Ngôn ngữtự nhiên

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 101)

6. Cấu trúc của luận văn:

3.3.2.Ngôn ngữtự nhiên

Nếu Thế Lữ là một thi công cần mẫn (chữ dùng của Phạm Thế Ngũ) trong cách dùng từ đặt câu, lựa vần thì ngƣợc lại, ở Lƣu Trọng Lƣ ta không thấy dấu vết của kỹ thuật gọt chữ, đúc câu vì "Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình

tràn lan trên mặt giấy"[57.286].

Nhũng ngƣời đọc thơ ƣa tìm kiếm những hình ảnh tân kỳ, những câu thơ réo rắt của nhữngphu chữ sẽ cảm thấy khó chịu khi đọc thơ Lƣu Trọng Lƣ. Ngôn ngữ thơ của Lƣu Trọng Lƣ tự nhiên, trong sáng, giản dị. Hãy thử làm một phép so sánh với hai áng thơ nổi tiếng của thơ mới: Nhớ rừng của Thế Lữ và

97

Nhớ rừng là một bức vẽ công phu về vị chúa tể rừng xanh, một bức tranh thiên nhiên hoành tráng với những nét vẽ điêu luyện:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suôi Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới.

Nhớ rừng cho ta thấy tĩnh chất khắc họa của nghệ thuật thơ Thế Lữ. Trong

bài Tiếng thu, con nai vàng của Lƣu Trọng Lƣ hiện lên chỉ với những nét vẽ đơn

giản. Hình ảnh con nai và ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô đơn giản đến mức dƣờng nhƣ ai cũng có thể vẽ đƣợc. Thế mà, chú nai kia chỉ có thể có đƣợc thần thái ấy dƣới bút thơ của Lƣu Trọng Lƣ mà in bóng trên nền của cả một trào lƣu thơ đầu thế kỷ bởi sự hồn nhiên, trong trẻo trong từng con chữ.

Viết nhiều về tình yêu, và tình yêu trong Tiếng thu cũng không, mang những vấn đề rộng lớn của cuộc đời mà đơn thuần chỉ là một thứ tình say mê, đắm đuối:

Đôi mắt em lặng buồn Nhìn thôi mà chẳng nói Tình đôi ta vời vợi

Có nói cũng không cùm;

(Một mùa đông)

Những câu thơ diễn tả nỗi buồn trong tình yêu. Nhƣng ở đây câu thơ nhƣ một lời tâm tình, giãi bày. Nỗi buồn trở nên nhẹ nhàng hơn nhƣng cũng mênh mang, thấm thìa hơn.

Đây là những câu thơ tả cuộc tình lỡ dở: /

Giời hết một mùa đông Gió bên thềm thổi mãi Qua rồi mùa ân ái Đàn sếu đã sang sông?

98

Thi tứ nhẹ nhàng, ý thơ bay bổng. Diễn tả nỗi chia lìa, tan tác trong tình yêu nhƣng câu chữ không hề bị dằn vặt, xô đẩy. Trái lại, thật dịu dàng, lan tỏa. Điệu thơ ở đây chính là điệu tâm hồn của thi nhân, một tâm hồn luôn sống trong những nỗi u hoài mộng mị.

Lý lẽ trong tình yêu cũng thật giản dị:

Ai bảo em là giai nhân Cho đời anh đau khổ Ai bảo em ngồi bên cửa sổ Cho vướng víu nợ thi nhân

(Một mùa đông)

Ngôn ngữ thơ mang phong cách của thơ trữ tình điệu nói ngôn ngữ chân thật, tƣ nhiên nhƣ lời nói hàng ngày Ai bảo em.../ cho đời anh... thế mà chứa đựng đầy dịu dàng, thƣơng mến nhƣ một lời trách cứ hờn giận trong tình vêu.

Trong khi sáng tạo ngôn ngữ vốn là một công việc thu hút và quan tâm phấn đấu không ngừng của các nhà thơ, thì Lƣu Trọng Lƣ vẫn điềm nhiên với những từ ngữ của cách nói hàng ngày trên trang giấy: Hôm qua, bữa ấy, chửa

biết tên nàng..., Chửa xóa mờ, gái tơ, ủa sao má đỏ hây hây... Có khi những từ

ngữ ấy lại mang đậm sắc thái địa phƣơng: Chừ đây, hôm ni, hôm nớ... Với cách nói nhƣ vậy, câu thơ mang một vẻ đẹp tự do, phóng khoáng khác hẳn với cách nói trong thơ trữ tình điệu ngâm thƣờng các con chữ bị gò, bị ép trong các khuôn khổ nhất định.

Lƣu Trọng Lƣ cũng không quan tâm nhiều lắm tới các phƣơng thức chuyển nghĩa. Khác hẳn với các nhà thơ lãng mạn đƣơng thời (Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn

Mạc Tử, Nguyễn Bính...) thƣờng sử dụng các biện pháp tu từ với mật độ đậm

đặc. Lƣu Trọng Lƣ thƣờng trực tiếp nói lên những cảm xúc của mình (Mƣa... mƣa mãi, Còn chi nữa, Một mùa đông, Lại uống...). Có khi những cảm xúc ấy đƣợc thi nhân thốt lên bằng những từ, những câu cảm thán.

- Than ôi! ngoảnh mặt biến đâu rồi

99

- Than ôi, trời giá đêm đông

(Giang hồ)

- Sao chẳng em ôi chầm chậm lại

(Hôm qua)

- Mưa mãi mưa hoài - Mưa chi mưa mãi

(Mƣa... mƣa mãi)

- Đừng vỡ nữa tình ơi!

(Còn chi nữa)

Lƣu Trọng Lƣ không cầu kì đi tìm cách nói, trong Tiếng thu hầu nhƣ không xuất hiện lối nói thậm xƣng, ngoa dụ, đối ngữ hoặc chơi chữ. Nghệ thuật với ông phải tự nhiên, không gò ép. Vì thế, những biện pháp tu từ nào có đến trong thơ ông cũng thật tự nhiên, mềm mại. Để thể hiện những sắc thái tâm trạng Lƣu Trọng Lƣ cũng có dùng một số biện pháp tu từ (so sánh, đảo ngữ, câu hỏi tu từ).

Cách thức so sánh của Lƣu Trọng Lƣ cũng có nét riêng, phù hợp với phong cách nghệ thuật của tác giả. Thƣờng là so sánh đơn, một tầng:

- Thơ ta cũng giống tình nàng vậy

(Hôm qua)

- Lòng anh như nước hồ thu lạnh Quạnh quẽ đêm soi bóng nguyệt tà

(Khi thu rụng lá) - Mắt em là một dòng sông

(Trăng lên)

Có khi là một chuỗi những hình ảnh so sánh đẹp, trong trẻo:

Tình trong như nước hiển trong xanh Huyền ảo như giăng lọt kẽ mành Phơi phới như hoa đùa nắng sớm Rạt rào như sóng vỗ đêm thanh

100

Khác xa với kiểu so sánh của Thế Lữ:

Êm như lọt tiếng tơ tình

Đẹp như ngọc nữ, uốn mình trong không

(Tiếng sáo thiên thai)

Hồ trong như ngọc tấm thân nga Lồ lộ da tiên thô sắc hoa

(Vẻ đẹp thoáng qua)

So sánh là một phép tu từ phổ biến nhằm giúp nhà thơ xây dựng hình ảnh Trong Tiếng thu, hầu hết các vế so sánh đều là những hình ảnh cụ thể hiện ra trƣớc mắt ngƣời đọc chứ không phải ở dạng trừu tƣợng:

- Ngoan ngoãn như con cừu non dại - Mặt hoa lảng đảng như lồng dưới trăng

(Giang hồ)

Cách so sánh nhƣ thế khiến cho hình ảnh thơ gần gũi, dễ hiểu, thể hiện một mong muốn đƣợc giãi bày, tâm sự của chủ thể trữ tình.

Câu hỏi tu từ cũng là một phép tu từ đƣợc sử dụng trong Tiếng thu. Phép tu từ này thƣờng xuất hiện dƣới dạng một câu hỏi không phải để trả lời mà nhằm bộc lộ, khẳng định ý tƣởng của ngƣời viết.

Câu hỏi tu từ trong Tiếng thu có khi đƣợc sử dụng nhƣ một hoạt động hƣớng nội. Nhà thơ tự ngẩn ngơ bâng khuâng:

Mùa đông đến từ hôm nào nhỉ ?

(Đan áo)

- Chua chát lòng anh biết mấy tình? - Tình anh lưu luyến một bên lòng? ,

(Khi thu rụng lá)

- Tình ái chiều xuân, đến trước mành?

101

* Băn khoăn, căn vặn:

- Sá gì hớp rượu bận lòng

Đợi gì môi nhấp rượu nồng mới say?

(Giang hồ)

- Than ôi trời giá đêm đông Máu du tử thực bên lòng hết sôi?

* Độc thoại, cô đơn:

- Em không nghe mùa thu? - Em không nghe rạo rực ? - Em không nghe rừng thu ?

(Tiếng thu)

* Ngẩn ngơ, tiếc nuối:

- Còn chi nữa em ơi? - Trên những vòng lóc rối

- Rượu tân hôn chưa uống cũng say nồng ?

So với phép tu từ so sánh, đảo ngữ, câu hỏi tu từ xuất hiện với mật độ dày hơn. Trong 52 thi phẩm có 29 lần câu hỏi tu từ xuất hiện. Góp phần thể hiện rõ nét hon về cái tôi trữ tình Tiếng thumột cái tôi sầu luôn ngẩn ngơ, băn khoăn, tiếc nhớ về một cái gì đã đến và lại ra đi trong cõi mộng của mình.

Đảo ngữ là một biện pháp nghệ thuật làm tăng tính hiệu quả của hình tƣợng thơ. Lƣu Trọng Lƣ đã sử dụng phép tu từ này nhƣ một phƣơng tiện hữu hiệu để nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của cái tôi trữ lình, một cái tôi luồn bị cảm giác cô đơn, tê lạnh xâm chiếm:

- Lạnh lùng thay gió thổi đêm đông

(Giang hồ)

- Cười chim cợt gió nào đâu biết Chua chát lòng anh biết mấy tình

102

- Rộn ràng lá đổ, vàng rơi đầy thềm

(Đã khuya rồi)

- Lạnh lùng từng tiếng não bên tai Lạnh lùng như người trong cung quảng

(Bâng khuâng)

Cũng có trƣờng hợp đảo ngữ đƣợc sử dụng với mục đích tạo hình, tạo ấn tƣợng:

- Nét cười đen nhánh sau tay áo - Áo đỏ người đưa trước dậu phơi

Bút pháp tạo hình vốn không thuộc sở trƣờng của Lƣu Trọng Lƣ. Nhƣng, trong trƣờng hợp này, phép đảo ngữ đã đem lại hiệu quả bất ngờ. Câu thơ giàu sức tạo hình, tạo ấn tƣợng với những nét vẽ đậm và sắc, cùng gam màu mạnh khảm khắc trong thế giới Tiếng thu hình ảnh ngƣời mẹ rất đỗi yêu thƣơng của tác giả.

Nhìn chung, ngôn ngữ thơ Lƣu Trọng Lƣ thích hợp với những hình thức tự nhiên, giản dị, không cầu kỳ chau chuốt bởi các phƣơng tiện nghệ thuật. Thơ Lƣu Trọng Lƣ vì thế mà trong trẻo, dễ sẻ chia. Tuy nhiên, ngôn ngữ thơ Lƣu Trọng Lƣ không vì thế mà sa vào dễ dãi, đơn điệu, khô khan mà là thứ ngôn ngữ mang đậm sắc thái cảm xúc của một hồn thơ luôn nhạy cảm trƣớc những biểu hiện tế vi của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 101)