Thực nghiệm trường hợp 3: Tích hợp dự án có nội dung GDBĐKH vào hoạt động ngoại khóa GV đã tiếp cận với phương pháp dự án

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 87 - 91)

- Kĩ năng làm việc nhóm trên lớp.

3.Thực nghiệm trường hợp 3: Tích hợp dự án có nội dung GDBĐKH vào hoạt động ngoại khóa GV đã tiếp cận với phương pháp dự án

hoạt động ngoại khóa. GV đã tiếp cận với phương pháp dự án

• Trường thực nghiệm: THQT Hà Nội Academy – Tây Hồ • Dự án: “Do đâu chúng ta tồn tại” - Hoạt động Ngoại khóa

3.1. Giả thuyết khoa học

• Dự án sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi tích hợp vào các hoạt động ngoại khóa tiến hành trong thời gian dài.

• GV mới tiếp cận với phương pháp dự án cũng có thể dạy theo phương pháp này ở mức độ này.

3.2. Đối tượng thực nghiệm

a. Giáo viên Địa lí

• Trình độ chuyên môn:Cao đẳng văn – địa • Kinh nghiệm giảng dạy: 10 năm

• Đã tiếp cận với phương pháp dự án qua chương trình tập huấn nhưng chưa áp dụng vào dự án cụ thể của môn học.

- Thiết kế các bài giảng điện tử tốt

- Chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động học tập trên Internet

- Kĩ năng tổ chức tương đối tốt

- Chủ yếu tổ chức các hoạt động học tập trong lớp ít HS • Có kiến thức cơ bản về BĐKH

b. Học sinh

• Số lượng 20 em, 9 nam và 11 nữ

• HS trường quốc tế có năng lực học tập, kĩ năng tốt (đánh giá thông qua kết quả đầu vào lớp 6)

• Năng lực học tập với phương pháp dự án:

- Phần lớn HS hứng thú với phương pháp học tập theo nhóm, có những kĩ năng làm việc nhóm cơ bản.

- Hứng thú với các hoạt động ngoại khóa

- Gần nửa số HS đã được tiếp cận với phương pháp dự án ở tiểu học.

- 2/3 số HS biết cách sắp xếp thứ tự các bước hợp lí để giải quyết nhiệm vụ học tập cụ thể.

- Hơn 70% HS có thể điều tra các vấn đề thực tế tại nơi đang sống

- 100% HS đồng ý tham gia khi áp dụng phương pháp DHDA vào môn học • Kĩ năng CNTT:

- Hầu hết biết sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tính, trình chiếu. - Phần lớn HS thành thạo trong việc tìm kiếm thông tin trên intrnet

- Giao tiếp chủ yếu qua YM, Email, facebook, mạng XH • Kiến thức về BĐKH:

- Hầu hết HS biết và quan tâm đến vấn đề này (80% lựa chọn cho rằng BĐKH là vấn đề toàn cầu)

- Đa phần các em biết những thông tin cơ bản về hậu quả, biểu hiện, nguyên nhân của BĐKH.

- Phần lớn các em ý thức được những giải pháp ứng phó với BĐKH.

3.3. Mục tiêu

• Về sản phẩm

- Đa dạng: Cẩm nang, trang wiki, phóng sự • Về kiến thức BĐKH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiểu được những kiến thức cơ bản về BĐKH gồm: Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, giải pháp.

- Biết cách sử dụng hiệu quả năng lượng trong học tập và sinh hoạt • Về tích hợp CNTT

- Sử dụng internet tìm kiếm thông tin hoàn thành các bài tập của dự án - Hoạt động nhóm, trao đổi kết quả làm việc trên Internet, giao tiếp với GV - Sử dụng các phương tiện CNTT và Internet để xây dựng bài trình bày đa

phương tiện, trình diễn sản phẩm dự án • Về kĩ năng cộng tác

- Kĩ năng làm việc nhóm trên lớp và ngoài lớp - Giao tiếp, làm việc nhóm có hiệu quả trên Internet

3.4. Tiến trìnha. Đối với GV a. Đối với GV

• Thiết kế dự án và hướng dẫn chi tiết

• Cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến dự án • Cung cấp tài liệu tham khảo về BĐKH

• GV được hỗ trợ trong việc quản lí HS trên Internet

b. Đối với HS

• Khảo sát năng lực học tập dự án • Đánh giá kiến thức về BĐKH

• Xây dựng hồ sơ HS và các nhóm học tập trên Internet • Triển khai dự án

3.5. Kết quả

Những kết quả mà dự án đạt được sau khi triển khai là:

a. Giáo Viên

• GV điều hành dự án theo đúng tiến độ bao gồm các bước cơ bản dựa vào lịch trình dự án.

• GV tổ chức bài dạy đạt những yêu cầu cơ bản về: chuẩn kiến thức, kĩ năng và mục tiêu của dự án. Tuy nhiên, một vài khâu nhỏ không thực hiện được do tác động của yếu tố khách quan.

• GV không quản lí thông tin và điều hành dự án qua Internet, công việc này người hướng dẫn thực hiện.

• GV nhận định đây là phương pháp hay, mong muốn áp dụng vào dạy hoc. GV cho rằng phương pháp này sẽ thích hợp hơn với các hoạt động ngoại khóa còn nếu áp dụng vào các bài học thì rất khó thực hiện.

Sản phẩm dự án

• Tất cả các nhóm đều hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn và đạt yêu cầu • 100% HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập Kiến thức BĐKH • Điểm TB: 8. • Khá giỏi: 85%

• 72% ý kiến HS cho rằng: Các em học được nhiều kiến thức về BĐKH và các biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng trong gia đình.

• Nhìn chung HS hiểu được những kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, hậu quả của BĐKH, và chỉ ra được những giải pháp tiết kiệm năng lượng trong gia đình

Tích hợp CNTT - Internet

• Internet được sử dụng vào nhiều mục đích 89% là để tìm kiếm thông tin, 72% để thảo luận nhóm, 61% là trao đổi với GV, 56% dùng để trình bày sản phẩm. 84 % HS tự đánh giá là thành thạo trong việc khai thác thông tin từ Internet để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

• HS đã biết cách trao đổi, thảo luận nhóm, trao đổi kết quả học tập trên Internet bằng những công cụ phổ biến.

• HS thành thạo các phần mềm xử lí văn bản, thiết kế Wiki, biên tập video, tải và download tài liệu từ mạng Internet.

• Quá trình giao tiếp giữa GV và HS chủ yếu thực hiện thông quan Internet vì đây là dự án ngoại khóa tiến hành trong năm học, HS không có nhiều thời gian trên lớp.

Cộng tác • Phần lớn HS biết cách tổ chứcc và phân công nhiệm vụ trong nhóm một cách hợp lí, 89% ý kiến cho rằng nhiệm vụ trong nhóm được phân công hợp lí.

• Hạn chế: Một số ít HS chưa thực sự cộng tác với bạn và GV trong học tập mà nguyên nhân được biết là vì các em phải học quá nhiều không có thời gian tham gia dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2: Kết quả thực nghiệm tại trường THQT Hà Nội - Academy

3.6. Phân tích và đánh giá kết quả

Việc phân tích và đánh kết quả thực nghiệm được tiến hành dựa vào các tiêu chí đã đặt ra như trong trường hợp trường THCS Thành Công. Câu trả lời cho giả thuyết khoa học như sau:

• GV được tiếp cận với DHDA nhưng nếu không áp dụng thường xuyên vào quá trình giảng dạy thì cũng sẽ gặp khó khăn khi thực hiện. Trong trường hợp

này, dự án được người hướng dẫn thiết kế chi tiết, tỉ mỉ và người hướng dẫn phụ trách quản lí HS trên Internet. GV chưa thực hiện đầy đủ một số khâu trong quá trình dạy học như: Tổ chức cho HS đề xuất ý tưởng dự án, làm việc thường xuyên với các nhóm và HS tiếp thu chậm, đánh giá thường xuyên các nhiệm vụ học tập. GV chỉ có thể đôn đốc HS thông qua những tiết lên lớp và ngoài giờ. GV cũng cho rằng phương pháp này thích hợp hơn cho các hoạt động ngoại khóa hè bởi trong năm học chương trình quá dạy đặc nên HS không thể tham gia đầy đủ các hoạt động của dự án. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự hạn chế của thời gian và chương trình.

• Tích hợp GDBĐKH vào các hoạt động ngoại khóa là hình thức dạy học mang lại hiệu quả cao trong điều kiện hiện nay. Khẳng định này được lí giải dựa vào những căn cứ sau:

- HS có đủ thời gian để hoàn thành các sản phẩm của dự án đạt yêu cầu so với mục tiêu ban đầu đặt ra.

- Tiến trình gồm các bước về cơ bản được đảm bảo. Hoạt động nhóm được triển khai trên lớp, ngoài giờ, tại nhà, thông qua Internet đã tạo nên một không khí học tập sôi nổi, hứng thú.

- Sản phẩm của HS đạt được những tiêu chí đã đặt ra, một số tiêu chí không đạt được do mục tiêu dự án có phần cao hơn so với năng lực thực tế của các em.

- Các chỉ số đo lường hiệu quả cụ thể của dự án được trình bày ở bảng 3.2.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 87 - 91)