4.Thể lục bát

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 89)

6. Cấu trúc của luận văn:

3.1.2.4.Thể lục bát

lên.

Là một thể thơ dân tộc đƣợc sử dụng rộng rãi trong văn học dân gian và văn học Trung đại. Với luật thơ khá giản dị, thể thơ lục bát có khả năng tự sự và trữ tình, đã đƣợc các nhà thơ mới nhƣ Huy Cận, Xuân Diệu, đặc biệt là Nguyễn Bính sử dụng rộng rãi và khai thác khá triệt để khả năng vốn có của thể thơ này.

85

Sự kết hợp giữa hai loại vần chân và và vần lƣng gieo ở số từ chẵn tạo một nhịp điệu riêng: Nhẹ nhàng, uyển chuyển và ngân vang, diễn tả đƣợc nỗi buồn mơ hồ, tình cảm bâng khuâng, lơ lửng quẩn quanh - tâm trạng chung của Thơ mới:

Anh đi đó anh về đâu

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm

(Nguyễn Bính)

Tiếng thu lục bát đƣợc sử dụng cũng nhƣ các nhà thơ mới:

Nhớ em trong ánh trăng mờ Sóng cây gió gợn trời bao la sầu

Chim chi gọi mãi bên cầu Phải chòm sao rụng trước lầu hở em ?

(Bao la sầu)

Nhìn chung thơ lục bát trong Tiếng thu không có gì mới lạ về hình thức mà chủ yếu là những đổi mới về nhịp điệu:

Mời em/ lên ngựa/ với anh

Nương theo bãi sậy/ qua ghềnh suối Mây Em ăn hộ quả/ sim này

Năm sau sim chín/ nhớ ngày lại lên

(Suối Mây)

Trong thơ lục bát truyền thống, thông thƣờng là nhịp chẵn, mỗi nhịp hai tiếng, có khi mỗi nhịp ba tiếng. Nhƣng trong thơ Lƣu Trọng Lƣ cách ngắt nhịp đã bị phá vỡ, ta gặp trong Suối mâynhững nhịp thơ biến đổi rõ rệt: 4/4; 2/4; 1/3/2. Câu thơ mang sắc điệu trữ tình điệu nói thể hiện qua những từ nói đi,đem lại cho thơ lục bát Lƣu Trọng Lƣ nhịp điệu của thời hiện đại.

86

Mặt khác, trong thơ lục bát Lƣu Trọng Lƣ cũng thƣờng dùng nhiều thanh bằng, nhiều từ lấp láy tạo cho bài thơ một nhịp điệu nhẹ nhàng, kéo dài một cách u uẩn hoặc thanh thoát:

Hoa Lan quên nở trên giàn Nhớ ai em để tiếng đàn ngừng đưa ?

Tiếc gì em nửa đường tơ!

Cho hoa quên nở, trăng mờ quạnh soi...

Nhƣ vậy, Lƣu Trọng Lƣ đã góp một phần quan trọng cho Cuộc cách mạng trong thi ca . Trong sáng tác thơ,Lƣu Trọng Lƣ đã "vứt đi nhiều khuôn phép

xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ thêm bền vững" [55.43].

3.2.Nhạc điệu thơ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Trang 89)