Sử dụng công cụ giao tiếp trên Internet

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 33 - 36)

III. GDBĐKH cho HS THCS thông qua môn Địa lí và phương pháp DHDA với sự hỗ trợ của Internet.

c. Internet tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy họ Khi sử dụng Internet như một phương tiện dạy học hiện đại thì việc dạy học cần được tổ chức

3.4.3. Sử dụng công cụ giao tiếp trên Internet

Các công cụ giao tiếp mạng mở rộng một cách nhanh chóng quy mô của cộng đồng mà HS có thể giao tiếp. Thông qua thư điện tử (Email), trò chuyện (chat), tin nhắn tức thời (instant messaging), thăm dò ý kiến qua mạng (online survey) và giao thức truyền thanh mạng (VoIP), GV và HS có thể thảo luận, chia sẻ ý kiến với các bạn đồng trang lứa hay các chuyên gia trên khắp thế giới. HS có thể sứ dụng các công cụ giao tiếp trên mạng để:

• Giao tiếp với những người khác bên ngoài lớp học • Nhận thông tin phản hồi và sản phẩm của các em

• Làm việc dự án theo nhóm và theo cặp với thời gian thực • Tham gia thao luận tương tác

• Thực hành ngôn ngữ viết • Thực hành ngôn ngữ nói

• Chia sẻ các thông tin dạng văn bản, tài liệu và các tài nguyên khác • Thu thập thông tin từ nhiều cá nhân

TT Công cụ Chức năng Phục vụ dạy học

1 Email

(thư điện tử) Là hình thức giao tiếp điện tử qua kênh chữ viết, có thể gửi và đọc thư bất cứ lúc nào

- Trao đổi thông tin, tài liệu học tập - Nhận và phản hồi kết quả học tập. 2 Online chat (trò chuyện trực tuyến)

Là môi trường trực tuyến trong đó các thành viên gặp gỡ và trao đổi qua kênh chữ viết cùng lúc

- Thảo luận, trao đổi trực tuyến theo cặp, nhóm.

- Theo dõi, quản lí tiến độ học tập, thực hiện dự án.

3 Instant messaging

(IM) – tin nhắn tức thời

Cho phép người ta nhận và gửi tin nhắn tức thời cho những người định sẵn đang vào mạng.

- Thảo luận, trao đổi, phân tích sản phẩm trực tuyến

4 Online survey

(thăm dò ý kiến trên mạng)

Cho phép tập hợp và phân tích dữ liệu bằng cách đưa các câu hỏi lên mạng.

- Khảo sát, thăm dò thực trạng, nhu cầu người học

- Đánh giá kết quả thông qua khảo sát người học khi kết thúc dự án. 5 Voice Over Internet Protocol (VoIP) – Giao thức truyền thanh mạng Cho phép những người dùng internet nói chuyện với nhau theo thời gian thực.

- Thảo luận trao đổi nhóm trực tuyến

- Tổ chức tọa đàm, hội thảo

Bảng1.2: Các công cụ giao tiếp trên Internet và chức năng phục vụ dạy học 3.4.5. sử dụng các công cụ để phản ánh và theo dõi các năng lực hợp tác.

GV có thể sử dụng những công cụ trực tuyến để giúp HS làm việc cộng tác trong quá trình học tập hay thực hiện dự án. HS có thể sử dụng những công cụ học tập trực tuyến để:

• Chia sẻ suy nghĩ về bài học, dự án với những người khác • Chia sẻ những liên kết trang web

• Mời cho ý kiến và phản hồi ý kiến cho người khác • Bổ sung, chỉnh sửa nội dung cho những người khác • Tạo các trang web có nhiều lớp

• Tạo các văn bản nối tiêp nhau như nhật ký học tập

• Một số công cụ cộng tác trực tuyến thường được sử dụng phổ biến trong dạy học đặc biệt là DHDA:

Blog – Các mục ghi đăng trên web để mọi người cho ý kiến

Blogs là tên viết tắt của weblogs, blog được dùng để chia sẻ thông tin và ý kiến với người đọc cũng như thu thập thông tin phản hồi và thảo luận. Blog thường có dạng nhật ký và được cập nhật thông tin thường xuyên. Blog dùng để đăng tải

nhật kí, liệt kê các nguồn nghiên cứu, ghi chép lại bài học, thu thập ý kiến phản hồi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến đề tài.

Wiki là trang web cho phép nhiều người cùng biên tập nội dung.

Wiki là các trang web cộng tác được cài đặt sao cho nó có thể được chỉnh sửa bởi bất kỳ ai hoặc chỉ bởi những người sử dụng được chỉ định. Người tạo wiki có thể nhận được thông báo về tất cả những thay đổi, và có thể dò tìm và theo dõi sự phát triển của nội dung trang.

Các trang web cộng tác trực tuyến cho phép nhiều người cùng cộng tác, biên tập văn bản hay bảng tính.

Các trang web cộng tác cho phép các cá nhân tạo hoặc tải tài liệu lên trang web. Sau đó, tùy vào việc được cấp phép, các cá nhân có thể biên tập các tài liệu bằng cách sử dụng các công cụ định dạng quen thuộc. Một số trang còn cung cấp chức năng biên tập và tạo các bài thuyết trình và các bảng tính. Trong dạy học các trang web cộng tác dùng để viết cộng tác, sửa chữa, biên tập, cho và nhận ý kiến phản hồi từ nhiều người viết, theo dõi sự đóng góp của các tác giả, so sánh các lần chỉnh sửa khác nhau, ...

Mạng xã hội với mục đích dạy học

Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, các trang nổi tiếng MySpace, Facebook, Orkut, Hi5, Friendster, Bebo, CyWorld, Mixi, tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay và Go.vn. (theo http://vi.wikipedia.org )

Sử dụng các trang mạng xã hội phục vụ mục đích dạy học, đây là một cách tiếp cận mới nhưng rất hiệu quả, cụ thể:

Mạng xã hội tạo ra phương pháp giao tiếp hoàn toàn mới giữa nhà trường và gia đình, GV và HS, giữa HS với nhau từ đó rút ngắn khoảng cách và xóa bỏ những ranh giới, tất cả đều có thể tham gia vào quá trình đào tạo.

Tạo cơ hội để nâng cao kiến thức của GV, họ có thể đang tận dụng các trang xã hội như một cách để chia sẻ, cung cấp nguồn tài nguyên kiến thức cũng như hỗ trợ và phản hồi các ý tưởng nhằm phục vụ lợi ích phát triển cá nhân.

Đối với HS, mạng xã hội tạo cho các em môi trường học tập tương tác, nhẹ nhàng và thú vị.

Từ những trình bày trên, cho phép đưa ra một số nhận định sau: Internet có rất nhiều tiện ích và tác dụng để tổ chức dạy học nói chung và DHDA nói riêng. Điều quan trọng là phải lựa chọn trong số đó những công cụ thích hợp và có phương pháp sử dụng khi tổ chức các dự án học tập cho HS. Trong điều kiện hiện, khi thực hiện các dự án nên khai thác tối đa các trang web có nội dung về BĐKH hay GDBĐKH như là một nguồn thông tin quan trọng. Sử dụng phương pháp Webquest để tổ hệ thống các trang web này nhằm hỗ trợ HS trong quá trình làm dự án. Sử dụng có hiệu quả các công cụ giao tiếp phổ biến hiện nay như Chat, Email, Blog, Wiki, Facebook thành những kênh liên lạc chính trong dự án. Các công cụ này đóng vai trò mà nguồn cung cấp tư liệu cho dư án, GV sử dụng để theo dõi tiến độ, hỗ trợ HS thực hiện dự án, HS sử dụng để thảo luận, trao đổi với các thành viên trong nhóm, với GV để giải quyết những nhiệm vụ học tập, sử dụng để trình bày kết quả dự án.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w