C ươ g: Khái quát v hồi kí
33 Ngô gữ rầ uậ
3.3.1 Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh
Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cả Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu đều có chung tấm lòng yêu tiếng Việt. Đó là tiếng mẹ đẻ ngấm vào ca dao, tục ngữ, in dấu ấn trong Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm…Ngay cả nhan đề từng chương trong cuốn Nửa đêm sự tỉnh của Lưu Trọng Lư cũng đậm chất thơ và lãng mạn. Tác giả đặt tên nhan đề đọc lên đã thấy bản chất mơ mộng của ông như: Mây bốn phương trời, Núi tận sông cùng, Tro tàn giấy bay, Một bóng người lướt qua đường vòng cung, Em luyện cho bao châu ngọc sẽ về với chị…Ngôn từ mà nhà thơ sử dụng trong hồi kí rất mượt mà, bóng bẩy, ít bắt gặp khẩu ngữ. Có nhiều đoạn văn đọc lên mà tưởng như đang đọc một bài thơ trữ tình được thoát ra từ tâm hồn con người. Nó giống như những câu thơ văn xuôi dạt dào cảm xúc bởi có lẽ hồi ki của Lưu Trọng Lư là cuốn hồi kí dành cho tình yêu, dành cho những người mình yêu. “Một phút gặp gỡ bâng quơ…như trong mộng…bắt mình phải nghiêng lòng trên số mệnh…cái bóng đẹp vút theo đường vòng cung ấy.
Cái thế giới hình tượng là một thế giới không lời, sao mà cả thời gian có muốn chùi đi cũng không chùi được.
Hoặc có chùi đi lại càng sáng thêm.
Một buổi chiều nào đó, dưới ánh tà, một chiếc lá vàng…lặng lẽ rơi mà sao không quên được một giọt nước mắt, chợt vương đúng vào tay áo mình ráo ngay…muốn tưởng tượng cái ngấn ướt lạnh cũng không sao tưởng tượng nổi.” (5;100)
Trong các cuốn hồi kí này, người đọc ít gặp lớp khẩu ngữ hay ngôn ngữ đời thường. Câu chữ sử dụng được chau chuốt, từ ngữ trang trọng. Lưu Trọng Lư không nói Mừng mơ về tôi mà là “đón tôi trong giấc mơ”, tháng tháng ngày ngày có khi được ông gọi là “cái ống thời gian…cứ cuộn rồi lại tháo ra nhẹ nhàng”. Ngay trong tâm sự về biến động của cuộc đời mình, tác giả cũng dùng câu văn bóng bẩy, hình ảnh “viết những trang hồi kí, tưởng như vô tình mà vô tận này, tôi không muốn nghĩ đến mình đang kể lại chuyện xảy ra gần nửa đời, chuyện một cành hoa vừa nở trước mặt, hoa nở hai lần, phải chăng có sự sống đang sáng tạo, mỗi ngày mới thật là sự sống”, “máu trong lành nuôi hoa dưỡng trái mọi bất bình đạp phăng”. Mối quan hệ giữa tâm hồn và cuộc sống với sáng tác được diễn đạt bằng hệ thống từ chỉ sông, chỉ biển: “đặt hồn vào giữa lòng cuộc sống mặc cho những làn sóng hiện thực chao qua vỗ lại. Thú thật cũng có lúc tâm hồn tôi như chơi vơi, bị động. Nhưng từ trong cái hiện thực cuồn cuộn, tôi trổ một dòng suối nhỏ. Đêm ngày, tôi nằm nghe tiếng suối nhỏ của hồn tôi. Biết say nhưng cũng phải biết tỉnh, cái giây phút chủ động nhất là giây phút ngồi lại trước trang giấy trắng, và nhận một phần trách nhiệm trước nhân dân”.
Mở đầu Hồi kí song đôi là những trang văn viết về quê hương, với Huy Cận đó là vùng “bán sơn cước”, vắng vẻ và hiu hắt. Nói đến sự buồn tẻ, yên vắng đó
Huy Cận diễn đạt bằng câu văn trang trọng “trước cách mạng tháng Tám, thời gian ở quê tôi như ngưng đọng lại, như không nghe thấy bước đi của thế kỉ”. Quê hương là nơi tác giả sinh ra, lớn lên, có ảnh hưởng sâu sắc đến con người nhà thơ theo cách nói của ông thì là “sông núi đất đai ấy như đã làm ra xương thịt của tôi và tâm hồn tôi nữa”. Khác với nhà văn Tô Hoài, thu lượm lớp từ khẩu ngữ, suồng sã hay cách miêu tả, so sánh dân dã, Huy Cận viết hồi kí bằng ngôn ngữ của một nhà thơ, nghĩa là đã có sự chọn lọc kĩ càng, cả cách so sánh cũng trang trọng như thơ. Tô Hoài tả bà với khuôn mặt nhăn nheo, xộc xệch lèm nhèm hai con mắt lờ đờ cùi nhãn. Huy Cận thì thấy bà về già, người nhỏ chắt lại, “nhưng giọng nói vẫn vang, vẫn rõ lời, vẫn ung dung thư thái. Lòng bà rộng lượng hải hà, thương người, ít giận ai lâu”.
Trong kí ức của Huy Cận, ông không quên được tiếng đàn của những con người tài tử mà thưở nhỏ ông được tiếp xúc, sống gần họ. Cùng với dòng mạch văn nghệ dân gian chảy trong làng xóm, quê hương của ông, thì những tiếng đàn kia là cội nguồn của hồn thơ ông. Đặc biệt là tiếng đàn của ông Cả Soạn “như những giọt nước, như những giọt trăng rơi trên một mâm ngọc trong một ánh trời trong vắt”. Từ “giọt trăng” là một sáng tạo độc đáo, không chỉ hình tượng hóa tiếng đàn mà còn tôn vinh vẻ đẹp lung linh, vĩnh hằng của nghệ thuật. Hay trong một lần đi chơi ở Tịnh Tâm cùng các bạn, Huy Cận đã ghi lại ấn tượng về nhà bát giác “mùa hè hoa sen thơm ngào ngạt, một mùi hương thơm mát tăng thêm vẻ vắng lặng, xa xôi của hồ vốn đã cổ xưa, yên ắng”. Thiên nhiên trong thơ hay trong văn của Huy Cận bao giờ cũng đẹp, sống động và nên thơ. Tả cảnh một buổi sáng, Huy Cận không quên tả cảm giác của con người trong buổi bình minh “chúng tôi thức dậy cùng một lần với mặt trời. Nhìn xuống sườn núi, những giọt
sương long lanh trên lá, trên cỏ, trong gió hây hát mát, làm chúng tôi khoan khoái, say sưa”.
Đặc biệt, Huy Cận rất chú trọng chọn lựa lớp từ phù hợp với sự việc mình ghi lại. Kể về chùa chiền hay nhờ thờ, xứ đạo, nhà thơ dùng từ nhập cảnh, thoát tục, con chiên ngoan đạo, kính Chúa…Nhưng lại không đơn thuần chỉ có vậy, Huy Cận còn diễn đạt cảnh ở chùa, nhà thơ theo cảm nhận của mình. Ví dụ như, khi trực tiếp được tham dự một buổi cầu nguyện, ông nhìn cảnh đó và liên tưởng “tiếng cầu kinh của đám đông tín đồ này rào rào lên như tiếng sóng biển chiều hôm và từng đợt, từng đợt đám người đông đảo cúi rạp xuống như một ruộng lúa có ngọn gió mạnh thổi qua” (5;94). Cũng là những tiếng chuông ngân nga trong không gian, nhưng theo Huy Cận, tiếng chuông nhà thơ và tiếng chuông chùa thật khác nhau. Cái khác nhau ấy, được ông trình bày bằng thứ ngôn ngữ trang nghiêm của tôn giáo “Cũng là đạo, nhưng tiếng chuông nhà thờ dường như vẫn náo nức lòng đời, vẫn mang trong âm thanh những xao xuyến của trái tim đời,
còn tiếng chuông chùa thì như hòa tan chút lòng đời còn lại vào cõi mênh mông bát ngát, vào nơi không gian thanh tịnh”.
Ngay cả trong đối thoại đời thường được ghi lại ở hồi kí, chúng ta cũng ít thấy kiểu xưng hô mày tao suồng sã, hay trống không, gọn lỏn. Huy Cận và những người bạn văn chương thường nói chuyện với nhau, gọi nhau bằng tên hoặc xưng “mình” – tớ, “mình” – tên, đôi khi có “tôi” – tên. Đây là lời của Lưu Trọng Lư khi biết bài Tràng giang của Huy Cận được đăng báo “Bây giờ Cận đi với mình đến hiệu Xuân Nghi ăn bữa phở ngon, mừng bài thơ của Cận”. Hay như Xuân Diệu – người bạn chân thành nhất của ông có lúc nói “Tôi sống với ông cả một đời mà tôi vẫn chưa ôm được hết cái khối thơ, cái khối cảm xúc của ông! Huy Cận ơi, chưa bao giờ Xuân Diệu viết tiểu luận về thơ vất vả như lần
này! Đời thơ giàu có của Huy Cận quần mình mệt quá…” rồi lại lần Huy Cận đi Paris, Xuân Diệu dặn “Cận nhớ mua kẹo ngon cho Diệu, thứ kẹo đặc biệt ở Paris ấy”.
Trong cuốn Những bước đường tư tưởng của tôi, Xuân Diệu bàn về văn học nghệ thuật một cách nghiêm túc. Không cần “đao to búa lớn”, không cần lên giọng, nhà thơ sử dụng những câu văn giàu hình tượng cũng đủ làm lay tỉnh lòng người. “Trong hệ thống xã hội trước kia, văn học cũ là một sự gặt mùa, trong hệ thống xã hội của ta hiện giờ, văn học mới, trên đại cục, là hãy còn tiếp tục gieo hạt”.
Xuân Diệu đặc biệt thích dùng cách nói so sánh giàu hình ảnh. Ông ví quy luật của tư tưởng vô sản như “người trèo vươn lên đỉnh núi, tuy gian khổ, nhưng luôn thấy phấn chấn, sảng khoái!” (36;155), hay “Chỉnh huấn cũng như Xà phòng nữ hoàng; tư tưởng của ta đừng run sợ như Ma lem hoàng đế”. Xuân Diệu rất đề cao cái mới trong văn học, không bằng lòng với một số văn nghệ sĩ đang muốn tìm cách trì hoãn cái mới, chối cãi cái mới. Ông ví họ “như con gà đứng trên một đống thóc, vừa mổ thóc ăn, vừa hai chân cứ bươi quào làm như là không phải đứng trên đống thóc”. So sánh bằng những hình ảnh cụ thể như vậy vừa dễ hiểu lại vừa dễ nhớ, dễ tiếp thu. Lưu Trọng Lư, nhìn thấy sự đóng góp vĩ đại của những người lính Trường Sơn “như suối róc rách mỗi buổi sáng, từng ngày, từng giờ”…. Người nghệ sĩ được Xuân Diệu ví von“con tằm không thể tự mình nhả ra nước bọt, mà phải ăn dâu của thực tại để nhả ra tơ”…
Cũng giống như thơ, Xuân Diệu rất thường sử dụng và sử dụng nhiều động từ mạnh trong trang viết của mình như “đập lại những kẻ chê cuộc đời chúng ta là sơ lược”, “cố nặn ra một chất thơ ác, đập vào giác quan bằng mọi cách”, tư tưởng tiểu tư sản “lúc cách mạng lên, thì nó hăng hái như diều gặp gió, lúc cách
mạng gặp cản trở, thì nó bổ nhào như diều đứt dây”, “họ thốt ra thơ”…Bên cạnh đó, ta còn có thể bắt gặp những câu văn giàu tính hình tượng, qua một cách nói, cách liên tưởng độc đáo. Chẳng hạn như “Sống trong thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa, bạn phải làm thế nào được mang thai chữ giác đó, nếu không, bạn sẽ không có vốn để sống cuộc đời mới”. Chữ giác ở đây là giác ngộ, tự giác để thay đổi bản thân, thay đổi tư duy, lí tưởng. Không phải là rèn luyện, học tập mà là
mang thai nghĩa là cả một quá trình dài lâu, biết bao cực nhọc, đau đớn. Nhưng thành quả đạt được thì thật to lớn “Cái thay đổi hệ thống ấy (hệ thống tư tưởng - nv) là một sự đẻ lại nó chi phối cả tâm hồn bạn, hồi xuân cho trí tuệ bạn”. Mang thai và đẻ lại đã diễn đạt được rất trúng ý tứ sâu xa mà Xuân Diệu muốn nói với bạn đọc về giá trị của tư tưởng vô sản trong cuộc sống. Trong suy nghĩ của Xuân Diệu, “chỉnh huấn là một lồng ấp diệu kì làm cho tâm hồn mới của anh được tự nở…”.
Ngoài ra, có thể tìm thấy số lượng lớn câu văn kết cấu trùng điệp, gây ấn tượng mạnh trong tâm trí người đọc. Xuân Diệu phê phán tư tưởng tư sản “với cái nghiệp của nó là bệnh khát vàng; nó muốn uống vàng cho đầy miệng; nó bòn từng bát cơm manh áo, rút sức lực của công nhân để đúc lại thành vàng mà uống; nó nặn hết máu tủy của khách hàng mua, của người tiêu thụ, cũng lại để mà được uống vàng; càng nuốt vàng càng đòi uống thêm, nó không nề một thứ bần tiện nào hết (36;324). Lưu Trọng Lư ngợi ca Trường Sơn “ở đây trong những ngày gian khổ không tên gọi ở đời, lại vẫn những chiếc gối trắng có dòng chỉ xanh, chỉ đỏ, thêu những tên người, tên mẹ, tên em, tên bạn, tên người yêu và tên những người còn, tên những người đã nằm xuống:máu sáng đường thoi! Ở đây, cái sống và cái chết quyện lấy nhau để làm một sự nghiệp vĩ đại, xứng đáng với con người, xứng đáng với một Dân tộc trên trái đất” (13;77)
Ngôn ngữ diễn đạt chính là hạt ngọc quý của tác phẩm. Trang sách nếu không có hạt ngọc câu chữ, trang bản thảo không có chữ thần thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật khó mà sống được bởi không có ngọn nguồn của chữ nghĩa nuôi dưỡng, trang viết sẽ khô khan, trống rỗng và chết héo. Bằng ngôn ngữ chung của dân tộc và những sáng tạo độc đáo của mình, các nhà thơ đã khẳng định được tài năng và vị trí trong văn học Việt Nam hiện đại.
3.3.2 Ngôn ngữ đa dạng đan xen lời kể, lời cảm và miêu tả
Hồi kí trước hết là chuyện về mình, về đời mình rồi mới đến những người xung quanh và xã hội. Hồi kí là tưởng nhớ, là mạch cảm xúc tuôn trào trên trang giấy theo dòng thời gian hồi ức. Ai cũng có thể và có quyền viết hồi kí nhưng để có được tác phẩm thành công thì không phải người nào cũng làm được. Hồi kí qua lời kể của tác giả làm sống lại một thời đã qua với biết bao nhiêu chuyện vui buồn, tẻ nhạt, sâu sắc, chuyện vụn vặt đời thường cũng có và biến cố lớn của lịch sử, xã hội cũng có. Các tác giả cứ nhẩn nha kể hết chuyện này đến chuyện khác, của năm này đến năm khác, từ người này sang người khác tưởng chừng như không theo một mạch, một hệ thống nào mà đó là sự ngẫu nhiên hồi cố lại của tâm trí.
Hồi kí song đôi, Huy Cận kể lại về cuộc đời mình và Xuân Diệu (từ lời kể của Xuân Diệu được biên tập lại), chuyện gia đình, chuyện làng quê, chuyện khu xóm và rộng hơn là chuyện về xã hội những ngày tháng ngột ngạt, đen tối trước Cách mạng tháng Tám. Mùa thu lớn - hồi kí của quá trình chuyển mình, thay da đổi thịt, hướng đến cách mạng và cuộc sống lớn của nhân dân, từ biệt con nai nhỏ ngơ ngác trước kia. Nửa đêm sực tỉnh chủ yếu là chuyện tình, về những mối tình đã qua và cuộc sống vợ chồng ngọt ngào của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Những bước đường tư tưởng có tôi, có một phần về tuổi thơ, về gia đình còn chủ yếu
Xuân Diệu nói đến công việc văn chương, sự tìm tòi, đổi mới tư tưởng phong cách để có được những sáng tác xuất sắc phục vụ cuộc đời. Hồi kí tất nhiên chiếm phần lớn là lời kể và kể, nhưng các nhà thơ với tài quan sát và cảm thụ thiên phú khi kể đã kết hợp rất nhuần nhuyễn với miêu tả. Có điều kiện là các nhà thơ dừng lại để tả. Có lúc là bức tranh thiên nhiên, có lúc là ngoại hình hay tính cách của những người sống xung quanh...
Huy Cận từng giữ chức vụ quan trọng trong chính phủ Việt Nam, và ông cũng có cái may mắn hơn nhiều người bạn là được đi nhiều nơi trên thế giới, được thưởng thức nhiều công trình tuyệt tác của nhân loại như Kim tự tháp, Babilon…Hãy nghe đoạn văn tả kinh đô xưa của đất nước Irắc: “Dọc đường những rặng cây chà là mang dáng dấp những công trình kiến trúc với thân cây vững chãi, với ngọn cây túa đẹp như những ngọn tháp, như những cột nhà Hi Lạp ngày xưa. Lý thú nhất là xem lại những đường phố của Babilon còn nguyên vẹn với những gạch hoa, những mảng tường lớn trang trí bằng những hình sư tử lớn, và hình ngựa cao to, tất cả đều bằng gốm men màu, chủ yếu là màu xanh lá xây và màu nâu.” (7;299). Hoặc một đoạn văn tả biển ở đèo Ngang của Tổ quốc “Cũng thấy lạo xạo, dào dạt mỗi lúc một to. Thỉnh thoảng lắng đi một tí. Rồi bừng lên trước mắt tôi cái mênh mông xanh của biểu, thoạt nhìn thấy hơi cứng. Gió biển vù vù làm rợn cả người tôi. Tôi thấy mát cả nơi khoé mắt tưởng như mắt tôi mở to gấp mấy lần. Biển phồng lên, tôi thấy như một cái ngực hồi hộp. Khối xanh bát ngát ấy không cứng nữa như cảm giác ban đầu. Khối xanh ấy bây giờ cho tôi một cảm giác đùn lên, đùn lên vô tận. Hơi ngợp. Tôi đứng nhìn say sưa. Biển và sông đều là khối nước, mà sao cho tôi cảm giác khác nhau quá? Biển hút tôi, biển đặt tôi vào một trạng thái tâm hồn dào dạt, rộng mở, mà lại lắng sâu. Tôi nhìn biển không chán cho đến lúc mặt trời choá nắng. Đó là tình