Sử dụng phương pháp dự án để GDBĐKH trong môn Địa lí ở nhà trường phổ thông.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 25 - 26)

III. GDBĐKH cho HS THCS thông qua môn Địa lí và phương pháp DHDA với sự hỗ trợ của Internet.

2. Sử dụng phương pháp dự án để GDBĐKH trong môn Địa lí ở nhà trường phổ thông.

trường phổ thông.

Một câu hỏi được đặt ra là: Sử dụng phương pháp DHDA như thế nào trong môn Địa lí để GDBĐKH đạt hiệu quả cao? Để tìm câu trả lời cần phải phân tích mối quan hệ giữa 3 yếu tố của quá trình này gồm: GDBĐKH, phương pháp DHDA và môn Địa lí.

• Trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông thì Địa lí là môn có nhiều ưu thế nhất khi tích hợp kiến thức về GDBĐKH. Bởi, các kiến thức địa lí gắn liền với kiến thức BĐKH, từ biểu hiện, nguyên nhân cho đến hậu quả đều có thể làm rõ nhờ kiến thức địa lí tự nhiên và KT – XH. HS cần được cung cấp những kiến thức cơ bản về Địa lí trước khi các em tìm hiểu về BĐKH. Ví dụ, các em không thể hiểu được nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính nếu không được học về nhiệt độ không khí và quá trình cân bằng nhiệt của trái đất, các chất khí nhà kính trong khí quyển…

Khí hậu là đối tượng nghiên cứu của khoa học Địa lí nói chung và môn Địa lí nói riêng. Khoa học Địa lí nhấn mạnh đến mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần của môi trường, trong đó sự thay đổi của khí hậu sẽ kéo theo sự thay đổi của hàng loạt các yếu tố còn lại. Chỉ với đặc trưng này đã cho thấy cần thiết phải dạy môn Địa lí trước khi dạy về BĐKH.

Hơn nữa, môn Địa lí trong nhà trường phổ thông giúp HS tìm hiểu về những vấn đề tự nhiên, KT – XH trên phạm vi toàn cầu, đến các khu vực, các nước trên thế giới và cuối cùng là Việt Nam. Trong khi đó quan niệm đúng đắn về nhận thức BĐKH là “tư duy toàn câu hành động địa phương”. Rõ ràng có mối liên hệ khăng khít giữa môn Địa lí và GD BĐKH.

• Môn Địa lí có nhiều thuận lợi hơn cả khi áp dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án vì: Thứ nhất, đặc điểm nổi bật của phương pháp DHDA là tính định hướng thực tiễn và có ý nghĩa thực tiễn xã hội, điều này phù hợp với môn Địa lí đặc biệt là Địa lí KT – XH bởi nó đề cập đến những sự vật, hiện tượng diễn ra trong chính cuộc sống hàng ngày của HS. Thứ hai, Địa lí là môn học tổng hợp sẽ là rất phù hợp khi DHDA cần đảm bảo tính phức hợp, kết hợp nhiều lĩnh vực ,nhiều khía cạnh khác khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề.

• Phương pháp DHDA đảm bảo thực hiện có hiệu quả tất cả những mục tiêu và định hướng của GDBĐKH. DHDA là phương pháp được xây dựng dựa trên tiếp cận trải nghiệm, tiếp cận khoa học; định hướng thực tiễn và có ý nghĩa thực tiễn xã hội là những đặc trưng cơ bản nhất của phương pháp này. Vì vậy, phương pháp dự án giúp phát huy tối đa năng lực của người học, trang bị những kĩ năng cần thiết để có thể thích nghi với thực tế cuộc sống nhiều biến động.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w