Phụng thượng dụ và phiếu nghĩ việc sát hạch quan lại triệt hồ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư (Trang 116)

Ngày 25 tháng 11 năm Tự Đức 12 (29/12/1858). Nội Các: thần Phạm Phú Thứ, thần Hoàng Văn Tuyển phụng Thượng Dụ: Lần này có Chỉ cho bộ sát hạch các tri huyện bị triệt hồi Phan Thế Khoa, Nguyễn Tất Mại, Tống Hữu Tri, Phạm Xuân Ôn, đưa đến bộ tới nay đã quá hạn nhưng Bộ Lại vẫn chưa thể phúc đáp tình hình lần sát hạch này, để các bầy tôi theo nghiệp khoa bảng bàn tán xôn xao, đã chuẩn đem nguyên uỷ rõ ràng tấu về. Nay theo lời tấu tuy chưa rõ tình hình nhưng cách làm như vậy cũng là tội đáng phạt. Thự thị lang Bộ Lại Đỗ Quang, Biện lý Nguyễn Hào phạt bổng 6 tháng; Thượng thư Tôn Thất Thường phạt bổng 3 tháng để cảnh cáo. Còn như quan viên các huyện này đã giao cho bộ ấy sát hạch, theo Chỉ trước nhanh chóng duyệt nghĩ và phúc lại. Phép chọn người làm quan phải tinh tường thì sau mới dùng được đúng tài của họ và không để hỏng việc. Bộ ngươi và bầy tôi các tỉnh, người nắm trọng trách triều đình, người làm quan lớn địa phương, chính là tai mắt để trẫm dựa vào. Bốn viên quan này, có người do tỉnh tấu cử bổ nhiệm mà sau lại để bị nói không đủ năng lực làm việc, có người do bộ tuyển bổ mà sau lại kêu xin triệt hồi, sát hạch mới đầu như vậy đã hấp tấp xin bổ nhiệm, thế là việc cầu người và nghĩa thờ vua đều có lỗi. Nhưng người không phải đã cạn năng lực thì quyết không bãi chức, không chuẩn cho triệt hồi e sẽ mở đường cho những sai lầm sau này, nếu khen hay chê cũng không phải là ý vẹn toàn. Cách làm thì cứ theo quy tắc điển lệ, khoản “viên nào trước đây do bộ thần bổ nhiệm, nếu triệt hồi thì nên do nha nào sát hạch” mà chuyển cho bộ ấy quần nghị và tấu đợi chỉ thi hành. Khâm thử.

Vâng xét khoản này trước đây chúng thần đã có lời dâng trình, kính vâng phê duyệt chỉ thị. Lần này chúng thần trước tiên theo khoản “sức cho bộ ấy hồi tấu rõ ràng” mà biên “phiếu phụng chỉ ngữ”, ngoài ra xin đợi bộ ấy dâng bản “tấu vâng dụ thi hành” khác. Kính vâng chuẩn định, nay cẩn biên phiếu, mạo muội thưa trình.

Vâng xét tập hồi tấu của bộ này vâng theo Chỉ phê: “Sẽ có chỉ khác, khâm thử.”

Phụng duyệt: thần Đỗ Quang ký. Đối chiếu: thần Đoàn Văn Bình ký. Thần Phạm Phú Thứ, thần Hoàng Văn Tuyển soạn thảo.

(Tự Đức tập 115 tờ 172-173. Bản dịch đã in trong cuốn Đỗ Quang - nhà trí sĩ yêu nước trọng dân)

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)