; chia văn bản quần thần tấu lên thành: 1) chương: văn bản dùng để
Trang 32tạ ơn, 2) tấu: luận đoán nghị hạch tội trạng, 3) biểu: dùng để trần tình, nghĩa gốc là biểu đạt, xuất hiện sớm nhất trong Thượng thư, thiên Thang cáo: “biểu chính vạn bang”, hoặc sớm hơn nữa trong thiên Nghiêu điển “quang bị tứ biểu”, tuy nhiên không liên quan đến nghĩa và tên thể biểu; 4) bác nghị: văn bản của quần thần nghị
bàn và đề ra phương hướng cho các vấn đề thuộc chính sự, quốc sách, gồm tập nghị
và đình nghị Hoàng đế xem xét các văn bản do quần thần tấu thỉnh rồi ra quyết
sách, hình thức thường gặp nhất khi đương triều là khẩu dụ, được thái giám truyền miệng và sử quan chép lại trong chính sử; thời kỳ sau nhà Hán đặt thêm thể sớ, trong đó loại dâng lên hoàng đế là thượng sớ, công dụng giống như tấu nhưng ngôn
từ hành văn giàu tính điển chương nghệ thuật, uyển chuyển thống thiết hơn Tấu và
thượng sớ thời này hay dùng thông nhau, đôi khi ghép chung, sau hay gọi là tấu sớ
hay tấu kí Ở cấp quan phủ cũng lưu hành dạng văn bản tấu ký, gồm bạch sự (thẻ trình bày việc) và thiêm (thẻ ghi chữ làm dấu hiệu), có đặc điểm văn từ ngắn gọn
đơn giản, do quan phủ cấp dưới trình lên quan phủ cấp trên, thịnh hành cuối đời
Đông Hán; biểu từ chức năng trần tình nay bao gồm cả chức năng của chương, tấu
sớ, bác nghị như can gián, khuyên xin, bày tỏ, nhún nhường, tiến hiền, cử tài, khánh
chúc, úy lạo, từ quan, mãn nhiệm, trần tạ (gồm: tạ quan - ân ban chức, tạ tích - ban tước lộc), tố tụng, hạch tội
Cách xây dựng văn thể chiếu, tấu, biểu thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều tiếp thu từ Lưỡng Hán nhưng có đôi chút khác biệt, cụ thể: từ đời Tấn quy định sử dụng
chữ khải (啟) để đặt tên cho 1 dạng văn bản trong nhóm tấu, dùng tấu lên nguyên thủ bên cạnh sớ, trạng, thường gọi tấu khải: “Ngụy Thượng thư, thiên thuyết mệnh
có câu “khải nãi tâm yêu trẫm tâm chi ngữ”, người Tấn bèn lấy “khải” làm tên gọi
những lời trình lên nguyên thủ” [78, tr.25]; thời Nam Bắc triều quy định sắc, sách là
văn thể chuyên dụng của thiên tử, do vậy thế tử và quan phủ sử dụng lại thể lệnh
thời thất hùng, gồm lệnh thư và lệnh chỉ; bỏ tấu ký; giới hạn phạm vi chức năng thể
biểu chủ yếu trình bày các vấn đề thứ yếu trong chính vụ, đặt thêm thể văn chuyên
dùng ca tụng công đức, khánh điển, võ công của hoàng đế, gọi là hạ biểu
Trang 33- Giai đoạn phát triển biến thiên của chiếu, tấu, biểu và sự định hình văn bản
mang tên tư, sắc chỉ:
Văn thể chiếu, biểu, tấu các triều Tùy, Đường, Tống, Nguyên là sự tiếp thu chọn lọc những văn thể định hình vào giai đoạn Đông Hán, Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, tùy theo giai đoạn mà có những biến thể khác nhau Đây cũng là thời kỳ bắt
đầu sử dụng văn bản tư và tên gọi sắc chỉ
Đầu triều Đường bỏ dùng thể chương, gộp chung vào thể biểu, do đó thể biểu mở rộng chức năng gồm tiến hiền, khánh chúc, ca tụng, tạ ân Ngoài văn thể
tấu sao chuyên dụng của môn hạ các tỉnh thì văn thể tên tấu dùng để tấu trình lên
hoàng đế như các đời trước không còn tồn tại mà dùng bảng tử, về bản chất cũng là một dạng của thể tấu Sách Tân Đường Thư, phần Vương Khởi truyện cho biết:
“Người Đường tấu việc, không dùng biểu, trạng thì dùng bảng tử, cũng gọi là lục
tử” Kể từ thời Võ Tắc Thiên, triều Đường lấy chế dùng thay cho chiếu để kiêng húy Đường lục điển cũng ghi chép thể chế văn thư của thiên tử thời kì này có: chế,
sắc, sách, không kể đến loại chiếu, “nhưng điệp trong đời Đường cũng gọi là chiếu,
ý chỉ không dùng vào đời Võ Hậu chăng?” [78, tr.17] Bắt đầu trọng dụng sắc chỉ,
một văn bản thuộc thể văn sắc, chuyên dùng để quyết định một sự vụ cụ thể, phát
sinh từ sự kết hợp giữa tấu thỉnh của quần thần và chỉ phê duyệt của hoàng đế: hoàng đế khẩu truyền chỉ lệnh qua thị thần, thị thần tiếp tục khẩu truyền xuống các quần thần dâng tấu thỉnh, sau đó bộ phận chuyên trách kết hợp bản tấu thỉnh và chỉ soạn thành văn bản sắc chỉ để ban xuống, sau quen gọi là chỉ Tại cấp quan phủ đặt
ra thể tư báo, dạng công văn do Viện học sỹ đưa lên Trung thư tỉnh Chữ tư nguyên nghĩa là tin tức, hỏi han, lại có nghĩa là mưu sự Thượng thư là tuyển tập văn bản cổ
nhất thấy xuất hiện chữ tư, như “tư tứ nhạc”, “tư thập nhị mục”, “tư Nghĩa Hòa”,
“tư nhĩ Thuấn” Thuyết phổ thông nhất tại Việt Nam cho đây là dạng từ ngữ khí
đặt đầu câu Từ Vọng Chi trong Công độc thông luận cũng cho là dạng từ tạo nghĩa
nghi vấn cho câu hỏi với mục đích ra được quyết sách - “giai diện tuân chi từ” [78, tr.98]
Trang 34Văn bản quản lý đời Tống được xây dựng trên cơ sở hệ thống văn thể từ đời Đường Thời kỳ này chia văn thư mang mệnh lệnh hoàng đế ra bảy loại chính
(không kể các văn thể nhỏ có kết cấu không nhất định), trong đó chiếu thư đứng
hàng thứ tư, chuyên dùng ban chức mệnh cho các cấp quan ngũ phẩm từ đãi chế, đại
khanh giám, trung đại phu, quan sát sứ trở lên; tiếp tục sử dụng sắc chỉ và hình thức
khẩu chỉ của nhà Đường, nhưng gọi là thánh chỉ để phân biệt với giáo chỉ - lệnh của
hoàng hậu và lệnh chỉ - lệnh của thái tử; thay thể thích văn sử dụng các đời Hán, Tấn, Tùy, Đường bằng thể tư văn - văn thể chuyên dụng của Viện học sĩ dùng thông
tri với các cấp quan khác
Triều Tống bỏ thể bảng tử, khôi phục thể tấu, bao gồm tấu trạng và tấu trát
Tấu trát có chức năng tương đương bảng tử triều Đường, là văn bản chuyên dụng
của đình thần và quan chức từ tri châu trở lên khi vào kinh để trình báo công sự lên
hoàng đế; gọi là tấu trát để phân biệt với thể ngự trát Tấu trạng là tên gọi chung các loại sớ trần tình, lập ngôn, tố kiện của thần dân trong kinh và các loại tấu báo,
tấu trạng, tấu hạ xin ban ân lộc, nhận tội, hạch tội, tạ ơn theo lệ của nha môn các
thánh chỉ đời Tống, cùng thuộc thể chỉ; hợp tư văn, tư báo thành tư, tạo thành mẫu
công văn chuyên dụng trao đổi qua lại giữa các cơ quan ngang cấp, không còn giới hạn của riêng Viện học sĩ
Ngoài thánh chỉ của triều Nguyên có quy định về dạng thức văn bản cụ thể thì chỉ đời Đường, thánh chỉ đời Tống và ý chỉ đời Nguyên đều ở dạng khẩu truyền
và ghi lại thành văn bản không theo khuôn mẫu định sẵn, được trích dẫn thành một
bộ phận trong nội dung sắc chỉ
Trang 35- Giai đoạn thực thi chức năng cuối cùng của các văn bản chiếu, tấu, biểu, tư,
dụ (thượng dụ), chỉ (dụ chỉ) trong bộ máy hành chính phong kiến trung đại:
Hai triều Minh, Thanh tiếp tục kế thừa và cải biến vận dụng hệ thống văn thể hành chính đã định hình trong lịch sử (đặc biệt chịu ảnh hưởng lớn từ chế độ văn thư giai đoạn Đường, Tống, Nguyên) đồng thời sáng tạo thêm nhiều văn thể mới cho phù hợp với những cải cách trong bộ máy hành chính
Phương thức dụ bảo bằng lời trong các triều đại trước tới triều Minh được
quy định trở thành một văn bản hoàn chỉnh để tuyên cáo chỉ bảo thần, dân trong một
số sự vụ đối nội đối ngoại cụ thể, do đình thần đứng bên biên soạn từ dụ ý của
hoàng đế dâng lên, cũng gọi thánh dụ; khi dùng để ban huân chương thăng thưởng cho quan viên gọi là hình dụ Bên cạnh đó, hình thức khẩu dụ vẫn duy trì: khi không
có đình thần đứng bên ghi chép thì dùng khẩu dụ qua thái giám trực tiếp truyền mệnh đến các nha môn, gọi là chỉ, dụ chỉ hay thánh chỉ, nguyên tắc đảm bảo đúng ngôn từ của hoàng đế; bắt đầu sử dụng văn bản sắc dụ (văn bản do hoàng đế ra khẩu
dụ ban hành để huấn dụ đình thần và ủy nhiệm chức trách cho quan viên địa phương,
một đặc thể của thể chiếu cáo) và sắc mệnh (chức năng tương đương sắc chỉ đời Đường, Tống, ban chức vụ, ủy quyền theo như tấu thỉnh), tư trình (công văn lục bộ
đưa sang phủ đô đốc ngũ quân và quan thừa tuyên, bố chánh sứ các nơi đưa lên lục
bộ); đổi gọi tư đời Nguyên là tư văn Tấu giai đoạn này gồm đề bản (trình bày việc công, dùng ấn, chức năng như tấu trát đời Tống), và tấu bản (trình bày việc riêng, không nhất thiết dùng ấn) nguồn gốc biến thể từ tấu trạng đời Tống, gọi chung là
tấu chiệp hay tráp tử, do được đóng chung thành tập hoặc đặt trong tráp khi dâng
lên hoàng đế
Triều Thanh xây dựng hệ thống văn thư theo cách của hai triều Nguyên,
Minh nhưng có nhiều cải biến Sắc dụ thời kỳ này chức năng và cách thức giống văn bản sắc mệnh triều Minh, chuyên dùng để hồi đáp tấu thỉnh, ban chức mệnh quyết sách xuống quần thần và các bộ nha, thường gọi là sắc thư So với triều Minh,
thượng dụ và dụ chỉ có khác biệt khi được soạn ghi lại thành văn bản rồi mới truyền
xuống đình thần hoặc các bộ nha, nội dung ban chức mệnh hoặc huấn cáo răn dạy,
Trang 36thường gọi chung là dụ, trong đó thượng dụ có thể đứng độc lập, là huấn dụ do
hoàng đế đặc giáng, thể cách và văn từ gần giống “Nhập quan cáo dụ” của Hán Cao
tổ Lưu Bang và cáo, huấn thời cổ đại; dụ chỉ để huấn thị hoặc quyết sách đối với các bản tấu thỉnh dâng lên, luôn gắn liền với sắc dụ Khi không có đình thần, vua tự viết phê đáp lên văn bản tấu thỉnh, gọi là phê dụ Tại nha môn các châu, quận, huyện cũng sử dụng một văn thể có chữ dụ là đường dụ, nhưng chuyên để phán đoán kết án, phân biệt với thể dụ chuyên dụng của hoàng đế Chiếu vẫn là văn thể
mệnh lệnh chính của hoàng đế nhưng không dùng để phê đáp như đời Minh mà chủ
yếu để tuyên bố các chính lệnh lớn hoặc huấn hình quần thần trăm họ Biểu trở
thành văn thư chuyên dụng ca tụng công đức, chúc phúc hoàng đế và hoàng thân,
chuyên dùng trong các dịp lễ, khánh điển lớn Thể tấu đầu triều Thanh chia ra các thể chính: tấu bản, đề bản (áp dụng giống như triều Minh), tấu phiến (văn bản đặc
dụng của quân cơ xứ tấu trình hoàng đế để báo cáo hoặc xin chỉ thị cho các sự vụ
trong công chính hàng ngày), tấu triết (tách ra từ đề bản, mang nội dung riêng tư cơ
mật, không qua Thông chính ti mà đưa thẳng lên văn phòng ngự tiền để trình hoàng
đế ngự lãm) Từ đời Càn Long bỏ thể tấu bản, gộp chung chức năng tấu bản vào đề
bản Từ đời Quang Tự bỏ đề bản, ghép chung vào tấu triết, từ đây tấu triết trở
thành văn thư chính thức duy nhất dùng trình việc lên hoàng đế
Kể từ giai đoạn khởi nguyên cho tới khi kết thúc chức năng vào năm 1911,
dù thời điểm định hình có khác nhau nhưng các thể thức văn bản chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư đều khởi đầu sơ khai là phương thức truyền tin khẩu truyền, trải qua các triều đại dần được phát triển mở rộng cách thức và tổng hợp thành các văn bản
chuẩn mẫu mang đặc điểm riêng của từng triều, trong đó nhiều văn bản loại dụ chỉ
do đặc điểm ghi lại nguyên văn lời hoàng đế nên trong giai đoạn cuối cùng của phong kiến trung đại tuy được chủ động quy chuẩn thành một văn bản truyền tin đứng riêng biệt khỏi các dạng thể khác nhưng không có cách thức cố định, ngoài việc đầu văn bản đề “dụ chỉ” (諭 旨) và cuối văn bản có đề hai chữ “khâm thử” (钦 此)
1.1.2.2 Tại Việt Nam
Trang 37Trước thế kỷ X, Việt Nam về cơ bản là một bộ phận hành chính của nhà nước phong kiến Trung Quốc trung đại nên văn bản quản lý sử dụng theo quy định của triều đình trung ương tập quyền phương Bắc, tuy có một số giai đoạn ta giành
tự chủ nhưng thời gian tồn tại ngắn, văn tịch ghi chép về hệ thống văn bản hành chính rất ít và sơ lược Sau khi giành độc lập, hệ thống văn bản pháp quy tại Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tham khảo đối chiếu hệ thống văn bản trong lịch sử tại Trung Quốc Mặc dù hệ thống văn bản pháp luật gốc đã tiêu thất, nhưng căn cứ
tư liệu ghi trong các bộ chính sử và văn tự khắc lưu truyền trong dân gian thì từ giai đoạn Đinh, Lý, Trần hệ thống văn bản pháp quy đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo sáng tạo từ các thể thức của các triều Hán, Ngụy, Tấn, Đường và của chính
triều đại trước mình, với đủ sáu loại văn bản: chiếu 1 , tấu 2 , biểu 3 , dụ 4 , chỉ 5
Triều Lê xây dựng cho mình hệ thống văn bản pháp quy căn cứ theo chế độ của triều Trần và các triều Đường, Tống, Minh, ngoài các thể chiếu, chỉ, dụ, tấu,
biểu, bắt đầu sử dụng thể tư 6 Giai đoạn Lê Trung Hưng tiếp nối Lê sơ kết hợp tham khảo cách thức từ hai (02) triều Minh – Thanh, có thời kỳ trở về như giai đoạn mới dựng nước Cách dụng ngôn đều lấy hai triều Hán – Đường làm chuẩn mực noi theo
Thời kỳ này quy định dùng văn bản khải dâng chúa
Triều Nguyễn tham khảo theo cách xây dựng văn bản chiếu, chỉ (dụ chỉ), dụ (thượng dụ), tấu, biểu, tư của Minh – Thanh, trong đó Thanh triều là chủ đạo, cụ thể:
thể tư chia làm tư văn (hay tư tri) và tư trình; thể tấu phân ra hai (02) loại chính là
tấu chiệp và tấu phiến, gọi chung là tấu; biểu ngoài chức năng chủ yếu là khánh
chúc các dịp lễ lớn hoặc tạ ơn, tạ tội còn được dùng trong một số sự vụ hàng ngày
hoặc việc quân cơ, nhưng dạng này rất ít; chiếu, chỉ, dụ, đều theo cách thức của hai
triều Minh, Thanh mà sử dụng, nhưng tùy từng triều vua mà việc ban hành, chuyển phát có khác nhau Giai đoạn Gia Long và Minh Mạng, chiếu văn cũng được dùng
để ban phẩm cấp, tước lộc cho quan viên có công Theo Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ từ năm Minh Mạng thứ 19, chiếu văn ban thưởng đổi tên thành “sắc thư”:
“Nguyên là chữ chiếu, Minh Mạng năm thứ 19 đổi làm chữ sắc, xem mẫu viết ở
Trang 38sau.” [70, tr.22] Kể từ khi Pháp đặt chế độ bảo hộ, công tác văn bản càng phát sinh nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình, trong đó biến đổi nhiều nhất là văn bản tư
1.2 Châu bản hành chính triều Nguyễn
1.2.1 Khái niệm
Châu bản (硃 本) nghĩa gốc chữ Hán là văn bản bằng bút son Trong quan niệm của phương Đông cổ trung đại, nét bút son là đặc quyền của riêng hoàng đế, vị trí tối cao trong tổ chức triều chính, xã hội, do vậy châu bản theo cách hiểu rộng là văn bản bằng bút son của hoàng đế trong chế độ phong kiến Đông Á cổ trung đại, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số quốc gia lân cận
Do tầm quan trọng của mình, từ những năm 60 của thế kỷ trước, khái niệm châu bản đã được xác lập làm rõ Học giả Trần Kinh Hòa trong lời dẫn cuốn “Mục lục châu bản triều Nguyễn tập 1” do Ủy ban phiên dịch sử liệu Viện đại học Huế xuất bản năm 1961 định nghĩa châu bản là “các bản tấu sớ đã được “ngự phê” (御 批) hoặc “ngự lãm” (御 覽), nhưng các tập Châu bản triều Nguyễn thường gồm cả bản “thượng dụ”, “chiếu chỉ” và các loại công văn tương quan
Trên phương diện hành chính học và văn bản học giai đoạn hiện đại, “châu bản” đang được hiểu theo nghĩa hẹp tiếp thu từ định nghĩa của nhà nghiên cứu Trần Kinh Hòa, là các loại công văn giấy tờ hành chính của triều đình được hoàng đế phê duyệt bằng bút son: “Châu bản triều Nguyễn là các tập văn bản do các cơ quan của chính quyền triều Nguyễn soạn thảo ban hành và được nhà vua duyệt lãm, phê điểm bằng bút son như các loại tấu, tư, trình, sớ, bẩm… và các văn bản do đích thân nhà vua soạn thảo hay truyền chỉ ban hành như các loại chiếu, dụ… Nói cách khác, châu bản là các văn bản hành chính của triều Nguyễn do các cơ quan từ trung ương đến địa phương soạn thảo và thông qua nhà vua duyệt lãm để truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội… dưới thời nhà Nguyễn” [17, tr.16]
Tiếp thu khái niệm này, Nguyễn Thu Hoài trong Luận văn thạc sĩ Cấu trúc
nội tại của châu bản triều Nguyễn trên cứ liệu châu bản triều Minh Mệnh định
nghĩa như sau: “Châu bản triều Nguyễn là các tập văn bản do các cơ quan của chính
Trang 39quyền triều Nguyễn soạn thảo ban hành và được nhà vua duyệt lãm, phê điểm bằng bút son như các loại tấu, tư, trình, sớ, bẩm… và các văn bản do đích thân nhà vua soạn thảo hay truyền chỉ ban hành như các loại chiếu, dụ… Nói cách khác, châu bản
là các văn bản hành chính của triều Nguyễn do các cơ quan từ trung ương đến địa phương soạn thảo và thông qua nhà vua duyệt lãm để truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội… dưới thời nhà Nguyễn.”[17, tr.16]
Theo cách hiểu mới nhất, khái niệm châu bản được quy chuẩn gần với nghĩa gốc của hai từ này, như giáo sư Phan Huy Lê đã xác lập trong Lời giới thiệu Mục lục Châu bản triều Nguyễn tập 2: “châu bản theo đúng nghĩa là những văn bản của vương triều đã được nhà vua “ngự phê” hay “ngự lãm” và thường mang dấu ấn
“ngự phê” bằng mực màu son đỏ”
Xuất phát từ nghĩa gốc của hai từ châu bản và các đặc điểm của bản thân châu bản lưu giữ tại các trung tâm lưu trữ, thư viện, chúng tôi đưa ra định nghĩa
khái quát như sau: châu bản là các văn bản thuộc thời kỳ trung đại tại Đông Á
(Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên) đã được nhà vua “ngự lãm” (御 覽)
và dùng bút son “ngự phê” (御 批) Ngự lãm và ngự phê bao gồm các hình thức:
châu phê (硃 批), châu điểm (硃点), châu khuyên (硃 圈) và châu mạt (硃 抹), trong đó:
- “Châu phê” (硃 批): lời phê bằng bút son Tùy theo phương thức phê duyệt
châu phê được phân loại thành: châu phê dụ, châu phê chỉ và châu phê dụ chỉ
- “Châu điểm” (硃 點): nét son chấm lên đầu văn bản
- “Châu khuyên” (硃 圈): vòng son khuyên lên điều khoản, tên người hoặc
vấn đề được nhà vua chấp thuận
- “Châu mạt” (硃 抹): nét gạch sổ trực tiếp bằng bút son lên chỗ cần sửa
chữa hoặc không được chấp thuận
Trang 40Trong châu bản, các văn bản hành chính, văn bản quản lý nhà nước - loại hình văn bản sản sinh trong quá trình vận hành của bộ máy quản lý nhà nước – có vai trò quan trọng và chiếm giữ số lượng lớn
Châu bản triều Nguyễn là các văn bản và tập văn bản có châu phê của vua triều Nguyễn tại Việt Nam Đối với nhóm văn bản hành chính, trong một số trường hợp, châu phê này có thể là của đại thần phụ chính thay mặt vua duyệt vào văn bản Phần lớn bản gốc châu bản triều Nguyễn còn lại hiện nay là các văn bản hành chính Dưới đây chúng tôi sẽ gọi các văn bản hành chính trong châu bản là châu bản hành chính
1.2.2 Loại hình
Châu bản triều Nguyễn rất phong phú và đa dạng về loại hình, bao gồm: châu bản tản văn, châu bản kinh sử tử tập và châu bản hành chính Hiện tại văn bản gốc bộ phận châu bản tản văn, thi phú triều Nguyễn được lưu trữ trong các thư viện lớn tại Việt Nam nhưng số lượng không nhiều và không hệ thống, phần lớn tập trung tại thư viện Viện Hán Nôm và Thư viện quốc gia Việt Nam
Văn bản gốc bộ phận châu bản hành chính chiếm số lượng lớn trong châu bản triều Nguyễn, hiện chủ yếu được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I Tại đây cũng lưu trữ một lượng nhỏ các châu bản thi phú Ngoài các thể thức văn bản quen thuộc của chế độ phong kiến trung đại như: chiếu, chỉ, dụ, sắc (bao gồm cáo sắc, sắc văn, sắc thư), tấu, sớ, biểu, tư, trình, bẩm, khải, phiếu nghĩ, thân, phiến lục, trát sức, thời kỳ này còn xuất hiện thể loại công đồng do hội đồng đình thần ban hành, chỉ tồn tại trong một triều Gia Long, bao gồm:
- Công đồng truyền: các đạo mệnh lệnh hành chính
- Công đồng sai: các đạo lệnh sai khiến
- Công đồng khiển: công văn khiển trách
- Công đồng phó: bằng cấp sự vụ, lệnh, giấy chứng nhận
- Công đồng di: công văn truyền đạt cho cơ quan cấp dưới
Châu bản hành chính thường không đứng riêng lẻ mà được bộ phận chuyên trách văn thư của hoàng đế và bản thân cơ quan trình văn bản đóng tập theo sự kiện