Công việc của GV trong giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 53 - 67)

III. Quy trình tổ chức cho HS thực hiện các dự án về BĐKH với sự hỗ trợ của Internet trong dạy học Địa lí lớp 6 – THCS

a. Công việc của GV trong giai đoạn chuẩn bị

Hộp thông tin 2.3

Những công việc của GV trong giai đoạn chuẩn bị

• Xác định đối tượng HS thực hiện dự án

• Xác định điều kiện dạy học

• Xác định mục tiêu và dự kiến sản phẩm

• Xây dựng ý tưởng dự án

• Hình thành kế hoạch đánh giá

• Xây dựng các bộ công cụ cho dự án

• Xây dựng tiến trình dự án và dự kiến hoạt động

Xác định đối tượng HS thực hiện dự án. Các yếu tố cần xác định gồm: - Số lượng HS, tỉ lệ nam, nữ

- Năng lực nhận thức của HS đến mức độ nào

- Khả năng và nhu cầu học tập theo phương pháp dự án: Tiếp cận hay chưa tiếp cận với phương pháp dự án; có mong muốn học tập theo phương pháp này hay không; các năng lực để học tập dự án như thế nào (kĩ năng tư duy, kĩ năng cộng tác, kĩ năng CNTT…)

- Kiến thức và nhu cầu tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến BĐKH - Những sở thích, mong muốn và cá tính của HS

Xác định điều kiện dạy học:

- Chương trình, SGK và khả năng áp dụng phương pháp DHDA về BĐKH - Xác định các nguồn tài liệu: tài liệu in, tài liệu trên Internet

- Điều kiện cơ sở vật chất: phòng học, đồ dùng học tập… - Hạ tầng CNTT và khả năng kết nối Internet

- Khả năng tạo điều kiện cho việc DHDA của trường sở tại.

Xác định mục tiêu và dự kiến sản phẩm của dự án.

Khi thiết kế dự án, hãy bắt đầu bằng việc nghĩ đến sản phẩm cuối cùng. Xác định những gì HS phải biết và có thể làm được khi kết thúc dự án. Xác định những mục tiêu cụ thể qua các bước sau:

Bước 1: Xác định những chuẩn học tập của bài học, những kĩ năng của thế kỉ 21 cần thiết trong dự án

Bước 2: Phát biểu những mục tiêu cụ thể của dự án

Bước 3: Liên hệ đến đối tượng HS, điều kiện dạy học để điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp.

Một mục tiêu học tập tốt cần đảm bảo những yêu cầu sau đây: • Các mục tiêu đó phải liên quan trực tiếp đến các chuẩn nội dung

• Các mục tiêu hướng đến dự án cụ thể chứ không phải được phát biểu một cách chung chung.

• Các mục tiêu có tích hợp tư duy bậc cao

• Các mục tiêu nhắm đến những kĩ năng của thế kỉ 21

Xây dựng ý tưởng dự án

Xây dựng ý tưởng dự án từ các chuẩn học tập

- Căn cứ vào những chuẩn học tập để suy nghĩ về ý tưởng của dự án, lựa chọn những chuẩn học tập có thể xây dựng thành dự án.Ví dụ:

• Chuẩn học tập:

• Bài 15: Các mỏ khoáng sản

“HS thấy được cần thiết phải hạn chế sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch để giảm phát thải khí nhà kính”

• Ý tưởng dự án:

• HS sẽ vào vai là những kĩ sư năng lượng nghiên cứu về những giải pháp thay thế năng lượng hóa thạch, kết quả được thể hiện trong công trình nghiên cứu trình bày trước hội đồng năng lượng quốc gia.

- Những chuẩn được lựa chọn thường có liên quan trực tiếp và có ý nghĩa đối với cuộc sống thực của học sinh.

Xây dựng ý tưởng dự án từ cộng đồng

- Sau khi có các ý tưởng về dự án, lựa chọn những ý tưởng liên quan đến những vấn đề ở cộng đồng, các hoạt động ở địa phương, những vấn đề xã hội, hoặc các sự kiện thế giới hiện đang được quan tâm.

- Như vậy, một ý tưởng dự án tốt nên phù hợp với HS và gắn kết với thực tế, giải quyết được nhiều chuẩn học tập và kĩ năng.

Hình thành kế hoạch đánh giá

Đến đây chúng ta đã xác định được những mục tiêu học tập cụ thể, hình thành ý tưởng của dự án. Bước tiếp theo sẽ tập trung vào việc học tập của HS qua kế hoạch đánh giá.

Bước 1: Xem xét những cách đánh giá đa dạng và cách áp dụng chúng vào bài dạy.

• Khi lên kế hoạch đánh giá bài dạy, phải phác thảo cả đánh giá thành phần lẫn đánh giá tổng thể với 5 mục đích sau đây:

Hình 2.1: Sơ đồ các loại đánh giá và mục đích

• Khi sử dụng các kĩ thuật đánh giá hãy trả lời cho 5 câu hỏi: - Mục đích của đánh giá là gì?

- Phương pháp nào là phù hợp cho mục đích đó? - Công cụ hiệu quả nhất là gì?

- Khi nào thì sử dụng những phương pháp và công cụ đó? - Xử lý kết quả như thế nào?

Bước 2:Phác thảo một lịch trình đánh giá để minh họa cách đánh giá trong bài dạy

• Lịch trình đánh giá là một công cụ hữu ích để mô tả trực quan các hoạt động đánh giá trong suốt bài dạy và là một bước khởi đầu có ích trong quá trình phát triển kế hoạch đánh giá. Một kế hoạch đánh giá sẽ:

- Đảm bảo dự án bám sát mục tiêu học tập - Đề ra các phương pháp và công cụ đánh giá

- Định rõ các kết quả mong đợi và tiêu chuẩn về chất lượng của sản phẩm và cách thể hiện

- Định rõ các mốc kiểm tra trong quá trình thực hiện dự án và các biện pháp để giữ cho cả thầy lẫn trò không đi chệch mục tiêu.

Dưới đây là lịch trình đánh giá cho kế hoạch đánh giá của một dự án cụ thể Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc Sau khi hoàn tất dự án

Động não Biểu đồ K – W – L - Bài tập tìm hiểu về các nguồn năng lượng mới. - Phiếu trắc nghiệm kiến thức về BĐKH - Bảng kiểm mục thảo luận nhóm - Phiếu tự đánh giá cá nhân - Bảng tiêu chí đánh giá bài báo - Biểu đồ K – W – L - Bảng tiêu chí đánh giá bài báo

- Bài kiểm tra

Bảng 2.1: Lịch trình đánh giá

Xây dựng các bộ công cụ của dự án

Các công cụ để tổ chức cho HS thực hiện các dự án có thể chia làm ba nhóm. Tuy nhiên, cách phân chia này cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối bởi một công cụ có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

- Nhóm công cụ giúp HS thực hiện dự án - Nhóm công cụ giúp GV quản lí dự án - Nhóm công cụ kiểm tra đánh giá

Dưới đây chỉ trình bày một số công cụ quan trọng và đề xuất ý tưởng sử bộ công cụ CVCA – đánh giá tác động của BĐKH vào phương pháp DHDA.

Bộ câu hỏi định hướng trong dự án

Ý nghĩa của bộ câu hỏi định hướng

Bộ câu hỏi đinh hướng là một phần quan trọng trong kế hoach bài dạy, được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện dự án. Bộ câu hỏi định hướng có tác dụng:

- Câu hỏi định hướng giúp dự án tập trung vào những kiến thức trọng tâm - Câu hỏi định hướng giúp gắn những mục tiêu của dự án với mục tiêu học tập

và chuẩn chương trình.

- Câu hỏi định hướng giúp định hướng quá trình học tập của HS thông qua những vấn đề mang tính kích thích tư duy, cung cấp cấu trúc để tổ chức các thông tin có sẵn.

- Câu hỏi định hướng giúp HS kết nối những khái niệm cơ bản trong cùng một môn học hoặc giữa các môn học khác nhau.

Các loại câu hỏi định hướng

Bộ câu hỏi định hướng gồm ba loại câu hỏi: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung

Câu hỏi Đặc điểm Ví dụ

Khái quát - Là những câu hỏi mở và có phạm vi rộng - Nhắm đến những khái niệm lớn và lâu dài - Có sức thu hút và có ý nghĩa

- Đòi hỏi các kĩ năng tư duy bậc cao - Có nhiều câu trả lời

- Thường có tính chất liên môn và giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa

Vì sao chúng ta phải thay đổi?

các môn học với nhau.

Bài học - Là câu hỏi mở

- Liên hệ trực tiếp với các dự án và bài học cụ thể

- Dựa trên các mục tiêu học tập - Đòi hỏi kĩ năng tư duy bậc cao

- Giúp học sinh xây dựng câu trả lời và hiểu biết của bản thân từ thông tin mà các em thu thập được.

- Giúp trả lời câu hỏi khái quát

1. Việc sử dụng quá mức năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí đốt) có quan hệ như thế nào với hiện tượng trái đất nóng lên?

2. Để thay thế năng lượng hóa thạch cần những giải pháp nào?

Nội dung - Là những câu hỏi đóng

- Số lượng những câu trả lời đúng được xác định rõ ràng

- Thường liên quan đến các định nghĩa và yêu cầu nhớ lại thông tin

- Giúp trả lời các câu hỏi bài học

1. Khoáng sản là gì? 2. Dựa vào công dụng, khoáng sản được phân ra làm những loại nào? Kể tên một số khoáng sản trong mỗi loại?

3. Phân biệt sự khác nhau giữa mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?

Bảng 2.2: Đặc điểm bộ câu hỏi định hướng

Quy trình xây dựng bộ câu hỏi định hướng.Quy trình này có thể tiến hành theo 2 cách:

 Thứ nhất, Từ một ý tưởng lớn phác thảo câu hỏi khái quát, sau đó xây dựng câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung

 Thứ hai, bắt đầu từ việc xem xét bài dạy cụ thể, nhận xét xem bài dạy sẽ phát triển lên thành ý tưởng lớn như thế nào

Đi từ ý tưởng bao quát đến các ý tưởng cơ bản

Đi từ ý tưởng cơ bản, cụ thể đến ý tưởng bao quát.

a. Nhớ lại các chuẩn kiến thức, “ý tưởng lớn” trong môn học của bạn là gì? Xem lại các từ đã tô sáng ở trên. Thử xem có từ khoá nào đến với bạn thể hiện được những khái niệm quan trọng cho bài dạy hay không.

b. Từ những ý tưởng lớn, động não một

câu có thể đi thẳng vào trọng tâm môn học. Có kiến thức nào bạn muốn học sinh ghi nhớ lâu dài? Động não một số phát biểu bao quát một vài bài học hoặc thậm chí bao quát cả môn học.

a. Từ chuẩn kiến thức, xây dựng một vài câu hỏi bài học phù hợp cho bài dạy của bạn.

b. Xem xét các câu hỏi nội dung kết hợp với

chuẩn kiến thức, bạn muốn học sinh của bạn giải quyết câu hỏi nào trong bài học cụ thể này? Hãy bảo đảm rằng câu hỏi đủ rộng để bao quát phần lớn các chủ đề trong bài dạy. Có thể bạn sẽ có hơn một câu hỏi bài học.

c. Từ các khái niệm và ý tưởng lớn, động não một câu hỏi khái quát mà bạn muốn học sinh của bạn sẽ suy nghĩ khi học qua một vài bài học mở rộng nhiều khía cạnh khác của chung một khái niệm. d. Căn cứ theo chuẩn kiến thức, các câu

hỏi bài học nào sẽ đi thẳng vào trọng tâm những gì bạn muốn học sinh học được qua bài học này? Hãy bảo đảm rằng các câu hỏi đủ rộng để bao quát phần lớn các chủ đề của bài dạy. e. Kiểm tra câu hỏi khái quát và câu hỏi

bài học. Hai câu hỏi có chung từ khoá hay khái niệm nào hay không? Nếu có, nghĩa là câu hỏi khái quát chưa đủ rộng. Nếu cần hãy chỉnh sửa lại.

f. Từ chuẩn kiến thức, xây dựng một vài

câu hỏi bài học phù hợp cho bài dạy của bạn. Học sinh của bạn cần biết gì hoặc có thể làm gì để có thể trả lời và hiểu được các câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát?

g. Kiểm tra để bảo đảm rằng các câu hỏi

đều được viết bằng ngôn ngữ phù hợp với học sinh. Luôn luôn dùng bảng sau để hiệu đính lại liên tục.

c. Đọc lại các câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung, động não từ khoá “ý tưởng lớn” mà bài dạy hướng đến nhiều nhất. Dò thêm các từ khoá được tô sáng ở phần đầu trang. Thử xem có từ khoá nào đến với bạn thể hiện được những khái niệm quan trọng cho bài dạy hay không.

d. Từ các ý tưởng lớn, động não một câu đi

thẳng vào trọng tâm môn học. Có kiến thức nào bạn muốn học sinh ghi nhớ lâu dài? Động não một số phát biểu bao quát một vài bài học hoặc thậm chí bao quát cả môn học.

e. Từ các khái niệm và ý tưởng lớn, động não một câu hỏi khái quát mà bạn muốn học sinh của bạn sẽ suy nghĩ khi học qua một vài bài học mở rộng nhiều khía cạnh khác của chung một khái niệm.

f. Kiểm tra câu hỏi khái quát và câu hỏi bài

học. Hai câu hỏi có chung từ khoá hay khái niệm nào hay không? Nếu có, nghĩa là câu hỏi khái quát chưa đủ rộng. Nếu cần hãy chỉnh sửa lại.

g. Xem lại câu hỏi nội dung. Học sinh có

cần biết thêm điều gì để có thể trả lời đầy đủ câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học hay không? Nếu cần thiết hãy bổ sung thêm các câu hỏi bài học.

h. Kiểm tra để bảo đảm rằng các câu hỏi đều

được viết bằng ngôn ngữ phù hợp với học sinh. Luôn luôn dùng bảng sau để hiệu đính lại liên tục.

Bảng 2.3: Các quy trình xây dựng bộ câu hỏi định hướng

Sử dụng bộ công cụ CVCA phục vụ DHDA về BĐKH

CVCA (Community-based Vullerable Capacities Assesment) là bộ công cụ dùng để thu thập thông tin phục vụ cho mục đích đánh giá tác động của BĐKH và khả năng thích ứng dựa vào cộng đồng. Nó được thiết kế cho cán bộ dự án khi họ tiến hành khảo sát địa bàn triển khai dự án. Bộ CVCA có rất nhiều công cụ, điển hình như: Công cụ đánh giá nhận thức, bản đồ nguồn lực và hiểm họa, thông tin lịch sử, bảng phân tích tình trạng dễ bị tổn thương, lịch mùa vụ, thiên tai, cây vấn đề, phỏng vấn có định hướng… Việc lựa chọn tùy thuộc vào mức độ chi tiết của việc đánh giá.

CVCA không phải là công cụ dạy học trong nhà trường, tuy nhiên nó có khả năng trở thành phương tiện học tập của HS trong phương pháp dự án nếu được chọn lọc và đơn giản hóa. Quá trình này cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:

- Có thể đơn giản hóa bằng việc thay đổi hình thức, cấu trúc, thêm vào hoặc lược bỏ một hay nhiều yếu tố... nhưng không được làm thay đổi bản chất của bộ công cụ. Ở đây là việc đánh giá tác động và khả năng thích ứng với BĐKH dựa vào chính cộng đồng.

- Đơn giản hóa phải phù hợp với khả năng nhận thức của HS, đảm bảo rằng HS có thể sử dụng bộ công cụ để thực hiện dự án mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.

- Các công cụ được lựa chọn phải hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau trong quá trình HS thực hiện dự án. Nguyên tắc này được đảm bảo dựa trên cơ sở phân tích chức năng, điểm mạnh, điểm yếu của mỗi công cụ để tìm ra những khả năng bổ sung cho nhau giữa chúng.

Công cụ Chức năng Điểm mạnh Điểm yếu

Cây vấn đề

HS sử dụng phương pháp này để xác định những vấn đề mấu chốt của địa phương, tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả

Thu thập được nhiều thông tin một cách nhanh chóng, thông tin được trình bày hệ thống

Chiều sâu của thông tin bị hạn chế, nhiều khi không làm rõ được bản chất của vấn đề Thông tin lịch sử HS dùng để tìm hiểu xu hướng thay đổi của thiên tai, hiểm họa ở địa phương để từ đó xác định chiến lược ứng phó.

Công cụ này khá đơn giản, giúp HS có cái nhìn tổng thể về lịch sử của vấn đề nghiên cứu Thiên về tìm hiểu

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w