Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư (Trang 27)

2. Lịch sử vấn đề 3 Mục tiêu nghiên cứu

1.1.2. Lịch sử hình thành

Văn bản hành chính trung đại, trong đó có chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư thời trung đại cũng như của riêng triều Nguyễn đều xuất phát từ chế độ phong kiến trung đại Trung Quốc, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời (hơn 4000 năm). Dù mỗi triều đại có cách xây dựng văn bản khác nhau nhưng về cơ bản những văn bản mang tên chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư trong lịch sử luôn có các tính chất, đặc điểm bất biến, tạo thành đặc trưng thể loại. Điều này một phần xuất phát từ tư tưởng sự cổ, tập cổ của xã hội phương Đông vốn độc tôn Nho giáo, luôn lấy phép tắc, văn thể của cổ nhân làm khuôn mẫu noi theo, áp dụng không chỉ riêng đối với các tác phẩm văn chương nghệ thuật mà đối với cả văn thể, văn bản hành chính.

1.1.2.1. Tại Trung Quốc

Văn bản quản lý nhà nước xuất hiện từ khi có chữ viết, nhưng không phải ngay lập tức mà phải trải qua một giai đoạn xây dựng nghệ thuật ngữ dụng trên văn bản trước. Các hình thức văn bản sơ khai không phải do chủ ý các nhà hành pháp định lập, mà lại xuất phát từ lời nói trong hoạt động hành chính hàng ngày, như trong Thượng Thư cho biết thời cổ quần thần “phu tấu dĩ ngôn”, tức dùng lời trình tấu lên vua, hay Tả truyện ghi chép hoạt động dụ bảo của thiên tử: “Chu thiên tử dụ cáo chư hầu”. Chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư cũng không nằm ngoài quy luật này: bắt đầu xuất hiện chính thức từ thời Tần, Hán, nhưng tiền đề đã xuất hiện từ thời cổ đại.

- Giai đoạn tiền đề:

Những văn bản sớm nhất ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng văn bản chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư xuất hiện trong giai đoạn từ thế kỷ XXI đến thế kỷ III TCN, bao gồm: điển (điển thường: văn bản ghi chép pháp chế của hoàng đế cổ),

(văn bản quần thần dùng để hoạch định nghị kế các vấn đề đại sự quốc gia cho hoàng đế), huấn (văn từ quân vương dùng giáo huấn quần thần cấp dưới), cáo (văn từ răn dạy của thiên tử ban xuống thần dân và chư hầu), thệ (văn bản tuyên thệ, thường dùng trong minh hội của các chư hầu hoặc thiên tử với chư hầu, quân đội), mệnh (văn bản chuyên dụng của thiên tử dùng phong tước, ban chức vụ, sức thưởng cho chư hầu, quan viên). Các đời Hạ, Thương, Chu, mệnh được thiên tử trực tiếp dùng hoặc bị vương hầu, bá hầu lợi dụng làm cơ sở để ra cáo chiêu quân, lập thệ

đánh dẹp các chư hầu phản kháng hay nhung, man, di, địch cho chính danh, “sự kiêm cáo thệ” [93, tr.230] nên thường ghép chung gọi là cáo mệnh, thệ mệnh, huấn mệnh. Bản thân trình tự và nội dung các văn thể này được xây dựng dựa theo cách thức những thiên cổ văn trùng tên có từ đời Đường Ngu, được ghi chép trong kinh Thượng Thư. Từ góc độ loại biệt theo phân định của thời kỳ trung đại, Thượng Thư

mang cả tính “thư” (ghi chép lại lời nói của quân vương, quần thần tại triều hàng ngày) và tính “sử” (ghi chép hoạt động của thiên tử), được coi là hai dạng văn bản mang chức năng hành chính đầu tiên tại Trung Quốc, tuy vậy chưa có tác dụng quản lý nhà nước trực tiếp mà về tính chất chỉ là nhật ký về quá trình hoạt động của bộ máy quản lý cổ đại. Các văn bản cổ trong “thượng thư” tương truyền được Khổng Tử tinh tuyển biên soạn lại từ kho sách của nhà Chu và các tư liệu trong dân gian, tới đời Hán trở thành bộ sách quan trọng phải học của Nho gia, gọi là kinh Thư.

Thời kỳ Xuân Thu, Chiến quốc xuất hiện nhiều văn thể hành chính mới trong đó có lệnhthượng thư. Lệnh thấy sớm nhất trong thiên Đồng mệnh sách Thượng thư “phát hiệu thi mệnh”, là lời của đế vương ra mệnh lệnh cho quần thần. Với tư cách là một văn bản hoàn chỉnh, lệnh chính thức xuất hiện vào khoảng đời Tần Hiếu Công nhà Tần (361-338 TCN) “kể từ khi Tần Hiếu Công hạ lệnh trong nước mới được thấy văn tự” [78, tr.12], trọng dụng vào thời thất hùng sau khi nhà Chu sụp đổ thay cho mệnh, là văn bản của minh chủ dùng ra nhiệm vụ cho chư hầu trong hội minh hoặc quân vương dùng ra nhiệm vụ, phong tặng chức tước cho quần thần trong từng nước, không có phạm vi hiệu lực trên toàn thiên hạ như mệnh. Thượng thư là văn bản quần thần dùng tấu trần chính sự hoặc can gián quân vương, dùng thay cho mô. Lệnh, thượng thưhuấn, mệnh, cáo của thời Tam đại là những văn thể có ảnh hưởng trực tiếp tới văn bản chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu sau này.

- Giai đoạn hình thành các văn bản mang tên chiếu, tấu, biểu và hình thức

khẩu dụ.

Kể từ năm 221 TCN, bộ máy quản lý của Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Quốc trên cơ sở tham khảo tiếp thu văn thể các đời trước đã xây dựng nên một hệ thống các thể thức văn bản chuyên dụng mới cho phù hợp với bộ máy

hành chính chuyên chế tập quyền mới thiết lập. Thời kỳ này Trung Quốc không còn phân chia thành các “quốc” (lãnh địa do chư hầu cai quản) như trước, tức một trong các đối tượng chức năng quan trọng để phân biệt giữa hai loại văn bản đã bị xóa bỏ. Tần đã “có cả thiên hạ”, chiếm được thiên mệnh nên lệnh của nhà Tần lúc này có phạm vi quyền lực như mệnh của nhà Chu, là thiên mệnh và có thể hiệu triệu cả thiên hạ. Để phù hợp với tình hình mới, bộ máy triều đình của hoàng đế nhà Tần đã đề ra nhiều cải cách. Theo Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long triều Tần “đổi lệnh làm chiếu, đổi mệnh làm chế” [94, tr.230]. Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, kỷ Thủy hoàng bản kỷ thì Tần Thủy Hoàng sau khi thôn tính sáu “quốc”, quần thần dâng tôn hiệu rằng: “Thời cổ đại có thiên hoàng, địa hoàng và thái hoàng, trong đó thái hoàng là quý nhất. Chúng thần mạo muội đặt tôn xưng của vua là “thái hoàng”, gọi mệnh là chế, gọi lệnh là chiếu, thiên tử tự xưng trẫm” (nguyên văn: Cổ hữu thiên hoàng, hữu địa hoàng, hữu thái hoàng, thái hoàng tối quý. Thần đẳng muội tử thướng tôn hiệu, vương vi thái hoàng. Mệnh vi chế, lệnh vi chiếu, thiên tử tự xưng viết trẫm). Ngoài việc đổi tên tôn xưng thành “hoàng đế” thì các kiến nghị này của quần thần đều được Tần Thủy Hoàng phê chuẩn. Mệnh từ đây không còn được dùng như một loại văn thư, lệnh trở thành tên gọi một loại công văn đặc dùng của hoàng hậu, thái tử, có chức năng hạn chế không rộng như lệnh thời Chiến quốc. Sự kiện này không chỉ đơn giản là việc thay đổi danh xưng của văn bản, mà trên thực tế đã khai tử hoàn toàn hai thể văn bản mệnh, lệnh và dựa trên thể cách, chức năng các văn bản này để xây dựng nên ba thể loại mới: chiếu, chế và lệnh. Chiếu, chế đều mang mệnh của thiên tử và chỉ thiên tử được ban hành, có chức năng ban bố mệnh lệnh quyết sách thuộc đại chính sự, hiểu dụ dân chúng và ban chức mệnh nhưng cho các cấp quan, vương khác nhau. Theo từ điển Từ Nguyên thì sự khác biệt giữa hai thể loại này là chế có chức năng ban bố những thay đổi về chế độ, nhưng càng về sau sự khác biệt càng ít. Tên của chiếu được lấy trên cơ sở động từ “chiếu”, nghĩa gốc là triệu tới mà bảo, hay dùng trong phương ngôn cổ đại với các chứng tích được ghi lại trong Chu Lễ: “Dĩ nhập bính chiếu vương ngự quần thần, dĩ nhập thống chiếu vương ngự vạn dân” (Thiên quan, Thái Tể) và Dật Chu thư: “Văn Vương chiếu thái

tử Phát” (thiên Văn Cảnh). Văn bản mang tên lệnh thời kỳ này vẫn được sử dụng, nhưng chức năng bị thu hẹp so với thời Chiến quốc, trở thành dạng công văn đặc dùng của hoàng hậu, thái tử .

Ngoài đặt hai thể chế, chiếu, triều Tần còn đặt thể tấu, trên cơ sở tiếp thu thể lệ văn thể thượng thư. Tên tấu xuất phát từ chữ “tấu” trong phương ngôn đương thời chỉ hành vi quần thần dâng lời lên hoàng đế được ghi lại trong thiên Nghiêu điển

sách Thượng Thư: “Phu tấu dĩ ngôn, minh thí dĩ công, xa phục dĩ dung.” Tấu có chức năng trần bày chính sự, dâng hiến điển chương, thông báo các sự biến cấp bách, đơn chỉ các sai phạm của quan viên. Do cách giai đoạn chiến quốc, thất hùng chưa xa nên thời này nhiều người vẫn quen dùng cách gọi thượng thư thay vì tấu.

Có ý kiến cho thể biểu đã được xác lập từ triều Tần, nhưng hiện nay không còn văn bản gốc để chứng minh: “Biểu được xã hội phong kiến nước ta (Trung Quốc) sử dụng liên tục từ triều Tần tới triều Thanh.” [88, tr.50]. Từ Vọng Chi trong

Công độc thông luận cũng nhận định: “Có người cho từ thời Tần Thủy Hoàng đã có biểu, nhưng chưa (tận mắt) thấy nội dung.” [78, tr.21].

Trong giai đoạn sau khi nhà Tần sụp đổ, trước khi nhà Hán thành lập, một dạng văn bản mang tên cáo dụ đã được lưu hành sử dụng, thể hiện qua bài “Nhập quan cáo dụ” của Hán Cao Tổ Lưu Bang, ban ra để bố cáo, hiểu dụ dân chúng trong thành Hàm Dương, đặt tiền đề cho vị trí của ông ta sau này trước khi Sở Hạng vương vào thành. Tính chất cũng như hành văn của văn bản này vừa giống thể cáo, lại vừa gần với thượng dụ của hai triều Minh, Thanh nên có thể coi đây là một trong các cơ sở để xây dựng văn bản dụ (hay thượng dụ) sau này.

Theo Hán thư, thiên Nghệ văn chí, đầu đời Tây Hán dựa theo phép định thể của nhà Tần nhưng có một số khác biệt về chức năng, nội dung cho phù hợp với hệ thống pháp chế mới, cụ thể mệnh lệnh do thiên tử ban ra thành bốn (04) loại: 1) sách thư: văn bản dùng phong chư hầu, 2) chế thư: mệnh lệnh miễn giảm hình tội, 3)

chiếu thư: ban bố các mệnh lệnh quan trọng thuộc chính sự, dạy bảo bách quan, bố cáo việc lên ngôi hoặc tạ thế của hoàng đế, 4) hình sắc: ban mệnh lệnh về hình giới xuống châu quận; chia văn bản quần thần tấu lên thành: 1) chương:văn bản dùng để

tạ ơn, 2) tấu: luận đoán nghị hạch tội trạng, 3) biểu: dùng để trần tình, nghĩa gốc là biểu đạt, xuất hiện sớm nhất trong Thượng thư, thiên Thang cáo: “biểu chính vạn bang”, hoặc sớm hơn nữa trong thiên Nghiêu điển “quang bị tứ biểu”, tuy nhiên không liên quan đến nghĩa và tên thể biểu; 4) bác nghị:văn bản của quần thần nghị bàn và đề ra phương hướng cho các vấn đề thuộc chính sự, quốc sách, gồm tập nghị và đình nghị. Hoàng đế xem xét các văn bản do quần thần tấu thỉnh rồi ra quyết sách, hình thức thường gặp nhất khi đương triều là khẩu dụ, được thái giám truyền miệng và sử quan chép lại trong chính sử; thời kỳ sau nhà Hán đặt thêm thể sớ, trong đó loại dâng lên hoàng đế là thượng sớ, công dụng giống như tấu nhưng ngôn từ hành văn giàu tính điển chương nghệ thuật, uyển chuyển thống thiết hơn. Tấu

thượng sớ thời này hay dùng thông nhau, đôi khi ghép chung, sau hay gọi là tấu sớ

hay tấu kí. Ở cấp quan phủ cũng lưu hành dạng văn bản tấu ký, gồm bạch sự (thẻ trình bày việc) và thiêm (thẻ ghi chữ làm dấu hiệu), có đặc điểm văn từ ngắn gọn đơn giản, do quan phủ cấp dưới trình lên quan phủ cấp trên, thịnh hành cuối đời Đông Hán; biểu từ chức năng trần tình nay bao gồm cả chức năng của chương, tấu sớ, bác nghị như can gián, khuyên xin, bày tỏ, nhún nhường, tiến hiền, cử tài, khánh chúc, úy lạo, từ quan, mãn nhiệm, trần tạ (gồm: tạ quan - ân ban chức, tạ tích - ban tước lộc), tố tụng, hạch tội.

Cách xây dựng văn thể chiếu, tấu, biểu thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều tiếp thu từ Lưỡng Hán nhưng có đôi chút khác biệt, cụ thể: từ đời Tấn quy định sử dụng chữ khải (啟) để đặt tên cho 1 dạng văn bản trong nhóm tấu, dùng tấu lên nguyên thủ bên cạnh sớ, trạng, thường gọi tấu khải: “Ngụy Thượng thư, thiên thuyết mệnh

có câu “khải nãi tâm yêu trẫm tâm chi ngữ”, người Tấn bèn lấy “khải” làm tên gọi những lời trình lên nguyên thủ” [78, tr.25]; thời Nam Bắc triều quy định sắc, sách là văn thể chuyên dụng của thiên tử, do vậy thế tử và quan phủ sử dụng lại thể lệnh thời thất hùng, gồm lệnh thư và lệnh chỉ; bỏ tấu ký; giới hạn phạm vi chức năng thể

biểu chủ yếu trình bày các vấn đề thứ yếu trong chính vụ, đặt thêm thể văn chuyên dùng ca tụng công đức, khánh điển, võ công của hoàng đế, gọi là hạ biểu.

- Giai đoạn phát triển biến thiên của chiếu, tấu, biểu và sự định hình văn bản mang tên , sắcchỉ:

Văn thể chiếu, biểu, tấu các triều Tùy, Đường, Tống, Nguyên là sự tiếp thu chọn lọc những văn thể định hình vào giai đoạn Đông Hán, Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, tùy theo giai đoạn mà có những biến thể khác nhau. Đây cũng là thời kỳ bắt đầu sử dụng văn bản tư và tên gọi sắc chỉ.

Đầu triều Đường bỏ dùng thể chương, gộp chung vào thể biểu, do đó thể biểu mở rộng chức năng gồm tiến hiền, khánh chúc, ca tụng, tạ ân. Ngoài văn thể

tấu sao chuyên dụng của môn hạ các tỉnh thì văn thể tên tấu dùng để tấu trình lên hoàng đế như các đời trước không còn tồn tại mà dùng bảng tử, về bản chất cũng là một dạng của thể tấu. Sách Tân Đường Thư, phần Vương Khởi truyện cho biết: “Người Đường tấu việc, không dùng biểu, trạng thì dùng bảng tử, cũng gọi là lục tử. Kể từ thời Võ Tắc Thiên, triều Đường lấy chế dùng thay cho chiếu để kiêng húy. Đường lục điển cũng ghi chép thể chế văn thư của thiên tử thời kì này có: chế, sắc, sách, không kể đến loại chiếu, “nhưng điệp trong đời Đường cũng gọi là chiếu, ý chỉ không dùng vào đời Võ Hậu chăng?” [78, tr.17]. Bắt đầu trọng dụng sắc chỉ,

một văn bản thuộc thể văn sắc, chuyên dùng để quyết định một sự vụ cụ thể, phát sinh từ sự kết hợp giữa tấu thỉnh của quần thần và chỉ phê duyệt của hoàng đế: hoàng đế khẩu truyền chỉ lệnh qua thị thần, thị thần tiếp tục khẩu truyền xuống các quần thần dâng tấu thỉnh, sau đó bộ phận chuyên trách kết hợp bản tấu thỉnhchỉ

soạn thành văn bản sắc chỉ để ban xuống, sau quen gọi là chỉ. Tại cấp quan phủ đặt ra thể tư báo, dạng công văn do Viện học sỹ đưa lên Trung thư tỉnh. Chữ tư nguyên nghĩa là tin tức, hỏi han, lại có nghĩa là mưu sự. Thượng thư là tuyển tập văn bản cổ nhất thấy xuất hiện chữ tư, như “tư tứ nhạc”, “tư thập nhị mục”, “tư Nghĩa Hòa”, “tư nhĩ Thuấn”.... Thuyết phổ thông nhất tại Việt Nam cho đây là dạng từ ngữ khí đặt đầu câu. Từ Vọng Chi trong Công độc thông luận cũng cho là dạng từ tạo nghĩa nghi vấn cho câu hỏi với mục đích ra được quyết sách - “giai diện tuân chi từ” [78, tr.98].

Văn bản quản lý đời Tống được xây dựng trên cơ sở hệ thống văn thể từ đời Đường. Thời kỳ này chia văn thư mang mệnh lệnh hoàng đế ra bảy loại chính (không kể các văn thể nhỏ có kết cấu không nhất định), trong đó chiếu thư đứng hàng thứ tư, chuyên dùng ban chức mệnh cho các cấp quan ngũ phẩm từ đãi chế, đại khanh giám, trung đại phu, quan sát sứ trở lên; tiếp tục sử dụng sắc chỉ và hình thức

khẩu chỉ của nhà Đường, nhưng gọi là thánh chỉ để phân biệt với giáo chỉ - lệnh của hoàng hậu và lệnh chỉ - lệnh của thái tử; thay thể thích văn sử dụng các đời Hán, Tấn, Tùy, Đường bằng thể tư văn - văn thể chuyên dụng của Viện học sĩ dùng thông tri với các cấp quan khác.

Triều Tống bỏ thể bảng tử, khôi phục thể tấu, bao gồm tấu trạngtấu trát.

Tấu trát có chức năng tương đương bảng tử triều Đường, là văn bản chuyên dụng của đình thần và quan chức từ tri châu trở lên khi vào kinh để trình báo công sự lên hoàng đế; gọi là tấu trát để phân biệt với thể ngự trát. Tấu trạng là tên gọi chung

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)