2. Lịch sử vấn đề 3 Mục tiêu nghiên cứu
1.4. Kết luận chương
Văn bản quản lý nhà nước là phương tiện để phục vụ hoạt động quản lý của nhà nước, hình thành kể từ khi loài người có chữ viết. Trong gần 1000 năm Bắc thuộc, hệ thống văn thư cổ trung đại tại Việt Nam là một (01) bộ phận của triều đình phong kiến trung ương Trung Quốc. Sau khi giành được độc lập vào thế kỷ 10, các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp tục tiếp thu sáng tạo có hệ thống các văn bản quản lý từ Trung Hoa.
Phần lớn và văn bản quản lý nhà nước thời trung đại của chúng ta hiện đã thất lạc do chiến tranh, chỉ còn khối châu bản hành chính hiện đang lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I là còn nguyên vẹn và mang tính hệ thống nhất, trong đó tấu là thể loại có số lượng nhiều nhất với khoảng hơn 52000 văn bản, chiếm 90% tổng số châu bản hành chính. Những văn bản này có giá trị đặc biệt quý khi là những tài liệu gốc, đảm bảo độ trung thực, xác tín về thông tin, bổ sung cho mục văn bản hành chính đời sống còn thiếu trong các bài giảng, giáo trình tại đại học.
Trong khối châu bản hành chính tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, các văn bản chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư là thể loại xuất hiện thường xuyên và xuyên suốt các triều vua đời Nguyễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh theo lịch đại, qua đó làm nổi bật đặc điểm ngôn ngữ của bản thân những văn bản này trong từng thời kỳ - mục tiêu mà luận văn hướng tới.
Về bố cục chung, tất cả văn bản hành chính giai đoạn trung đại có thể ba phần cơ bản tương tự như hiện nay, bao gồm: 1) Mở đầu, 2) Nội dung, 3) Kết thúc; tùy theo dạng văn bản cụ thể mà có các cụm ngữ, từ khai mở, kết thúc văn bản và cách triển khai nội dung khác nhau. Về mặt văn tự, châu bản hành chính: sử dụng chữ tượng hình tiếp thu từ dân tộc Hán, với lối trình bày chữ lần lượt từ trên xuống dưới và từ phải qua trái, viết đài các chữ liên quan đến hoàng đế… Châu bản hành chính triều Nguyễn cũng bao hàm các đặc điểm trên, nhưng có thêm châu phê, châu dụ, châu điểm của hoàng đế.
Về nội dung, thông tin châu bản hành chính triều Nguyễn truyền đạt rất đa dạng và phong phú, thể hiện đầy đủ bộ mặt xã hội – chính trị - kinh tế triều Nguyễn, từ những vấn đề riêng của hoàng tộc cho tới các sự biến lớn của quốc gia. Tất cả những nội dung của châu bản đều đã trải qua thẩm định, phê duyệt của hoàng đế và văn phòng giúp việc cho vua.
Xét trên mặt văn tự, châu bản hành chính sử dụng cả chân thư và thảo thư, trong đó thảo thư thường được dùng để khởi thảo, sao lục, trích lục, làm phiếu nghĩ. Bản thân châu phê của hoàng đế hầu như cũng dùng thảo thư. Chân thư thường dùng trong các văn bản mang tính chính thức và bản thảo cuối dâng lên hoàng đế.
Chất liệu chính của châu bản hành chính là giấy gió thiếp vàng. Văn bản sao lục, bản thảo thường dùng giấy dó thường. Các bản chiếu chính thức thường dùng loại giấy riêng, cùng loại với giấy sắc. Sau khi chính thức sử dụng đồng thời văn bản quốc ngữ và văn bản tiếng Pháp, các văn bản chữ Hán trong hệ thống văn thư vẫn được triều Nguyễn đảm bảo chất liệu giấy và bố cục như cũ.
Châu bản và các loại hình văn bản hành chính tiếng Hán của triều Nguyễn chính thức kết thúc chức năng quan phương của mình vào tháng 8 năm 1945, sau khi Bảo Đại trao ấn, kiếm và cờ hoàng tộc cho chính quyền cách mạng. Sau thời điểm này, chữ quốc ngữ trở thành chữ viết quan phương sử dụng trong hệ thống văn thư tại Việt Nam, mở ra giai đoạn phát triển mới của ngôn ngữ văn tự dân tộc.
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ 2.1. Bối cảnh hình thành