Châu bản hành chính triều Nguyễn 1.Khái niệm

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư (Trang 38)

2. Lịch sử vấn đề 3 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.Châu bản hành chính triều Nguyễn 1.Khái niệm

1.2.1. Khái niệm

Châu bản (硃 本) nghĩa gốc chữ Hán là văn bản bằng bút son. Trong quan niệm của phương Đông cổ trung đại, nét bút son là đặc quyền của riêng hoàng đế, vị trí tối cao trong tổ chức triều chính, xã hội, do vậy châu bản theo cách hiểu rộng là văn bản bằng bút son của hoàng đế trong chế độ phong kiến Đông Á cổ trung đại, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số quốc gia lân cận.

Do tầm quan trọng của mình, từ những năm 60 của thế kỷ trước, khái niệm châu bản đã được xác lập làm rõ. Học giả Trần Kinh Hòa trong lời dẫn cuốn “Mục lục châu bản triều Nguyễn tập 1” do Ủy ban phiên dịch sử liệu Viện đại học Huế xuất bản năm 1961 định nghĩa châu bản là “các bản tấu sớ đã được “ngự phê” (御 批) hoặc “ngự lãm” (御 覽), nhưng các tập Châu bản triều Nguyễn thường gồm cả bản “thượng dụ”, “chiếu chỉ” và các loại công văn tương quan.

Trên phương diện hành chính học và văn bản học giai đoạn hiện đại, “châu bản” đang được hiểu theo nghĩa hẹp tiếp thu từ định nghĩa của nhà nghiên cứu Trần Kinh Hòa, là các loại công văn giấy tờ hành chính của triều đình được hoàng đế phê duyệt bằng bút son: “Châu bản triều Nguyễn là các tập văn bản do các cơ quan của chính quyền triều Nguyễn soạn thảo ban hành và được nhà vua duyệt lãm, phê điểm bằng bút son như các loại tấu, tư, trình, sớ, bẩm… và các văn bản do đích thân nhà vua soạn thảo hay truyền chỉ ban hành như các loại chiếu, dụ… Nói cách khác, châu bản là các văn bản hành chính của triều Nguyễn do các cơ quan từ trung ương đến địa phương soạn thảo và thông qua nhà vua duyệt lãm để truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội… dưới thời nhà Nguyễn” [17, tr.16].

Tiếp thu khái niệm này, Nguyễn Thu Hoài trong Luận văn thạc sĩ Cấu trúc nội tại của châu bản triều Nguyễn trên cứ liệu châu bản triều Minh Mệnh định nghĩa như sau: “Châu bản triều Nguyễn là các tập văn bản do các cơ quan của chính

quyền triều Nguyễn soạn thảo ban hành và được nhà vua duyệt lãm, phê điểm bằng bút son như các loại tấu, tư, trình, sớ, bẩm… và các văn bản do đích thân nhà vua soạn thảo hay truyền chỉ ban hành như các loại chiếu, dụ… Nói cách khác, châu bản là các văn bản hành chính của triều Nguyễn do các cơ quan từ trung ương đến địa phương soạn thảo và thông qua nhà vua duyệt lãm để truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội… dưới thời nhà Nguyễn.”[17, tr.16].

Theo cách hiểu mới nhất, khái niệm châu bản được quy chuẩn gần với nghĩa gốc của hai từ này, như giáo sư Phan Huy Lê đã xác lập trong Lời giới thiệu Mục lục Châu bản triều Nguyễn tập 2: “châu bản theo đúng nghĩa là những văn bản của vương triều đã được nhà vua “ngự phê” hay “ngự lãm” và thường mang dấu ấn “ngự phê” bằng mực màu son đỏ”.

Xuất phát từ nghĩa gốc của hai từ châu bản và các đặc điểm của bản thân châu bản lưu giữ tại các trung tâm lưu trữ, thư viện, chúng tôi đưa ra định nghĩa khái quát như sau: châu bản là các văn bản thuộc thời kỳ trung đại tại Đông Á (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên) đã được nhà vua “ngự lãm” (御 覽) và dùng bút son “ngự phê” (御 批). Ngự lãm và ngự phê bao gồm các hình thức: châu phê (硃 批), châu điểm (硃点), châu khuyên (硃 圈) và châu mạt (硃 抹), trong đó:

- “Châu phê” (硃批): lời phê bằng bút son. Tùy theo phương thức phê duyệt châu phê được phân loại thành: châu phê dụ, châu phê chỉ và châu phê dụ chỉ.

- “Châu điểm” (硃點): nét son chấm lên đầu văn bản.

- “Châu khuyên” (硃 圈): vòng son khuyên lên điều khoản, tên người hoặc vấn đề được nhà vua chấp thuận.

- “Châu mạt” (硃 抹): nét gạch sổ trực tiếp bằng bút son lên chỗ cần sửa chữa hoặc không được chấp thuận.

Trong châu bản, các văn bản hành chính, văn bản quản lý nhà nước - loại hình văn bản sản sinh trong quá trình vận hành của bộ máy quản lý nhà nước – có vai trò quan trọng và chiếm giữ số lượng lớn.

Châu bản triều Nguyễn là các văn bản và tập văn bản có châu phê của vua triều Nguyễn tại Việt Nam. Đối với nhóm văn bản hành chính, trong một số trường hợp, châu phê này có thể là của đại thần phụ chính thay mặt vua duyệt vào văn bản. Phần lớn bản gốc châu bản triều Nguyễn còn lại hiện nay là các văn bản hành chính. Dưới đây chúng tôi sẽ gọi các văn bản hành chính trong châu bản là châu bản hành chính.

1.2.2. Loại hình

Châu bản triều Nguyễn rất phong phú và đa dạng về loại hình, bao gồm: châu bản tản văn, châu bản kinh sử tử tập và châu bản hành chính. Hiện tại văn bản gốc bộ phận châu bản tản văn, thi phú triều Nguyễn được lưu trữ trong các thư viện lớn tại Việt Nam nhưng số lượng không nhiều và không hệ thống, phần lớn tập trung tại thư viện Viện Hán Nôm và Thư viện quốc gia Việt Nam.

Văn bản gốc bộ phận châu bản hành chính chiếm số lượng lớn trong châu bản triều Nguyễn, hiện chủ yếu được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Tại đây cũng lưu trữ một lượng nhỏ các châu bản thi phú. Ngoài các thể thức văn bản quen thuộc của chế độ phong kiến trung đại như: chiếu, chỉ, dụ, sắc (bao gồm cáo sắc, sắc văn, sắc thư), tấu, sớ, biểu, tư, trình, bẩm, khải, phiếu nghĩ, thân, phiến lục, trát sức, thời kỳ này còn xuất hiện thể loại công đồng do hội đồng đình thần ban hành, chỉ tồn tại trong một triều Gia Long, bao gồm:

- Công đồng truyền: các đạo mệnh lệnh hành chính. - Công đồng sai: các đạo lệnh sai khiến.

- Công đồng khiển: công văn khiển trách.

- Công đồng phó: bằng cấp sự vụ, lệnh, giấy chứng nhận. - Công đồng di: công văn truyền đạt cho cơ quan cấp dưới.

Châu bản hành chính thường không đứng riêng lẻ mà được bộ phận chuyên trách văn thư của hoàng đế và bản thân cơ quan trình văn bản đóng tập theo sự kiện

tạo thành 1 hồ sơ, trên làm tờ phiếu nghĩ tóm lược nội dung của toàn bộ văn bản tương quan hoặc soạn thảo sẵn chỉ, dụ quyết sách nếu các bản tấu thỉnh, phiếu nghĩ ấy xuất phát từ dụ, chỉ trước đây của hoàng đế. Vua triều Nguyễn sau khi xem xét các tập văn bản này thường sẽ cho ý kiến hoặc phê duyệt lên tập đầu hay tờ phiếu nghĩ của hồ sơ, châu điểm hoặc châu mạt lên các văn bản mang nội dung quyết án, quyết sách trong bộ hồ sơ. Quy trình này khiến nhiều văn bản trong hồ sơ tuy là công văn qua lại giữa các cơ quan ngang cấp như tư văn, phiến lục nhưng vẫn mang châu điểm...

1.2.3. Tình hình văn bản

Châu bản hành chính Việt Nam các giai đoạn Đinh, Lý, Trần, Lê (Lê sơ và Lê Trung Hưng) hầu hết đã tiêu thất bản gốc do những vấn đề khách quan: chiến tranh, thời gian... Hiện tại bộ phận văn bản gốc còn lại nguyên vẹn và hệ thống nhất là châu bản triều Nguyễn, trong đó nhóm văn bản hành chính được lưu trữ chủ yếu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, một phần nhỏ phân tán trong các thư viện tư nhân và trong dân gian; nhóm văn bản không phải hành chính được lưu trữ chủ yếu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Theo số liệu do Trung tâm lưu trữ quốc gia I cung cấp thì hiện nay tại đây đang lưu trữ 743 tập châu bản hành chính, bao gồm cả tiếng Hán, tiếng Việt và tiếng Pháp, trong đó có 611 tập gốc và 132 tập mới bổ sung. Nguồn gốc khối châu bản hành chính này là các văn bản lưu trữ tại thư khố của bộ phận chuyên trách về văn thư của hoàng đế triều Nguyễn, phần lớn trong tình trạng tốt, bảo đảm nguyên vẹn về hình thức và nội dung. STT Triều đại Số tập gốc Số tập mới bổ sung Số tập hỏng nặng Số tập đã xử lý Tổng số văn bản 1. Gia Long 5 2 0 7 878 2. Minh Mệnh 83 5 6 82 11.825 3. Thiệu Trị 51 2 6 47 7.375 4. Tự Đức 352 35 14 373 41.460

5. Kiến Phúc 1 0 0 1 92 6. Hàm Nghi 0 2 0 2 157 7. Đồng Khánh 4 22 0 26 3.189 8. Thành Thái 74 24 1 97 10.398 9. Duy Tân 35 16 0 51 4.939 10. Khải Định 4 6 0 10 834 11. Bảo Đại 2 18 0 20 1.364 Tổng cộng: 611 132 27 716 82.511

Bảng 1.1. Thống kê số lượng châu bản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I7

Ngoài số văn bản gốc tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, hiện một phần nhỏ châu bản hành chính gốc đang được lưu giữ tại tư gia của nhà nghiên cứu Phan Thuận An – thành phố Huế (80 tập châu bản triều Bảo Đại), và gia đình ông Đặng Lên, huyện đảo Lý Sơn (01 châu bản triều Minh Mạng). Ngoài ra, tại Viện Nghiên Cứu Hán Nôm và Trung tâm Lưu trữ quốc gia II cũng đang lưu giữ 64 cuộn microfilm chụp tài liệu châu bản hành chính, bao gồm năm tập thuộc triều Gia Long và 59 tập thuộc triều Minh Mạng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư (Trang 38)