6. Cấu trúc của luận văn:
3.3.3. Ngôn ngữ của thế giới nội cảm
Nếu Xuân Diệu tiếp nhận thế giới bằng cả làn da, thớ thịt với những ham muốn vô biên, thông qua một hệ thống từ ngữ diễn tả một cách quyết liệt, táo bạo: ôm, riết, tắt, buộc, uống, tuôn, hấu, cắn, đạp, phăng... Hàn Mặc Tử quyết liệt hơn với các động từ mạnh: ôm, rên, siết, hớp, mửa, quay cuồng... nhằm thể hiện ƣớc muốn hòa nhập. Thì Lƣu Trọng Lƣ cảm nhận thế giới bằng tất cả những rung động thẳm sâu nhất của hồn mình.
Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật của Tiếng thu ta dễ dàng nhận thấy, thơ Lƣu Trọng Lƣ rất ít khi sử dụng động từ với tính chất là một hành động trữ tình
103
biểu đạt cảm xúc, tâm trạng, mà thƣờng bắt gặp những từ diễn đạt những cảm xúc mong manh, tinh tế, không mang sắc thái vật chất trần tục mà đậm sắc thái cảm xúc.
Lƣu Trọng Lƣ sử dụng trong Tiếng thunhiều từ láy diễn tả sắc thái tâm trạng: (ngơ ngẩn, bàng hoàng, chập chờn, mênh mang, thổn thức, ngất ngây, xao xác, não nùng, lạnh lùng, tê tái, xót xa, vời vợi, hững hờ, mang mang, thăm
thẳm...). Những kiểu từ này xất hiện tƣơng đối đậm đặc trong Tiếng thu (40 lần
xuất hiện trong 52 bài thơ) góp phần thể hiện sâu sắc thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình. Thế giới nội tâm ấy triền miên trong sầu - mộng - nhớ... Thi sĩ luôn chập chờn trong cõi mộng rồi lại giật mình khi tỉnh mộng;.
Nhìn chung những từ láy đó diễn tả một tâm trạng buồn, cô đơn và đổ vỡ -
một tâm bệnh chung của thời đại. Tâm trạng đó đƣợc thể hiện ở những sắc độ
khác nhau:
* Mang mang:
Mang mang nỗi buồn nghìn dăm
(Gió)
* Vời vợi, xa xăm:
- Tình đôi ta vời vợi Có nói cũng khôn cùng
(Một mùa đông)
- Lòng anh buồn với vợi em ơi
(Thú đau thƣơng)
* Cô đơn, lạnh lùng, tê tái:
- Lạnh lẽo đêm trường giãi gió sương
(Mội chút tình)
- Lạnh lùng thay gió thổi đêm đông
(Giang hồ)
- Hồn nghệ sĩ lạnh lùng tê tái
104
* Xao xác, não nùng:
Xao xác gà trưa gáy não nùng
(Nắng mới)
* Thổn thức, rạo rực:
Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ
(Tiếng thu)
* Bàng hoàng, xót xa:
Hết say vẫn bàng hoàng trong mộng Xót xa thay cái giống giang hồ
(Giang hồ)
* Ngơ ngác, băn khoăn:
Con nai vàng ngơ ngác
(Tiếng thu)
* Chua chát:
Chua chát lòng anh biết mấy tình
(Tiếng thu)
Những từ ngữ giàu sắc thái cảm xúc ấy đã tâm trạng hóa Tiếng thu. Thế giới nghệ thuật ấy đã trở thành thế giới của những nỗi niềm xa vắng mênh mông. Ở đó, các đƣờng nét về ngoại cảnh trở nên nhạt nhòa, hƣ ảo, những âm thanh cũng vời vợi, xa xôi... Tất cả chỉ là tâm trạng - một tâm trạng ngơ ngác muốn đƣợc sẻ chia, giãi bày. Có lẽ vì thế mà Lƣu Trọng Lƣ hầu nhƣ làm thơ không bằng tƣ duy nghệ sĩ mà thơ ông chỉ là sự tràn ra của cảm xúc, tâm trạng. Nguồn cảm xúc dạt dào ấy chi phối toàn bộ thế giới Tiếng thu.
105