Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2000-2005

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam – phương pháp tiếp cận mô hình biên ngẫu nhiên (SFA) (Trang 34 - 39)

2. Cơ sở lý luận

2.4.3.Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2000-2005

Đây là giai đoạn các NHTMNhà nước đẩy mạnh tái cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng theo đề án tái cơ cấu lại NHTMNhà nước được chính phủ phê duyệt tháng 10/2001 nhằm cơ cấu lại tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực hoạt động, quản lý kinh doanh, năng lực tài chính, phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM.

Còn đối với các NHTM cổ phần đã được củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính, đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTM cổ phần yếu kém về hiệu quả kinh doanh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết đã ký, trước hết là hiệp định thương mại Việt _ Mỹ, hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN. Thời kỳ này, số lượng các NHTM cổ phần có giảm sút một chút so với những năm cuối của thập niên 1990, tuy nhiên số lượng chi nhánh và đại diện của các ngân hàng nước ngoài có xu hướng gia tăng (Biểu đồ2.5).

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2001-2005

Nguồn: Báo cáo của NHNN

Dù vậy, trong giai đoạn này, các NHTM Việt Nam đã tỏ rõ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Ngân hàng là kênh huy động và cung ứng vốn chính cho nền kinh tế với 30% vốn đầu tư phát triển hàng năm và 40% tổng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp được tài trợ bởi tín dụng ngân hàng. Tuy còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực, nhưng tổng dư nợ tín dụng qua hệ thống ngân hàng đều tăng và đến cuối năm 2005 đã đạt 65,6% GDP, cao hơn mức bình quân của các nước có thu nhập thấp.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

2001 2003 2005

Tổng cộng Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ngân hàng liên doanh Ngân hàng cổ phần

Biểu đồ 2.6.: Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế thời kỳ 2000-2005 (tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo của NHNN

Ngoài ra, các sản phẩm dịch vụ, nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng, các NHTM cổ phần, ngân hàng nước ngoài ngày càng đóng vai trò tích cực hơn trong ngành. Bảng 2.1. Thị phần các NHTM Việt Nam (%) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 A. Tổng thị phần tiền gửi 2. NHTM NN 76.0 74.0 72.7 75.3 78.7 75.5 67.7 3. NHTM CP 18.0 20.5 20.1 13.4 12.0 14.6 21.6 4. CN NH NNg và LD 6.0 5.5 7.3 11.3 9.3 9.9 10.7 B. Tổng thị phần tín dụng 1. NHTM NN 75.3 75.4 73.0 72.1 72.0 73.1 70.7 2. NHTM CP 18.7 18.1 18.0 15.8 15.8 16.5 19.6 3. CN NH NNg và LD 6.0 6.5 9.0 12.1 12.2 10.4 9.7 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng tín dụng GDP % so với GDP

Nguồn: Báo cáo của NHNN

Bảng 2.1 cho thấy thị phần của NHTMNhà nước có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao đến tháng 12/2006, thị phần tiền gửi của các NHTMNhà nước (gồm 5 NHTM và ngân hàng chính sách) là 67,72% và thị phần tín dụng là 70,7%. Thị phần tiền gửi và tín dụng của các NHTM cổ phần có xu hướng gia tăng, tính đến tháng 12/2006, thị phần của các loại hình ngân hàng này tương đương là 21,6%; 19,6%, còn đối với các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh có thị phần tương đương là 10,7%; 9,7%.

Về cơ bản, các ngân hàng đã trang bị mới kiến thức về hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường cho hầu hết cán bộ chủ chốt và chuyên viên ngân hàng, trên cơ sở đó, một quá trình chuyển tải công nghệ mới về điều hành và hoạt động kinh doanh ngân hàng đã được triển khai khá đồng bộ, tạo ra một điểm xuất phát mới về tư duy và trình độ hoạt động ngân hàng trong quá trình tiền tệ hóa nền kinh tế và thương mại hóa các nguồn vốn ở Việt Nam.

Biểu đồ 2.7. Tốc độ tăng trưởng tín dụng (CRED) và huy động vốn (DEPO) của hệ thống NHTM Việt Nam thời kỳ 2001-2005.

Nguồn: Báo cáo của NHNN

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của các ngân hàng qua các năm khá cao, cơ cấu huy động cũng đa dạng hơn từ các hình thức huy động như tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi thanh toán đến việc phát hành kỳ phiếu trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau.

Biểu đồ 2.8. Nợ quá hạn/tổng dư nợ của hệ thống NHTM Việt Nam

Nguồn: Báo cáo của NHNN

Tuy nhiên, nợ quá hạn vẫn còn cao, biểu đồ 2.8 cho thấy trong thời kỳ này, tỷ lệ phần trăm nợ quá hạn có xu hướng giảm, song nếu xét con số tuyệt đối thì đây là khoản nợ quá hạn khá lớn của nền kinh tế. Nếu số nợ này chuyển thành nợ khó đòi, nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của NHTM và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn trong nền kinh tế.

Biểu đồ 2.9..Nợ quá hạn/ tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng một số nước trong khu vực và Việt Nam.

Biểu đồ 2.9 khảo sát nợ quá hạn của 6 nước trong khối ASEAN và Việt Nam cho thấy: đến thời điểm 2005 chỉ có 3 trong 6 nước là Hongkong, Singapore và Đài Loan có mức nợ xấu dưới 5%, trong đó nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Thái Lan là lớn nhất trong 7 nước được khảo sát (10,2%). Như vậy, nợ quá hạn của hệ thống NHTM Việt Nam đến thời điểm 2005 cũng chỉ là mức trung bình so với các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam – phương pháp tiếp cận mô hình biên ngẫu nhiên (SFA) (Trang 34 - 39)