Vai trò của Internet trong E– Learning

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 27 - 29)

III. GDBĐKH cho HS THCS thông qua môn Địa lí và phương pháp DHDA với sự hỗ trợ của Internet.

b.Vai trò của Internet trong E– Learning

E - learning là dịch vụ được cung cấp dựa trên nền tảng Internet. Cũng có thể hiểu Internet là một công cụ để thực hiện E – learning. Vào năm 2006, Hội đồng nghiên cứu E-Learning Hoa Kỳ (Sloan Consortium) đã đưa ra một phân loại các lớp học như bảng sau. Các lớp học có áp dụng công nghệ Internet ở các mức C và D được coi là những lớp học E-Learning.

Nhóm Tỷ lệ nội dung được truyền tải qua Internet

Phân loại lớp

học Mô tả

A

0% Lớp học truyền thống Không có nội dung được truyền tải bằng công nghệ Internet. Tất cả là trực tiếp

B

1 – 29% Sử dụng công nghệ Sử dụng công nghệ Internet để đăng tải học liệu như đề cương, bài tập, bài giảng. Học viên và thầy gặp gỡ trực tiếp (mặt giáp mặt)

C

30 – 79%

Kết hợp (Blended/tru

Kết hợp giữa công nghệ Internet và truyền thống. Học viên và

Hybrid) thầy có những gặp gỡ, trao đổi trên Internet và có cả những buổi gặp trực tiếp

D

08% +

Trực tuyến (Online)

Tất cả nội dung trên Internet; không có gặp mặt trực tiếp.

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại lớp học E – learning

3.2. Internet: công cụ giáo dục và dạy học trong nhà trường phổ thông

Bruce và Levin (1997) cho rằng Internet còn được xem như là một công cụ hữu hiệu của dạy học với khả năng tác động đến giáo dục và dạy học ở những khía cạnh khác nhau, cụ thể là:

Công cụ để khám phá tìm hiểu: Mạng Internet tạo điều kiện tìm kiếm nguồn thông tin thích hợp cho một công việc, việc làm để hiểu được những thông tin về các nguồn lực có liên quan tới công việc thế nào, và nếu có thể được áp dụng sự hiểu biết trong một cách thức sản xuất. Internet nâng cao kiến thức của HS truy cập vào các nguồn dữ liệu từ bên ngoài bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực, cũng như tương tác trực tiếp với họ. Do đó, tiếp xúc với thực tế đời sống của bối cảnh bên ngoài, đào tạo các HS đối mặt với những bất trắc của công việc luôn thay đổi của thế giới .

Công cụ để liên lạc và kết nối các thông tin: Việc cung cấp các công cụ cho truyền thông, Internet là một công cụ nhanh vượt trội để thiết lập mối liên lạc. Những thông tin liên lạc bao gồm đồng bộ và không đồng bộ với hình thức như e- mail, danh sách gửi thư, tin tức, trò chuyện và hội thoại video... Các giao tiếp tương tác giữa HS với các chuyên gia ở những khoảng cách xa về Địa lí , khác biệt về văn hóa và truyền thống ; giữa GV nơi này có điều kiện để liên hệ với các GV ở nơi khác .

Công cụ để kiến tạo (chương trình học tập và giảng dạy). Mạng Internet khuyến khích hoạt động học tập cho HS, tạo nên một khung sườn giống như hoạt động trong thực tế. Qua các hoạt động này trên Internet sẽ giúp phát triển kĩ năng tư duy bậc cao cho HS. Ví dụ: HS có thể trình bày, minh chứng sự hiểu biết về các khái niệm đã được tiếp thu của mình thông qua việc xây dựng và tham gia phát triển các sản phẩm như các trang web. Trong các hoạt động đó, HS sẽ tự điều chỉnh

kiến thức của cá nhân theo tiến trình trao đổi, rút ra kinh nghiệm và tiến bộ về chuyên môn theo mỗi một phương thức rất riêng của cá nhân.

3.3. Ý nghĩa của việc sử dụng công cụ Internet trong giáo dục và dạy học

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 27 - 29)