Cái tôi tinh tế, nhạy cảm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 32)

6. Cấu trúc của luận văn:

1.1.1.6. Cái tôi tinh tế, nhạy cảm

Thơ Lƣu Trọng Lƣ là tứ thơ gợi hình, gợi dáng cho tâm hồn cho cảm xúc cho trí tƣởng tƣợng. Hãy cùng thi nhân lắng nghe tiếng xào xạc của lá, tiếng thổn thức của mùa thu trong thi phẩm Tiếng thu:

Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô?

Thu là thơ của đất trời, thu là thơ của lòng người” [17.28]. Trong bốn

mùa có thể nói mùa thu là mùa ban tặng cho thi nhân nhiều áng thơ hay hơn cả. Với Xuân Diệu là: “Thu đến nơi nơi đông tiếng huyền”, huyền ở đây là tiếng đàn- cây đàn vô hình và thế giới hƣ ảo ấy phải là mùa thu; bởi ấy là thứ âm thanh huyền diệu ấy đƣợc tấu lên từ lòng vạn vật. Lƣu Trọng Lƣ cũng cảm nhận thu là những điệu huyền ấy. Những điệu huyền bay lạc khắp thôn (Điệu huyền). Song Tiếng thu của Lƣu Trọng Lƣ không chỉ là âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là tập hợp giản đơn của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng ngƣời và tiếng rạo rực của rừng già. Tiếng thu là một điệu huyền của một bản hòa ca vừa mơ hồ, vừa hiển hiện nỗi xôn xao ngấm ngàm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao của hồn thi nhân:

Em không nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc

Tiếng lá rơi xào xạc gợi âm thanh trầm đục với vẻ thâm u ,bí hiểm, huyền bí của đại ngàn. Chỉ với tín hiệu duy nhất là xào xạc “ âm thanh của lá rừng thực sự đã là sứ giả của vương quốc thu huyền bí, là phát ngôn chính thức và

28

hàm súc của Tiếng thu”[17.29]. Cùng với nó là thổn thức của tạo vật, nổi rạo

rực của lòng ngƣời đã cộng hƣởng thành nỗi xôn xao , mênh mang đang rung lên trong lòng của đất trời. Và nhƣ thế Lƣu Trọng Lƣ đã thâu tóm đƣợc cái xôn xao của cả một thời đại thi ca.

Thổn thức, rạo rực là những trạng thái nội tâm đầy xao xuyến, mãnh liệt mà thầm kín. Trạng thái tinh thần đó, ngƣời ta chỉ có thể nghe bằng chính hồn mình.Giữa đêm thu vàng, thi sĩ đã lắng nghe , đã cảm nhận đƣợc những xao động của đất trời đƣợc tấu lên từ lòng ngƣời và vạn vật.Ngƣời thơ ấy , nhƣ nghe đƣợc tiếng dội của chính lòng mình giữa đất trời mênh mang. Từ đó điệp khúc : Em không nghe?... vang lên nhƣ một lời mời gọi sự sẻ chia của cái tôi thi sĩ. Nhƣ vậy , Tiếng thu còn là tiếng của một cõi lòng đơn chiếc, bơ vơ. Nó trở thành một cung đàn da diết ám ảnh hồn ngƣời. Thiếu đi sự tinh tế , sâu lắng và một cảm quan nhạy bén thi sĩ sẽ không bao giờ nắm bắt đƣợc cái âm thanh huyền diệu ấy.

Với khả năng diễn tả một cách tinh tế những cảm xúc mơ màng, bàng bạc lan tỏa đến mọi ngõ nghách của tâm hồn, nghe tiếng sa quay đều đều, tác giả cảm nhận đƣợc nỗi buồn lan tỏa mênh mông theo dòng thời gian:

Năm năm tiếng lụa se đều Ngày ngày lạnh rớt gió vèo chân mây

Nhẹ bàn tay ,nhẹ bàn tay

Mùi thơm hàng xóm bay đầy mái đông

( Thơ sầu rụng)

Cái thẫn thờ khi nghe một tiếng đàn ngừng giữa nhịp:

Hoa lan quên nở bên giàn Nhớ ai em để tiếng đàn ngừng đưa

( Đã khuya rồi)

Từ nỗi sầu biêng biếc trong mắt chàng trai trẻ ( Mây trắng) cùng cái mênh mang trong mắt cô dâu trẻ sực nhớ quê nhà giọt lệ tuôn ( Điệu huyền) , đến nỗi đau âm thầm dạ thổi tiếng vi vu của ngƣời cô phụ ( Vắng chàng); Đến

29

khoảnh khắc dịu dàng của một chiều mộng chàng văn nhân và ngƣời thiếu nữ quên phận mơ về thế gia ( Chiếc cáng diều)…Những khoảnh khắc tâm trạng, những cảm xúc mơ màng đó vừa lan tỏa, vừa ngƣng đọng trong thế giới mộng ảo Tiếng thu: “ Nó gieo nhè nhẹ, chìm chìm tong hồn ta những lúc thê lương hay buồn dịu. Nó âm thầm và nỉ non khi mới đến cõi lòng ta, vang vang rồi mơn man đến muôn vật, mà gây nên một cảnh đìu hiu mà lặng lẽ, nó là những tiếng

trong suốt ngân nga như tiếng sếu lưng trời sắp vào đông” [42.637].

Bằng thi cảm của ngƣời nghệ sĩ, Lƣu Trọng Lƣ đã nắm bắt đƣợc sự sống đầy bí ẩn, đầy xôn xao trong lòng thiên nhiên tạo vật với những biến đổi tinh vi- một thế giới vừa mơ hồ vừa hiển hiện. Thế giới huyền diệu. Nó là tiếng thổn thức ,rạo rực của đất ,của trời và của cả hồn ngƣời. Đó là tiếng xào xạc của lá, tiếng ngân dài của ánh trăng và cả tiếng chân của chú nai ngơ ngác đạp trên lá vàng khô. Tất cả là sự cộng hƣởng nhƣ đồng vọng của hồn ngƣời thi sĩ nơi cảm nhận những trạng thái huyền hồ bí ẩn của lòng ngƣời.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 32)