Cái tôi phiêu lãng với những giấc mộng giang hồ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 34)

6. Cấu trúc của luận văn:

1.1.1.7.Cái tôi phiêu lãng với những giấc mộng giang hồ

Chìm đắm trong mộng tƣởng với các cuộc tình đứt nối của giấc mơ tình ái, cái tôi trữ tình Lƣu Trọng Lƣ còn mải miết phiêu diêu trong giấc mộng giang hồ.

Là ngƣời ƣa cuộc sống giang hồ xê dịch ( theo cách nói của Nguyễn Tuân) , ngay từ thuở ấu thơ, gió cát nơi con sông Nhật Lệ đã vã vào tâm hồn cậu học trò trƣờng tỉnh một thú giang hồ.Khi bƣớc chân vào đời ông đã trải qua những cuộc phiêu lãng vô định, ông viết:

Ôi bé bỏng một tấm thân người

Một chiếc thuyền nan giữa hai bờ sống chết. [31]

Đúng là: Lênh đênh giữa hai bờ sống chết. Tuổi trẻ đã trải qua nhiều phen lận đận, những ƣớc mơ, những hành động đẹp đến trong đời chỉ thoáng qua rồi dừng lại ở bế tắc. Việc ra đi đột ngột của ngƣời mẹ để lại trong lòng đứa trẻ lên mƣời nỗi kinh hoàng về sự sống chết ở cõi đời là mở đầu chƣơng nƣớc mắt cho thi sĩ. Vì thế Lƣu Trọng Lƣ viết “ Không phải thân thế tôi chỉ giang hồ trong

30

cuộc sống, mà tâm tư tôi còn phiêu bạt trong cõi đất trời mông lung mà chính

tôi cũng không hiểu nổi” [31.298].

Từ thuở tráng niên, con ngƣời ấy đã khao khát làm những cuộc phiêu du. Phiêu du trong đời, phiêu du trong thơ và trong thiên nhiên để xa lánh cõi trần.

Trƣớc hết đó là những cuộc phiêu du trong đời. Cũng nhƣ bao thi sĩ lãng mạn, để quay lƣng lại với thực tại đen tối của xã hội, họ đã trốn vào tình yêu,dấn thân vào giang hồ phiêu lãng để chạy trốn nỗi cô đơn. Lƣu Trọng Lƣ đã từng nhập cuộc sốnggiang hồ, để quên đi các mối sầu cũng nhƣ các mối quan hệ và trách nhiệm với gia đình, mƣợn rƣợu nồng để quên đi các cuộc tình ngắn ngủi. Bài ca giang hồ là tiếng lòng thành thực của cái tôi phiêu lãng đó:

Tiếng gà lại rộn trong thôn

Khoan đừng tơ tưởng vợ con chuyện nhà Giờ này con của đôi ta

Rượu giang hồ ấy còn pha lệ người

Cùng chìm đắm trong thú vui tục lụy:

Phút giây ấy ta mình ngây ngất Bỗng con thuyền buộc chặt rời cây

Nhƣng cuộc vui nào cũng có giới hạn, không tránh khỏi mệt mỏi và ân hận, chén rƣợu dâng mời đã bị khƣớc từ:

Đêm ấy rượu nàng ta không uống Từ sau thề không uống rượu ai

Tiếng gọi giang hồ đã lùi bƣớc trƣớc cuộc sống gia đình. Đúng là một cuộc đấu tranh tƣ tƣởng. Nhà phê bình Lê Đình Kỵ đã nhận xét: “ Ở Lưu Trọng Lư , trọng tâm bài thơ không phải ở phía gái giang hồ mà ở đằng trai. Có đối thoại không phải ở hai nhân vật mà chỉ là mâu thuẫn của nhà thơ đeo trao cho

nhân vật”[22.166].

Trông nàng đã nhạt màu son Giật ta nhớ vợ con ở nhà Từ đấy chẳng bao giờ phiêu lãng

31

Cũng nhƣ Nguyễn Bính, không thể tìm đƣợc sự đồng cảm ở những mối tình giang hồ vật vã:Tôi rờn rợn lắm giai nhân ạ/Đành phụ nhau thôi kẻo đến

ngày.

Tiếng gọi của gia đình đã thắng thế. Nhƣng thi sĩ lại vấp phải bi kịch tinh thần của một tâm hồn thích phiêu du. Về với gia đình nghĩa là về với hiện thực tẻnhạt tầm thƣờng. Thật đáng sợ với những tâm hồn lãng mạn! Thi sĩ lại dằn vặt, day dứt, cái day dứt của ngƣời chót mang cái cốt cách giang hồ trong máu thịt mà phải:

Ngoan ngoãn như con cừu non dại Cỏ trong vườn cắn mãi vẫn còn ngon.

Đỡ lấy chén rƣợu mà xót xa cho kẻ sống trong vòng tay yêu thƣơng gia đình mà tâm hồn vẫn phiêu du nơi chân trời góc bể. Cuối cùng mâu thuẫn đƣợc giải quyết, tiếng gọi nơi hồ bể đã đủ sức lay chuyển,chàng đã dứt áo ra đi ,bởi:

Giang hồ kiếp ấy trọn đời phiêu linh

Hay:

Thôi rồi ra chốn nước non Lồng son lại để sổ con chim trời

Thú hồ bể quyến mời du tử Niềm thê nhi khôn giữ được người

Cái tôi đã rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát. Khi sống một cuộc đời lênh đênh phiêu bạt thì cần một chỗ trú chân… nhƣng khi với tổ ấm với trăm sự giàng buộc thì lại tù túng. Đó là cảm giác chòng chành không nơi nƣơng tựa, không chốn đi về, cô đơn và ghê lạnh mà nhân vật trữ tình đã nếm trải trên bƣớc đƣờng phiêu du.

Là ngƣời mang cái cốt giang hồ Lƣu Trọng Lƣ rất sùng bái Nguyễn Tuân. Trong tập hồi kí : Nửa đêm sực tỉnh ông viết: “Nguyễn Tuân cách nhà tôi mấy phố…Nguyễn Tuân không biết từ lúc nào đã sáng tạo ra hai chữ “xê dịch” thay

cho hai chữ “giang hồ” của tôi[31.45]. Lƣu Trọng Lƣ đã từng xê dịch theo

32

mây trôi bất chấp sự phản đối của gia đình. Nhƣng khác với Nguyễn Tuân, nhà văn chủ trƣơng xê dịch để thay đổi thực đơn cho giác quan để: Mỗi ngày được

say rượu tối tân hôn. Lƣu Trọng Lƣ có giang hồ song thi sĩ phiêu du trong thơ là

chính chứ trong cuộc đời có đƣợc bao nhiêu. Khi đắm mình trong thế giới giang hồ phiêu lãng ông vẫn nhiều lần sực tỉnh, ân hận nhớ về niềm thê nhi.Thơ Lƣu Trọng Lƣ không viết về thú giang hồ mà cái chính là giấc mộng giang hồ. Trong những giấc mộng đó có cả những cuộc tình thơ mộng, gom góp tất cả những dƣ vị ngọt ngào, đắm say và cũng không tránh khỏi những đau đớn của nó. Những giấc mộng ái tình đó, đƣa thi sĩ đến bến bờ xứ lạ, nơi không vƣớng bận những lụy tục trần ai. Nó là hiện thân cho sự khát vọng vƣợt ra khỏi những gò ép của cuộc sống thực, vƣơn tới thế giới lãng mạn ,bay bổng.

Cái tôi thi sĩ thƣờng mơ mộng thấy mình rong ruổi trong những giấc mơ với những bóng giai nhân: Nàng tiên nữ động Quỳnh Diêu, Người sơn nữ, Người thiếu nữ ở bến Sơn Ngân, Cô bé nhà bên, Cô gái mang tên Mây chiều và

người em sầu mộng. Cùng đi đến chốn xa xôi,nơi tuyệt vời:

Như con bướm trắng tiết xuân thiên Thấy non sông đẹp dừng một phút

( Túp lều cỏ)

Thi sĩ ví mình nhƣ con bƣớm du xuân, nhƣ mây bốn phƣơng trời, không gắn bó với trần thế , cứ phiêu du trên những con thuyền mộng bơi trong những không gian thăm thẳm một màu lơ để đến một miền xa xôi ,huyễn hoặc bằng trí tƣởng tƣợng và những giấc mộng hão hờ.

Giai nhân gắn với mỹ cảnh, với những giấc mộng huy hoàng của con ngƣời lãng tử. Giấc mộng đó trên bƣớc đƣờng phiêu du,thi sĩ từng gặp. Nhƣng mộng đẹp chỉ thoáng qua cũng nhƣ những mối tình cứ thay nhau đứt- nối rồi vỡ vụn để lại trong lòng nhân vật trữ tình nỗi thất vọng đau đớn.

Trong thế giới Tiếng thu, cái tôi phiêu lãng của tác giả mang dáng dấp của một lữ khách giang hồ mải chơi nơi hồ hải. Không có dáng dấp của ngƣời chinh phu dấn bƣớc truân chuyên khắp nhân gian mang chí nặng bốn phƣơng từ

33

chối cả tình yêu, hạnh phúc riêng tƣ nhƣ Thế Lữ. Không có cái bi phẫn mang dấu ấn thời đại nhƣ Nguyễn Bính, cũng không bâng khuâng khó hiểu nhƣ Thâm Tâm, mà ngƣời giang hồ trong Lƣu Trọng Lƣ ngƣời giang hồ chở lữ khách lắng hồn thơ- ngƣời kỹ nữ trên thuyền, dốc bầu uống cạn trong lúc “Trăng vàng ở

cuối non tây ngậm buồn” . Không gắn bó với cuộc sống gia đình, cái tôi Lƣu

Trọng Lƣ dấn thân vào gió bụi. Song cái tôi của Lƣu Trọng Lƣ thấp thoáng lý thuyết xê dịch của Gide, ra đi không có quyết tâm hăm hở lập công, mà đi chỉ để đi, thậm chí không biết về đâu và thậm chí chẳng có mục đích phƣơng hƣớng gì. Chỉ là một khách tình si phiêu lãng. Nhƣ vậy, con ngƣời lãng tử Lƣu Trọng Lƣ mang chút hơi hƣớng phƣơng Tây. Chính hơi hƣớng phƣơng Tây này làm cho những cuộc trở về của lữ khách thật bâng khuâng:

Ta còn thấy bóng trẻ thơ ngây Xe chồn gối mỏi trở về đây Trên đường hiu quạnh khách đau mỏi

Chán nản hung hăng nện gót giày

( Bâng khuâng)

Dù cố lên gân,lấy tinh thần nện gót giầy thật hung hăng , song cuộc trở về của du khách không tránh đƣợc sự thảm bại. Lại ra đi tránh xa nơi tục lụy, gõ cửa từ bi “ Rẽ lau rạch suối tới am mây”, để quên chua cay của trần sự nhƣng cũng chỉ thấy dƣ vị đắng chát của cõi trần “ Nắng trần chan chát,lòng trần héo”. Rút cuộc phiêu du,mơ mộng cũng chỉ là hƣ ảo. Thi sĩ vẫn rơi vào cô đơn,đớn đau tê lạnh:

Đêm nay họa có mình ta Đốt hương trầm cũ nhờ ma dạo đàn

( Giang hồ)

Với trí tƣởng tƣợng kỳ diệu, cái tôi trữ tình đã xóa nhòa danh giới giữa thực và ảo, xƣa và nay. Vì thế ở Lƣu Trọng Lƣ chuyện đời bao giờ cũng mộng, mà mộng tình bao giờ cũng thực. Song dù là chuyện mộng hay chuyện đời “ Thơ

34

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 34)