Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 1991-1999

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam – phương pháp tiếp cận mô hình biên ngẫu nhiên (SFA) (Trang 29 - 34)

2. Cơ sở lý luận

2.4.2. Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 1991-1999

Giai đoạn này phản ánh nhiều chuyển biến tích cực đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam. Hoạt động của các ngân hàng từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của nền kinh tế. Ngân hàng đã duy trì được mức lãi suất dương và tiến dần đến mức lãi suất thị trường, từng bước đa dạng hóa các hoạt động tín dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới.

Những thành tựu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt được trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện trong thập niên 90 bắt đầu được đánh dấu bằng sự ra đời của pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về các tổ chức tín dụng năm 1990. Với hai pháp lệnh này, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được tổ chức tương tự như hệ thống NHTM các nước có nền kinh tế thị trường. Sơ đồ 2.2 mô tả tổ chức hệ thống ngân hàng Việt Nam theo tinh thần pháp lệnh năm 1990.

Sơ đồ 2.2. Tổ chức hệ thống NHTM ở Việt Nam theo Pháp lệnh về ngân hàng năm 1990

Nguồn: Báo cáo của NHNN

Hệ thống ngân hàng theo pháp lệnh 1990 đã xóa bỏ được tính chất độc quyền của Nhà nước trong hoạt động của ngân hàng bằng việc cho phép thành lập các NHTM thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Mặt khác, việc chính phủ cho phép thành lập ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã góp phần tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như nhanh chóng chuyển giao công nghệ ngân hàng hiện đại vào Việt Nam.

Hơn nữa, việc cải cách hệ thống ngân hàng lần này đã chú trọng đến vai trò NHTW của NHNN thể hiện thông qua các quy định về dự trữ bắt buộc đối với các NHTM nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của cả hệ thống NHTM, tránh được sự cố đổ vỡ đã xảy ra trước khi có pháp lệnh 1990.

Cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990 đã góp phần đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như số lượng ngân hàng. Biểu đồ2.1 cho thấy sự phát triển của số lượng và hình thức sở hữu NHTM giai đoạn từ 1991 đến 1999.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam thời kỳ 1991-1999

Nguồn: Báo cáo của NHNN

Tuy nhiên, các NHTMNhà nước vẫn nắm giữ một tỷ trọng thị phần chi phối toàn hệ thống. Biểu đồ 2.2 và 2.3 cho biết thị phần của các NHTM từ năm 1993 đến năm 1996. 0 10 20 30 40 50 60 1991 1993 1995 1997 1999

Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng cổ phần

Biểu đồ 2.2. Thị phần tiền gửi của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thời kỳ 1993 –1996

Nguồn: Hideto Sato thời báo kinh tế Việt Nam số 69, 28/8/1999

Biểu đồ 2.3. Thị phần tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thời kỳ 1993 – 1996

Nguồn: Hideto Sato thời báo kinh tế Việt Nam số 69, 28/8/1999

91 88 86 76 6 8 9 10 1 2 3 3 2 2 2 8 1993 1994 1995 1996

Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng cổ phần

Ngân hàng liên doanh Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

89 85 75 74 7 11 15 14 1 2 3 5 11 3 7 7 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1993 1994 1995 1996

Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng cổ phần

Đặc biệt, khi Luật NHNN Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được quốc hội thông qua ngày 02/12/1997 và có hiệu lực thi hành ngày 01/10/1998 đã thực sự tạo ra một sân chơi bình đẳng và một nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam. Cơ cấu tổ chức hệ thống ngân hàng Việt Nam theo Luật ngân hàng năm 1997 có thể được mô tả khái quát trong sơ đồ 3.

Sơ đồ 2.3. Tổ chức hệ thống NHTM Việt Nam theo luật ngân hàng 1997

Nguồn: Báo cáo của NHNN

Chính sự hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý trong thời kỳ này đã đẩy nhanh tốc độ gia tăng dư nợ cho vay trong nền kinh tế và ngày càng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Điều này cho thấy hệ thống NHTM ngày càng đóng vai trò tích cực hơn trong việc tạo vốn cho nền kinh tế và thông qua đó đóng

góp một phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thập niên 1990.

Tuy các NHTM Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, đa dạng hóa các loại hình tín dụng và huy động vốn nhưng hoạt động chính của các ngân hàng vẫn còn dựa vào cho vay là chính, điều này đẩy các NHTM phải gánh chịu nhiều rủi ro như không hoặc khó thu hồi được nợ, đây cũng là thời kỳ nợ xấu tăng mạnh tại các ngân hàng.

Biểu đồ 2.4. Nợ quá hạn/tổng dư nợ của hệ thống NHTM Việt Nam thời kỳ 1992-1999

Nguồn: Báo cáo của NHNN

Như vậy, giai đoạn này chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ chưa từng thấy từ trước tới nay về sự thay đổi của hệ thống ngân hàng Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Những tiền đề cơ bản ban đầu đáp ứng những cam kết đã ký trong quá trình hội nhập của khu vực ngân hàng đã được tạo lập, từ đó tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng Việt Nam vững bước hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng của nền kinh tế và thời đại.

Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống ngân hàng vẫn còn có nhiều tồn tại và trở thành các thách thức lớn đối với ngành ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ hội

13.7 11.1 6 7.8 9.3 12.4 12 13.2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Nợ quá hạn/tổng dư nợ Nợ quá hạn/tổng dư nợ

nhập như: hậu quả của cơ chế cũ để lại, hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế, nền kinh tế phát triển chưa ổn định, trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam – phương pháp tiếp cận mô hình biên ngẫu nhiên (SFA) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)