6. Cấu trúc của luận văn:
1.1.4. Cái tôi tha thiết với cuộc đời
Tình yêu cuộc sống là một nội dung ít đƣợc đề cập đến trong thơ ca lãng mạn nói chung. Các nhà thơ lãng mạn chìm đắm trong tình ái, trong nỗi bi ai và sự côđơn trống trải. Nhƣng xét cho cùng, lúc nhà thơ cảm thấy côđơn và bơ vơ nhất, đóchính là lúc họ muốn gắn bó với cuộc đời nhiều nhất. Xuân Diệu, con ngƣời mang nỗi côđơn vĩđại trong Thơ Mới lãng mạn đã từng khẳng định: Ta là
một, là riêng, là thứ nhất, không cố chi bè bạn nổi cùng ta. Thế mà trong hồn
thơấy, vẫn tiềm tàng một niềm ham sống đến quyết liệt. Ông tuyên bố sẽ còn mãi ở với đời và còn luôn luôn yêu đời, dùđời phụ ta và nhà thơđã luôn bám chặt vào cuộc đời đầy hƣơng hoa, thanh sắc. Huy Cận đến với thơ bằng nỗi sầu thăm thẳm, song trong thơ ông vẫn phe phẩy một ngọn gió yêu đời với những buổi trƣa: Có cu gáy có bướm vàng nữa chứ. Bƣớc chân phiêu du của Lƣu Trọng Lƣ có khi đã lạc nẻo trần ai đi đến tận cùng sầu mộng song vẫn nặng lòng yêu dấu. Bởi thi sĩđã biết nhìn ra xa ngoài cái bóng của mình để yêu thƣơng, để trăn trở trƣớc thực tại đau lòng của con ngƣời.
1.1.4.1. Lòng yêu thương trắc ẩn với những thân phận bất hạnh.
Không chỉ dành lòng yêu thƣơng, xót xa cho mẹ, cho chị, Tiếng thu còn da diết một tấm lòng yêu thƣơng, sựđồng cảm với nỗi đau của những kiếp ngƣời bất hạnh - những ngƣời kỹ nữ, ngƣời nghệ sĩ, cô gái Chiêm thành, ngƣời cô
52
phụ... các bài: Giang hồ, Trƣờng hận, Hoa bên đƣờng, Lòng cô phụ, Tiếng thu... là thể hiện cảm động của tấm lòng ấy.
Thơ xƣa, thƣờng nói nhiều đến ngƣời kỹ nữ vì với những thi sĩ, họ Cùng một lứa bên trời lận đận hai chữ bạc phận với họđƣợc xem nhƣ làđịnh mệnh:
Người đẹp vẫn thường hay chết yểu Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai
(Leiba)
Bạch Cƣ Dịđã từng khóc vì một khúc tỳ bà ai oán bên sông:
Lệ ai chan chứa hơn người
Giang Châu Tư Mã đượm màu áo xanh
(Tỳ bà hành-bản dịch)
Cảm thông vì một kiếp tài hoa, phận mỏng của ngƣời ca kỹ, Lƣu Trọng Lƣ cũng nhỏ lệ vì một khúc đàn tranh. Nhƣng cảm động hơn khúc đàn đó dội vào hồn thi sĩ khi giữa hai ngƣời đã âm dƣơng cách biệt:
Ngày xưa vốn một loài trăng gió Cũng vì vướng víu nợ cầm ca Một đi lìa cửa lìa nhà
Nắm xương tàn lạnh phương xa gửi nhờ
(Giang hồ)
Âm thầm, xót thƣơng, thi sĩđến với hồn ngƣời ca kỹ nhƣđến với một tri âm:
Đêm nay họa có mình ta
Đốt hương trầm cũ chờ ma dạo đàn
(Giang hồ)
Nghe khúc hát trầm bổng của nàng Ly Dao trong Hồn nghệ sĩ:
Ta là nàng Ly Dao
Ngồi bến Hoa giang khóc trăng sầu Đếm hạt sương reo
53
Thi sĩ tái tê khi cảm thấy đó là tiếng vỡ lở của một con tim u sầu. Nghe giọng đàn, tiếng hát thi sĩ ngồi tƣởng tƣợng đến những sóng gió ba đào mà ngƣời nghệ sĩđã nếm trải. Nàng là một nghệ sĩ tài hoa, nhƣng nghìn thu vẫn thế tài hoa thì bạc mệnh suốt đời đi thƣơng vay khóc mƣớn cho đời nào hay biết hết khóc cho ngƣời thì lại khóc cho mình:
Ngọn cầm giăng tơ phím lung lay Khi lâm ly, khi vồ vập
Khi gieo nặng khi cao bay... Rồi một kiếp khóc mướn Thương vay cho thiên hạ Cảnh đêm khuya trời giá.
Khúc nhạc xƣa chia nỗi đau cho thiên hạ, nay lại là khúc tuyệt vọng của lòng mình. Bến Hoa Giang hiu hắt tự tri âm, tri kỷ với lòng, vừa là Bá Nha vừa là Chung TửKỳ. Đó cũng chính làđiệu hồn của thi sĩ. Hai tâm hồn cộng cảm nâng đỡ nhau khỏi nỗi đau thân phận. Có Ly Dao thi sĩ sẽở lại với đời. Có thi sĩ mà Ly Dao còn muốn ca khúc bi ai. Có nhau nỗi thất vọng của cả hai sẽ biến thành hy vọng.Và không biết thi sĩ có duyên gì với vong hồn cô gái Chiêm Thành mà một ngọn gió vô tình cũng làm cho thi sĩ thảng thốt:
Như có hồn ai về tới đây?
Hay là cô gái nước Chiêm thành
Gặp cơn binh lửa bỏ ngày xanh.
Thi sĩ xót lòng trƣớc cõi lòng hoang vắng, rã rời đến tuyệt vọng của ngƣời cô phụ mòn mỏi vì ngƣời ở chốn xa xôi :
Chim không hạ cánh Lá rụng không buồn bay
Những chiều thu em không buồn tựa cửa
(Lòng cô phụ)
Trong thi phẩm Tiếng thu thi sĩđã lắng nghe bằng chính tâm hồn mình tiếng lòng thổn thức của ngƣời cô phụ trong những đêm trăng rạo rực.
54
Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Sau tiếng thổn thức của ngƣời cô phụ là tiếng kêu đau xót của nhà thơ, tâm cảm với nỗi thiếu vắng hẫng hụt của ngƣời đàn bàđơn côi. Ởđây, tiếng nói nhân ái đƣợc cất lên từ hiện thực cuộc sống đớn đau chứ không phải từ cõi mộng.
Có thể nói rằng, bên cạnh dòng thơ tình mộng mơđẫm lệ, Tiếng thu còn là tiếng thơ của nỗi cảm thƣơng, nhân ái, thấm đƣợm nghĩa tình. Lặng lẽ trong hồi ức kỷ niệm xa xăm, những lần gặp gỡ, những cảm nhận từ hƣ vô tƣởng tƣợng, thế màđầy sức lay động. Sau những vần thơđó, ta cảm thấy nhƣ vang vọng đâu đây tiếng khóc của Tố Nhƣ cho những thân phận bạc mệnh và tiếng kêu đau đớn đầy chiêm nghiệm:
Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
(Nguyễn Du)
1.1.4.2. Tấm lòng với người mẹ, người chị( cõi riêng- ám ảnh):
Xin đƣợc bắt đầu bằng nhận định của Vũ Ngọc Phan: "Thơ của Lưu Trọng Lư là cả một tấm lòng yêu thương thổn thức của một con người mơ mộng,
lúc nào cũng nặng lòng yêu dấu" [42.678].
Mang một trái tim đa cảm, ngay từ thuởấu thơ, Lƣu Trọng Lƣđã cảm nhận đƣợc nỗi buồn của ngƣời mẹ giàu tình thƣơng và nhiều nƣớc mắt. Trong hồi ký của mình, Lƣu Trọng Lƣ tâm sự: "Nếu như "đêm tiền sử" của tôi là một đêm
đen, tôi vẫn nghĩ, đêm đen ấy có nhiều "điểm sáng". Con nai của tôi cũng là một
điểm sáng, chùm mơ về tình yêu và nỗi đau buồn về cả trận mưa dài ngập lụt hồn xanh của tôi đối với tôi cũng làđiểm sáng. Vàđiểm sáng nhất là mẹ tôi… Tôi
đã dành cho mẹ tôi những vần thơ trong trẻo nhất..." [31.263].
Ngƣời mẹ hiền tần tảo suốt đời đeo mang một chữ nhẫn. Là vợ một nhà nho - một quan huyện bất đắc ý về nghỉở làng, nhƣng mẹ lại là ngƣời quanh năm
55
với công việc đồng áng. Ngƣời không chỉ cho nhà thơ "máu sữa mà cho cả tâm hồn",''Mẹđã cho tôi những nước mắt rất mau và lòng thương yêu rất nhạy" [31.264].
Trong Tiếng thu những vần thơ trong trẻo nhất là những vần thơ dành cho mẹ:
Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời Lúc người còn sống tôi lên mười Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội Áo đỏ người đưa trước dậu phơi
(Nắng mới)
Một nhà diễn thuyết hùng hồn, một thi sĩ mơ màng với những giấc mơ phiêu diêu và những thiên tình đẫm lệ lại viết những câu thơ nặng ân tình vàđầy sức ám ảnh đến thổn thức cõi lòng về ngƣời mẹ. Hoài Thanh đã rất nhạy cảm khi viết rằng thơ Lƣ là "tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta" [57.287].
Trong cuộc đời, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhân bản nhất của mỗi con ngƣời. Nơi ấy da diết bao kỷ niệm vui buồn, khờ dại, không ít khi làm ta thổn thức. Ngƣời thi sĩ tài hoa ấy dẫu có lăn lộn trong cuộc đời vẫn giữ trong tâm hồn mình một điểm sáng. Điểm sáng ấy làNắng mới gắn với hoài niệm về ngƣời mẹđã khuất. Chú bé 10 tuổi Lƣu Trọng Lƣđã sớm phải mang trên ngực nỗi đau mất mẹ và chiều chiều lại thơ thẩn thắp hƣơng nơi mộ Ngƣời mà nhớ thƣơng, mà hồi tƣởng lại ánh mắt hiền từ và vòng tay trìu mến của mẹ: Mỗi lần
nắng mới reo ngoài nội/ Áo đỏ người đưa trước dậu phơi. Nỗi nhớ thƣơng ởđây
không còn ở cung bậc đớn đau vò xé, mà nỗi nhớđãđƣợc lắng lại thành tiếng thổn thức, tiếng nấc thầm của cơn đau đã qua.
Trong xã hội cũ,số phận những ngƣời phụ nữ thật làbất hạnh. Họ bị ràng buộc bởi những hủ tục. Đúng lời Hồ Xuân Hƣơng đãnói: "Bảy nổi ba chìm với
nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn". Lời thơ phản ánh trung thực về nỗi bất
56
số phận đầy nƣớc mắt nhƣng chính ngƣời (do ảnh hưởng hệ tư tưởng phong kiến) lại vô tình đẩy những ngƣời con gái của mình vàovòng luẩn quẩn, bế tắc. Lƣu Trọng Lƣ kể chuyện: "Tôi có hai người chị cùng cha khác mẹ. Người thứ nhất lấy chồng cách sông, lấy một ông huấn học, gặp phải một bà già cực kỳđộc ác... Và rút cục tình yêu, hạnh phúc tan tành. Người thứ hai lấy chồng cách núi... Đêm thứ nhất về nhà chồng, chị tôi nằm quấn chặt trong chăn, người chồng lấy dao rạch ra, chị tôi vùng chạy vào rừng... Chị tôi lại bước qua một bước nữa; Lần này có vẻ thuận cảnh, thuận tình hơn, nhưng người chồng sau lại lấy thêm một người vợ lẽ. Thế là chị tôi khóc đêm, khóc ngày, cứ gầy rộc đi rồi
chết mòn, y như một ngọn đèn rụi dần" [31.282]. Số phận bạc bẽo của những
ngƣời chịđãđeo đẳng vào tâm trí chàng trai trẻ. Bài Chị emđã thể hiện một cách cảm động số phận bịđọa đày của ngƣời chị và muôn vàn ngƣời phụ nữkhác:
Chồng chị là ai! Chị nào có biết! Đợi đến ngày mai/ Nhìn qua kẽ liếp.
Bài thơ kết thúc: Uống thêm chén nữa! Mừng buổi chia lỵ/ Tiễn ngày vui
hết! Tiễn ngày xuân đi. Câu thơ ngắn, ngậm ngùi, tê tái, dồn nén nhƣ tiếng nấc.
Thổn thức trƣớc những dự cảm chẳng lành cho một đời thiếu nữ xuân trẻ. Bằng những chữ biểu thị niềm vui, sự trang trọng mừng, tiễn… tác giả mỉa mai, chua chát trƣớc cuộc đời đen bạc và xót thƣơng cho sự ngoan ngoãn cúi đầu trƣớc số phận của của hai chịđến mức không cất nổi một lời oán trách, thở than cho số phận của mình.
Đi qua những năm tháng của tuổi ấu thơ, những phong ba bão tố thời tuổi trẻ, chứng kiến những số phận đầy nƣớc mắt của mẹ, của các chị và những ngƣời phụnữ bất hạnh khác. Thi sĩđã trăn trở, đớn đau và cũng hiểu đƣợc rằng, nƣớc mắt không thể giúp gì cho họ. Vậy thì làm đƣợc gìđây với sức vóc một thi sĩ sầu mộng? Có lẽ vì thế mà thi sĩđã viết những vần thơ nặng lòng yêu dấu nhƣ vậy. Và cũng xuất phát từ tình cảm ấy, thơ Lƣu Trọng Lƣ còn là biểu hiện của một tấm lòng gắn bó với đất nƣớc, dân tộc.
57
1.1.4.3.Một tấm lòng gắn bó với đất nước, với dân tộc.
Say thơ, mê nghệ thuật, mải miết yêu đƣơng đến mức lúc nào cũng nhƣ ngƣời trong mộng và có lúc đã buông thả... Nhƣng sống trong cảnh đất nƣớc lầm than, chƣa bao giờ nhà thơ quên thân phận nô lệ của mình. Trong xuất xứ của bài thơTiếng thu Lƣu Trọng Lƣ tâm sự: "Khi cha tôi không làm "quan" nữa vềở quê nhà, trong phòng ông có một bức trạnh vẽ con nai rất đẹp. Thời thế lúc này thật nhiễu nhương. Nhân dân thì đói khổ. Chúng bắt phu, bắt lính. Ôi con nai vàng hiền lành trong tranh của cha tôi, hàng ngày hiện ra trước mắt tôi sao màđáng thương làm vậy! Bài Tiếng thu ra đời nói lên nỗi buồn của đất nước. Cái ngơ ngác của con nai chính là vẻ hiền lành xứ sở... Do đó mà có hình bóng của kẻ chinh phu trong lòng người cô phụ. Và cái hình ảnh con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khôđâu phải là hình ảnh không cóẩn ý. Nó là sự hứa hẹn,
là một sự báo hiệu điều gìđó sẽ xảy ra" [22.249].
Đọc Tiếng thu ngƣời đọc cảm đƣợc hồn thu xứ sở qua vẻ hiền hậu chất phác của chú nai vàng. Đó là nỗi lòng kín đáo của một hồn thơ có trách nhiệm nhƣng hồn thơđó còn mơ màng, ngơ ngác đang chờđợi một ngƣời bạn đƣờng tốt để cùng đi tới một vùng trời mơ ƣớc. Tiếng thu còn là tiếng vọng của nỗi côđơn, tuyệt vọng của một thế hệ, một thời không lối thoát trong cảnh nƣớc mất nhà tan. Vì thế mà, hình ảnh Con nai vàng ngơ ngác không chỉ là biểu hiện tập trung hồn thơ của Lƣu Trọng Lƣ mà là một biểu tƣợng của cả một xứ sở, cả một dân tộc. Một xứ sởđẹp tƣơi, thơ mộng,một dân tộc hiền lành yêu sự yên bình thế màđang phải oằn mình gánh chịu bao tai họa của các thế lực bạo tàn. Phải chăng vì lẽđó mà thi phẩm này có một vị tríđặc biệt trong thơ ca lãng mạn. Nếu
Nhớ rừng của Thế Lữ làlòng yêu nƣớc nhớ về một thời hào hùng của dân tộc và mang hào khí của một tráng sĩ lâm vào cảnh bó tay, thìTiếng thu là tiếng buồn mênh mông hơn, bao la hơn, sâu lắng hơn về một đất nƣớc đẹp tƣơi, con ngƣời nhân hậu hồn nhiên mà chƣa biết làm thế nào để giữđƣợc vẻđẹp đó. Và thật dễ hiểu, tại sao sau này thi sĩ lãng mạn lại đi vào cách mạng một cách tự nhiên, và hăm hởđến thế.
58
Cảm xúc trong Tiếng thu mang dấu ấn sâu sắc của con ngƣời mơ mộng, đa tình Lƣu Trọng Lƣ. Chính thi sĩ cũng tâm sự: "Ở trong tôi là một tâm hồn rất
mơ mộng... tưởng ăn hương ăn hoa mà sống được"[31]. Với thi sĩ: Buồn sầu
trùng nghĩa với cái đẹp. Cốt cách ấy, quan niệm thẩm mỹấy đãđƣa nhà thơ vào thế giới của mộng mơ, tình ái. Cũng cần phải nói đến những ám ảnh thuởấu thơ và thời trai trẻ của Lƣu Trọng Lƣ, có ảnh hƣởng một cách đáng kểđến thơ Lƣu Trọng Lƣ. Cái chết của ngƣời mẹ hiền, rất đỗi yêu thƣơng đã mởđầu Chƣơng nƣớc mắt cho thơ ông. Rồi tiếp đó là cuộc gặp gỡ với nhà nhơ, nhà giáo khí tiết Võ Liêm Sơn, nhàyêu nƣớc Phan Bội Châu, những câu chuyện kể về phong trào yêu nƣớc do cô giáo Bùi Thị Trâm kể. Những dấu ấn ấy để lại trong Lƣu Trọng Lƣ nỗi băn khoăn siêu hình về cuộc đời, về kiếp ngƣời:
Trời khó hỏi Đất khó hỏi Sự thếđảo điên
Kiếp người chìm nổi...
(Võ Liêm Sơn)
Câu hỏi đó mãi day dứt hồn ngƣời thi sĩđể rồi dù có chìm đắm trong mộng mơ, ở ngƣời thi sĩđó vẫn có những khoảnh khắc chợt tỉnh để trở về với nỗi đau nhân thế. Nguồn cảm xúc này chi phối một cách trực tiếp đến thế giới hình tƣợng trong Tiếng thu.
59
Chƣơng 2
THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ TIẾNG THU
2.1. Thời gian nghệ thuật
2.1.1. Thế nào là thời gian nghệ thuật?
Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng nhƣ không gian nghệ thuật sự miêu tả trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái đƣợc trần thuật bao giờ cũng đƣợc diễn ra trong thời gian, biết qua thời gian tràn thuật. sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tƣợng ƣớc lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian đƣợc đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngƣợc, quay về quá khứ, có thể bay vƣợt tới tƣơng lai xa xôi, có thể dồn nén thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái trong chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật đƣợc đo bằng nhiều thƣớc đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tƣợng đời sống đƣợc ý thức: sự sống -cái chết, gặp gỡ - chia tay, mùa này- mùa khác…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Nhƣ vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút của nghệ sĩ chạy theo diễn biến của sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại để miêu tả thì thời gian chậm lại.