Thời gian Thự c Ảo

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 65 - 69)

6. Cấu trúc của luận văn:

2.1.2.1. Thời gian Thự c Ảo

Theo GS.Trần Đình Sử, thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tƣợng nghệ thuật, là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học hiện đại, vì nó là thể hiện thực chất sự sáng tạo nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ.

Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trƣng của văn học. Bởi văn học là nghệ thuật thời gian: "Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, là ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trưng các hình tượng

đa dạng của thế giới xuyên suốt qua toàn hộ vănhọc" (DX Likhosop). Theo

N.Gây: "Thời gian nghệ thuật là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để

tổ chức nội dung của nghệ thuật".

Lịch sử văn học thế giới đã cho thấy, có nhiều cách chiếm lĩnh thời gian và có nhiều hình thức không gian nghệ thuật phong phú. Nếu trong chủ nghĩa cổ điển cái muôn thuở lấn át cái lịch sử thì chủ nghĩa lãng mạn phủ nhận trật tự thời gian khách quan để xây dựng một thời gian lý tƣởng, từ đó phát hiện ra một thời gian lịch sử trừu tƣợng. Còn chủ nghĩa hiện thực tìm một hƣớng tổng hợp giữa thời gian sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời với thời gian lịch sử của các biến cố xã hội.

61

Thời gian nghệ thuật trong thơ Lƣu Trọng Lƣ nằm trong quỹ đạo của văn học lãng mạn, là bƣớc phát triển, đổi mới thời gian nghệ thuật trong việc xây dựng một thời gian lý tƣởng với nhiều biểu hiện phong phú. Nét nổi bật là tập trung thể hiện thời gian cá nhân của đời ngƣời khép kín, vắng bóng thời gian lịch sử xã hội. Về căn bản, đó là thời gian tâm trạng, trôi trong cảm xúc cá nhân mang ý vị triết lý: thời gian đời tƣ.

Đối với các nhà Thơ mới, thời gian không còn là vòng tuần hoàn theo nhịp điệu vĩnh hằng của vũ trụ mà là thời gian tuyến tính chảy trôi. Các thi sĩ lãng mạn đặc biệt nhạy cảm với từng bƣớc đi của thời gian. Họ thƣờng quan sát rất tích cực các biến thái tế vi của sự vật trong tƣ thế vận động: Những luồng run

rẩy rung rinh lá (Xuân Diệu); Sột soạt gió trêu tà áo biếc (Hàn Mặc Tử). Ám

ảnh thời gian có thể coi là ám ảnh lớn nhất trong Thơ Mới. Các thi sĩ lãng mạn ý thức đƣợc sâu sắc sự hữu hạn của đời ngƣời trong dòng chảy vô tận của thời gian. Với Xuân Diệu thời gian nhƣ dòng nƣớc chảy, đời ngƣời nhƣ con thuyền trôi thời gian cũng nhƣ đời Ngƣời Một đi không trở lại: Đời Ngƣời vì thế phải

mau lên chứ vội vàng lên đi chứ. Lƣu Trọng Lƣ với hồn thơ mộng do đó cảm

quan về thời gian của thi sĩ cũng có những đặc sắc riêng, cùng với cách ứng xử với thời gian khác biệt. Khảo sát thời gian nghệ thuật trong Tiếng thuchúng tôi nhận thấy một vài dấu ấn nổi bật nhƣ sau:

2.1.1.2.Thời gian quá vãng gắn với những hoài niệm

Cảm nhận về thời gian trong thơ Lƣu Trọng Lƣ, Hoài Thanh có viết: Đọc thơ Lƣ "thường ta chỉ thấy những cảnh rất mơ hồ, không có ở thời này mà cũng

không có ở thời nào"[57.285].

Thời gian trong Tiếng thu chập chờn, hƣ ảo,cái nhìn mộng ảo về cuộc đời của thi sĩ đã xóa nhòa mọi ranh giới thời gian. Trong sầu buồn và tiếc nuối, hồn thi nhân trôi nổi từ giấc mộng này sang cơn mê kia. Có lúc thi sĩ thảng thốt với chính mình: Ta mơ trong đời hay trong mộng. Mộng ngay cả khi thi nhân đề cập đến những dấu ấn phân định thời gian: Hôm qua, đêm nay, hôm nay, bữa ấy...

62

thì những thởi điểm ấy cũng hoàn toàn mơ hồ không xác định. Tuy nhiên, nếu hiểu quá khứ là tất cả nhƣng gì đã đi qua và lấy trạng thái mộng làm điểm tựa xác định thời gian hiện tại cụ thể trong từng thi phẩm Tiếng thu thì có thể nói đến một dòng thời gian quá vãng gắn với những hình ảnh kỷ niệm của một thởi đã qua.

Tìm về quá khứ cũng là một trong những nẻo đƣởng thoát ly của những thi sĩ lãng mạn. Nói chung đây cũng là một cách quay lƣng lại với hiện thực cuộc sống. Tuy nhiên, không phải cứ tìm về quá khứ là tiêu cực, bởi các thi sĩ tìm về khoảng thời gian này với khá nhiều tâm trạng. Huy Thông tìm về những giấc

mộng anh hùng, Huy Cận, Nguyễn Nhƣợc Pháp trở về để tìm lại những nét đẹp

xƣa, với Lƣu Trọng Lƣ quá khứ lại trong trẻo, nên thơ nhƣng nhuốm buồn để trong mỗi giấc mộng thi nhân lại tìm về với tất cả niềm hoài niệm buồn thƣơng da diết.

Ký ức trong thơ Lƣu Trọng Lƣ là tuổi hoa niên với những kỷ niệm ấm áp về ngƣời mẹ, kỷ niệm ấy trở về tha thiết mỗi khi nhìn nắng mới:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song Xao xác gà trưa gáy não nùng Lòng rượi buồn theo thởi dĩ vãng Chập chởn sống lại những ngày không. ( Nắng mới)

Mơ màng trong những vần thơ êm ái, thi sĩ ru ta về quá khứ xa xƣa với những thời gian ấm nồng kỷ niệm. Hai chữ nắng mới ghi nhận một thởi điểm đặc biệt trên dòng chảy của thời gian, khoảng thời gian mỗi năm chí có một lần

“báo hiệu những tháng ngày lạnh ẩm đã qua bừng nở rộng rãi, phơi phong”[l7-

37]. Nỗi nhớ nhung của Lƣu Trọng Lƣ cũng đƣợc gợi lên từ đó. Song có một điều là, nắng mới thƣởng đem tới niềm vui cho tất cả mọi ngƣời. Nhƣng nắng ở đây lại buồn thƣơng da diết. Các từ láy xao xác, não nùng, chập chởn gợi một

63

nỗi buồn mông lung không rõ nét nhƣng lại mênh mông, hiu quạnh. Cái buồn của lòng ngƣời đƣợc nắng đánh thức và tự nó thấm vào nắng. Thi sĩ chập chởn sống trong cõi mộng. Nhƣng trong cõi mộng ấy, những dấu ấn của kỷ niệm hiện ra rõ nét:

Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời Lúc người còn sống tôi lên mười Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.

(Nắng mới)

Nỗi nhớ trở nên hữu hình, thời gian đƣợc xác định rõ bằng thởi điểm cụ thể. Khoảng thời gian lúc Người còn sống chú bé lên mười còn trong vòng tay mẹ. Hình ảnh chiếc áo đỏ mẹ phơi làm ấm lại khoảng thời gian hạnh phúc đó.

Cõi mộng vốn là nơi đi về của Ngƣời thơ. Nắng mới tuy có bóng dáng của cuộc đời thực, song chuyện đời ở đây lại là mộng. Nhà thơ đã từ hiện tại nhập vào quá vãng thiếu thời, đƣa ta vào một giấc mộng ngọt ngào cảm động, nơi ấy có mẹ với cái nắng reo vui ngoài nội. Nắng của hiện tại buồn gọi ký ức sống dậy. Nắng mới đã trở thành một thời gian nghệ thuật gợi nhớ, ám ảnh không tách rởi những kỷ niệm ấu thơ và bóng hình Ngƣời mẹ của tác giả. Không chỉ có vậy, thời gian quá vãng ở đây còn là những mối tình đắm say ngày cũ, là thuở:

Trăng nội vẫn mơ màng Trên những vòng tóc rối

(Còn chỉ nữa)

Với ân ái nồng nàn: /

Tình ấp trong gối

Rượu tân hôn chưa uống đã say nồng

64

Chút tình thơ ngây vẫn còn trinh nguyên trên đôi má của ngƣời tình nƣơng, là khi đôi lứa còn sum vầy hạnh ngộ: Trong gian nhà cỏ! tôi quay tơ! chàng

ngâm thơ/ vườn sau oanh giục giã/ nhìn hoa đua nở (Xuân về). Hạnh phúc ở

đây cũng nhuốm màu mộng ảo, một khoảng thời gian ấm nồng khi chàng và nàng sớm chiều quấn quýt trong cái cảnh Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ. Trong một không gian rộn rã sắc màu. Đó cũng là thuở ngày xanh chƣa biết sầu, là khi chị chƣa sang sông, bƣớc chân cô dâu chƣa về nhà chồng.

Sớm vin cành liễu so màu tóc Chiều ngắt hoa lê đo nụ cười.

(Lá bàng rơi)

Khi đôi mắt em say màu sán lạn để anh say sưa màu tuyệt diệu. Đó cũng là

lúc Ngƣời chinh phu còn ở bên chinh phụ, khi bƣớc chân lữ khách còn hăm hở nơi hồ hải. Tiên nữ xinh tƣơi còn ngày tháng triền miên! những giấc mơ đẹp... Tất cả đã trở thành quá vãng xa xôi. Để trở về những tháng ngày trong trẻo và nồng say đó, thi nhân đã dùng đến một phƣơng tiện -hữu hiệu nhất đó là mộng. Giấc mộng trong lành đó, đƣa thi nhân trở về miền của nhớ, của thƣơng, nơi còn in dấu cũ ngƣời xƣa với những dấu ấn thời gian đầy kỷ niệm. Hôm ấy, đêm ấy,

cảnh xưa, ngày xưa, thuở ngày xanh... những khoảnh khắc ấy cũng là một phần

làm nên thế giới mộng Tiếng thu. Tất cả đã ngƣng đọng và trở thành những gì vĩnh viễn tốt đẹp của một đời thơ, là phần mộng mà trong mỗi cuộc đời ai cũng có, là chốn an bình cho ta trở về trong mỗi buồn vui cuộc đời. Với thi sĩ mộng - Lƣu Trọng Lƣ, ký ức đó có thể có, có thể không nhƣng quan trọng và đó là phần trong trẻo nhất, nâng đỡ tâm hồn thi nhân, đƣa thi nhân hƣớng về với cái đẹp của cuộc đời sau thăng trầm nơi hố hải.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 65 - 69)