2. Lịch sử vấn đề 3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm nội dung
Hệ thống văn bản chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư được triều Nguyễn xây dựng dựa trên cơ sở tiếp thu mở rộng từ các triều đại trước và tham khảo đối chiếu pháp chế của hai triều Minh, Thanh. Các văn bản này đều có cách thức mẫu ban hành và bộ phận chuyên trách soạn thảo, trong đó dụ chỉ là những văn bản truyền đạt mệnh lệnh do đích thân hoàng đế soạn viết, hoặc do cận thần ghi chép lại lời hoàng đế trên nguyên tắc đảm bảo ngôn từ, nên cách thức bố cục tự do không nhất định theo một trình tự mẫu và thường được trích dẫn trong các văn bản khác; chiếu, biểu phần lớn mang tính nghi thức, điển chương, viết theo các mẫu chuẩn thông dụng đã được
tổng hợp; tư chủ yếu mang nội dung sự vụ thường nhật. Bản thân nội hàm sáu loại văn bản này lại có thể tách bạch thành hai nhóm theo chức năng nội dung, tương ứng với hai phong cách ngôn ngữ: nhóm hành chính nghi thức và nhóm hành chính sự vụ.
Nội dung của chiếu, chỉ, dụ, tấu, tư bao trùm mọi lĩnh vực của chính sự quốc gia. So với Trung Quốc, biểu trong châu bản triều Nguyễn ngoài mang nội dung tạ ân, khánh chúc còn thực thi chức năng trong các vấn đề sự vụ thường nhật, như quân cơ hay đời sống sinh hoạt, sức khỏe của hoàng đế, hoàng tộc; chỉ (dụ chỉ)
được quy phạm chức năng chính là phê đáp tấu thỉnh của quần thần. Từ khi Pháp chính thức đặt chế độ bảo hộ, vua và nội các triều Nguyễn bị thu hẹp quyền hạn, nội dung các văn bản chiếu, chỉ, biểu, dụ chủ yếu xoay quanh việc riêng của gia đình, gia tộc như thông cáo lên ngôi, truyền ngôi, lập hoàng hậu, hoàng tử ban thưởng tước lộc, chiêu tập con cháu, vấn an, khánh chúc, sửa chữa cung thất, hỏi thăm tật bệnh ốm đau... Văn kiện quan trọng đều do phía bảo hộ Pháp kiến nghị biên soạn sẵn, vua Nguyễn và Nội các gần như chỉ có nhiệm vụ phê duyệt làm theo. Hai thể tấu và tư trở thành các văn bản trọng yếu của thời kỳ này do một văn bản là công cụ thông tin thời vụ gửi lên hoàng thượng (thường là tập hợp của nhiều bản tấu, tư liên quan), một văn bản là công cụ chủ đạo của hoạt động sự vụ hàng ngày từ các bộ, nha, phủ cho đến huyện, trấn, dinh vì dưới sự bảo hộ, giám sát của toàn quyền và phủ thống sứ đây là công cụ trợ giúp đắc lực cho chính phủ Pháp, được trực tiếp tham chính các vấn đề đại sự, đặc biệt là tìm diệt các cuộc khởi nghĩa. Các văn bản chiếu, chỉ, dụ, tư, biểu của thời kỳ này thường được viết cùng lúc bằng ba thứ tiếng: Hán, Việt, Pháp và hai thể chữ: tượng hình, la-tin với ý nghĩa như nhau, đính kèm thành một tập... Tuy nhiên hiện tại chỉ còn một bộ phận châu bản nhỏ của đời Bảo Đại lưu tại gia đình ông Phan Thuận An giữ nguyên được thể cách này. Bộ phận châu bản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I còn rất ít văn bản giữ được thể thức ba văn bản Hán – Việt – Pháp đồng hành, một phần do thất lạc trong lịch sử, một phần do cán bộ tại đây đã phân tách rời lẻ để tu bổ và tiện quản lý theo ngôn ngữ. Các đầu mối để tìm lại mối liên lạc giữa các văn bản này hiện cũng chưa ai khảo cứu.
1.3.2. Bố cục hình thức
Về tổng thể, bố cục hình thức văn bản hành chính giai đoạn trung đại cũng gần giống với văn bản hành chính thời hiện đại, với ba (03) phần:
- Phần mở đầu: ○1 xuất xứ: cơ quan, chức vụ, tính danh.
- Phần chính văn: ○2 câu/ngữ khởi đầu.○3 tên loại văn bản; ○4 chính văn; ○5 câu/ngữ kết thúc.
- Phần kết thúc: ○6 châu dụ, châu phê; ○7 cơ quan, cá nhân phụng duyệt; ○8 thời gian ban hành; ○9 tên và chữ ký (của cá nhân, cơ quan soạn thảo, ban hành hoặc sao chép); ○10 dấu ấn, triện.
Tên loại văn bản được viết đài, tách bạch phần mở đầu và phần nội dung. Các mục trích dẫn dụ, dụ chỉ của hoàng đế thường được viết đài chữ đầu và tách biệt bằng từ “khâm phụng” (钦 奉) ở dòng trước. Nếu trích dẫn văn bản khác hoặc
các điều khoản trong luật sẽ tách biệt bằng cụm “cứ như” (据 如) + tên điều khoản
hoặc cá nhân, cơ quan ra văn bản được trích dẫn ngay phía trước.
Các văn bản là bản sao lại văn bản gốc mang châu phê sẽ ghi các cụm “Phụng châu phê khâm thử” (奉 硃 批 欽 此) hoặc “Phụng châu điểm khâm thử” (奉 硃 點 欽 此) ở cuối văn bản; sau mục ○1 và trong mục ○5 ghi thêm 2 chữ: “phụng cung lục” (奉恭 錄) hoặc “cung lục” (恭錄).
Phần mở đầu các văn bản đính kèm của tập tấu hoặc các bản phó, bản sao lưu tại Nội các thường ghi thời gian xuất bản của văn bản gốc được sao. Các văn bản chiếu, chỉ, dụ luôn đặt thời gian xuất xứ văn bản ở cuối. Mục ○6 không nhất thiết phải đặt đúng theo bố cục ở trên mà có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của văn
bản. Dưới đây là sơ đồ bố cục của một châu bản hành chính triều Nguyễn trên cơ sở văn bản tấu.
Phần kết thúc Phần nội dung Phần mở đầu
- Niên hiệu/năm âm lịch. - Tháng. - Ngày. [Dấu đại triện]
- Châu phê/Duyệt của cơ quan, cá nhân tiếp nhận. Kết ngữ 2 (Hữu… giả) - (Khởi ngữ) [Châu điểm] - Chính văn: + Lý do (Trích dẫn nếu cần) + Nội dung chính. - Kết ngữ 1. - Cơ quan ban hành. - Chức vị. - Tính danh. - (Khởi ngữ). (- Niên hiệu/năm âm lịch. - Tháng. - Ngày.) ( Chữ ký + dấu tiểu triện/ấn) ( Chữ ký + dấu tiểu triện/ấn) ( Chữ ký + dấu tiểu triện/ấn) Bảng 1.2. Bố cục hình thức chung của châu bản hành chính tiếng Hán triều Nguyễn8
Bố cục hình thức của chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư tuân thủ kết cấu ba phần như sơ đồ trên. Trong các văn bản chiếu, chỉ, dụ, mục ngày tháng năm được viết tại phần cuối cùng hoặc tờ sau cùng của văn bản. Đối với các văn bản chỉ, dụ sao lục, ngày tháng có thể đặt tại đầu văn bản. Sự khác biệt nằm ở ○2 khởi ngữ và ○5 kết ngữ. Cụ thể:
1) Chiếu: mở đầu sẽ là các chữ “Thừa thiên hưng vận” (承 天 兴运), tiếp đó là “hoàng đế chiếu viết” (皇 帝 詔 曰) hay “chiếu thiên hạ thần thứ đẳng khâm tri” (詔 天下 臣次 等钦 知) hoặc “chiếu vân” (詔 云), “tiếp đến là “trẫm văn” (朕闻), hoặc “trẫm duy” (朕 惟)... Phần nội dung khởi đầu thường là các câu biền ngẫu đối nhau, viết theo lối tỉ hứng, gợi lại tích xưa để dẫn dụ điều cần nói phía sau. Kết thúc thường là các ý: “các ngươi thấy sao” (卿 等 以 爲 何 如?) hoặc “xa gần bá cáo”
(特 弘 博 告) và các chữ “Khâm thử” (钦 此) hay “khâm tai đặc chiếu” (钦 哉 特 詔)..., tùy theo văn bản chiếu dùng để cầu hiền, đại xá hay lên ngôi, nhường ngôi...
mà sử dụng. Các bản chiếu chính thức chỉ đóng dấu của hoàng đế, không có mục chữ ký cũng như châu điểm, châu phê. Ba mục này chỉ có trong các bản chiếu bản thảo do nội các trình hoàng đế phê duyệt ban hành.
2) Chỉ: trình thức của chỉ khởi đầu sẽ là “chỉ” (旨) hay “minh chỉ” (明 旨), “thánh chỉ” (聖旨) rồi đến nội dung và kết thúc bằng “khâm thử” (钦此).
Ngoài hình thức văn kiện riêng rời, chỉ thường được trích dẫn trong các văn bản khác, nhất là các dạng văn bản phiếu nghĩ, sao lục, tấu vâng chỉ. Trường hợp này trước nguyên văn của dụ chỉ bao giờ cũng có hai chữ “khâm phụng” (钦 奉) như: “khâm phụng chỉ dụ” (欽 奉 旨 谕), “ khâm phụng cung lục chỉ” (钦 奉 恭 绿 旨) và kết thúc bằng “khâm thử” (钦此).
Trong châu bản, chỉ còn tồn tại dưới dạng châu phê, được hoàng đế trực tiếp viết bằng bút son lên văn bản tấu thỉnh, gọi là “châu phê chỉ”. Các văn bản hành chính triều Nguyễn khi trích dẫn chỉ từ châu phê đều có dòng: “khâm phụng châu phê” (钦 奉 硃 批) và khởi đầu nội dung châu phê tiếp sau bao giờ cũng là: “chỉ” (旨), “minh chỉ” (明 旨), “thánh chỉ”. Nội dung văn bản có khi rất ngắn, chỉ gồm ba (03) chữ như “tri đạo liễu” (知 道 了), có khi là một (01) chữ như “y” (依), “khả”
(可), “thị” (是) với chức năng chính là phê duyệt, phê đáp tấu thỉnh, biểu xin và các
bản thảo chiếu, chỉ, dụ.
3) Dụ (hay thượng dụ) có nội dung mở rộng và dài hơn dụ chỉ. Trình thức của một bản “thượng dụ” chính thức thường mở đầu là “dụ” (諭) hay “thượng dụ” (上諭) và kết thúc bằng “khâm thử” (钦 此) giống như chỉ. Cách triển khai vấn đề của văn bản dụ rất tự do, tùy theo tình hình thực tế sự vụ mà trình bày, không nhất thiết tuân theo thứ tự nào, về cơ bản giống với lối viết của văn bản “Nhập quan cáo dụ” (入 關 告 諭) do Lưu Bang ban hành giai đoạn Hán – Sở tranh hùng. Giống như chỉ, dụ cũng tồn tại trong các châu phê duyệt đáp của hoàng đế, gọi là “châu phê dụ”.
Giai đoạn đầu triều vua Gia Long cách sử dụng hai thể chỉ, dụ không thực sự phân biệt rạch ròi: trong nhiều trường hợp, chỉ được dùng để ban huấn dụ, gọi là chỉ
dụ, trình thức nội dung giống như dụ nhưng về thể cách và tiêu đề là thể chỉ; dụ
cũng được dùng để ban chỉ định, lệnh sai. Kể từ đời vua Minh Mang, chức năng chỉ, dụ được phân biệt rõ ràng như quy tắc của Thanh triều. Hầu hết chiếu, dụ, chỉ, trong châu bản hành chính triều Nguyễn tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I đều là các bản sao lưu hoặc văn bản dạng soạn thảo chờ phê duyệt, bố cục bắt đầu bằng tên họ người vâng dụ: tên cá nhân/cơ quan + phụng dụ/phụng thượng dụ, các phần còn lại tuân theo sơ đồ bố cục chung 1.2. Nhiều văn bản soạn thảo dụ chỉ được kết hợp cùng phiếu nghĩ, trong đó văn bản dụ, chỉ được trình bày tại phần đầu, lời phiếu được biên chép phía sau.
4) Trình tự của biểu thường là “Thần cẩn thượng biểu văn” (臣 謹 上 表 文) hay “Thần...ngôn” (臣 言), kết thúc là “bất thăng hi cụ” (不 勝 怖 懼), hay “bất thăng khuyển mã hi cụ chi tình” (不 勝犬 馬 怖懼 之 情) rồi “cẩn bái biểu dĩ văn”
(謹 拜表以 文)... tùy theo dạng văn bản biểu để tạ ân hay khánh chúc, trần tình.
5) Trình tự thường gặp của tấu sẽ là tên cơ quan, cá nhân trình bản tấu, rồi đến “tấu” (奏) hay “cẩn tấu” (謹 奏), tiếp theo nếu không đi thẳng vào sự việc sẽ là trích dẫn một văn bản của cơ quan cá nhân khác hoặc thượng dụ, dụ chỉ và châu phê của hoàng đế rồi mới đi vào vấn đề. Nếu là một văn bản tấu bình thường, câu/ngữ kết thúc phần chính văn nhắc lại 2 chữ “cẩn tấu” (謹 奏) hay “cụ tấu” (具 奏), tiếp
theo là châu phê chỉ dụ của hoàng đế. Nếu là văn bản tấu chiệp hoặc bản tấu do Nội các biên tập sao lục lại thì câu/ngữ kết thúc thường là “triếp cảm thanh tự cung nghĩ phụng chỉ ...” (輒敢 殸 叙恭 擬 奉旨...) hoặc “triếp cảm hầu tự kỳ giá chiệp cung nghĩ phụng chỉ:...” (輒 敢 侯 叙 其 這 摺 恭 擬 奉 旨...) hoặc “thần đẳng tuân
phụng chước nghĩ tịnh lân cử các lục do triếp cảm cung chiệp cụ tấu, phục hầu thánh chỉ” (臣 等 遵 奉 酌 擬 併 麟 举 由 摺 敢 恭 摺 具 奏 伏 侯 聖 旨...), tiếp sau là châu phê chỉ dụ của hoàng đế.
6) Thể tư sau mục ghi cơ quan, chức vị, tính danh sẽ là ngữ/câu khởi đầu “vi tư sự” (爲咨 事), “vi tư trình sự” (爲咨 呈 事), “vi tư tri sự” (爲 咨知 事) hay “vi
飛咨 知事), rồi đến “tư chiếu” (兹 照), “tư phụng chiếu” (兹 奉照) hoặc “cứ như” (据 如), “cứ tiếp” (据 接), “tư tiếp” (兹 接), sau đó sẽ là sự việc cần trình bày, có khi trích một văn bản liên quan trước rồi trình bày sự việc; cuối văn bản sẽ là “tu chí tư tri giả” (须 至 咨 知 者) hay “tu chí tư trình giả” (须 至 咨呈 者), “tu chí phi tư tri giả” (须 至飛 咨知 者), “tu chí phi tư trình giả” (须 至 飛咨 呈者) và kết thúc
bằng “hữu tư tri” (右 咨 知) hay “hữu tư trình” (右 飛 咨 呈), “hữu phi tư tri” (右 飛 咨 知), “hữu phi tư trình” (右 飛 咨 呈) tùy theo dạng văn bản là tư hay phi tư,
tư tri hay tư trình. Nếu là bản phúc đáp sẽ có thêm chữ “phúc” (复) trước chữ “tư” (咨). Các bản tư đôi khi có châu điểm của hoàng đế.
Một đặc điểm thường thấy trong các văn bản quản lý chiếu, biểu, tấu, tư là việc trích dẫn rất nhiều các văn bản liên quan khác, không chỉ riêng dụ và thượng dụ của hoàng đế. Thông thường văn bản tấu đầu tiên của tập tấu sẽ trích dẫn sao lục nội dung của các văn bản tương quan hoặc đính kèm theo nó. Điều này xuất phát từ quá trình soạn thảo và bản hành, chuyển phát công văn phức tạp của triều Nguyễn.