Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư Dương Hoa Thắm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ.. Tập thơ được xem là m
Trang 1Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu của
Lưu Trọng Lư Dương Hoa Thắm
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34
Nghd: PGS.TS Lê Văn Lân Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Văn học Việt Nam; Thơ; Thế giới nghệ thuật
Contents:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Văn học Việt Nam giai đoạn ( 1930-1945), được xem là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một bước ngoặt tiến vào thời kì hiện đại của nền văn học nước nhà Và sự
xuất hiện của phong trào Thơ Mới(thơ lãng mạn) lại được coi là Thời đại của thi ca ( Hoài
Thanh)
Thơ Mới đã dựng lên một cột mốc mới cho thi ca hiện đại sự bùng nổ và phát triển mạnh
mẽ của Thơ Mới xuất hiện nhiều tên tuổi mới như: Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính,Lưu Trọng Lư…Trong thế hệ những người đầu tiên có công khai sinh ra Thơ mới Lưu Trọng Lư là một dấu ấn khác biệt
Lưu Trọng Lư (1911 - 1991), ông sinh ngày 16/9, tại Cao Lao Hạ,Bắc Trạch, Quảng Bình Sinh trưởng trong một gia đình quan lại ,nho học Ông đã ba lần bị đuổi học khi theo học ở Quốc học Huế Sau đó ông ra Hà Nội học trường tư thục, rồi lại bỏ ngang để viết văn, làm báo ,dạy học Và đặc biệt thành công ở lĩnh vực thi ca, được mệnh danh là chủ tướng của phong trào
Thơ mới Lê Tràng Kiều cho rằng “ Lưu Trọng Lư là người đầu tiên “gieo hạt” cho Thơ Mới
Trang 2vào đất Bắc” ( Hà Nội báo số 30, ngày 29/7/1936) Khi nhắc đến Lưu Trọng Lư là nhắc đến tập
thơ Tiếng thu bất hủ
Tập thơ Tiếng thu(1939) là tập thơ đầu tay và cũng là những thanh âm huyền diệu nhất,
lôi cuốn và có sức ngân vang nhất của đời thơ Lưu Trọng Lư Tập thơ đã khẳng định tài thơ xuất sắc của Lưu Trọng Lư, góp phần vào chiến thắng của Thơ Mới đối với Thơ Cũ Chính vì thế mà
Tiếng thucủa Lưu Trọng Lư là tập thơ được giới nghiên cứu và phê bình văn học đánh giá cao
Tập thơ được xem là một công trình nghệ thuật có tiếng vang lớn nhất trong những năm nửa đầu
thế kỉ XX bởi chất thơ quyến rũ, đắm say, kì ảo (Hà Minh Đức) của nó.Cũng vì chất thơ ấy, Hoài
Thanh trong quá trình chọn lựa đã đưa 11 bài thơ trong tập Tiếng thuvào Thi nhân Việt Nam
Tiếng thucũng có một số bài được chọn giảng trong chương trình Ngữ văn phổ thông và có
nhiều hình ảnh thơ Lưu Trọng Lư trở nên quen thuộc lắng đọng trong lòng nười yêu thơ
Với đề tài Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, chúng tôi
mong muốn góp một phần bé nhỏ vào việc tìm hiểu, đánh giá sâu sắc hơn phong cách thơ Lưu
Trọng Lư trước cách mạng Tháng tám cũng như đặc sắc của Tiếng thu– một hiện tượng thơ ca
độc đáo mang đậm tính dân tộc và thời đại
2 Lịch sử vấn đề:
Thuộc thế hệ thi sĩ đầu tiên có công khai mở và đưa tới chiến thắng cho phong trào Thơ mới, tên tuổi Lưu Trọng Lư đã được đông đảo công chúng yêu mến Bên cạnh những tên tuổi hàng đầu của Thơ Mới, người yêu thơ không thể không nhắc đến Lưu Trọng Lư, tác giả của tập
thơ Tiếng thu Trong thực tế, những công trình nghiên cứu về Lưu Trọng Lư còn rất ít , hầu như
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách công phu về tác giả này Trong sự nghiệp văn
chương phong phú của Lưu Trọng Lư, thì tập thơ Tiếng thuthu hút sự chú ý nhiều nhất của công chúng và giới nghiên cứu Tuy chưa có những công trình trực diện nghiên cứu tập thơ Tiếng
thunhư một thế giới nghệ thuật nhưng nhiều phương diện của tập thơ đã được đề cập đến Ở đây,
chúng tôi xin điểm lại tình hình nghiên cứu tập thơ này theo dòng lịch sử:
2.1 Thời kì đầu tiên(trước cách mạng tháng Tám):
Hầu hết các tác giả viết về Lưu Trọng Lư đều nhận thấy Tình và Mộng cũng như âm điệu
là một đặc trưng nổi bật và đặc sắc của thơ Lưu Trọng Lư Lê Tràng Kiều trong bài viết Một nhà
thơ mới rất chú trọng về âm điệu: Lưu Trọng Lư đã cảm nhận về thơ Lưu Trọng Lư: “Hồn
nhà thi sĩ như chỉ bàng bạc, phảng phất trong cái thế giới vô hình Động mạnh là hồn thi sĩ tan ngay” [22.26] Lê Tràng Kiều đặc biệt đề cao tính nhạc trong thơ Lưu Trọng Lư: “Muốn chứng
Trang 3tỏ cho các nhà thơ cổ biết rằng,Thơ Mới là một thứ thơ có âm nhạc hẳn hoi, không hay gì hơn là đưa thơ của Lưu Trọng Lư mà nói, một thi sĩ xưa nay rất chút trọng về mặt âm nhạc của thơ ”
[22.22] Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã nắm bắt rất trúng cái thần thái của thơ Lưu
Trọng Lư: “Trong thơ Lư, nếu có tả chim kêu hoa nở, ta chớ có tin, hay ta hãy tin rằng, tiếng
kia, màu kia chỉ có ở trong mộng Mộng! Đó mới là quê hương của Lư” [57 285] Về âm điệu,
Hoài Thanh nhận xét: “Lư chỉ có một ít khúc đàn bình dị, một ít khúc đàn xưa” [57.286] Vũ Ngọc Phan dường như là một người xem xét về thơ Lưu Trọng Lư kĩ lưỡng hơn cả: “Lưu Trọng
Lư là một thi sĩ đa tình và mơ mộng Có thể tóm tắt tất cả những ý trong thơ Lưu Trọng Lư vào hai chữ Tình và Mộng Thơ Lư có một cái đặc biệt là giàu âm điệu” [42 672]
2.2 Thời kì thứ 2(sau cách mạng):
* Giai đoạn (1945 - 1954):
Sau cách mạng, cùng với sự chuyển biến của văn học, các nhà thơ lãng mạn hầu hết đã đến với Cách mạng, Lưu Trọng Lư cũng là một đại diện tiêu biểu Trong xu thế đó, người ta muốn đoạn tuyệt với con người cũ, với những cảm xúc cũ Nhìn lại phong trào Thơ Mới, Hoài
Thanh trong Nói chuyện thơ kháng chiến (1951) viết: “Những vần thơ buồn tủi bơ vơ ấy là
những vần thơ có tôi Nó xui người ta buông tay, cúi đầu do đó làm yếu sức ta và làm lợi cho giặc Sự thật khách quan là thế, xét về lý là thế Song cũng nên thể tình con người trong thơ cũ,
nó đáng thương hơn là đáng trách.”
Trong tình thế ấy, các công trình nghiên cứu về Thơ Mới và Lưu Trọng Lư là không có
* Giai đoạn(1954 - 1975):
- Miền Bắc: Từ năm 1960, Thơ Mới đã được tìm hiểu trở lại trong một số công trình lịch
sử văn học và chuyên khảo Trong thời kì này, Lưu Trọng Lư được nhắc đến như một tên tuổi
tiêu biểu của phong trào Thơ Mới (BộLược thảo lịch sử Văn học Việt Nam – Nhóm Lê Quý
Đôn, 1957; Văn học Việt Nam (1930 - 1945) của Bạch Đăng Thi và Phan Cự Đệ, 1961; Lịch sử
văn học Việt Nam (1930 - 1945), tập 5, 1962; Lịch sử văn học Việt Nam của nhóm tác giả Đại
học Sư phạm Hà Nội, 1973) Đặc biệt Phong trào Thơ Mới của Phan Cự Đệ, 1966 là một
chuyên khảo khá lớn về phong trào Thơ Mới, đã đề cập đến Lưu Trọng Lư như một tên tuổi tiêu
biểu; “Thi sĩ đã thành công trong việc đào tạo ra một âm nhạc êm dịu, gợi cảm như trong thơ
tượng trưng Pháp.” Tuy nhiên Lưu Trọng Lư vẫn “giữ được một nhạc điệu rất Á Đông, rất Việt Nam” [8 171] Ông nhấn mạnh rằng thơ Lưu Trọng Lư rất giàu nhạc điệu: “Một thứ nhạc điệu
Trang 4mơ màng và buồn xa vắng” [8 213] Và thoát li thực tế đấu tranh, Lưu Trọng Lư trốn vào Tình và Mộng Thi sĩ sống bằng nội tâm nhiều hơn ngoại giới” [8 212]
- Miền Nam: Văn học lãng mạn vẫn được đề cao Lưu Trọng Lư được nhắc đến là một
tên tuổi tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới Đặc biệt, trong Việt Nam văn học sử giản ước tân
biên, Phạm Thế Ngũ đã nhận định thơ Lưu Trọng Lư “tiếp tục nguồn thơ lãng mạn, êm đềm của
Tản Đà mà ông rộng ra: Say, mộng, tình, buồn, sầu vơ vẩn, nhớ bâng khuâng ” và “Thơ ông như dòng suối hồn nhiên từ kẽ đá tuôn ra nếu chỉ nhằm thưởng thức một âm điệu, những ấn tượng thì tuyệt” [38 57]
Trong công trình Việt Nam thi nhân tiền chiến, ở bài Nhà thơ Lưu Trọng Lư,Nguyễn
Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng cảm nhận về thơ Lưu Trọng Lư: “Tiếng thơ Lưu Trọng Lư là
tiếng nói xa xôi nửa hư nửa thực Hồn thơ của Lư là những gì mờ ảo, huyền hoặc, xa xăm Những cái nhìn mông lung, những tiếng thở dài không trọn vẹn Lưu Trọng Lư đã đưa người đọc vào thế giới xa lạ Thế giới của mộng, của mơ, của nhớ thương” [22.176]
* Từ 1975 đến nay:
Thơ Mới đã có một khoảng thời gian để đánh giá và trả lại cho nó vị trí xứng đáng trên thi đàn dân tộc Một trào lưu đánh giá lại thi ca lãng mạn ra đời, có những phần, những bài viết
khá công phu về thơ Lưu Trọng Lư nói chung và tập thơ Tiếng thunói riêng Chúng tôi phân loại
như sau:
- Phong trào Thơ Mới: Phong trào Thơ Mới (1932 - 1945), Phan Cự Đệ, 1982; Thơ
Mới những bước thăng trầm, Lê Đình Kị, 1993; Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca,
Huy Cận - Hà Minh Đức, 1997; Một thời đại trong thi ca (về phong trào Thơ Mới 1932- 1945), 2002; Chương Thơ Mới của Phan Cự Đệ trong Văn học Việt Nam (1900 - 1945), 2000
- Thơ Lưu Trọng Lư và tập Tiếng thu: Bài Lưu Trọng Lư của Nguyễn Trọng Lư của Nguyễn Xuân Nam trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại, 1984; mục từ Lưu Trọng Lư và Tiếng
thu của Nguyễn Văn Long trong Từ điển văn học, tập 1 và 2, 1984; Lời giới thiệu trong Thơ Lưu Trọng Lư và những lời bình,2000,của Mai Hương
Ngoài những tài liệu trên, còn có những bài viết về những thi phẩm đặc sắc trong tập thơ
Tiếng thu của Lưu Trọng Lư của các nhà nghiên cứu: Hà Minh Đức, Đỗ Đức Hiểu, Văn Tâm,
Kiều Thanh Quế, Ngô Văn Phú, Trần Đình Sử, Chu Văn Sơn, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Thụy Kha được in trong các sách tuyển về các gương mặt của phong trào Thơ Mới, hoặc nằm tản mạn trong các báo, tạp chí
Trang 5Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cho rằng thơ Lưu Trọng Lư “đắm say trong mộng tưởng
và yêu đương và bảng lảng trong đám sa mù, xa lạ với cuộc đời thực” [22 52]
Một số bài viết của các nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ, Văn Tâm, Đỗ Đức Hiểu và những hồi ức kỉ niệm của người thân và bè bạn : Hoàng Trung Thông, Tế Hanh, Lữ Giang, Đoàn Minh
Tuấn đều khẳng định: Trước Cách mạng, Lưu Trọng Lư , một hồn thơ sầu mộng, đắm say và
thành thực Họ đều cho rằng quê hương của Lư là Tình và Mộng, “âm thanh, nhạc điệu là sức mạnh đặc biệt trong thơ Lưu Trọng Lư” [28.16]
Các bài viết về thi phẩm Tiếng thu của các nhà nghiên cứu, phê bình mở ra nhiều cách cảm thụ khác nhau, song đều khẳng định: Tiếng thu là thi phẩm đặc sắc nhất của đời thơ Lưu
Trọng Lư, là tiếng lòng thổn thức của một thi nhân nặng lòng yêu dấu và cũng là tiếng lòng của bao thế hệ một thời
Từ tình hình thực tế cho thấy, thơ Lưu Trọng Lư ngay từ những bài thơ đầu tiên trình làng đã là một hiện tượng đáng chú ý và gây được tiếng vang trong lòng công chúng Dư luận
nhìn chung có nhận định thống nhất về thơ Lưu Trọng Lư và đặc biệt là tập Tiếng thu, nét nổi
bật nhất là Tình và Mộng, sức hấp dẫn nhất của thơ Lưu Trọng Lư là nhạc điệu Tập thơ này
được coi là thành tựu nghệ thuật đặc sắc nhất trong đời thơ Lưu Trọng Lư Cùng với những ý kiến về nghệ thuật của Lưu Trọng Lư đã góp một phần quan trọng trong việc đổi mới cũng như làm phong phú, giàu có hơn cho diện mạo của Thơ Mới (1932- 1945) Lưu Trọng Lư thực sự là một gương mặt tiêu biểu, một chiến sĩ tiên phong của phong trào Thơ Mới
Riêng về tập thơ Tiếng thu, cần phải có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống
và toàn diện Trên cơ sở những nghiên cứu quý báu của lớp cha anh đi trước,chúng tôi tiếp tục
tìm hiểu sâu hơn về một số phương diện của thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu của Lưu
Trọng Lư
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Lưu Trọng Lư qua những bài thơ
in trong tập thơ Tiếng thu được công bố vào năm 1939, dựa vào tập Tiếng thu tái bản năm 1991
của nhà xuất bản Hội Nhà văn- Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh.Ngoài ra còn có những sáng tác khác của Lưu Trọng Lư về các thể loại: Truyện, kịch, thơ,
hồi kí, tiểu luận phê bình Trong đó có tập Người sơn nhâncũng là những tư liệu cần thiết cho
việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn
4 Nhiệm vụ, đóng góp của luận văn:
Trang 6Chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong tập thơTiếng thu của Lưu Trọng Lư, luận văn hi
vọng góp phần làm nổi bật những nét đặc sắc trong thế giới nghệ thuật thơ Lưu Trọng Lư trước cách
mạng thông qua các quá trình khảo sát đặc điểm riêng của thế giới nghệ thuật thơ trong tập Tiếng
thutrong quan hệ nội tại thống nhất giữa tư tưởng, cảm xúc và hình thức biểu hiện qua ba phương
diện sau:
- Hình tượng cái tôi trữ tình trong tập thơ Tiếng thu
- Thời gian và không gian nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu
- Một số phương diện nghệ thuật
Từ đó, luận văn có khả năng soi sáng phong cách cơ bản của Tiếng thu nói riêng và của
thơ Lưu Trọng Lư nói chung Nhờ đó có thể trở thành một tài liệu tham khảo bổ ích cho việc học tập,nghiên cứu và giảng dạy trong trường về thơ Lưu Trọng Lư
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Chúng tôi vận dụng lý thuyết thi pháp học, dựa trên cơ sở khái niệm về thế giới nghệ thuật để tiếp cận tập thơ
5.2 Phương pháp so sánh văn học
Luận văn sử dụng phương pháp này để làm rõ những nét riêng trong phong cách thơ Lưu
Trọng Lư (trong phạm vi giới hạn của để tài) Đây là phương pháp quan trọng sẽ được chúng tôi sử
dụng với tần suất cao theo hai hướng:
- Đồng đại: so sánh Lưu Trọng Lư với những nhà thơ cùng thời để khám phá những nét riêng, đóng góp mới của ông
- Lịch đại: đặt thơ Lưu Trọng Lư trong sự đối sánh với thơ truyến thống để thấy được sự
tiếp nối và phát triển của tập Tiếng thu với truyền thống thơ dân tộc
5.3.Phương pháp thống kê
Chúng tôi tiến hành khảo sát 52 bài thơ, thống kê những biểu hiện đặc sắc của thế giới
nghệ thuật Tiếng thu thông qua những từ ngữ, hình ảnh mang sắc thái độc đáo, riêng biệt xuất
hiện trong tập thơ Chúng tôi chú ý đến những hình tượng được lặp đi lặp lại trong từng bài thơ
và trong suốt tập thơ, để có cơ sở rút ra những nhận xét vế từng phương diện nội dung và nghệ thuật của tập thơ
5.4.Phương pháp phân tích
Trang 7Vì đối tượng nghiên cứu là một tác phẩm, một tác giả thơ nên phương pháp chủ yếu để nghiên cứu đề tài sẽ là phân tích tác giả và tác phẩm văn học
6 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hình tượng cái tôi trữ tình trong tập thơ Tiếng thu
Chương 2: Thời gian và không gian nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật
Trang 8TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hòa, Thành Thế Yên Bái (dịch)
AritxtotNxb Văn học, Hà Nội,1999
2 Huy Cận, Hà Minh Đức (Chủ biên), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1997
3 Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội,
1987
4 Chavalier ( J), Gheerbrant ( A), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà
Nẵng,Trường viết văn Nguyễn Du,Hà Nội,1997
5 Lê Thị Chính, Luận văn Thạc sĩ “Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Đình Thi”, Hà Nội
1999
6 Trường Chinh , Bàn về văn hóa văn nghệ, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội ,1963
7 Xuân Diệu , Sự uyên bác trong việc làm thơ, Nxb Văn học, 1986
8 Phan Cự Đệ, Phong trào thơ mới (1932 - 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982
9 Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam( 1930-1045), Nxb Giáo dục , Hà Nội ,1997
10 Phan Cự Đệ, Thơ mới tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, Hà Nội ,2002
11 Nguyễn Đăng Điệp , Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội, 2003
12 Hà Văn Đức, Luận án PTS Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Hà Nội
13 Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, 1998
14 Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1971
15 Đỗ Thị Hương Giang, Báo cáo khoa học, Mộng và sự thể hiện mộng trong tập thơ
Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Hà Nội ,4/2001
16 Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Quốc gia,
Hà Nội, 1997
17 Lê Bá Hán( chủ biên), Chu Văn Sơn, Lê Quang Hưng, Tinh hoa thơ mới thẩm bình và
suy ngẫm, Nxb Giáo dục , Hà Nội ,1998
Trang 918 Đỗ Đức Hiểu, Đổi mới phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2000
19 Đỗ Đức Hiểu, Quá trình sáng tạo thơ,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,1988
20 Bùi Công Hùng, Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội,1983
21 Lê Quang Hưng, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu, Hà
Nội 1997
22 Mai Hương(sưu tầm và biên soạn) Thơ Lưu Trọng Lư và những lời bình, Nxb Văn hóa
thông tin, 2000
23 Lê Đình Kỵ Thơ mới và những bước thăng trầm, NxbTp Hồ Chí Minh, 1988
24 Lê Tràng Kiều, Thơ mới, Hà Nội báo, 6/5, 17/5 và 30/5/1936
25 Trần Đăng Khoa,Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, 1999
26 Mã Giang Lân, Tổng hợp văn học Việt Nam, tập 24B,Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội,2000
27 Mã Giang Lân, Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỉ XX,Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội, 2006
28 Nguyễn Văn Long (sưu tầm) Tuyển tập Lưu Trọng Lư – Thơ, Văn xuôi, Kịch, Nxb Văn
học, Hà Nội, 1987
29 Phong Lê- Vũ Văn Sĩ- Bích Thu- Lưu Khánh Thơ, Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao
Động, 2002
30 Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, Nxb Hội Nhà văn, Hội Nghiên cứu và giảng dạy Tp Hồ Chí
Minh, 1992
31 Lưu Trọng Lư, Nửa đêm sực tỉnh, hồi kí, Nxb Hội Nhà văn, 1996
32 Lưu Trọng Lư,Người sơn nhân, Sơn- ngân- tùng- thư
33 Đoàn Thị Hải Lí, Thơ Lưu Trọng Lư trước Cách mạng tháng Tám, 2002
34 Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội,
2001
35 Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 2002
36 Nguyễn Đăng Mạnh, Chân dung và phong cách, Nxb Văn học, 2003
Trang 1037 N Arnaudop(M.A.R),Tâm lí sáng tạo văn học,Nxb Văn học, Hà Nội,1978
38 Phạm Thế Ngũ, Lưu Trọng Lưtrong cuốn Thơ Lưu Trọng Lư những lời bình, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội, 2006
39 Bùi Văn Nguyện- Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Khoa học
và xã hội,1971
40 Nhiều tác giả, Thơ mới tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, Hà Nội,2002
41 Nhiều tác giả,Phân tâm học và văn học nghệ thuật,Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội,
2000
42 Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại phần 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1959
43 Chu Văn Sơn, Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử ,Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Hà nội,
2000
44 Vũ Tiến Quỳnh, Thế Lữ- Lưu Trọng Lư- Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê
bình, bình luận của các nhà văn Việt Nam và thế giới, Nxb Tổng hợp Khánh Hòa, 1991
45 Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội
46 Trần Đình Sử, Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998
47 Phạm Thị Hồng Quyên, Bước đầu khảo sát mối quan hệ giữa hình thức, thể loại, ngôn
ngữ và nội dung nghệ thuật thơ Lưu Trọng Lư trước 1945, Hà Nội, 2006
48 Vũ Việt Thanh, Thơ mới lãng mạn và những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội ,
2000
49 Nguyễn Bá Thành, Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội
50 Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng ,1997
51 Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984
52 Tạp chí văn học số 10/1999
53 Tạp chí văn học số 1/2000
54 Tạp chí văn học số 11/2000
55 Tạp chí văn học số 12/2000
56 Tạp chí văn học số 4/2003
57 Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, 1998