Những kiến nghị và đề xuất của đề tà

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 96 - 99)

Từ những nghiên cứu và kết quả bước đầu tác giả đưa ra một số kiến nghị và đề xuất như sau:

• GV Địa lí phải thấy được vai trò quan trọng của môn học trong nhiệm vụ GDBĐKH cho HS và phải có trách nhiệm tích hợp nội dung này vào quá trình dạy học.

• Để có thể tiếp cận với phương pháp DHDA GV cần trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng nền tảng bao gồm: kĩ năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thông tin…Sẽ không thiếu cơ hội để GV có thể được tập huấn, thực hành, áp dụng DHDA vào công việc giảng dạy của mình.

• GV không nên nhầm lẫn giữa phương pháp DHDA và ứng dụng CNTT & TT trong dạy học dẫn đến hiểu sai về tình thần của phương pháp này. CNTT là một yêu cầu mang tính đòi hỏi của phương pháp DHDA khi nó hướng đến việc phát triển những kĩ năng của thế kỉ 21 cho HS. Tuy nhiên, không có CNTT vẫn hoàn toàn có thể tổ chức các dự án về BĐKH đạt hiệu quả.

• GV phải là người tự chủ về kế hoạch giảng dạy bộ môn trên cơ sở tuân thủ quy định về chuẩn nội dung chương trình và phù hợp với điều kiện trường lớp. Phải luôn sáng tạo, đổi mới và dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp đào tạo thế hệ tương lai.

• GV cần phải thay đổi quan niệm về vị trí, vai trò của thầy giáo và HS trong bối cảnh dạy học hiện nay. Học tập là quá trình chia sẻ tri thức, GV chỉ là người đóng vai trò tổ chức, điều khiển quá trình lĩnh hội tri thức của HS và cần học hỏi ở chính học trò của mình. Nếu hiểu được điều này, GV sẽ thấy được giá trị to lớn của công cụ Internet.

2. Đối với những người thiết kế chương trình

Các tập đoàn lớn như Intel, Microsoft và Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đang phát triển các chương trình trong đó có DHDA trong hệ thống trường học cả nước. Ở Hà Nội chưa thu được nhiều kết quả do tính phức tạp của phương pháp và chưa bồi dưỡng những năng lực cần thiết trước khi GV tiếp cận với DHDA, chưa tạo được động cơ cho GV, nhiều khó khăn đến từ phía chương trình và cấp quản lí. Thiết nghĩ cần phải có những điều chính cho phù hợp với thực tế đó.

Bộ Giáo Dục & Đào Tạo cũng đang chuẩn bị triển khai dự án đưa giáo dục BĐKH vào hệ thống trường học, điều này là hết sức cần thiết. Để góp vào quá trình này tôi có một số kiến nghị sau:

• Không nên đưa giáo dục BĐKH thành một môn học riêng mà nên giữ nguyên định hướng tích hợp vào nội dung chương trình như trước đến nay vẫn làm với giáo dục môi trường. Không cần thiết phải lo ngại về sự quá tải khi có quá nhiều vấn đề cần tích hợp, bởi mỗi một nội dung sẽ phù hợp với mỗi môn học và loại kiến thức khác nhau. Quan trọng là phải cho GV hiểu đúng bản chất và cách thức tích hợp.

• Bộ nên xây dựng chương trình tập huấn GV dưới định hướng cung cấp cho họ những kiến thức, kĩ năng cụ thể, cần thiết nhất để họ có thể áp dụng ngay được vào công tác giảng dạy, đồng thời có thể truyền đạt lại cho nhiều GV khác. Trong quá trình này nên lựa chọn phương pháp DHDA.

• Cần thiết phải tham khảo cách thức triển khai GDBDKH của nhiều tổ chức trong cộng đồng. Bởi GDBĐKH hướng đến việc thay đổi hành vi cho những con người cụ thể đặt trong môi trường sống của họ, hơn nữa ở những nơi khác nhau hậu quả của BĐKH sẽ tác động không giống nhau. Một thực tế là, có nhiều tổ chức và đơn vị họ có rất nhiều cách triển khai GDBĐKH rất hay mà những người làm công tác giáo dục có thể sử dụng cho mục đích của mình.

3. Đối với các cấp quản lí

• Cần thiết phải áp dụng các chuẩn học tập, chuẩn đánh giá vào chương trình tất cả các môn học. Đây là một bước cần thiết để có thể đưa phương pháp DHDA trở thành phương pháp có thể được áp dụng thường xuyên vào dạy học.

• Cần tạo ra nhiều cơ hội hơn cho GV trong việc xây dưng chương trình giảng dạy, việc quy phạm chặt chẽ hiện nay của chương trình, SGK chỉ gây nên tâm lí đối phó của người dạy là nguyên nhân của mọi sự kém hiệu quả.

IV.Hướng phát triển của đề tài

• Tiếp tục nghiên cứu những khả năng và cách thức đa dạng của Internet trong quá trình tổ chức các dự án học tập về BĐKH. Sử dụng Webquest để thiết kế và tổ chức các dự án dựa vào Internet là hướng nghiên cứu cần được ưu tiên.

• Nghiên cứu các cách thức sử dụng Internet để kết nối rộng rãi HS trong quá trình thực hiện các dự án về BĐKH. HS ở các lớp khác nhau, các trường khác nhau, HS của nhiều nước trên thế giới có thể giao lưu, trao đổi, học hỏi và quan trọng là cùng thực hiện các dự án học tập qua mạng Internet.

• Đánh giá khả năng của E – Learning trong GDBĐKH trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm tới.

• Nghiên cứu và bổ sung thêm các phương pháp, công cụ để phục vụ mục đích GDBĐKH cho HS trong trường học hướng nhiều đến mục tiêu hình thành năng lực ứng phó với những hậu quả do BĐKH gây nên.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w