Cái tôi thành thực

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 44)

6. Cấu trúc của luận văn:

1.1.3. Cái tôi thành thực

Phiêu du trong những giấc mơ tình ái, giấc mộng giang hồ, cái tôi trữ tình trong tập thơ của Lƣu Trọng Lƣ còn là cái tôi thành thực đến cảm động. Đọc thơ Lƣu Trọng Lƣ, Hoài Thanh đã cảm nhận đƣợc thấm thía cái thành thực ấy: “

Tôi biết, có kẻ trách Lư cẩu thả lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt giũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lên trang giấy” [55.286]. Đâu đó lại vang lên câu nói của Pascal: “ Tưởng kẻ viết là một

40

Ta bắt gặp trong Tiếng thu một cái tôi trữ tình thành thực. Thành thực trong nỗi niềm riêng tƣ, Lƣu Trọng Lƣ đã kể cho ta nghe một cách cảm động những kỉ niệm của tuổi thơ trong trẻo. Đó là kỉ niệm về chiếc cáng xanh những lần theo mẹ mỗi buổi chiều lững thững sƣờn non, là những rung động buổi đầu đời trƣớc hình ảnh cô bé nhà bên ( Lá mồng tơi), mối tình trong mộng với cô gái mang tên mây chiều ( Trên bãi biển, Lại nhớ ). Đến một thế giới siêu hình:Ngó vũ trụ bao la/Nên buồn hay nên tủi( Trăng lên).Xuất phát từ những nỗi băn khoăn đó, thơ Lƣu Trọng Lƣ mang nặng những suy tƣ, trăn trở về nỗi đau của kiếp ngƣời.

Trong thơ Lƣu Trọng Lƣ là nỗi đau thành thực của con ngƣời. Từ nỗi buồn xao xác, niềm hoài niệm về mẹ với chiếc áo cổ ynét cười đen nhánh trở về mỗi khi nhìn nắng mới ( Nắng mới), những suy tƣ trƣớc số phận của những ngƣời chị thân yêu( Chị em), cho đến bao nhiêu buồn thƣơng ,chán trƣờng của cuộc đời đầy phong ba bão táp mà thi sĩ đã nếm trải trên đƣờng đời,thi sĩ đều kể lại một cách cảm động ( Một mùa đông,Tình điên,Trƣờng hận, Thú đau thƣơng,Bâng khuâng).

Nỗi buồn có khi đƣợc giãi bày trực tiếp, đớn đau nhƣ cắt vào da thịt:

đôi tay vào miếng kính/Giật mình quên hết thú đau thương( Tình điên).

Khi rụng rời đến hoang lạnh cả tâm hồn:Lòng anh đã rời rụng/Bên sông

ngày tàn rơi/Tình anh đã xế bóng/Còn chi nữa em ơi( Còn chi nữa).

Khi đƣợc thể hiện chân thành, trần trụi không khác gì nỗi đau đến sƣợng sần của Hàn Mặc Tử:Để mặc anh đau khổ/Ái ân giờ tận số/Khép chặt đôi cánh

song/Khép cả một tấm lòng.( Một mùa đông)

Da diết hơn một cơn mƣa xứ Huế:Mưa mãi mưa hoài/Nào biết trách

ai/Phí hoang thời trẻ dại.( Mƣa…mƣa mãi)

Thành thực hơn với tâm sự nuối tiếc dƣ vị ngọt ngào của một buổi tân hôn tiếc một cõi thiên đƣờng đã vỡ:Còn đâu những giờ nhung lụa/Tình ấp trong

chăn/Mộng trùm bên gối/Rượu tân hôn không uống cũng say nồng. (Còn chi

41

Khi cảm nhận đƣợc sự phôi phai, tàn lụi thi sĩ buông một tiếng thở dài ảo

não:Rồi ngày lại ngày/Sắc màu : phai/Lá cành: rụng.

Thơ ca lãng mạn không có một không gian không có chỗ cho tình vợ chồng. Thi sĩ họ Lƣu cũng không phải là ngƣời của gia đình. Song, trong Tiếng thu ông đã viết những dòng thơ thật cảm động cho niềm thê nhi ấy:Giật mình ta mới nhớ ra/Là ngày sinh nhật vợ ta đó mà/Ta uống chẳng hóa ra lỗi hẹn/Mà từ

nan đâu vẹn đạo chồng. ( Giang hồ)

Cái giật mình day dứt của khách lãng du đã kéo thi nhân trở lại với gia đình. Song cái tình trong trẻo ấy làm thi nhân xót xa nhỏ lệ:Vợ con khúc khích đứng cười/Còn ta vô ý lệ rơi xuống bàn/Hết say vẫn bàng hoàng trong mộng/Xót

xa thay cái giống giang hồ. ( Giang hồ)

Xót xa hổ thẹn vì đã không làm tròn bổn phận, vì đã trót đa mang cái kiếp giang hồ nên phải trọn đời phiêu linh. Điều đáng quý là trong con ngƣời ấy vẫn khắc khoải một niềm yêu dấu, một tấm chân tình, tha thiết với những mơ ƣớc về tình yêu và hạnh phúc. Không hạ thấp mình nhƣng những lời chân thành: van ,xin,cậy, nhờ của Lƣu Trọng Lƣ dễ làm mền lòng ngƣời thân yêu và sự cảm thông của ngƣời đọc:

Anh van em đừng nói nữa Lệ buồn sẽ nhỏ trong đêm nay

( Một mùa đông)

Ta chỉ xin em một chút tình Cho lòng thắm lại với ngày xanh

Em có bao giờ nghĩ đến anh Khi tay vịn lá rủ trên cành

( Khi thu rụng lá)

Gió thổi hôm nay lá rụng nhiều Cậy em đan hộ tấm tình yêu

( Đan áo)

Nhờ em chỉ hộ cảnh thiên đường Ở tận miền âm hay cõi dương

42

Đây chính là nét đặc sắc cái tôi trữ tình của Tiếng thu, đem lại cho tập thơ một âm hƣởng trầm ,ấm giàu sức lay động bởi sự cộng cảm của mỗi tâm hồn trƣớc những nỗi đau rất trần thế của cái tôi thành thực Lƣu Trọng Lƣ. Nhƣ Hoài Thanh tâm sự: “ Mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lư vì thơ Lưu Trọng Lư” “

chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”[57.287].

Cùng với những tên tuổi của thơ ca lãng mạn ( Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn

Mặc Tử, Huy Cận ,Nguyễn Bính…) cái tôi trữ tình của Lƣu Trọng Lƣ đã góp

phần làm nên cái không khí xôn xao của thời đại bằng cáí nhìn mơ màng, mộng ảo về thế giới cùng khả năng nắm bắt nhiều trạng thái huyền hồ bí ẩn của con ngƣời,tạo vật. Mang xu thế chung của thời đại mới, cái tôi trữ tình của Lƣu Trọng Lƣ cũng mang dáng dấp của một khách lãng du tìm niềm vui nơi hồ hải,quay lƣng lại với cuộc đời.Song dù ở hoàn cảnh nào, tƣ thế thế nào cái tôi trữ tình ấy vẫn tha thiết với cuộc đời, vẫn trân trọng nâng niu,ca ngợi những gì thuộc về cái đẹp của cuộc sống. Một trong những cái mà thi nhân luôn ƣớc ao hƣớng tới trong suốt cuộc đời mình là tình yêu êm đềm.

1.1.3.1.Tình yêu êm đềm của nhà thơ

Nói đến Thơ Mới là nói đến thời đại giải phóng của cái tôi. Có thể nói điểm dễ bùng nổ nhất của sự giải phóng dó là tình yêu đôi lứa. Thơ tình lãng mạn của phong trào Thơ Mới đƣợc nảy sinh từ khát vọng sống và yêu đƣơng của cả một thế hệ.Nó gần gũi với cuộc đời và tình ngƣời. Cuộc cách mạng trong thơ ca ấy đã sản sinh ra những nhà thơ tình bậc nhất của một thời: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính… và Lƣ Trọng Lƣ.

Tình yêu trong thơ Lƣu Trọng Lƣ mang nhiều sắc thái và cung bậc khác nhau: Có những kỉ niệm êm đềm, có những kỉ niệm êm đềm với cô bé hàng xóm bên dậu hái mồng tơi( Lá mồng tơi). Trong trẻo với những rung cảm nhẹ nhàng về dáng vẻ tƣơi trẻ của ngƣời thiếu nữ, thi sĩ đã cất giữ kỉ niệm nhƣ một giấc mơ đẹp. Đó cũng là những xuyến xao trƣớc những hình ảnh đẹp của ngƣời con gái đang ngồi quay tơ bên khung cửi trong Thơ sầu rụng:

43

Vầng trăng từ độ lên ngôi

Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ

Tiếng lụa se đều theo năm tháng, những sợi tơ óng ả nhƣ giăng mắc sợi duyên tình với những câu thơ vui buồn hƣ ảo. Nhà thơ đa tình nhƣ đang lắng nghe, đang cảm nhận tiếng thổn thức của con tim đắm say theo nhịp thoi đƣa:

Nhẹ bàn tay , nhẹ bàn tay

Mùi hương hàng xóm bay đầy mái dông

Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng

Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh

Có khi tác giả lại mang một mối tình lãng mạn không đâu và để lòng tự thầm hò hẹn:

Chờ anh dưới gốc sim già nhé

Em hái đưa anh đóa mộng đầu

( Một chút tình)

Cũng nhƣ bao ngƣời trẻ tuổi, Lƣu Trọng Lƣ mang một trái tim đắm say và khao khát yêu đƣơng ; luôn ôm ấp một mối tình trong mộng.Con tim đắm say ấy,đã đƣợc tâm hồn sầu mộng cất cánh đƣa đến những giấc mơ tình ái nhƣ thực nhƣ mơ. Tác giả Tiếng thu tâm sự: “ Thuở ấy tôi đi quanh miền ảo tưởng, có lúc tự bịa ra những mối tình mơ màng, những cuộc gặp gỡ…Có bao giờ tôi quyết định đặt cả hai chân vào cõi mộng thật? Đúng là tôi phơ phất giữa hai miền ảo-

thật…” [31.8].

Những mơ tƣởng ấy có khi đƣa thi nhân đến với những mối tình trong trẻo, đẹp nhƣ đóa mộng đầu:

Tình trong như nước biển xanh

Huyền ảo như giăng lọt kẽ mành

Phơi phới hư hoa đùa nắng sớm

Rạt rào như sóng vỗ đêm thanh

44

Và ngay từ thuở mƣời lăm, mƣời bảy, Lƣu Trọng Lƣ đã có những câu thơ tình nhiều mơ mộng:

Xin rước cô em xuống thuyền

Thuyền tôi sắp chảy bến thần tiên

( Xin rƣớc cô em)

Có những lúc thi sĩ nhƣ cùng ngƣời yêu bay trong mộng, cái hay và độc đáo ở chỗ chƣ bao giờ thi sĩ cầm tay ngƣời đẹp mà cứ tƣởng tƣợng ra ngƣời yêu tên Vân. Nhà thơ đã từng thổ lộ : “ Thật ra lúc bấy giờ chính bản thân tôi chưa biết yêu đương là gì, chỉ có mơ ước chỉ có tưởng tượng rồi đặt cho người yêu

một cái tên” [31.301,302]. Rồi có những ý nghĩ tha thiết nhất, bâng khuâng sâu

đậm nhất thi sĩ lại thủ thỉ với nàng:

Vũ trụ ngó bao la

Nên buồn hay nên tủi

( Trăng lên)

Giấc mơ tình ái ấy cũng có thể là một chút duyên tình lãng mạn với ngƣời tiên nữ: “ Lộng ẫy trong mầu xiêm áo biếc” ( Hôm qua) để lại trong lòng thi nhân những dƣ vị ngọt ngào êm ái.

Những mảnh tình vu vơ, mơ hồ ,mộng ảo, có rồi không,không rồi có cứ chập chờn nhƣ hình ảnh mĩ nhân trong chuyện Liêu trai. Vậy mà khi nữ thần tình ái gõ cửa trái tim thì con tim thi nhân lại rung lên những nhịp đập xuyến xao. Suối Mây là một câu chuyện tình nhƣ thế:

Mời em lên ngựa với anh

Nương theo bãi sậy qua gềnh suối Mây Em ăn hộ quả sim này

Năm sau sim chín nhớ ngày lại lên.

Chỉ một lần thoáng gặp nơi bờ suối với một ngƣời con gái chƣa biết tên tuổi là gì , quê quán ở đâu thế mà thi sĩ đã nói chuyện tình duyên và “Mời em

45

Tình duyên êm đềm và mơ mộng luôn gắn liền với những khao khát về hạnh phúc lứa đôi. Khao khát ấy đƣợc gửi gắm trong : Túp lều cỏ, Xuân về, Một mùa đông,Trăng lên, Ngày xƣa.

Trong Tiếng thu chuyện mộng và chuyện đời cứ thực thực,hƣ hƣ. Khát khao của tác giả cũng khó phân biệt đƣợc đâu là thực,đâu là mơ. Mơ màng với những mối tình trong mộng, rồi một ngày kia con thuyền mộng cũng rời bến thần tiên, cùng ngƣời đẹp cập bến đời để hái trái tình yêu:

Nhà cỏ ba gian vườn một khoảng Có hồng, có táo , có đào tiên Lủi thủi tháng ngày hai chiếc bóng

Ra vào may có gió trăng quen

( Túp lều cỏ)

Cảnh đời thực mà nhƣ mộng, hạnh phúc đời thƣờng mà cứ nhƣ trái ngọt chốn non tiên. Tình yêu đã ru hồn thi sĩ vào cõi mộng hay đây chỉ là giấc mộng tình yêu? Theo hồi kí của tác giả thì đây là những tháng ngày say đắm của tác giả với ngƣời vợ đầu yêu quý. Tác giả viết: “ Chúng tôi có một ngôi nhà bên sông Gianh. Sớm leo núi, ngày bơi thuyền. Những lúc rảnh tôi viết. Trong bài

Túp lều cỏ tôi nói rằng, tôi giàu hơn anh Thạch Sùng ngày xưa” [31.32]. Tác giả

khẳng định,từ đây sự nghiệp sáng tác của tác giả cực kỳ phong phú. Thực ra thì thực tế nghiệt ngã hơn rất nhiều. Ở một nơi quá hẻo lánh nhƣ thế, cuộc sống của tác giả vô cùng thanh đạm và túng thiếu. Nhƣng cũng nhờ những ngày tháng ngọt ngào của hạnh phúc lứa đôi đã đem lại cảm hứng cho thi nhân viết nên những vần thơ về một cuộc sống rất thần tiên đó.

Ở bài Xuân về cũng là những khát vọng đó:

Trong gian nhà cỏ

Tôi quay tơ Chàng ngâm thơ

Vườn sau oanh giục giã Nhìn hoa đua nở.

46

Cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, xuân của đất trời nhƣ tràn ngập, ùa vào lòng thi sĩ.

Tình thì mộng mơ,nhƣng một lúc nào đó thi sĩ cũng thoát khỏi cõi mộng để trở về hiểu rằng hạnh phúc là ở nơi trần thế.Nó đủ sức để tiên nữ mộng mơ có thể vĩnh viễn rời xa nơi tiên cảnh để sống một cuộc đời giản dị trong một túp lều cỏ:

Trọn đời tơ tóc Gối tay người khóc Nàng chẳng về tiên Nơi không khổ ải Nơi chẳng triền miên Trong niềm nhân ái

( Ngày xƣa)

Khao khát để giải phóng, để quyết định hạnh phúc lứa đôi đó cũng là khao khát của cả một thế hệ. Không cuồng nhiệt sôi nổi, cuống quýt đến mức: Hãy sát

đôi đầu,hãy kề đôi ngực/ Hãy trộn đôi mái tóc ngắn dài ( Xuân Diệu).Không

mang hƣơng vị nồng và trẻ nhƣ Xuân Diệu, Lƣu Trọng Lƣ say sƣa trong tình trƣờng với tiếng nói xa xôi nửa hƣ,nửa thực.Hồn Lƣu Trọng Lƣ là những gì mờ mờ,ảo ảo và rất đỗi xa xăm nên những tình yêu, hạnh phúc đƣợc ông nói tới cũng vô cùng êm đềm hƣ ảo. Tình yêu trong thơ ông gần với tình yêu thần tiên kiểu Thế Lữ hơn là tình yêu trần thế kiểu Xuân Diệu.

1.1.3.2.Sự trân trọng với các giai nhân

Trong lời bạt của tập Tiếng thu, Lƣu Trọng Lƣ đã viết về họ bằng những lời diễm lệ: “ Đôi mắt của họ trong trẻo, hiền lành như bến thu. Tiếng nói của họ vẫn là nhạc điệu của những nhạc điệu.Họ đã đến với tôi trong cuộc đời hay trong giấc mộng. Khi từ biệt,họ để lại bên gối của ta,một ít hương sắc của tiên nga, một ít thi vị thanh tân của những cỏ cây mới trồi mọc, một ít trong trẻo và vui vẻ của tuổi niên hoa…, và làm cho ta, thân đã bị đày xuống một đời nhọc nhằn đau khổ mà bao giờ cũng như phảng phất nhớ tiếc một cảnh hoa lệ ngày

47

xưa, một cảnh hoa lệ mà mình đã được hưởng như trong một kiếp trước

[30.98]. Những hình bóng ấy trở thành nỗi sầu mộng của hồn thi nhân. Họ đến và có mặt hầu hết trong các thi phẩm của Tiếng thu. Khảo sát tập thơ, trong 52 thi phẩm thì có đến 43 thi phẩm ngƣời phụ nữ là cội nguồn của cảm xúc.

Trong tình yêu họ trở nên một cái gì đó nhƣ là thần tƣợng:

Mắt em là một dòng sông

Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em

( Trăng lên) Là hình ảnh của ngƣời phụ nữ trong :

Lộng lẫy trong màu xiêm áo biếc Như nàng tiên nữ động Quỳnh Diêu

(Hôm qua).

Là vẻ mơ màng của ngƣời con gái quay tơ nơi bến cũ:

Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng

Hay vẻ nõn nƣờng của ngƣời thiếu nữ:

Mồng tơi úa đỏ nơi tay nõn Cô bé nhìn tay nhí nhảnh cười

( Lá mồng tơi). Cũng có khi là cái trong trắng ngây thơ:

Mười bẩy tuổi em chưa biết sầu Mối tình đưa lại tựa đâu đâu

( Tình điên) Nàng cũng là giai nhân bên song cửa:

Em ngồi trong song cửa Anh đứng tựa tường hoa

( Một mùa đông)

Dù là ai đi chăng nữa, rút cục cũng chỉ là bóng dáng của ngƣời em sầu mộng của muôn đời- đối tƣợng của hồn thi nhân hƣớng tới, linh hồn của những bản tình ca diệu vợi,u sầu. Họ đến trong thơ Lƣu Trọng Lƣ nhƣ đi giữa làn sƣơng mờ

48

ảo ảnh, không có chân dung với những nét cụ thể,mà nhà thơ gọi bằng nàng, em, cô em, ngƣời con gái, tiên nữ,giai nhân… Đôi khi thi sĩ cũng đặt cho nàng một cái tên cụ thể: Vân- Vân nƣơng- ngƣời con gái mây chiều:

Theo dấu chim xanh Rẽ lối trời tình Cây cùng làn gió Về nơi Vânở

( Lại nhớ).

Ngƣời thơ cất tiếng gọi thảng thốt: “ Vân nương hỡi Vân nương!”. Tiếng gọi rơi vào miền hƣ không, lòng thi sĩ vỡ ra nhƣ con mƣa chiều vì thất vọng, hóa ra đó chỉ là mộng tƣởng.

Lại có khi thi sĩ ngồi trên bờ biển, lấy ngón tay viết tên nàng trên cát- rồi sóng biển xóa dần tất cả chỉ còn là ảo tƣởng hão huyền. Thi sĩ thốt lên chua chát:

Cuộc trăm băm đừng có đa mang Tình nhân chung kiếp dã tràng

( Trên bãi biển).

Thi nhân thƣờng phác họa vẻ đẹp của các giai nhân bằng một vài đƣờng nét: Đôi mắt,mái tóc, làn môi, nụ cƣời...Song những nét chấm phá cũng huyền hồ hƣ ảo.

Mái tóc:

Sớm vin cành liễu so màu tóc

( Lá bàng rơi)

Bên đường tha thướt mớ tóc mây

( Im lặng)

Đậu cả mái tóc sầu

(Ngày xƣa)

Nghiêng nghiêng maí tóc hương nồng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 44)