1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

99 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU I. do chọn đề tài 1. Giáo dụcsự phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu hàng đầu của giáo dục trong thời đại ngày nay. Điều này được xác định rõ trong thập kỷ của Liên Hiệp Quốc về giáo dụcsự phát triển bền vững (2005-2014). Mặc vậy, tầm nhìn, mục tiêu và các nội dung của GDPTBV vẫn chưa được hiện thực hóa ở mức cần thiết trong giáo dục ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vì vậy rất cần thiết phải tăng cường GDPTBV trong nhà trường phổ thông. 2. Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành hiểm họa đe dọa đến sự tồn vong của toàn thể nhân loại. Việt Nam được cảnh báo là một trong những quốc gia sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất khi nhiệt độ Trái Đất không ngừng tăng lên. Câu hỏi đặt ra là làm gì để ứng phó với BĐKH? Bên cạnh những giải pháp mang tầm vĩ mô, cần có sự chung tay của cộng đồng quốc tế, sự tham gia của chính phủ và người dân thì tăng cường GDBĐKH trong nhà trường phổ thông là giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi vì GDBĐKH nhằm cung cấp kiến thức, hình thành kĩ năng và quan trọng nhất là xây dựng năng lực ứng phó có hiệu quả với những tác động của BĐKH cho HS. 3. Địa lí là một trong những môn học có nhiều thuận lợi nhất để tích hợp và lồng ghép GDBĐKH. Bởi vì ở nhà trường phổ thông khí hậu và BĐKH là đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lí nói chung và môn Địa lí nói riêng. Địa lí phổ thông có khả năng nắm vững các kiến thức BĐKH ( biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả ) trên phạm vi toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương. Và giúp cho HS có được khả năng “tư duy toàn cầu hành động địa phương”. 4. Phương pháp dạy học dự án là một trong những phương pháp thích hợp để giáo dục biến đổi khí hậu thông qua môn địa lí. Lí thuyết và thực tiễn đã chứng tỏ rằng DHDA là một phương pháp dạy học có hiệu quả của giáo dục BĐKH. DHDA là phương pháp được xây dựng dựa trên tiếp cận trải nghiệm, định hướng thực tiễn và định hướng hành động với đặc trưng cơ bản tiếp cận khoa học, được xem là công cụ dạy học hiệu nghiệm, có khả năng phát huy tối đa năng lực của người học, trang bị những kĩ năng cần thiết để họ có thể thích nghi với thực tế cuộc sống nhiều biến động. 1 5. Internet đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để tiến hành dạy học dự án nội dung giáo dục về sự biến đổi khí hậu, bởi: - Internet cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ, phong phú, cập nhật cho HS khi các em nghiên cứu các dự án. Với vấn đề mang tính thời sự cao như BĐKH, sự thay đổi diễn ra từng ngày từng giờ và trên quy mô toàn cầu thì chỉ Internet mới có thể phản ánh được một cách đầy đủ nhất. - Các tiện ích của Internet giúp giáo viên tổ chức, quản lý, HS tiến hành các dự án học tập một cách thuận lợi, nhanh chóng. Trong điều kiện khuôn khổ trường lớp, chương trình học hạn hẹp thì đây chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho dạy học. - Internet vừa có khả năng kết nối người học, vừa tạo ra cơ hội để HS bày tỏ những quan điểm của cá nhân, thay đổi cách nhìn nhận của người khác cũng như của chính bản thân mình, tạo ra những cộng đồng cùng chung tay chống lại nguy cơ của sự BĐKH. Với những lí do trên tôi mạnh dạn đề xuất và nghiên cứu đề tài “TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LỚP 6 THCS II. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Những mục tiêu quan trọng nhất của đề tài là : - Xác định những cách thức và phương pháp sử dụng hiệu quả DHDA và sự hỗ trợ của Internet để GDBĐKH trong dạy học Địa lí ở trường THCS. - Xây dựng quy trình với những bước cụ thể để tổ chức cho HS thực hiện các dự án về BĐKH với sự hỗ trợ của Internet trong dạy học Địa lí, phù hợp với điều kiện dạy học của nước ta hiện nay. III. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đánh giá những mục tiêu nói trên, đề tài cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau : - Nghiên cứu cơ sở lí luậnthực tiễn của việc GDBĐKH trong dạy học Địa cho HS THCS thông qua phương pháp DHDA và sự hỗ trợ của Internet. - Sáng tỏ phương pháp dạy học hiệu quả, lựa chọn các công cụ Internet phù hợp từ đó thiết kế các dự án học tập nội dung giáo dục về BĐKH với sự hỗ trợ của Internet. - Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu lí thuyết. IV. Giới hạn của đề tài 2 - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ hiệu quả của một phương pháp cụ thể trong GDBĐKH thông qua môn Địa lí : Phương pháp DHDA với sự hỗ trợ của Internet. - Phạm vi đối tượng nghiên cứu là HS các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội V. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tôi đã vận dụng phối hợp các phương pháp, trong đó có các phương pháp chủ yếu sau: 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu thuyết - Phương pháp phân tích hệ thống: Phương pháp này coi quá trình dạy học là một hệ thống, bao gồm quá trình dạy và quá trình học, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ tương hỗ và tạo nên cấu trúc chặt chẽ. Đó là quá trình dạy và quá trình học. Việc sử dụng phương pháp này nhằm phát hiện ra các chức năng và cầu trúc của hệ thống các phương pháp dạy học Địa lí như: Hệ thống các phương pháp dạy học tích cực, hệ thống phương pháp dạy thụ động để từ đó đề xuất việc đổi mới phương pháp dạy học. - Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình liên tục và mang tính kế thừa. Trong đề tài này, phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng làm sáng tỏ những khả năng và hiệu quả của việc áp dụng phương pháp dự án vào dạy học ở trường phổ thông. - Phương pháp nghiên cứu các công trình lí luận: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các công trình, cuốn sách vềluận giáo dụcdạy học, phương pháp dạy học Địa lí, phương pháp DHDA, các đề tài luận văn tốt nghiệp cùng chuyên ngành…Đây là nguồn tư liệu tham khảo chủ yếu giúp cho tác giả hiểu rõ những quan điểm, những ý kiến của các tác giả đi trước. - Phương pháp thống kê toán học: Giá trị của phương pháp này không chỉ giới hạn ở chỗ tính toán hay xử hàng loạt các số liệu trong quá trình điều tra thực tế mà còn giải thích và làm rõ mối quan hệ có tính định hướng giữa tâm sinh lí và khả năng nhận thức của HS. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp chính là nhằm phát hiện, khai thác, chọn lọc các khía cạnh khác nhau của tài liệu để phục vụ nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước 3 về các vấn đề liên quan đến phương pháp dự án, GDBĐKH, thiết kế và tổ chức các dự án trong dạy học Địa lí. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra khảo sát: Với các bảng điều tra câu hỏi phương pháp này được sử dụng để điều tra tình hình áp dụng phương pháp DHDA, thực trạng GDBĐKH ở trường THCS trên địa bàn Hà Nội và khảo sát năng lực của GV nhằm phục vụ cho mục đích thiết kế và tổ chức các dự án. - Phương pháp quan sát: Phương pháp này được sử dụng để thu thập những thông tin định tính. Ở đề tài này việc quan sát được thực hiện trong suốt quá trình HS và GV tiến hành dự án để có được điều chỉnh cần thiết phù hợp với thực tế dạy học. - Phương pháp chuyên gia: Các vấn đề trong đề tài được được đem ra tham khảo ý kiến và thảo luận với các chuyên gia giáo dục, cán bộ chương trình, GV… những người quan tâm, có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong DHDA và GDBĐKH. - Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp thu thập và xử thông tin thực hiện bởi những quan sát trong điều kiện có gây biến đổi đối tượng khảo sát một cách chủ định. Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích kiểm chứng tính hiệu quả của đề tài và đánh giá một cách chính xác, khách quan những giả thuyết mà tác giả đã nêu ra trong đề tài. VI. Lịch sử nghiên cứu đề tài Phương pháp dạy học dự án đã được các nhà nghiên cứu lí luận giáo dục Việt Nam tiếp cận và giới thiệu trong một số cuốn sách, luận văn, các tài liệu tập huấn cũng như các bài báo cụ thể: Phương pháp DHDA đã được trình bày trong giáo trình “Lí luận dạy hoc Địa đại cương” và trong cuốn sách “Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực” của PGS.TS. Đặng Văn Đức. Trong tài liệu Dạy học Project hay dạy học theo dự án và một số tài liệu tập huấn vềluận giáo dục dạy học hiện đại các tác giả Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier đã đề cập khá rõ vấn đề DHDA. Một số đề tài luận văn tốt nghiệp cũng đã đi sâu tìm hiểu vấn đề DHDA ví dụ như : Tổ chức dạy học dự án một số kiến thức chương chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể trong SGK Vật lí 10 BCB (Nguyễn Thị Phương Dung); Vận dụng 4 phương pháp dự án trong dạy học tiếng việt 4 cho HS khá giỏi (Châu Thị Lan Chi); Tổ chức dạy học dự án “sử dụng năng lượng mặt trời” cho học sinh lớp 11 (Nguyễn Cao Cường); Tổ chức DHDA các nội dung kiến thức chương “Mắt – các dụng cụ quang học” trong SGK vật lí 11 (Trần Thị Hải); Tổ chức DHDA giáo dục sự phát triển bền vững trong chương trình SGK Địalớp 10 (Nguyễn Thị Thúy Hường). Trên các báo, tạp chí và kỷ yếu hội thảo khoa học đã xuất hiện một số bài viết về DHDA, đáng chú ý là bài viết Sử dụng sơ đồ tư duy trong DHDA các nội dung kiến thức chương từ trường môn Vật lí 9 của tác giả Trần Văn Thành ; Vận dụng DHDA trong ứng dụng kĩ thuật của Vật lí của Đỗ Hương Trà, Phạm Văn Ngọc; Sử dụng phương pháp DHDA có ứng dụng CNTT ở trường phổ thông của tác giả Trần Thị Thanh Thủy. Các tài liệu tập huấn của các dự án đào tạo kĩ năng cho GV của Bộ Giáo Dục các tập đoàn lớn như: Chương trình dạy học Intel của tập đoàn Intel Việt Nam, chương trình Partners in learning của tập đoàn Microsoft, dự án Việt – Bỉ áp dụng cho 17 tỉnh miền núi phía bắc…đã đề cập ở mức độ khác nhau đến DHDA. Các tài liệu này tập trung bồi dưỡng kĩ năng và năng lực ứng dụng CNTT & TT và thực hành áp dụng phương pháp dự án vào quá trình dạy học. Các tài liệu trên đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản của phương pháp DHDA, gồm: Thứ nhất, cơ sở lí luận của phương pháp: khái niệm, cách tiếp cận, đặc điểm, phân loại, mục tiêu, ý nghĩa của phương pháp, vai trò của GV và HS, quy trình chung của DHDA. Thứ hai, đưa ra quy trình cụ thể, chi tiết để GV có thể thiết kế, tổ chức cho HS thực hiện các dự án trong các môn học, bài học cụ thể như Vật lí, Địa lí, Toán, Tiếng Việt, Sinh học… Thứ ba, lựa chọn những công cụ thích hợp cho DHDA trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của CNTT & TT. Ứng dụng CNTT & TT phục vụ quá trình dạy học là một mảng thu hút rất nhiều đề tài nghiên cứu. Những nghiên cứu đó đã chỉ ra vai trò, chức năng và những ứng dụng cụ thể của ICT trong dạy họcgiáo dục. 5 Về công cụ Internet đối với dạy họccác nghiên cứu như: Sử dụng tài liệu khai thác thác trên mạng Internet để dạy học Lịch sử ở trường THPT (Đoàn Thị Kiều Oanh), Sử dụng Internet khai thác thông tin, tư liệu dạy học sinh học (Dương Tiến Sỹ); Sử dụng Internet trong dạy học (Phạm Tú Anh). Các tài liệu này đã đề cập đến chức năng, vai trò, các công cụ của Internet có thể được sử dụng để khai thác thông tin cho dạy học đồng thời đưa ra những hướng dẫn cụ thể. Đối với việc tổ chức quá trình dạy học bằng công cụ Internet thì các tài liệu của Intel, Microsoft đã đề cập hết sức cụ thể, chi tiết mang tính ứng dụng cao. GDBĐKH, hiện nay là chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm, của các nhà nghiên cứu và quản giáo dục. Trong các hội thảo quốc gia và quốc tế về GDBĐKH tổ chức tại trường ĐHSP Hà Nội có hàng trăm báo cáo của các chuyên gia về BĐKH, chuyên gia giáo dục trong nước và ngoài nước, các báo cáo này tập trung làm rõ những vấn đề sau: - Những kiến thức về khí hậu và BĐKH bao gồm: quan niệm, nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, giải pháp…đó là các bài viết của TS. Đào Ngọc Hùng, PGS. TS Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Ánh Hoàng & Lê Thị Ngọc Bích… - Ý nghĩa và tầm quan trọng của GDBĐKH cho cộng đồng nói chung và các trường học nói riêng. Chủ đề này có nghiên cứu của PGS. TS Trần Đức Tuấn, PGS. TS Nguyễn Thị Minh Phương, Ths. Hồ Thị Thu Hồ… - Các phương pháp và cách thức GDBĐKH trong nhà trường phổ thông như: Tích hợp GDBĐKH vào chương trình, SGK của các tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Trịnh Phi Hoành, Trần Quốc Huy, Nguyễn Tất Thắng…; Sử dụng phương pháp DHDA gồm các tác giả: Nguyễn Thị Kim Liên, Trần Văn Thành, Nguyễn Thị Việt Hà; Tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục về BĐKH: Trần Thị Bích Hường, Đỗ Thị Lý… - Các công cụ sử dụng để GDBĐKH: Phương tiện trực quan (Ths. Nguyễn Trọng Đức), Tranh biếm họa (Nguyễn Thị Thu), CVCA – đánh giá tác động của BĐKH (Hà Văn Thắng)… Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên, đề tài của tôi đã vận dụng để giải quyết một nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể - 6 Tổ chức cho HS thực hiện các dự án về BĐKH với sự hỗ trợ của Internet trong dạy học Địalớp 6THCS. VII. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3 và kết luận, trong đó: Chương 1: Cơ sở lí luậnthực tiễn của việc tổ chức cho HS thực hiện các dự án về BĐKH với sự hỗ trợ của Internet trong dạy học Địalớp 6 - THCS Chương 2: Thiết kế và tổ chức cho HS thực hiện các dự án về BĐKH với sự hỗ trợ của Internet trong dạy học Địalớp 6 - THCS Chương 3: Thực nghiệm phạm PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬNTHỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LỚP 6 - THCS. I. Quan niệm về biến đổi khí hậu 1. Khái niệm về biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỉ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự BĐKH có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. (nguồn: http://vi.wikipedia.org) 2. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. • Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. • Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. • Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. 7 • Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. • Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. 3. Nguyên nhân gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu Nguyên nhân làm cho khí hậu thay đổi được xác định một phần đến từ tự nhiên nhưng chủ yếu vẫn do con người, cụ thể: Khí hậu trái đất thường xuyên thay đổi trong quá trình lịch sử địa chất, sau một chu kì nóng lại là một chu kì lạnh đi có tên là chu kì băng hà. Hiện nay, chúng ta đang sống trong chu kỳ nóng lên của Trái Đất, bắt đầu khoảng 10 000 năm trước đây. Nguyên nhân của các thay đổi lớn của khí hậu bao gồm: thay đổi vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời, thay đổi cường độ hoạt động của mặt trời, sự gia tăng hoạt động của tro bụi và hơi nước Nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi nhiệt độ của trái đất và các biến đổi khí hậu kèm theo là sự gia tăng đáng kể lượng khí nhà kính từ các hoạt động của con người. Việc tăng khí nhà kính sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính, phá vỡ cân bằng nhiệt, làm tăng nhiệt độ khí quyển Trái Đất và kèm theo đó là làm biến đổi một loạt những đặc trưng khí hậu khác. 4. Hậu quả của biến đổi khí hậu • Băng tan và những hệ lụy đi kèm Khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên chịu ảnh hưởng đầu tiên sẽ là những vùng có khí hậu lạnh, ở Bắc Cực băng sẽ tan chảy, diện tích băng hà và băng vĩnh cửu sẽ bị thu hẹp.Tan băng sẽ làm cho mực nước biển dâng cao gây ngập lụt những vùng đất thấp và các đảo nhỏ trên biển. Hậu quả là, diện tích và không gian sinh tồn của cả sinh vật và con người đều bị thu hẹp. Xâm nhập mặn sẽ vào sâu trong đất liền làm suy thoái diện tích đất canh tác màu mỡ ở các vùng hạ lưu các sông lớn. Sóng thần, động đất, dòng hải lưu biến đổi, hiện tượng El nino, La nina…cũng là những hậu quả tai hại do nhiệt độ tăng và nước biển dâng. • Thời tiết cực đoan không ngừng gia tăng Những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lụt lội, hay khô hạn là hậu quả của BĐKH mà nhiều người phải trực tiếp chịu đựng.Thiên tai trong năm 2008 cướp đi mạng sống của 220.000 người và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành năm đáng sợ nhất trong lịch sử loài người tính theo tổn thất về người và của. Bão 8 Nagis đánh vào Mianma tháng 5/2008 là thảm họa thiên nhiên khốc liệt nhất, giết chết hơn 135.000 người và đẩy hơn 1 triệu người vào cảnh không nhà cửa. Chỉ vài ngày sau một cơn địa chấn ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã khiến hơn 70.000 người chết, 18000 người mất tích và gần 5 triệu người mất nhà cửa. • Biến đổi khí hậu làm suy giảm đa dạng sinh học Sự tăng lên của nhiệt độ trái đất cùng với sự tăng lên của hàm lượng C0 2 sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái, cũng như sự tương tác sinh thái của các loài và giới hạn địacủa chúng, cuối cùng để lại hậu quả tiêu cực cho đa dạng sinh học. BĐKH làm biến động vùng phân bố của các loài sinh vật. BĐKH đã buộc các sinh vật phải thay đổi để thích nghi với môi trường sống bằng cách thay đổi chu kỳ sinh trưởng hoặc phát triển đặc điểm thích nghi mới trên cơ thể. Những loài không có khả năng thích nghi với những BĐKH có nguy cơ bị tuyệt chủng. • Nông nghiệp và an toàn lương thực BĐKH ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và qua đó lương thực cho nhân loại – kết quả là nạn đói ngày càng trầm trọng. Trái Đất nóng lên sẽ tác động mạnh mẽ hơn đến những vùng có khí hậu nhiệt đới hay những vùng hiện nay đất đai đã bị khô (phần lớn là các nước nghèo châu Phi, châu Á…) các sa mạc sẽ được mở trên diện rộng, đồng thời mực nước biển dâng do băng tan chảy sẽ nhấn chìm những vùng đất duyên hải, khiến một diện tích lớn đất nông nghiệp bị mất. BĐKH không chỉ thu hẹp đất canh tác mà còn làm suy giảm năng suất nông nghiệp. • Dịch bệnh gia tăng Trong thời gian qua các loại bệnh dịch gia tăng như sốt rét, sốt Dengua, tiêu chảy… có xu hường gia tăng. Và mới đây nhất là sự xuất hiện của những căn bệnh lạ như cúm gà H5N1, cúm lợn H1N1…đang làm cho nhân loại điêu đứng.Vậy, có mỗi liên hệ gì giữa gia tăng dịch bệnh và BĐKH ? Bệnh tật dưới tác động của BĐKH là 1 quá trình liên quan với nhau, thông qua nhiều cơ chế tác động mà khâu cuối cùng là nguyên nhân gây bệnh dẫn đến ốm đau và tử vong cho con người. 5. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu BĐKH gây ra những hậu quả nặng nề với sự phát triển KT – XH với tất cả các nước và khu vực. Trong cuộc chiến với BĐKH không một ai có thể đứng ngoài cuộc. Để giảm nhẹ những thiệt hại nặng nề do BĐKH gây ra người ta nghiên cứu áp dụng tổng hợp các biện pháp hướng tới sống chung với BĐKH với nhận thức 9 BĐKH là một quá trình không thể đảo ngược. Chúng ta chỉ có thể giảm nhẹ chúng và nỗ lực thích ứng với chúng. Vì vậy hướng đi chính hiện nay là nghiên cứu áp dụng những biện pháp phù hợp với tình hình và khả năng của mỗi đối tượng, mỗi ngành, mỗi cộng đồng trong từng thời điểm sao cho giảm được sự tổn thương do BĐKH. Giảm nhẹ – loại trừ nguyên nhân gây BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính Thích ứng – tác động tiêu cực của các yếu tố khí hậu được giảm xuống bằng các biện pháp giảm thiểu những mặt trái của chúng 5.1. Các giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển Trước hết, cần áp dụng công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính trong một số lĩnh vực cụ thể như cung cấp năng lượng, giao thông, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, phế thải… Tiếp đó, cần có các chính sách và công cụ giảm nhẹ BĐKH như: • Lồng ghép chính sách khí hậu trong các chính sách phát triển một cách rộng rãi để dễ dàng thực hiện và khắc phục trở ngại. • Ban hành những quy chế và tiêu chuẩn để đảm bảo rằng việc phát thải khí nhà kính được duy trì ở mức cho phép. • Thực hiện đánh thuế cacbon, tức là thuế đánh vào lượng các-bon có trong nhiên liệu, mà chính xác là vào lượng khí thải C0 2 từ quá trình đốt nhiên liệu chứa các-bon. Sử dụng các biện pháp kích thích tài chính để khuyến khích sự phát triển và phổ biến công nghệ mới. 5.2. Các giải pháp thích ứng với tác động của BĐKH Để thích ứng có hiệu quả với BĐKH trong mỗi một lĩnh vực cần thiết phải xây dựng hệ thống giải pháp cụ thể, đặc trưng. Dưới đây đề cập đến một số giải pháp trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản… Hộp thông tin số 1.1 Các giải pháp thích ứng với BĐKH Năng lượng và giao thông vận tải 10 [...]... đất, các chất khí nhà kính trong khí quyển… 25 Khí hậu đối tượng nghiên cứu của khoa học Địa lí nói chung và môn Địa lí nói riêng Khoa học Địa lí nhấn mạnh đến mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần của môi trường, trong đó sự thay đổi của khí hậu sẽ kéo theo sự thay đổi của hàng loạt các yếu tố còn lại Chỉ với đặc trưng này đã cho thấy cần thiết phải dạy môn Địa lí trước khi dạy về BĐKH... thể chế hóa các hoạt động nhận thức của HS Nói cách khác đây dạy học Địa lí theo kiểu “ thầy thiết kế - trò thi công” Dạy học theo quan điểm nêu trên thể hiện rất rõ khi GV tổ chức cho HS thực hiện các dự án Phương pháp học tập này đòi hỏi HS phải biết kết hợp làm việc độc lập của cá nhân với làm việc tập thể chung toàn nhóm Lớp học được tổ chức thành các nhóm nhỏ (từ 3-5 học sinh) và các nhóm sử... trong sự tương tác mạnh mẽ với các thành viên trong cùng một nhóm nhằm thực hiện cho được của những cam kết Khả năng khác nhau của các thành viên của nhóm được sử dụng và năng lực làm việc nhóm của các thành viên sẽ được rèn luyện và nâng cao Sự thi đua thật sự giữa các nhóm nhỏ có thể phát triển trong các pha đánh giá và tổng hợp của dự án Như vậy, Việc sử dụng Internet trong những hình thức dạy học. .. Webquest để tổ hệ thống các trang web này nhằm hỗ trợ HS trong quá trình làm dự án Sử dụng có hiệu quả các công cụ giao tiếp phổ biến hiện nay như Chat, Email, Blog, Wiki, Facebook thành những kênh liên lạc chính trong dự án Các công cụ này đóng vai trò mà nguồn cung cấp tư liệu cho án, GV sử dụng để theo dõi tiến độ, hỗ trợ HS thực hiện dự án, HS sử dụng để thảo luận, trao đổi với các thành viên trong. .. dạy học theo nghĩa rộng, một phương pháp dạy học phức hợp Có thể hiểu dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực. .. thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn GV luôn luôn quan sát, hỗ trợ, khuyến khích HS hoàn thành các nhiệm vụ của dự án 24 • Hỗ trợ HS đánh giá dự án Đến đây, GV hướng dẫn HS thu thập kết quả và công bố sản phẩm dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú Tổ chức đánh giá bao gồm việc HS tự đánh giá hoạt động của các em, các nhóm đánh giá lẫn nhau kết hợp với đánh giá của GV... lớn trong giáo dục về ĐBKH ở nhà trường phổ thông Hộp thông tin số 1.3 Các hình thức hoạt động ngoại khóa GDBĐKH Ngoại khóa nhận thứcTổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BĐKH  Tổ chức thi sáng tác văn thơ, thi hung biện, thi vẽ tranh về chủ đề BĐKH  Tổ chức các cuộc nói chuyện, giao lưu, với chuyên gia về BĐKH  Tổ chức triển lãm, chiếu phim về BĐKH Ngoại khóa truyền thông  Tổ chức các cuộc thi sáng... 3 đặc điểm cốt lõi của DHDA: định hướng HS, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống Các dự án học tập, nhờ đó góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội Trong những trường hợp tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại... Internet 1 Phương pháp dạy học dựa trên dự án 1.1 Khái niệm dạy học dự án Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học theo dự án DHDA được nhiều tác giả coi là một hình thức dạy học khi thực hiện một dự án, có nhiều phương pháp cụ thể được sử dụng Tuy nhiên khi không phân biệt rạch ròi giữa hình thức và phương pháp dạy học, người ta có thể gọi nó là phương pháp dự án, nhưng trong trường hợp... của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hoá Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS • Tổ chức để HS lập và thực hiện kế hoạch dự án Trong giai đoạn này những công việc của GV và HS sẽ là:  HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án . VIỆC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 - THCS. I. Quan niệm về biến đổi khí hậu 1. Khái niệm về biến đổi khí hậu Biến. kế và tổ chức cho HS thực hiện các dự án về BĐKH với sự hỗ trợ của Internet trong dạy học Địa lí lớp 6 - THCS Chương 3: Thực nghiệm sư phạm PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA. CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS II. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Những mục tiêu quan trọng nhất của đề

Ngày đăng: 05/04/2014, 19:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ phân loại dạy học dự án - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hình 1.1 Sơ đồ phân loại dạy học dự án (Trang 24)
Hình 1.2 : Biểu đồ thống kê trình độ về ứng dụng CNTT & TT của giáo viên THCS ở   Hà Nội và thành phố  HCM năm 2007 - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hình 1.2 Biểu đồ thống kê trình độ về ứng dụng CNTT & TT của giáo viên THCS ở Hà Nội và thành phố HCM năm 2007 (Trang 39)
Hình 2.1:  Sơ đồ các loại đánh giá và mục đích - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hình 2.1 Sơ đồ các loại đánh giá và mục đích (Trang 55)
Bảng 2.1: Lịch trình đánh giá - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.1 Lịch trình đánh giá (Trang 56)
Bảng 2.2: Đặc điểm bộ câu hỏi định hướng - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.2 Đặc điểm bộ câu hỏi định hướng (Trang 57)
Bảng 2.3: Các quy trình xây dựng bộ câu hỏi định hướng (Nguồn: Intel Teach Essentials Course) - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.3 Các quy trình xây dựng bộ câu hỏi định hướng (Nguồn: Intel Teach Essentials Course) (Trang 58)
Bảng 2.4.: Bảng phân tích chức năng, điểm mạnh, điểm yếu của một số công cụ CVCA - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.4. Bảng phân tích chức năng, điểm mạnh, điểm yếu của một số công cụ CVCA (Trang 60)
Bảng  phân   tích  tác động - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
ng phân tích tác động (Trang 60)
Hình 2.2 : Sơ đồ hiểm họa - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hình 2.2 Sơ đồ hiểm họa (Trang 62)
Nhóm 4: Bảng phân tích tác động  Các bước tiến hành: - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
h óm 4: Bảng phân tích tác động Các bước tiến hành: (Trang 63)
Bảng 2.8.: Các công cụ Internet trong các giai đoạn của dự án - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.8. Các công cụ Internet trong các giai đoạn của dự án (Trang 65)
Bảng 2.12.: Mẫu kế hoạch thực thi dự án - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.12. Mẫu kế hoạch thực thi dự án (Trang 67)
Bảng 2.11: Lĩnh vực và nội dung quản lí dự án - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.11 Lĩnh vực và nội dung quản lí dự án (Trang 67)
Bảng 2.13: Biểu đồ K – W – L - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.13 Biểu đồ K – W – L (Trang 68)
Bảng 2.14: Công việc của GV và HS trong gian đoạn 2 - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.14 Công việc của GV và HS trong gian đoạn 2 (Trang 69)
Bảng 2.15: Công việc của GV và HS trong giai đoạn 3 - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.15 Công việc của GV và HS trong giai đoạn 3 (Trang 70)
Hình 2.4. Sơ đồ tổng hợp các giai đoạn tổ chức dự án - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hình 2.4. Sơ đồ tổng hợp các giai đoạn tổ chức dự án (Trang 71)
Bảng 2.16: Công việc của GV và HS trong giai đoạn 4 - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.16 Công việc của GV và HS trong giai đoạn 4 (Trang 71)
Hình  thành ý  tưởng,  xây  dựng kế  hoạch - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
nh thành ý tưởng, xây dựng kế hoạch (Trang 72)
Bảng 2.17. Điều kiện dạy học tại lớp 6A1 – THQT Hà Nội Academy - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.17. Điều kiện dạy học tại lớp 6A1 – THQT Hà Nội Academy (Trang 74)
5. Bảng kiểm mục thảo luận nhóm 6. Các bài tập1, 2, 3, 4 - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
5. Bảng kiểm mục thảo luận nhóm 6. Các bài tập1, 2, 3, 4 (Trang 75)
8. Bảng kiểm mục trang Wiki 9. Tiêu chí đánh giá trang Wiki 10. Bảng kiểm mục video clip 11 - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
8. Bảng kiểm mục trang Wiki 9. Tiêu chí đánh giá trang Wiki 10. Bảng kiểm mục video clip 11 (Trang 75)
Bài tập 3: Bảng so sánh năng lượng  hóa thạch và năng lượng sạch - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
i tập 3: Bảng so sánh năng lượng hóa thạch và năng lượng sạch (Trang 76)
Bảng  2.19. Lịch trình dự án sử dụng hiệu quả năng lượng - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
ng 2.19. Lịch trình dự án sử dụng hiệu quả năng lượng (Trang 78)
Bảng 3.1: Kết quả thực nghiệm tại trường THCS Thành Công - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 3.1 Kết quả thực nghiệm tại trường THCS Thành Công (Trang 83)
Bảng 3.2: Kết quả thực nghiệm tại trường THQT Hà Nội - Academy - TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS.    LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 3.2 Kết quả thực nghiệm tại trường THQT Hà Nội - Academy (Trang 90)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w