Thực trạng của việc sử dụng phương pháp dự án và Internet ở nhà trường THCS trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 36 - 40)

III. GDBĐKH cho HS THCS thông qua môn Địa lí và phương pháp DHDA với sự hỗ trợ của Internet.

4. Thực trạng của việc sử dụng phương pháp dự án và Internet ở nhà trường THCS trên địa bàn Hà Nộ

THCS trên địa bàn Hà Nội

4.1. Thực trạng của việc sử dụng phương pháp DHDA ở nhà trường THCS trên địa bàn Hà Nội trên địa bàn Hà Nội

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai địa phương mà GV được tiếp cận sớm nhất với phương pháp DHDA thông qua các chương trình dạy học của Intel và Microsoft Việt Nam.

Chương trình Đơn vị triển khai Năm bắt đầu Các chương trình Nội dung Dạy học intel Công ty Intel

Việt Nam và Bộ Giáo Dục

2003 đến

nay • Course Intel Teach to the Future PBL • Intel Teach Getting Start • Intel Teach Essential • Intel Teach Elements • Dạy học dự án • Ứng dụng CNTT & TT trong dạy học

Learning Microsoft và

bộ Giáo Dục nay • trợ giáo viênGiáo viên sáng tạo

• Hội thảo đổi mới giáo dục thế kỉ 21

CNTT cho GV, HS

• Ứng dụng CNTT & TT trong dạy học tích cực

• Phương pháp dự án

Bảng1.3 : Các chương trình DHDA có triển khai tại Hà Nội

Đến nay, các chương trình trên đã tập huấn và đào tạo cho hàng nghìn GV trong cả nước. Chương trình dạy học Intel bồi dưỡng được khoảng 8000 GV tại 170 trường thuộc 17 tỉnh (2007); Chương trình Partners in Learning có 50 nghìn GV và hơn 2 triệu HS được tiếp cận với các khóa học (2005 - 2009).

Ở Hà Nội, chương trình Intel với khóa học cơ bản (Intel Teach To The Future), trong 2 năm 2006 – 2007 đã bồi dưỡng được cho 250 GV, đa phần là GV THPT.

Tiếp đó, khóa học khởi đầu (Intel Teach Getting Start) có khoảng 6000 GV được tham gia tập huấn, tuy nhiên không có nhiều GV THCS. Hiện nay khóa học

Intel Teach Essential và Intel Teach Elements chỉ mới được thí điểm ở một vài trường trong nội thành, cấp THCS có trường TH Quốc Tế Hà Nội Academy (Tây Hồ).

Các chương trình đã mang lại rất nhiều thay đổi trong các trường học trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Đối với phương pháp DHDA những chương trình trên có đóng góp hết sức to lớn:

• Khởi xướng, phát triển và bồi dưỡng năng lực dạy học theo phương pháp dự án cho GV các trường THCS

• Thay đổi cách quản lý dạy học.

• Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng ICT của GV • Mang lại bầu không khí thi đua tích cực trong nhà trường: tạo không khí thi

đua đổi mới PPDH, ứng dụng ICT giữa các GV, giữa các HS và giữa GV với HS. • Gắn liền hoạt động giáo dục của nhà trường với thực tiễn của nhà trường,

của cộng đồng và của xã hội. Tạo được sự đồng thuận, sự ủng hộ của phụ huynh HS và các đơn vị bên ngoài.

Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp dự án cũng còn một số hạn chế nhất định: • Chương trình DHDA còn cồng kềnh, đòi hỏi thời gian bồi dưỡng dài, khó áp

• Kiến thức về DHDA, kĩ năng CNTT&TT của GV chưa đáp ứng được yêu cầu của DHDA. GV hiểu sai về tinh thần của phương pháp DHDA, đồng nhất phương pháp này với việc ứng dụng CNTT và Internet trong dạy học • GV phải dạy học theo phân phối chương trình của bộ giáo dục quy định tiết

dạy cụ thể, không linh hoạt, không phù hợp cho việc áp dụng phương pháp DHDA

• Tâm lí ngại thay đổi, bảo thủ của GV khi chuyển sang cách dạy học mới. • Một số cán bộ, lãnh đạo nhà trường chưa nhận thức, quan tâm đúng mức đến

hiệu quả, lợi ích của việc triển khai DHDA

• Cách dạy học của phương pháp dự án phù hợp với tâm sinh lí, trình độ tư duy của HS THPT hơn là với THCS và tiểu học.

Thực tế ở Hà Nội, GV các trường THPT tiếp cận và áp dụng phương pháp DHDA nhiều hơn GV THCS. GV bộ môn Địa lí rất ít người có thể dạy theo phương pháp này. Đó là đánh giá của đại diện cán bộ quản lí chương trình dạy học dự án của Intel Việt Nam và một số GV cốt cán. Cũng là hơi nghịch lý khi mà Địa lí là môn học có nhiều khả năng áp dụng phương pháp DHDA nhất.

Đánh giá chung khi nghiên cứu về thực trạng áp dụng phương pháp DHDA ở các trường THCS trên địa bàn Hà Nội là:

• Không nhiều trường THCS được tiếp cận với phương pháp DHDA

• Các chương trình đào tạo, tập huấn về phương pháp DHDA đang dừng lại ở bước thí điểm trên một số trường.

• Đa phần GV chưa áp dụng được đầy đủ các nội dung của DHDA, GV chưa đáp ứng được nhu cầu.

• Phương pháp dự án không được triển khai thường xuyên trong năm học, chủ yếu dành cho các hoạt động ngoại khóa hè.

Như vậy, Chúng ta đang cố gắng đưa một phương pháp dạy học hiện đại vào trường học, tuy nhiên trước những khó khăn nêu trên DHDA chưa mang lại hiệu quả thực tế và chưa bền vững.

4.2. Thực trạng của việc sử dụng Internet trong dạy học ở nhà trường THCS trên địa bàn Hà Nội trên địa bàn Hà Nội

Theo một khảo sát gần đây của Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam trên 396 GV THCS ở trường THCS có phòng máy thuộc Hà Nội và thành phố HCM về trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học, kết quả cho thấy như sau:

Tổng số Bồi dưỡng về CNTT Soạn thảo Văn bản Powerpoint Excel Internet Biết về phần mềm DH

396 213 297 93 156 78 21

100% 55 75 23 39 20 5

Hình 1.2 : Biểu đồ thống kê trình độ về ứng dụng CNTT & TT của giáo viên THCS ở Hà Nội và thành phố HCM năm 2007

Như vậy chỉ có 20% GV được khảo sát là biết khai thác Internet để phục vụ quá trình dạy học.

Báo cáo cũng chỉ ra một thực tế: Với chủ trương đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong nhà trường, Bộ Giáo Dục đã tiến hành mạnh mẽ việc kết nối Internet đến trường phổ thông, đa phần các trường THCS trên địa bàn Hà Nội được kết nối mạng. Tuy nhiên việc kết nối Internet chưa nói lên rằng các trường đã sử dụng Internet hỗ trợ dạy học hiệu quả. Đa phần các trường không kết nối Internet tới mạng máy tính cho HS mà chỉ kết nối tới một vài máy tính. Nhu cầu sử dụng máy tính, Internet đã thúc đẩy nhiều GV trang bị máy tính, kết nối Internet tại gia đình.

4.3. Thực trạng GDBĐKH trong nhà trường THCS trên địa bàn Hà Nội

Mang màu sắc của bức tranh chung, thực trạng GDBĐKH trong các trường THCS trên địa bàn Hà Nội có thể khái quát như sau:

• GDBĐKH chủ yếu được tích hợp, lồng ghép vào các bài học có nhiều khả năng như Địa lí, Vật lí, Sinh học…

• GDBĐKH thông qua các hoạt động ngoại khóa dưới hình thức phong phú như tổ chức thi tìm hiểu về BĐKH, thi vẽ tranh, trồng cây xanh, lao động

dọn dẹp vệ sinh khuôn viên nhà trường, tổ chức các câu lạc bộ, hội thảo, dã ngoại, đố vui, hát múa…

• Chưa có một báo cáo nào đánh giá cụ thể thực trạng GDBĐKH trong trường THCS trên địa bàn HN. Tuy nhiên theo một điều tra trên 110 HS của 3 trường THCS về kiến thức liên quan đến BĐKH cho thấy:

- HS quan tâm đến vấn đề BĐKH toàn cầu và lo ngại về hậu quả của vấn đề này

- HS có những kiết thức cơ bản về BĐKH như biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp

- HS có ý thức về những việc làm, thói quen có thể gây hại cho môi trường và làm BĐKH

• Đây có thể xem là kết quả khả quan của việc giáo dục môi trường, GDBĐKH được tiến hành từ trước đến nay

Chương 2

TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔIKHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC

ĐỊA LÍ LỚP 6 – THCS

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 6 THCS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w