Mộng với sầu, buồn với say

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 25 - 32)

6. Cấu trúc của luận văn:

1.1.1.5. Mộng với sầu, buồn với say

Trong Tiếng thu,mộng đã huyền ảo hóa những dòng thơ. Thế giới của

Tiếng thu là một thế giới mộng. Vì thế bản thân sự xuất hiện của từ mộng không đủ để mộng hóa Tiếng thu.Chất mộng ấy đƣợc thoát thai từ hồn thơ bảng lảng, chập chờn sƣơng khói Lƣu Trọng Lƣ. Đọc Tiếng thu có những bài rất mộng nhƣng lại không hề có một chữ mộng ( ) nào. Tiếng thu có những bài thơ sắc nét hiện thực nhƣng lại là hình ảnh của cõi mộng ( Nắng mới). Mộng chuyển hóa những dòng thơ trong nỗi sầu mênh mang và cái say sƣa chuyênh choáng. Sầu ,buồn và say là những biểu hiện trong Tiếng thu.

Mộng bao giờ cũng gắn với sầu buồn:

Trong văn chƣơng lãng mạn nói chung, sầu- buồn đƣợc coi là một tâm bệnh của thời đại.Có lẽ vì thế mà: “ Thơ mới vừa cất tiếng chào đời đã buồn

21

ngay từ trong bản chất” [8.118] và cái sầu trở thành lí tƣởng thẩm mĩ của các

nhà thơ lãng mạn.

Họ quan niệm buồn là thích hợp nhất cho thơ ca. Nếu Huy Cận cho rằng:

Đẹp bao giờ cũng hơi buồn” [8.118] thì với Lƣu Trọng Lƣ: “ Buồn sầu đối với

tôi trùng nghĩa với cái đẹp” [31.303]. Vì thế mà buồn ,sầu cũng là âm hƣởng

chủ đạo trong Tiếng thu góp thêm một âm thanh não nề, da diết cho bản nhạc sầu của thơ ca lãng mạn (1932-1945). Tuy nhiên với điệu hồn rất riêng, cung đàn Tiếng thu hoàn toàn khác lạ với những cung đàn khác. Nếu Xuân Diệu trống trải cô đơn vì cuộc đời không chiều chuộng, tình yêu chẳng đợi chờ. Chế Lan Viên tuyệt vọng trong cõi lòng khép kín, Hàn Mặc Tử rên xiết trong cõi đau đến tan nát cả xác hồn, thì nỗi sầu mộng trong thơ Lƣu Trọng Lƣ chỉ là nỗi sầu mộng vấn vƣơng tê tái nhƣ Vũ Ngọc Phan đã cảm nhận: “ Lời thơ của tác giả

Tiếng thu là những lời buồn thảm,réo rắt làm xáo trộn hồn người ta một cách

rầu rầu như tiếng của mùa thu” [42.672].

Trong Tiếng thu sầu thấm vào tất cả mọi cung bậc của sự sống, vì thế sầu trở thành định nghĩa của rất nhiều sự vật: mắt sầu, gối sầu,tóc sầu, trăng sầu…Với tâm hồn buồn thƣơng man mác, những vần thơ Lƣu Trọng Lƣ thƣờng ghi dấu những nỗi buồn khắc khoải tâm tƣ, những tiếng thở than cho cuộc đời buồn thảm. Vì thế sầu- buồn trong Tiếng thu chủ yếu là xuất hiện với tƣ cách là tâm trạng của những nhân vật trữ tình.

Sầu- buồn đi đôi với mộng nên sầu- buồn đậm đặc. Thƣờng xuyên nhất là sầu tỉnh mộng:

Giật mình ta thấy đôi bồ lạnh Mộng đẹp trong chăn đã biến rồi

( Hôm qua)

Có cái gì đó nhƣ bàng hoàng, hụt hẫng, bởi trong cõi mộng và ngoài cõi mộng là hai trạng thái hoàn toàn đối lập nhau:

Lúc mộng nhìn nhau cười ngặt nghẽo Mộng tràn trên gối lệ hoen rơi

22

Con ngƣời mơ mộng ấy thƣờng xuyên giật mình trƣớc thực tại:

Giật mình ta mới nhớ ra

Giật mình ẵm phải cái nhà không gian

( Giang hồ)

Sau những phút giây giật mình ấy vì không có lí tƣởng soi sáng, không biết bấu víu vào đâu nhà thơ lại chìm sâu vào buồn chán và coi mối sầu nhƣ là nghiệp dĩ:

Hãy như chiếc sao băng băng mãi Để buồn ,buồn mãi không thôi

(Một mùa đông) Thậm chí thi sĩ còn xem nhƣ là một lạc thú:

Hãy lịm người trong thú đau thương

(Tình điên)

Nỗi buồn sầu lan tỏa, thấm đẫm vào cảnh vật, không gian , thời gian:

Nàng đi ôm mối sầu vô hạn Vô hạn sầu tràn khắp cỏ cây

( Im lặng)

Ba chữ sầu vô hạn gối lên vô hạn sầu làm cho nỗi sầu càng thêm chồng chất, nỗi buồn sầu tràn ra khắp vũ trụ, thấm vào lòng ngƣời:

Chim không hạ cánh Lá rụng không buồn bay

Những chiều thu em không buồn tựa cửa

( Lòng cô phụ) Nhớ về dĩ vãng cũng buồn:

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng Chập chờn sống lại những ngày không

(Nắng mới) Hiện tại cũng buồn:

Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh

23

Nhìn ra thiên nhiên lại càng buồn:

Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn Sóng cây gió gợn trời bao la sầu

( Bao la sầu) Cảnh vật trƣớc mắt thi nhân buồn thê thảm:

Từng nhà đây đó hẹn nhau buồn

(Điệu huyền)

Chìm đắm trong sầu buồn, coi sầu buồn là nghiệp dĩ để rồi một ngày kia, trong cơn mƣa dai dẳng của xứ Huế, thi sĩ ngồi tính sổ quãng đời trai trẻ của mình và thấm thía nỗi đau nhân thế, nuối tiếc và xót xa những ngày tháng tuổi trẻ bơ vơ:

Mưa chi mưa mãi Buồn hết nửa đời xuân Mộng vàng không kịp hái

( Mƣa…mƣa mãi)

Đời thực là thế nhƣng cả ngay trong mộng mị thi nhân cũng không thoát khỏi nỗi sầu. Mộng đẹp nhiều khi chƣa tan, thi nhân đã cảm thấy “hiu hiu mộng tàn” . Đã thấy:

Dưới nước lâu đài tan tác vỡ Bên bờ trơ lại giấc mơ tàn

Thế giới mộng cũng héo rũ, mờ ảo,tàn tạ:

Đã héo lắm nụ cười trong mộng Đã mờ mờ lắm bóng thân yêu Đã lan tím cả cảnh chiều

Trong hồn lặng đã hiu hiu mộng tàn

( Thú đau thƣơng)

Đến cõi tiên cảnh trong Tiếng thu cũng nặng nỗi sầu bi. Thi nhân biến Ly Dao thành ngƣời cô phụ đêm: “ Tuôn dòng lệ khóc trăng sầu” khiến Dƣơng Quý Phi “ Nửa vạt sầu che vội mặt hoa”. Tiên nữ thì mất hết cả niềm vui hạnh

24

phúc, từ một tiên nữ mơ màng vì sầu đau mà tiều tụy hình hài, tan biến cả nhan sắc, cái tƣởng nhƣ vĩnh cửu của thế giới tiên cảnh:

Nàng buồn rụng hết tóc Mỗi chiều ra vườn khóc

( Ngày xƣa)

Trở lại cõi trần,thi sĩ lại vấp ngay phải nỗi buồn mây trắng. Nỗi sầu biêng biếc hƣ hƣ, thực thực khó nắm bắt mang dấu ấn đặc biệt kì lạ.

Đau đớn hơn là nỗi sầu của ngƣời cô phụ: “Buồn không về nuốt lệ” (

Vắng chàng), nỗi sầu bi ấy len đến cả cõi Phật:

Thẫn thờ ta lần trang chuỗi hạt Mà như lần những hạt chua cay

(Bâng khuâng)

Bằng tâm hồn sầu mộng, Lƣu Trọng Lƣ đã gieo vào Tiếng thu một âm hƣởng sầu bi man mác với những dấu ấn, màu sắc kì lạ: Ngƣời trai trẻ sầu biêng biếc, ngƣời cô phụ sầu nuốt lệ, ngƣời thơ mang nỗi sầu ngàn dặm, tiên nữ ứa lệ , trời đất, trăng gió , cỏ cây vô hạn sầu. Tất cả đều chìm trong cõi mộng.

Không chỉ có nỗi sầu mộng trong Tiếng thu còn đa cung bậc: Khi dìu dặt, vấn vƣơng: “Dạ buồn lại thổi tiếng vi vu” ( Vắng chàng); khi tê tái, thấm thía :“

Vò võ ta se mấy đoạn sầu”( Một chút tình); lại có lúc nhẹ nhàng nhƣ heo may:

Ngang trời tiếng nhạn êm như mộng/ Lơ lửng âm thầm nhẹ cánh bay” ( Im

lặng); có khi đau đớn đến ứa lệ: “ Một mình ta tuôn thầm dòng lệ/ Gỡ mối sầu ta

tựa mấy đường tơ” ( Hồn nghệ sĩ). Song ở cung bậc nào nỗi sầu ấy cũng rất

khác biệt. Đó là nỗi sầu mênh mang thƣờng trực trong tâm hồn thi nhân. Nỗi sầu của một tâm trạng cô đơn,mất phƣơng hƣớng.Để sầu buồn nguôi ngoai nhƣ những thi sĩ lãng mạn khác, Lƣu Trọng Lƣ cũng có lúc tìm đến men say nhƣ một sự giải thoát.

25

Say bao giờ cũng đi liền với sầu- mộng

Trong Tiếng thu say xuất hiện ít hơn so với sầu - buồn. Nhƣng có say là có sầu và mộng. Hay nói một cách khác, say là cái cớ để nhân vật trữ tình bƣớc vào sầu - mộng,để vùi trong quên lãng.

Thơ Lƣu Trọng Lƣđã sẵn tình,sẵn mộng lại thêm say nữa làm cho mộng và thực bị xáo trộn làm cho giọng thơ ngây ngất và ngƣời đọc dƣờng nhƣ cũng say theo. Đầu tiên,xin đƣợc nói đến cái say trong sầu mộng của thi sĩ trong bài thơ: Say

Ước gì ta có ngựa say

Con sông bên ấy ,bên này của ta

Trời cao ,bến lặng ,bờ xa

Lao đao gió sậy, la đà dặm trăng

Một mai bên quán lại ngừng

Quẩy theo với rượu một vừng giai nhân

Ta say ngựa cũng tần ngần

Trời cao xuống thấp núi gần lên xa. [22.41]

Trong thơ ca lãng mạn, say cũng là một nẻo đƣờng thoát ly để tìm cảm giác nồng cháy nguôi sầu trần gian. Baudelaire kêu gọi: “ Hãy say đi, lúc nào cũng phải say…để không phải thấy gánh nặng khủng khiếp của trần gian…bạn

phải say…Nhưng say gì? Rượu? Thơ? Đạo đức? Tùy bạn”[8]. Nhƣ vậy tìm đến

say chƣa hẳn là một cách thoát li hoàn toàn buông thả, tiêu cực. Vấn đề là say gì và say nhƣ thế nào? Cũng là say nhƣng mỗi nhà thơ có một trạng thái khác nhau. Xuân Diệu say men tình ái,Vũ Hoàng Chƣơng say trong đời ,say trong thơ, không mƣợn chén mà cạn chén, không chỉ say rƣợu mà say nhiều thú hoan lạc khác để đem lại hi vọng khác cho mình là “quên”. Còn say của Lƣu Trọng Lƣ lại gắn liền với giấc mộng giang hồ. Say chén hoàng hoa với ngƣời kĩ nữ. Say mà lệ ứa, tim đau. Say mà nào có thoát khỏi nỗi sầu bi,ai oán,đau xót của nửa đời phiêu lãng. Và nhƣ thế sau mỗi cơn say cái còn lại vẫn là sầu bi ai oán: “Hết

26

Trong thơ Lƣu Trọng Lƣ, cái say ởđây không phải là rƣợu say, mà ông mƣợn cái say của phù dung nƣơng. Thi sĩ say men tình nhiều hơn men rƣợu, mà men tình mới là thứ men nồng nàn nhất, ngọt ngào nhất và cũng là chua chát nhất ru hồn thi sĩ vào miền ảo mộng: Tình ấp trong gối/ Rượu tân hôn chưa uống

đã say nồng ( Còn uống chi nữa). Rƣợu chỉ là cái cớ để thi sĩ say men tình ái:

gì hớp rượu say nồng/ Đợi gì mới nhấp rượu nồng mới say ( Giang hồ).

Thi sĩ thích giang hồ nhƣng trong Giang hồ thì cái chất giang hồ lại không sâu nặng lắm bằng men say tình ái của ngƣời thi sĩ. Phải chăng vì lẽ đó mà thi sĩ luôn mơ tƣởng đến bóng giai nhân, say vì đôi mắt màu nâu sóng sánh: Đôi mắt

em say màu sán lạn. Say vì nét môi thơm nồng: Tuy môi em uống lòng anh say.

Với thi sĩ màu mắt, màu tóc,màu môi của giai nhân là màu tuyệt diệu nhất ,là thứ men say mãi không thôi.

Nhƣ vậy, cái say trong Tiếng thu rút cục cũng là say để mộng và say trong mộng. Say luôn đi với mộng, chúng là một cặp không thể tách rời. Nhƣng say và sầu luôn ám ảnh ,đeo đẳng nên thi nhân mới có nỗi buồn đắm say đến lạ lùng kì ảo.Sầu – say- mộng đồng hành với nhau đem đến cho thế giới Tiếng thu

một không khí mơ màng sƣơng khói. Nhân vật trữ tình vì sầu mà tìm đến với mộng, nhƣng mộng mà vẫn sầu nên phải tìm đến với say. Say cũng không giúp thi nhân thoát khỏi mình nên lại quay về với khởi điểm. Đắm đuối trong tình và trong mộng, mơ màng trong những cơn say, thi sĩ dƣờng nhƣ trôi nổi giữa hai miền ảo thực và cứ thế triền miên trong cõi u hoài bảng lảng. Chính điều này làm cho cõi mộng của Lƣu Trọng Lƣ khác với chốn bồng lai ,tiên cảnh, một cõi tiên đƣợc Âu hóa trong thời thơ của Thế Lữ. Mộng của Lƣu Trọng Lƣ trong

Tiếng thu là một cõi mộng đang trôi dạt ở miền xa xăm nào đó với những giấc mơ tình ái đầy xao xuyến vấn vƣơng, đủ sức làmcon ngƣời xao động “ dù đã

27

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 25 - 32)