Các trang web về BĐKH và GDBĐKH

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 31 - 33)

III. GDBĐKH cho HS THCS thông qua môn Địa lí và phương pháp DHDA với sự hỗ trợ của Internet.

c. Internet tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy họ Khi sử dụng Internet như một phương tiện dạy học hiện đại thì việc dạy học cần được tổ chức

3.4.1. Các trang web về BĐKH và GDBĐKH

Các website có nội dung liên quan đến BĐKH rất phong phú (phụ lục?).

Theo một thống kê sơ bộ, chỉ riêng ở Việt Nam đã có hơn 30 trang có nội dung BĐKH và giáo dục về BĐKH. Đây là nguồn tài nguyên hết sức quan trọng và có giá trị đối với quá trình GDBĐKH cho HS ở nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, không phải tất cả các trang web đều có thể sử dụng để GDBĐKH trong nhà trường phổ thông. Vì vậy, những trang web thích hợp dựa theo những tiêu chí cơ bản sau:

Hộp thông tin số 1.4 Tiêu chí đánh giá trang website

Về nội dung Độ chính xác

Thông tin chính xác Thông tin phổ biến

Được cập nhật thường xuyên Thông tin được cập nhật mới nhất

Thông tin khách quan được trình bày một cách có cân nhắc. Quan điểm và hình ảnh không xuyên tạc

Sử dụng đúng văn phạm chính tả và cấu trúc ngữ pháp

Nội dung của đường link phải có liên quan, đáng tin cậy, phù hợp Tài liệu tham khảo đáng tin cậy

Ý kiến của giới chuyên môn về tác giả, người thiết kế Danh tiếng của trang chủ

Sự phù hợp

Khái niệm và từ ngữ phù hợp với khả năng nhạn thức của học sinh Thông tin phù hợp với nội dung khóa học, dự án,

Sự tác động qua lại phù hợp với sự phát triển trí tuệ và thể chất của những người xem được định trước

Phạm vi kiến thức

Thôn tin được cung cấp bao trùm những chủ đề dành cho đối tượng học sinh cụ thể Sự phát triển chủ đề hợp lý trong phạm vi trang gốc (trang đang đươc đánh giá) và những link tham khảo khác

Thông tin cung cấp không được truy cập dễ dàng từ nguồn khác Về kĩ thuật

Sự điều hướng

Hình ảnh được tải về trong một khoảng thời gian hợp lý. Những đường liên kết nội bộ dễ dàng truy cập trong trang đó Định dạng đa phương tiện chuẩn

Có thể chọn tải về hoặc in toàn bộ hay là một phần của bài văn hay là đồ họa

Thể hiện

Trang web đi kèm với những nguyên thiết kế hình ảnh tốt Màn hình hiện lên một cách có trật tự và súc tích

Những chú thích, chú giải, nhãn tên đều hiển thị Văn bản dễ đọc và kích thước phù hợp

Những hình ảnh, nghệ thuật không chỉ có trang trí mà con có chức năng nhất định Thông tin được thể hiện thông qua văn bản cả hình ảnh, âm thanh, chuyển động Thông tin làm kích thích trí tưởng tượngsự tò mò của người đọc

Những sản phẩm dành cho quảng cáo không chiếm đa số

Nguồn: Laxman Mohanty và Neharika Vohra (2006), trang 138 – 140

3.4.2. WebQuest

WebQuest là một phương pháp dạy học, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet links) do GV chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS trình bày và đánh giá.

Cùng với việc ra đời và phổ biến của Internet, ngày nay việc thu thập và xử lý thông tin trên mạng là một kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu và học tập cũng như trong lao động nghề nghiệp. Việc ứng dụng CNTT và sử dụng Internet trong dạy học ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, việc HS truy cập thông tin một cách tự do trên mạng Internet trong dạy học có những nhược điểm chủ yếu là:

• Việc tìm kiếm thường kéo dài vì lượng thông tin trên mạng lớn. • Dễ bị chệch hướng khỏi bản thân đề tài.

• Nhiều tài liệu được tìm ra với nội dung chuyên môn không chính xác, có thể dẫn đến “nhiễu thông tin”.

• Chi phí thời gian quá lớn cho việc đánh giá và xử lý những thông tin trong dạy học.

• Việc tiếp thu kiến thức qua truy cập thông tin trên mạng có thể chỉ mang tính thụ động mà thiếu sự đánh giá, phê phán của người học.

Để khắc phục những những nhược điểm trên đây của việc học qua mạng, người ta đã phát triển phương pháp WebQuest. Năm 1995 Bernie Dodge ở trường đại học San Diego State University (Mỹ) đã xây dựng Webquest trong dạy học. Các đại diện tiếp theo là Tom March (Úc) và Heinz Moser (Thụy Sĩ). Ý tưởng của họ là

đưa ra cho HS một tình huống thực tiễn có tính thời sự hoặc lịch sử, dựa trên cơ sở những dữ liệu tìm được, HS cần xác định quan điểm của mình về chủ đề đó trên cơ sở lập luận. HS tìm được những thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua những trang kết nối Internet links đã được GV lựa chọn từ trước.

WebQuest có thể được chia thành các WebQuest lớn và các WebQuest nhỏ:

WebQuest lớn: Xử lý một vấn đề phức tạp trong một thời gian dài (ví dụ cho đến một tháng), có thể coi như một dự án dạy học.

WebQuest nhỏ: Trong một vài tiết học (ví dụ 2 đến 4 tiết), HS xử lý một đề tài chuyên môn bằng cách tìm kiếm thông tin và xử lý chúng cho bài trình bày, tức là các thông tin chưa được sắp xếp sẽ được lập cấu trúc theo các tiêu chí và kết hợp vào kiến thức đã có trước của các em.

WebQuest có thể được sử dụng ở tất cả các loại hình trường học. Điều kiện cơ bản là HS phải có kỹ năng đọc cơ bản và có thể tiếp thu, xử lý các thông tin dạng văn bản. Bên cạnh đó, HS cũng phải có những kiến thức cơ bản trong thao tác với máy tính và internet. WebQuest có thể sử dụng trong mọi môn học. Ngoài ra, WebQuest rất thích hợp cho việc dạy học liên môn.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w