Đề tài sau khi kết thúc đã thu được nhiều kết quả khả quan và có những đóng góp quan trọng, cụ thể là :
Thứ nhất, đề tài đã làm rõ những vấn đề lí luận liên quan đến phương pháp DHDA, giáo dục BĐKH, ứng dụng CNTT & TT trong dạy học và giáo dục. Kết quả này cho phép khẳng định chắc chắn hơn về những kết luận của các công trình nghiên cứu trước đó: CNTT & TT là lựa chọn mang tính tất yếu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học; sự cần thiết cũng như tính cấp bách của việc đưa giáo dục BĐKH vào nhà trường phổ thông mà phương pháp DHDA là một lựa chọn hiệu quả.
Thứ hai, khái quát được thực trạng của việc áp dụng phương pháp DHDA và giáo dục BĐKH trong các nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng trên địa bàn Hà Nội; trong tất cả các môn học và cụ thể ở môn Địa lí. Những khảo sát này làm cơ sở rất quan trọng cho những người làm công tác quản lí, những nhà thiết kế chương trình, cán bộ dự án, các nhà phương pháp đưa ra những thay đổi hợp lí với thực tế dạy học. Hơn nữa, thực trạng cũng gợi mở về một hướng nghiên cứu nhiều triển vọng cho những ai quan tâm đến DHDA, GDBĐKH, CNTT &TT.
Thứ ba, công trình đã chứng minh có căn cứ khả năng và tính hiệu quả của phương pháp dự án với sự hỗ trợ của Internet để GDBĐKH cho HS THCS thông qua môn Địa lí. Đây có thể xem là đóng góp có ý nghĩa nhất của luận văn. Đề tài đã luận giải và chứng minh rõ những bằng chứng xác đáng là DHDA là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tiến hành GDBĐKH, đặc biệt khi nó sử dụng Internet để tổ chức cho HS thực hiện các dự án. Mô hình mang tính định hướng này
sẽ giúp GV lựa chọn phương pháp và cách thức để tiến hành tốt nhất GDBĐKH trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông.
Thứ tư, xây dựng được quy trình với những bước cụ thể, chi tiết, rõ ràng để tổ chức cho HS thực hiện các dự án về BĐKH với sự hỗ trợ của Internet trong dạy học Địa lí. Điều cần nhấn mạnh là đề tài đã chỉ ra được những sai khác giữa quy trình chung nhất khi tổ chức DHDA với thực tế điều kiện dạy học hiện nay để từ đó xây dựng nên một quy trình có thể áp dụng và mang lại hiệu quả. Điều này tạo điều kiện để GV ở những trình độ khác nhau có thể tiếp cận với phương pháp DHDA mà không gặp phải quá nhiều khó khăn.
Thứ năm, đề tài đã phân tích được khả năng tích hợp kiến thức GDBĐKH và phương pháp dự án trong toàn bộ chương trình, SGK Địa lí lớp 6 – THCS. Điều này giúp GV giải đáp được hai thắc mắc lớn là với nội dung SGK thiên về cung cấp khái niệm liệu có thể áp dụng DHDA vào môn Địa lí 6? Tích hợp GD BĐKH vào đâu và mức độ như thế nào trong chương trình? Đồng thời, luận văn xây dựng được hệ thống tài nguyên đa dạng phục vụ cho GDBĐKH thông qua môn Địa lí trong nhà trường phổ thông.
Thứ sáu, Thiết kế và biên tập lại bộ công cụ CVCA – đánh giá tác động của BĐKH phục vụ cho việc tổ chức cho HS thực hiện các dự án tìm hiểu về ảnh hưởng của BĐKH tại địa phương. Đây là điểm mới nổi bật của đề tài. Kết quả này đã bổ sung thêm một công cụ hiệu quả cho phương pháp DHDA. Để sử dụng có hiệu quả hơn công cụ CVACA cần có cách tiếp cận đa chiều, toàn diện khi nghiên cứu về phương pháp GDBĐKH. Tiếp tục đi sâu nghiên cứu về cách thức sử dụng bộ công cụ này.
Thứ bảy, đề tài đã thiết kế được ba dự án với ba bộ hồ sơ dạy học chi tiết, cụ thể đồng thời thực nghiệm tại 2 trường THCS trên địa bàn Hà Nội. Ba dự án này có thể sử dụng như là một ví dụ trong quá trình hướng dẫn GV Địa lí áp dụng DHDA về BĐKH vào môn học.