IV. Tổ chức thực nghiệm
1. Thực nghiệm trường hợp 1: Tích hợp dự án có nội dung GDBĐKH vào bài học trong thời lượng 1 tiết GV chưa tiếp cận với phương pháp
• Trường thực nghiệm: THCS Thành Công – Quận Ba Đình
• Dự án: “Vì sao chúng ta phải thay đổi” Bài 15 – Các mỏ khoáng sản
• Có thể tích hợp có hiệu quả dự án vào các bài học và thực hiện trong một tiết học trên lớp.
• GV chưa tiếp cận với phương pháp dự án cũng có thể dạy theo phương pháp này ở mức độ tích hợp vào bài học.
1.2. Đối tượng thực nghiệma. Giáo viên Địa lí a. Giáo viên Địa lí
• Trình độ chuyên môn:ĐH sư phạm chuyên ngành Địa lí • Kinh nghiệm giảng dạy: 2 năm
• Chưa tiếp cận với phương pháp DHDA • Về kĩ năng:
- Thiết kế các bài giảng điện tử tốt
- Chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động học tập trên Internet
- Chủ yếu tổ chức các hoạt động học tập trong lớp đông - Kĩ năng tổ chức nhóm còn một số hạn chế
• Chưa có nhiều kiến thức sâu về BĐKH và phương pháp GDBĐKH
b. Học sinh
• Số lượng 47 em, 25 nam và 22 nữ
• HS lớp chọn có năng lực học tập tốt (đánh giá thông qua kết quả đầu vào lớp 6)
• Năng lực học tập với phương pháp dự án:
- Phần lớn HS hứng thú và đã tiếp cận với phương pháp học tập theo nhóm, tuy nhiên kĩ năng làm việc nhóm còn nhiều hạn chế
- Hứng thú với các hoạt động ngoại khóa
- Hơn 20% HS được tiếp cận với phương pháp DHDA
- 2/3 số HS biết cách sắp xếp thứ tự các bước hợp lí để giải quyết nhiệm vụ học tập cụ thể
- Hơn 40% HS có thể điều tra các vấn đề thực tế tại nơi đang sống
- Hơn 90% HS đồng ý tham gia khi áp dụng phương pháp DHDA vào môn học
• Kĩ năng CNTT:
- Hầu hết biết sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản
- 81 % HS cho rằng các em thành thạo trong việc tìm kiếm thông tin trên Internet
- Giao tiếp chủ yếu thông qua Yahoo Messenger, Email, facebook • Kiến thức về BĐKH:
- Hầu hết HS biết và quan tâm đến vấn đề này (84% lựa chọn cho rằng BĐKH là vấn đề toàn cầu)
- Đa phần các em biết những thông tin cơ bản về hậu quả, biểu hiện, nguyên nhân của BĐKH.
- Phần lớn các em ý thức được những giải pháp cơ bản ứng phó với BĐKH.
1.3. Mục tiêu
• Về sản phẩm dự án
- Đơn giản, bài báo trình bày trên giấy A0 • Về kiến thức BĐKH
- Biết kiến thức cơ bản nhất về BĐKH, tập trung vào nguyên nhân và giải pháp
- Biết những nguồn năng lượng mới thay thế năng lượng hóa thạch • Về mức độ tích hợp CNTT
- Sử dụng Internet tìm kiếm thông tin hoàn thành các bài tập của dự án - Hoạt động nhóm, trao đổi kết quả làm việc trên Internet, giao tiếp với GV • Về kĩ năng cộng tác
- Tập trung nhiều hơn vào kĩ năng làm việc nhóm trên lớp - Giao tiếp, làm việc nhóm thông qua Email, Yahoo chat
1.4. Tiến trình thực hiện
• Đối với giáo viên
- Giới thiệu sơ bộ để GV hình dung được các bước thực hiện phương pháp DHDA
- Thiết kế dự án và hướng dẫn chi tiết
- Cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến dự án - Cung cấp tài liệu tham khảo về BĐKH - Dạy mẫu tiết học dự án cho GV
- GV được hỗ trợ trong việc quản lí HS trên Internet • Đối với học sinh
- Khảo sát năng lực học tập dự án - Đánh giá kiến thức về BĐKH
- Xây dựng hồ sơ HS và các nhóm học tập trên Internet
- Triển khai dự án trước 1 tuần bằng các bài tập cá nhân và nhóm - Trình bày kết quả trong tiết học bài 15
Dự án sau khi kết thúc thu được những kết quả sau:
a. Giáo viên
• GV điều hành dự án theo đúng tiến độ bao gồm các bước cơ bản dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn.
• GV tổ chức bài dạy đạt những yêu cầu cơ bản về: chuẩn kiến thức, kĩ năng và mục tiêu của dự án. Tuy nhiên các khâu chưa thực sự linh hoạt gây mất thời gian.
• GV không quản lí thông tin và điều hành dự án qua Internet, công việc này người hướng dẫn thực hiện.
• Sau dự án, GV nắm được tiến trình cơ bản của dạy học dự án khi tích hợp vào bài học và mong muốn sử dụng phương pháp này cho bài dạy hội giảng trong năm nay.
• GV nhận định đây là phương pháp hay, mong muốn áp dụng nhưng nếu thời lượng là 1 tiết và phải có sự chuẩn bị gồm nhiều công đoạn như vậy sẽ rất khó thực hiện trong điều kiện hiện nay.
Bảng 3.1: Kết quả thực nghiệm tại trường THCS Thành Công
1.6. Phân tích, đánh giá kết quả
Từ những kết quả thu được so sánh với mục tiêu đặt ra, giả thuyết khoa học được trả lời như sau:
• GV chưa được tiếp cận với DHDA thì rất khó để có thể áp dụng phương pháp này vào dạy học nếu không được hướng dẫn chi tiết và sự giúp đỡ
Sản phẩm
dự án • 4 trong số 5 nhóm đạt yêu cầu cao về sản phẩm • 1 nhóm không đạt yêu cầu
• 80% HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập đúng thời hạn
Kiến thức
BĐKH • Bài kiểm tra trắc nghiệm sau khi kết thúc dự án cho kết quả như sau (phụ lục):
• Điểm TB: 7.38 • Khá, giỏi: 73.8%
• 86% ý kiến HS cho rằng: Các em học được nhiều kiến thức về BĐKH và các biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng trong gia đình
• Nhìn chung, HS hiểu được những kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, hiểu được vì sao phải có giải pháp thay thế năng lượng hóa thạch, chỉ ra được các nguồn năng lượng mới
Tích hợp CNTT - Internet
• Internet được sử dụng vào nhiều mục đích 98% là để tìm kiếm thông tin, 77% để thảo luận nhóm, 51% là trao đổi với GV, 53% dùng để trình bày sản phẩm. 75 % HS tự đánh giá là thành thạo trong việc khai thác thông tin từ Internet để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
• HS thành thạo các phần mềm xử lí văn bản
• Quá trình giao tiếp trên Internet của HS với nhóm và với GV còn hạn chế chủ yếu là những thành viên cốt cán, nhiều thành viên không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn do không thành thạo các thao tác gửi nhận tài liệu.
Cộng tác • Bước đầu biết cách làm việc nhóm, 79% ý kiến HS cho rằng học được phương pháp làm việc nhóm sau khi kết thúc dự án; 77% ý kiến cho rằng nhiệm vụ trong nhóm được phân công hợp lí.
• Hạn chế: 33% ý kiến HS đánh giá là chưa có phương pháp làm việc nhóm hiệu quả, nhiệm vụ chính vẫn tập trung cho các thành viên là nhóm trưởng, một số học sinh chưa cộng tác.
một số khâu trong dự án. Như vậy cần thiết phải được đào tạo trước khi các GV tham gia vào phương pháp này và “cầm tay chỉ việc” cũng là một cách thức hiệu quả.
• Có thể tích hợp kiến thức về BĐKH để xây dựng thành các dự án vào các bài học trong chương trình Địa lí hiện nay. Điều này được minh chứng khi các dự án có thể tiến hành song song với việc GV cung cấp kiến thức bài học cho HS hoặc sử dụng một số khâu của DHDA trong bài học trên lớp.
• Rất ít khả năng để tổ chức các dự án trong thời lượng là một tiết học. Để đi đến kết luận này tác giả phân tích dựa trên 3 tiêu chí sau:
- Thời gian để HS hoàn thành sản phẩm của dự án
- Tiến trình gồm các bước thực hiện được đảm bảo như thế nào - Sản phẩm của dự án được hoàn thành ở mực độ nào
Cụ thể như sau:
- HS phải mất 2 tiết để học bài 15 đồng thời với việc thực hiện dự án, trước đó GV đã phải dùng một tiết để làm công tác chuẩn bị cho dự án, giao bài tập cho HS, tiếp đó là một tuần để HS thực hiện dự án thông qua Internet.
- Tiến trình về cơ bản là đảm bảo các bước, tuy nhiên vì thiếu thời gian nên không thực hiện được khâu cuối cùng là thảo luận về kết quả của các nhóm dẫn đến sản phẩm vẫn chỉ là sự đánh giá của GV.
- Sản phẩm của HS đạt được những tiêu chí đã đặt ra, tuy nhiên có một nhóm không hoàn thành do năng lực và độ nhiệt tình của các thành viên trong nhóm.
• Về tính hiệu quả và tác dụng giáo dục của dự án là có. Dựa trên 3 tiêu chí sau:
- HS nắm ở mức độ nào kiến thức về BĐKH
- Kĩ năng sử dụng Internet trong dự án đạt đến mức độ nào
- Thái độ đối với vấn đề được học sau khi kết thúc dự án như thế nào Các chỉ số cơ bản được tác giả trình bày cụ thể trong bảng kết quả dự án 3.1.