Khái niệm chung

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư (Trang 26)

2. Lịch sử vấn đề 3 Mục tiêu nghiên cứu

1.1.1. Khái niệm chung

Chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư là những loại hình văn bản quản lý sản sinh trong quá trình vận hành của bộ máy quản lý nhà nước phong kiến cổ trung đại Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản).

Về cơ bản, chiếu, chỉ, dụ là các thể loại văn bản do vua và chỉ vua được ban hành, mang tính chất mệnh lệnh hoặc ban bố; tấu, biểu là các dạng văn bản do quần thần, đình thần dâng lên vua. Chiếu, chỉ, dụ được xếp vào nhóm chiếu lệnh; tấu, biểu được xếp vào nhóm tấu nghị vì các tính chất liên quan của chúng trong chức năng, xuất xứ, ban hành và văn phong. Tư là văn bản trao đổi qua lại giữa các cấp quan phủ, bộ, nha, dinh, trấn, huyện. Cụ thể:

Chiếu (詔): loại văn bản đặc dụng của hoàng đế để ban bố những chính lệnh quan trọng hoặc hiểu dụ quần thần, trăm họ.

Dụ (諭) hay thượng dụ (上 諭): loại văn bản do nhà vua lệnh ban hành để truyền mệnh lệnh hoặc những chỉ thị mang tính pháp quy, khuyên bảo, răn dạy quần

thần, nhân dân, chức năng gần giống huấn thời cổ đại. Dụ có thể dưới hình thức văn bản nhưng cũng có khi là chỉ thị miệng (khẩu dụ).

Chỉ (旨): hay thánh chỉ (圣 旨) là loại văn bản do vua đặc quyền ban hành,

nội dung gần giống như dụ nhưng mang tính chất mệnh lệnh, chủ yếu để phê chuẩn phúc đáp lại các tấu xin quyết sách, định lệ của quần thần, lưu hành trong nội bộ triều đình. Chỉ kết hợp với mục nghị chuẩn trong tấu thỉnh (奏 請) tạo thành sắc chỉ

(敕 旨). Trong một số triều vua, các chỉ lệnh mang tính huấn dụ, răn dạy thường bắt đầu bằng chữ “dụ” ngay sau từ “chỉ”, thường được coi như một hình thức văn bản hoàn chỉnh, gọi là chỉ dụ (旨諭).

Tấu (奏): loại văn bản được đình thần hoặc các bộ, nha, địa phương, dân chúng dâng lên hoàng đế để trần bày chính sự, nghị bàn điển chương nghi thức, phản ánh những sự biến cấp bách, tố giác sai phạm, tội ác. Tấu có nhiều hình thức: nhiều bản tấu được gộp chung thành tập hoặc phong kín trong tráp dâng hoàng đế tạo thành tấu chiệp (奏 摺), hoặc ghi lên phiến, phiếu để tấu dâng gọi là tấu phiến

(奏 片).

Biểu (表): loại văn bản do quan lại, thần dân dâng lên hoàng đế dùng để tiến hiền, trần tình, chúc mừng, tạ ơn hoặc tạ tội, khánh chúc, đôi khi được dùng để trình bày các sự vụ thứ yếu. Trong lịch sử, biểu từng có thời kỳ được sử dụng với chức năng mở rộng như tấu.

(咨): công văn trao đổi qua lại tại các bộ, nha, phủ quan, huyện, tỉnh. Thể tư bao gồm tư trình, tư tri . Tư trình là công văn do cơ quan cấp dưới trình lên cơ quan hành chính cấp trên. Tư tri và tư là công văn giữa các cơ quan ngang cấp hoặc từ cấp trên đưa xuống cấp dưới, trong đó chức năng của tư tri là thông cáo sự việc, tư bao gồm cả chức năng thông báo và duyệt hội, thương hỏi. Các văn bản tư khẩn trước tên văn bản đặt thêm chữ “phi” (飛), tạo thành các hình thức phi tư trình, phi tư tri phi tư. Các dạng văn thư hồi đáp văn bản tư gọi là phúc tư hay phúc tư trinh, phúc tư tri...

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)