Hệ thống ngân hàngViệt Nam giai đoạn 2006 –2012

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam – phương pháp tiếp cận mô hình biên ngẫu nhiên (SFA) (Trang 39 - 47)

2. Cơ sở lý luận

2.4.4. Hệ thống ngân hàngViệt Nam giai đoạn 2006 –2012

Trong giai đoạn này, ngành ngân hàng tăng trưởng nhanh cả về số lượng và quy mô tài sản. Tuy nhiên chỉ có 25,6% ngân hàng nội địa có vốn điều lệ trên 5000 tỷ đồng. Thị phần tín dụng và huy động của khối NHTM quốc doanh vẫn dẫn đầu, tuy nhiên sụt giảm mạnh do sự chiếm lĩnh của khối NHTM cổ phần trong 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, khối ngân hàng nước ngoài được gỡ bỏ hạn chế về huy động và bắt đầu tham gia cuộc cạnh tranh thực sự bình đẳng với các NHTM trong nước kể từ đầu 2011.

Đối với nền kinh tế, đóng góp của hệ thống ngân hàng thương mại có chiều hướng tích cực qua các năm, thể hiện ở tỷ lệ dư nợ/ GDP tăng với tốc độ khá ổn định từ 2006 đến 2012, tuy có phần giảm nhẹ vào cuối năm 2011 và 2012. Điều này cho thấy hệ thống NHTM ngày càng đóng góp đáng kể trong việc tạo vốn cho nền kinh tế.

Biểu đồ 2.10. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế thời kỳ 2006 –2012

Nguồn: Báo cáo của NHNN

0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% 120.0% 140.0% 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ GDP Tổng dư nợ/GDP

Số lượng NH hiện nay – Quy mô các khối NH

Nhiều ngân hàng vớiquy mô nhỏ và tín dụng tăng trưởng nóng: Tính đến cuối năm 2010, thị trường Việt Nam có 101 Ngân hàng và chi nhánh NH nước ngoài, bao gồm NHTM trong nước, ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoàiCụ thể, có 5 NHTM quốc doanh (bao gồm cả VCB và Vietin Bank), 37 NHTM cổ phần, 53 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 NH 100% vốn nước ngoài (Nguồn: báo cáo của NHNN). Trong đó, chỉ có 11/42 (26,2%) NHTM trong nước có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có quá nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ, xuất phát điểm là các NHTM nông thôn nhưng lại vươn ra hoạt động tại thành thị, do đó tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay phát triển quá nóng. Kèm theo đó là hệ thống quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng còn tương đối kém, gây tác động không tốt đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.2. Cơ cấu NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2006 –2012

Cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam thời kỳ 2006 – 2008

Loại hình ngân hàng 2006 2008

Ngân hàng thương mại Nhà nước 5 4

Ngân hàng chính sách 1 1

Ngân hàng cổ phần 34 39

Ngân hàng liên doanh 5 5

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 31 41

Cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam thời kỳ 2010 – 2012

Loại hình ngân hàng 2010 2012

Ngân hàng thương mại Nhà nước 5 5

Ngân hàng chính sách 1 1

Ngân hàng thương mại cổ phần 37 37

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5 5

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 48 53

Tổng cộng 96 101

Nguồn: Báo cáo của NHNN

Khối NHTMQD chiếm ưu thế về vốn và Nhà nước vẫn nắm quyền chi phối tại một số NH đã cổ phần hóa: Các NHTMQD là các NH thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc đã được cổ phần hóa một phần nhưng chủ sở hữu chính vẫn là Nhà nước. Hầu hết các NH trong khối này đều có lợi thế về quy mô vốn, với tổng vốn điều lệ của 4 NH lớn tại 31/12/2010 là 64.037 tỷ đồng, dẫn đầu là Agribank với 21.042 tỷ đồng (nguồn: thống kê của NHNN). Khách hàng truyền thống của khối này là các Tổng công ty Nhà nước, tuy nhiên việc cho vay các DN quốc doanh tiềm tàng nguy cơ nợ xấu nhiều hơn so với các DN khác. Theo thống kê của NHNN, trong 3,3% nợ xấu toàn ngành của năm 2011, có tới 60% là nợ xấu của các DN quốc doanh.

Thị phần tín dụng của khối này đã sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2005 – 2010 mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Riêng 4 NH quốc doanh là BIDV, Agribank (VBARD), Vietcombank (VCB) và Viettinbank (CTG) chiếm tới 48,3% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành trong năm 2010. Tính thêm NH Phát triển nhà ĐBSCL (MHB), tổng thị phần tín dụng của nhóm các NHTMQD là 49,3%. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với 74,2% tại thời điểm 2005. Thị phần huy động cũng sụt giảm từ 74,2% xuống 47,7% trong giai đoạn 2005 – 2010 (nguồn: báo cáo của NHNN)

Khối NHTMCP có hoạt động linh hoạt và dần chiếm lĩnh thị phần của khối NHTMQD: Các NHTMCP có cơ cấu cổ đông đa dạng hơn các NHTMQD, tập

trung vào hoạt động cho vay các DN vừa và nhỏ và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Thị phần của khối này tăng nhanh trong những năm gần đây do chiếm lĩnh được từ khối NHTMQD, chiếm 37,1% thị phần tín dụng của toàn ngành trong năm 2010 với tổng số vốn điều lệ lên tới 151.590 tỷ đồng(nguồn: báo cáo của NHNN).

Tuy nhiên, quy mô của nhóm NH này vẫn nhỏ hơn nhiều so với các NHTM quốc doanh. Dẫn đầu về vốn điều lệ trong nhóm này là Eximbank (EIB) với 10.560 tỷ đồng, theo sau đó là ACB với 9.377 tỷ đồng và Sacombank (STB) với 9.179 tỷ đồng. Một số NHTMCP khác cũng có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng bao gồm NH Quân đội (MB), NH Kỹ thương (TCB), NH Hàng Hải Việt Nam (MSB) và NH Đông Nam Á (SEAB). Hầu hết các NHTMCP còn lại đều có vốn điều lệ quanh mức 2.000 - 3.000 tỷ đồng. Trong điều kiện lạm phát tăng cao của năm 2011, nhiều ngân hàng yếu về thanh khoản bắt buộc phải huy động bằng mọi giá để đảm bảo hoạt động, dẫn đến tình trạng chạy đua lãi suất như thời gian vừa qua. (Nguồn: báo cáo thường niên của NHTM)

Tăng trưởng tín dụng và huy động ở mức cao trên 20% giai đoạn 2005-2010, sau đó giảm mạnh xuống còn từ 10- 19% năm 2011, 2012. Mức tăng trung bình cho tín dụng và huy động trong giai đoạn này lần lượt là 28,43% và 27%, trong đó đỉnh điểm là năm 2007 với 53,89% và 47,64%. (Nguồn: báo cáo của NHNN)

So với các nước trong khu vực, tăng trưởng tín dụng và M2 của Việt Nam cao hơn nhiều so với Indonesia (14,5% và 12,4%) và Thái Lan (7% và 4%). Đây là một trong những nhân tố đóng góp vào sự phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này, thể hiện qua tốc độ tăng GDP trung bình là 7,15%, đạt đỉnh 8,5% vào năm 2007 (Nguồn: Báo cáo thường niên của WB). Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nóng cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong bóng tài sản mà nhiều nước mới nổi như Việt Nam mắc phải khi nguồn vốn chảy vào các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản.

Biểu đồ 2.11. Tốc độ tăng trưởngtín dụng (CRED) và huy động vốn (DEPO) của hệ thống NHTM Việt Nam thời kỳ 2005-2012.

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng_ PNS

Nợ xấu đang là bài toán khó. Cập nhật mới nhất từ NHNN về nợ xấu cho thấy, tính đến cuối tháng 2/2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng đã giảm từ 8.82% của 9/2012 xuống còn 6%. Như vậy chỉ trong 5 tháng, ngành ngân hàngViệt Nam xử lý được 53,685 tỷ đồng nợ xấu. Ước tính nợ xấu hiện nay của các TCTD vào khoảng 156,000 tỷđồng.

Điều lưu ý là những con số công bố của các TCTD và giám sát của NHNN có sự khác biệt rất lớn, theo báo cáo của các TCTD vào cuối năm 2012, nợ xấu khoảng 135,000 tỷ đồng, tương đương 4.86% tổng dư nợ và tăng 67.25% so với 2011. Trong đó, 7 ngân hàng niêm yết trên sàn ngoại trừ Navibank, tổng nợ xấu đã lên đến 22.000 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.12. Nợ xấu/tổng dư nợ của hệ thống NHTM Việt Nam

Nguồn: Báo cáo của các tổ chức tín dụng

3.00% 3.11% 2.50% 2.16% 3.30% 4.86% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 NỢ XẤU/TỔNG DƯ NỢ

Xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các TCTD mà còn cả toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nợ xấu lớn như hiện nay cũng đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ với các TCTD mà còn cả các doanh nghiệp. Do bị đọng vốn trong nợ xấu, các TCTD không có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn. Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững.Xử lý nợ xấu cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà NHNN cần phải xử lý trong năm 2013. Đề án thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC) đã được Bộ Chính trị thông qua và khai trương chính thức vào ngày 27/6/2013.

VAMC có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, sẽ mua lại nợ xấu bằng 100% giá trị sổ sách, dưới dạng trái phiếu có thời hạn 5 năm với lãi suất 0%. Các NHTM có thể đem thế chấp, chiết khấu với NHNN để lấy tiền. Tuy nhiên, NHNN chỉ cho chiết khấu khoảng 40% giá trị trái phiếu. Bên cạnh đó, các ngân hàng bán nợ mỗi năm sẽ phải trích lập dự phòng 20% cho trái phiếu.

Hạn chế của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay

Khả năng điều tiết và làm chủ thị trường tiền tệ của cơ quan quản lý tiền tệ còn nhiều bất cập: Những biến động không bình thường về lãi suất, tỷ giá, giá vàng,giá chứng khoán, cùng với các giao dịch vốn trên thị trường tài chính kém thôngsuốt trong thời gian qua phản ánh rõ nét thực trạng này.

Năng lực thanh tra giám sát của cơ quan quản lý vẫn còn nhiều điểm hạn chế, tác động không nhỏ tới tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Nội dung thanh tra giám sát của NHNN được thể hiện thông qua các quyết định ban hành về hoạt động thanh tra giám sát vẫn chưa đầy đủ; hoạt động giám sát chưa chú trọng vào hoạt động cảnh báo sớm cho các NHTM, các định chế tài chính, vẫn chỉ mang tính theo dõi, giám sát một cách riêng lẻ đối với từng định chế tài chính; hoạt động giám sát nói chung và giám sát từ xa nói riêng của cơ quan quản lý còn hạn chế về năng lực cán bộ cũng như phương pháp giám sát; mô hình tổ chức về thanh tra giám sát hệ thống ngân hàng còn chưa hoàn thiện.

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng kể từ khi đổi mới đến nay, mặc dù cónhiều thành tựu, nhưng đã có sự phát triển sai lệch về mặt cấu trúc.Cơ cấu về quymô chưa thực sự hợp lý, hình thành quá nhiều ngân hàng nhưng thiếu những NHTM có quy mô lớn, hoạt động xuyên quốc gia, đồng thời cũng thiếu các NHTM có quy mô phù hợp để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Số lượng các ngân hàng Việt Nam hiện nay là nhiều, phân bố không đều, mạng lưới các định chế tài chính tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị, hạn chế khả năng thu hút và phân bổ nguồn lực tài chính tới các vùng miền khác của cả nước. Xét về cầu trúc thị trường tài chính, thì thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu phát triển chưa tương thích với thị trường tiền tệ, qua đó mà gây sức ép tăng trưởng nguồn vốn để đầu tư tín dụng của các định chế tài chính là ngân hàng; thị trường tài chính nông thôn phát triển chậm so với yêu cầu; thị trường thứ cấp còn rất manh nha.

Những yếu kém nội tại của các NHTM:

 Trình độ quản trị của các NHTM hiện nay còn nhiều bất cập xuất phát từ vấn đề cơ cấu sở hữu, nhất là sở hữu chéo ngày càng phức tạp tại nhiều NHTM, với sự tham gia của các tập đoàn kinh tế, tạo ra nguy cơ xung đột lợi ích trong công tác điều hành của các ngân hàng này, nguồn lực của các NHTM không được đánh giá đúng làm yếu năng lực quản trị ngân hàng và quản trị rủi ro. Chiến lược kinh doanh của không ít các NHTM kém bền vững, chủ yếu tăng trưởng về quy mô và tập trung vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao để tạo lợi nhuận lớn hơn; hệ thống quản trị, nhất là hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ chưa có hiệu quả và chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; chính sách, quy trình kinh doanh nhìn chung còn hạn chế dẫn đến chưa kiểm soát có hiệu quả những rủi ro trọng yếu trong hoạt động. Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương thị trường chưa cao.

 Năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, cạnh tranh của các NHTM còn thấp, tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng chưa cao. Tính đến cuối năm 2011 định chế tài chính là NHTM có mức vốn điều lệ lớn nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng chỉ 21.000 tỷ đồng tương đương khoảng 1 tỷ USD. Khả năng sinh lời của các hệ thống TCTD ở mức khá thấp so

với mức độ rủi ro thực tế và so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Năm 2010, chênh lệch thu nhập, chi phí so với vốn chủ sở hữu (ROE) là 13,44%, năm 2011 là 14,2% và chênh lệch thu nhập, chi phí so với tài sản có (ROA) chỉ ở mức 0.9%, năm 2011 khoảng 1%. Nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế và hạch toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam còn thấp hơn nữa; cơ chế công bố thông tin và hệ thống kế toán còn nhiều bất cập so với thực tế và các thông lệ, chuẩn mực về quốc tế. Nhà đầu tư và người gửi tiền thiếu thông tin cho việc đánh giá, phân biệt về mức độan toàn, hiệu quả giữa các NHTM. Hiện nay, tính đại chúng của các NHTM còn hạn chế, số lượng cổ đông ít và nhiều NHTMCP chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

 Cạnh tranh giữa các NHTM chưa lành mạnh, thiếu sự hợp tác dẫn đến kỷ cương, kỷ luật, chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng không được tôn trọng nghiêm. Mục tiêu chạy theo lợi nhuận đã lấn át yêu cầu bảo đảm an toàn kinh doanh và vi phạm quy định pháp luật về hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng là không ít. Phương thức cạnh tranh chủ yếu là bằng giá/lãi suất, thiếu lành mạnh chưa coi trọng chất lượng dịch vụ. Cùng với năng lực quản trị yếu kém, đạo đức kinh doanh ngân hàng chưa cao làm gia tăng mức độ rủi ro hoạt động và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng;

 Mức độan toàn của hệ thống NHTM chưa cao, trong đó một bộ phận các NHTM hoạt động kém hiệu quả, mức độan toàn thấp. Do các NHTM mở rộng phạm vi hoạt động vượt khả năng tài chính và quản lý của mình (hình thành các công ty con, các qũy đầu tư....) ; các NHTM mở rộng tín dụng nhanh, quá mức so với khả năng huy động vốn trên thị trường 1, phải sử dụng nguồn vốn của thị trường 2, của công ty mẹ...; Cơ cấu nguồn vốn không ổn định; Mất cân đối nghiêm trọng về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn do lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, đặc biệt là một số TCTD đã đầu tư lớn vào bất động sản dẫn đến mất khả năng thanh khoản, buộc phải tăng huy động vốn bằng mọi giá. Tài sản có tính thanh khoản cao để sẵn sang đáp ứng các nghĩa vụ nợđến hạn thấp làm hạn chế khả năng ứng phó của TCTD đối với các đợt rút tiền hàng loạt.

Cơ sở hạ tầng tài chính chưa hỗ trợ hiệu quả cho sự an toàn và lành mạnh của các NHTM: môi trường pháp lý cho họat động của các NHTM còn quá nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; mức độ áp dụng công nghệ thông tincủa hệ thống NHTM còn thấp và có khoảng cách khá nhiều so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới và chưa theo kịp với những đòi hỏi của thực tếứngdụng và phát triển công nghệ thông tin; thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phát triển, hệ thống thông tin tín dụng và bảo hiểm tiền gửi còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam – phương pháp tiếp cận mô hình biên ngẫu nhiên (SFA) (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)