5.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam Việt Nam
Từ những phân tích phần 4 về hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, tôi xin đề xuất một số giải pháp từ phía Nhà nước cũng như các giải pháp từ phía bản thân các NHTM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM ở Việt Nam.
5.1.1. Giải pháp từ Nhà nước
Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cho thấy hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay ở Việt Nam phụ thuộc vào các nhân tố vĩ mô gồm: thị phần (bao gồm cả tiền gửi và thị phần cho vay), tính thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô ngân hàng, GDP và tỷ lệ lạm phát. Chính vì vậy, để tạo động lực cho thị trường tài
chính ở Việt Nam phát triển ổn định, lành mạnh và hiệu quả hơn thì cần có sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa trực tiếp từ chính phủ và NHNN.
Đầu tiên, cần phải đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp Nhà nước. Việc bảo hộ các doanh nghiệp này là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng nợ xấu tại các NHTM, dẫn đến giảm thiểu độ hiệu quả trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, cần phải kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và hệ thống NHTM nói riêng mới có thể thực hiện được.
Thứ hai, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm tạo sân chơi bình đẳng, an toàn cho các tổ chức hoạt động ở Việt Nam; đảm bảo tính minh bạch, công bằng giữa các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tài chính. Qua đó, Nhà nước có thể đưa pháp luật thành công cụ để Chính phủ kiểm soát cạnh tranh; phù hợp hoá với các quy định cam kết theo yêu cầu của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và các cam kết với WTO.
Thứ ba, Chính phủ cần phải xoá bỏ các giới hạn về số lượng, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỷ lệ góp vốn nước ngoài; đảm bảo quyền kinh doanh của các ngân hàng và định chế tài chính nước ngoài theo các cam kết đa phương. Điều này sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh, lành mạnh hoá các NHTM của Việt Nam và tránh trường hợp rơi vào khủng hoảng tài chính ngân hàng.
Đối với ngân hàng Nhà nước, cần phải ổn định lãi suất, tỷ giá, đảm bào các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng được thông suốt. NHNN cần phải tập trung, củng cố phát triển tiền tệ; điều tiết thị diễn biến thị trường theo mục tiêu; thiết lập việc quản lý ngoại hối một cách chặt chẽ; đảm bảo không để xảy ra các cú sốc về lãi suất, tỷ giá và giá vàng; hoàn thành cơ chế kiểm soát dòng chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế. Ngoài ra, ngân hàng còn phải nâng cấp hạ tầng công nghệ ngân hàng như xây dựng hệ thống Corebanking trong quản trị của NHNN.
5.1.2. Giải pháp từ phía các NHTM
Kết quả từ mô hình nghiên cứu cho thấy các NHTM ở Việt Nam cần phải tận dụng lợi thế theo quy mô và kêu gọi đầu tư từ các đối tác nước ngoài để nâng cao
hiệu quả hoạt động của chính mình. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động, sức mạnh cạnh tranh trong xu hướng hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM cần tiếp tục đẩy manh việc chấn chỉnh củng cố hoạt động của các ngân hàng theo hướng nâng cao năng lực tài chính cũng như hiện đại hoá công nghệ, đa dạng hoá và nâng cao các tiện ích sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Kết quả ước lượng của mô hình 2SLS và Tobit theo cách tiếp cận hiệu quả theo lợi nhuận và chi phí cho thấy sở hữu của khối ngoại và quy mô ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, chính vì thế, để nâng cao năng lực tài chính cũng như hiệu quả hoạt động, các ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp như: cơ cấu lại vốn điều lệ, vốn tự có cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm cung cấp một dịch vụ đệm để bù đắp các rủi ro, thua lỗ và cho phép các NHTM tiếp tục tồn tại để từng bước có cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai. Đồng thời, bản thân các ngân hàng thường mại cần vạch ra những chiến lược, sách lược và phương hướng hoạt động rõ ràng, cụ thể, có tính thuyết phục nhằm thu hút đầu tư từ các tổ chức nước ngoài. Có như vậy, ngân hàng trong nước mới có điều kiện tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, những cái hay cái mới từ các đối tác nước ngoài với bề dày kinh nghiệm lâu đời gồm kiến thức quản trị, đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ hiện đại đến việc giám sát, điều hành, quản lý rủi ro đến việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng và phù hợp hơn với mọi nhu cầu trong giai đoạn hội nhập.
Ngoài ra, trong thời gian tới, các NHTM cần thực hiện hợp tác, xây dựng đối tác chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng công nghệ của nhau nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng cơ sở hiện có đặc biệt là trong việc cung cấp các dịch vụ về thẻ để dần có lãi từ những hoạt động này. Đồng thời cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm các sản phẩm dịch vụ dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự
đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cường bán chéo cho khách hàng. Đồng thời, việc phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của NHTM kết hợp với đổi mới công nghệ thanh toán với những dịch vụ mới như Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking…, cải tiến chính sách lãi suất đa dạng tương ứng với những hình thức huy động, cho phép chuyển đổi rõ ràng giữa những hình thức huy động vốn. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh tín dụng, cần phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, cần tạo được quy trình cung cấp linh hoạt sản phẩm của ngân hàng, đặc biệt đối với khách hàng tiềm năng có thể đưa ra điều kiện cho vay và lãi suất ưu đãi hơn theo thỏa thuận giữa hai bên.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thì các NHTM phải cải cách bộ máy quản lý điều hành theo tư duy kinh doanh mới nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Đồng thời xây dựng chuẩn hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của NHTM, và đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính doanh nghiệp. cụ thể là: Đổi mới cơ cấu hoạt động của các NHTM, trước hết là NHTM NN. Một nội dung quan trọng trong đề án tái cơ cấu 2011- 2015 là đổi mới tổ chức bộ máy theo hướng NHTM hiện đại. Quá trình tiến hành cơ cấu lại tổ chức của các NHTM cần theo hướng thực hiện quản lý các hoạt động kinh doanh của các NHTM theo nhóm khách hàng và loại hình dịch vụ của một ngân hàng đa năng, thay thế dần cho việc quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - tài sản có, và kiểm soát nội bộ, nhằm để tạo tiền đề xây dựng một số tập đoàn tài chính mạnh, có khả năng hoạt động như một ngân hàng quốc tế. Việc áp dụng phân cấp quản lý theo mô hình khối có thể nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đồng thời có thể đáp ứng được các yêu cầu phát triển ngân hàng trong tương lai. Đây cũng là mô hình tổ chức đang được áp dụng hầu hết tại các ngân hàng lớn hàng đầu thế giới. Bằng việc phát triển mô hình khối, hoạt động ngân hàng sẽ được tổ chức thành các khối cơ bản như khối ngân hàng bán lẻ, khối ngân hàng phục vụ doanh nghiệp, khối các định chế tài
chính và khối quản lý vốn. Hỗ trợ cho các khối hoạt động ngân hàng là các phòng ban có nhiệm vụ bảo đảm cho các hoạt động ngân hàng được vận hành thông suốt.
5.2. Kiến nghị hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam NHTM Việt Nam
Những giải pháp trên có tính khả thi hay không thì không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của NHTM mà còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ pháp lý và công cuộc cải cách hành chính của Chính phủ. Để có thể hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, tác giả xin có một số kiến nghị sau:
- Hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm tạo ra một sân chơi thực sự bình đẳng cho các NHTM cũng như các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Đặc biệt đảm bảo tính độc lập của các tổ chức kinh doanh tiền tệ.
- Nâng cao tính độc lập và tự chủ cho NHNN Việt Nam để NHNN thực sự đóng vai trò và chức năng của một ngân hàng trung ương. Có như vậy, NHNN mới có thể quản lý tốt các hoạt động tiền tệ, tín dụng khi mà nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường với quá trình tiền tệ hóa diễn ra mạnh mẽ.
- Triệt để xóa bỏ cơ chế bao cấp dưới mọi hình thức, bởi vì nếu còn cơ chế bao cấp cho các NHTM thì không thể tạo ra động lực cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM.
- Nhanh chóng hợp nhất và điều chỉnh các chuẩn mực của Việt Nam cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tề trong quản lý và điều hành các NHTM. - Các NHTM phải xây dựng và hoàn thiện các chiến lược phát triển dài hạn
cho riêng mình vì không có mô hình chung cho từng ngân hàng, lựa chọn đối tác chiến lược, tăng năng lực tài chính và quản lý, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để thích ứng với điều kiện mới khi mà hiện nay luồng vốn lưu chuyển trong nền kinh tế ngày cành nhanh và với quy mô ngày càng lớn. Chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh.
- Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý và kinh doanh dựa trên nền tảng của việc cải thiện năng lực tài chính, chú trọng tính liên kết về giải pháp công nghệ giữa các ngân hàng đồng thời phải kết hợp với việc phát triển nguồn nhân lực, chú trọng cả về số lượng lẫn chất lượng mà đặc biệt là chất lượng chuyên môn, xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng với người lao động.