1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO “LAMAP” TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CHƯƠNG “QUANG HỌC” – VẬT LÝ 7 THCS

108 994 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 5,17 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khoa học giáo dục phát triển ngày càng mạnh mẽ, để đáp ứng được yêu cầu của xã hội và sự tiến bộ của loài người thì việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học để chuẩn bị cho thế hệ trẻ có đủ khả năng làm chủ được nền khoa học kĩ thuật hiện đại là rất cần thiết. Nền giáo dục nước ta đang từng bước đổi mới về mọi mặt để có thể đào tạo được những con người lao động đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt mục đích giáo dục hiện nay không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức, kĩ năng mà con người tích lũy được từ trước tới nay mà phải đào tạo một con người có năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ. Để đạt được điều đó nền giáo dục phải đổi mới toàn diện và quan trọng nhất phải đổi mới chiến lược đào tạo con người, những con người mới đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Đổi mới giáo dục cần phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó cần vận dụng những phương pháp dạy học tích cực đã tổ chức thành công ở các nước tiên tiến trên thế giới vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Phương pháp dạy học ở các cấp học nói chung và ở THCS nói riêng phải hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, nuôi dưỡng các ý tưởng khoa học của người học, làm cho học sinh có nhu cầu khao khát muốn bộc lộ ý tưởng, biết cách làm việc độc lập và làm việc hợp tác. Sự đổi mới của phương pháp dạy học cũng đã được đề cập ở Luật Giáo dục 2005, tại khoản 2 điều 28: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". [3] Đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới như: Dạy học theo góc, dạy học dự án, dạy học theo chủ đề, dạy 1 học tích hợp, dạy học theo "LAMAP" LAMAP (LAMAP là viết tắt của cụm từ tiếng Pháp: La main à la pâte) là một trong những phương pháp dạy học tích cực. So với phương pháp dạy học truyền thống, dạy học theo LAMAP học sinh học tập nhờ hành động, cuốn hút mình trong hành động, học sinh học tập tiến bộ dần bằng cách tự nghi vấn, bằng cách trình bày quan điểm của mình có khi là đối lập với quan điểm của bạn Qua đó các em được rèn luyện về khả năng tư duy, óc phê phán, biết cách bảo vệ quan điểm, biết lắng nghe người khác, biết thừa nhận trên cơ sở của lí lẽ, biết làm việc cho mục đích chung trong một khuôn khổ nhất định. Chúng tôi nhận thấy kiến thức Quang học trong chương trình Vật7 có nhiều ứng dụng thực tiễn, gắn với đời sống, gắn với các hiện tượng tự nhiên gần gũi với học sinh THCS. Hơn nữa chưa có luận văn nào nghiên cứu tổ chức hoạt động dạy học nội dung kiến thức này mà vận dụng LAMAP. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Tổ chức dạy học theo “LAMAP” trong dạy học các kiến thức chương “Quang học”- Vật 7 THCS. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng LAMAP để tổ chức tiến trình hoạt động nhận thức trong dạy học kiến thức chương “Quang học” - Vật 7 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập. 3. Đối tượng nghiên cứu + Nội dung kiến thức chương “Quang học” - Vật 7. + Hoạt động dạyhọc nội dung kiến thức chương “Quang học” - Vật 7. 4. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng LAMAP để tổ chức tiến trình hoạt động nhận thức trong dạy học chương “Quang học” - Vật 7 đáp ứng được các yêu cầu của khoa học luận trong dạy học Vật lí thì có thể phát huy tính tích cực, tự lực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: 2 + Nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực: nghiên cứu cơ sở sinh lí thần kinh, các biểu hiện của tính tích cực, tự lực và sự phát triển năng lực sáng tạo + Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lí luận của dạy học theo LAMAP. + Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa hiện hành, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung kiến thức chương “Quang học” - Vật 7 và phân tích những khó khăn của học sinh khi học những nội dung kiến thức này. + Tìm hiểu thực tế dạyhọc kiến thức chương “Quang học” - Vật 7. + Vận dụng LAMAP để tổ chức tiến trình hoạt động nhận thức kiến thức chương “Quang học” - Vật 7 trong chương trình Vật lí nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. + Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo nội dung và tiến trình dạy học đã soạn thảo. Phân tích kết quả thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của đề tài, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng LAMAP trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập. Từ đó, chúng tôi sẽ nhận xét, rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để có thể vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn dạy học các nội dung kiến thức khác trong chương trình Vật lí trung học cơ sở. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: + Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở sinh lí thần kinh của các mô hình dạy học tích cực, biểu hiện của tính tích cực, tự lực và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập, các tài liệu liên quan đến LAMAP, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu khác liên quan. + Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu tình hình dạy - học kiến thức chương “Quang học” - Vật 7 (sử dụng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh). + Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm với tiến trình dạy học đã soạn thảo theo kế hoạch. Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài. + Thống kê toán học. 3 7. Đóng góp của đề tài + Làm rõ cơ sở lí luận của dạy học theo LAMAP khi dạy học các kiến thức vật lí. + Vận dụng cơ sở lí luận của dạy học theo LAMAP vào tổ chức hoạt động dạy học nội dung kiến thức chương “Quang học” - Vật 7. + Bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo về dạy học theo LAMAP cho giáo viên phổ thông và học viên cao học có cùng chuyên ngành. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về dạy học theo LAMAP. Chương 2: Vận dụng LAMAP để thiết kế tiến trình hoạt động nhận thức trong dạy học kiến thức chương “Quang học” - Vật 7. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 4 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO “LAMAP” 1.1. Phương pháp dạyhọc tích cực 1.1.1. Khái niệm phương pháp dạyhọc tích cực Thuật ngữ “Phương pháp dạyhọc tích cực” được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục/dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạyhọc tích cực đề cập đến các hoạt động dạyhọc nhằm tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức, được định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo. [2] 1.1.2. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạyhọc tích cực 1.1.2.1. Dạyhọc thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Trong dạy học, cần rèn cho người học phương pháp tự học. Nếu người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen và ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng say mê học tập, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người học và kết quả học tập sẽ được tăng lên. Dạyhọc tích cực tập trung trọng tâm vào hoạt động học, tạo ra chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động, phát huy khả năng tự học ngay từ những lớp nhỏ ở trường phổ thông, tự học không chỉ trong giờ lên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà cả ở nhà, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp không có sự hướng dẫn của giáo viên. 1.1.2.2. Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác Để người học có điều kiện bộc lộ, phát triển khả năng của mình, cần đặt họ vào môi trường hợp tác trong mối quan hệ thầy trò, trò trò. Trong mối quan hệ tương tác đó, người học không chỉ học được qua thầy mà còn học được qua bạn, sự chia sẻ kinh nghiệm sẽ kích thích tính tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, đồng 5 thời hình thành và phát triển ở người học năng lực tự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo, các kĩ năng hợp tác, giao tiếp, trình bày, giải quyết vấn đề và tạo môi trường học tập thân thiện. Tuy nhiên để học hợp tác có hiệu quả, giáo viên cần hình thành cho người học thói quen học tập tự giác, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời nhiệm vụ được giao phải rõ ràng, cụ thể, mỗi thành viên trong nhóm đều được phân công, xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình để tránh dựa dẫm ỷ lại hoặc có những biểu hiện không hợp tác “phá rối” làm cho hoạt động hợp tác mất thời gian, kém hiệu quả. Khái niệm học tập hợp tác ngoài việc nhấn mạnh vai trò quan trọng hoạt động của cá nhân trong quá trình học sinh làm việc cùng nhau, còn đề cao sự tương tác và ràng buộc lẫn nhau giữa các học sinh. Ví dụ: Khi dạy học bài “Sự truyền ánh sáng. Bóng đen. Bóng mờ”, giáo viên có thể tổ chức hoạt động xuất phát từ tình huống: Hãy vẽ bóng của một người khi đứng ngoài trời nắng. Theo em vì sao lại xuất hiện bóng đó? Ở tình huống này nhằm phát huy hoạt động của mỗi cá nhân trong học tập dưới sự quan sát theo dõi của giáo viên. Sau khi học sinh làm việc cá nhân, giáo viên lại tổ chức hoạt động nhóm như dưới đây: Làm việc theo nhóm nhỏ: Sau khi các cá nhân đã hoàn thành hình vẽ của mình, họ sẽ trình bày hình vẽ của mình trước nhóm. Các bạn khác nhận xét và tranh luận về những điều hợp lí cũng như chưa hợp lí trong bài viết. Nhận xét chung của nhóm sẽ được ghi tóm tắt lại. Theo LAMAP, để hoàn thành được một bài học, chiếm lĩnh một tri thức mới thì học sinh phải tích cực làm việc cá nhân, sau đó phải có sự trao đổi thảo luận phải có sự phối hợp trong học tập. Như vậy, để làm việc nhóm có hiệu quả thì học sinh phải có tinh thần tương tác hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau biết lắng nghe ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình. 6 1.1.2.3. Dạyhọc chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu và lợi ích của xã hội Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu, lợi ích của xã hội nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự lực, rèn luyện cho học sinh cách làm việc độc lập, phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng tổ chức công việc, trình bày kết quả. Nhấn mạnh đến sự quan tâm, hứng thú cũng như lợi ích của người học, giáo viên cần thiết kế các tình huống học tập sao cho kích thích lôi cuốn được sự tham gia tích cực, tự chủ của người học và đảm bảo nguyên tắc phân hóa trong dạy học. 1.1.2.4. Dạyhọc coi trọng hướng dẫn tìm tòi Việc coi trọng hướng dẫn tìm tòi là giúp học sinh phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và nhấn mạnh rằng học sinh có thể học phương pháp học thông qua hoạt động. Dạyhọc coi trọng hướng dẫn tìm tòi đòi hỏi về phía người học sự học tập tích cực để tìm lời giải đáp cho vấn đề đặt ra và về phía người dạy cần có hướng dẫn kịp thời giúp cho sự tìm tòi của người học đạt kết quả. Một nhiệm vụ tốt là nhiệm vụ đặt ra thách thức với người học. Nhiệm vụ không nên quá dễ, vì quá dễ sẽ tạo ra sự nhàm chán và thậm chí là chán nản. Tuy nhiên, nhiệm vụ quá khó lại gây nên sự lo lắng và tâm lí sợ thất bại đối với học sinh. Để đạt được sự cân bằng các nhiệm vụ cần đa dạng và thiết kế cho từng đối tượng từng trình độ học sinh trong điều kiện cho phép. Một nhiệm vụ thách thức sẽ tạo ra nhu cầu cần hỗ trợ đối với học sinh. Giáo viên cần quan sát để có sự hỗ trợ kịp thời. Sự hỗ trợ của giáo viên phải là sự can thiệp tích cực. 1.1.2.5. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Trong dạyhọc tích cực, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên. Tự đánh giá là một hình thức đánh giá mà học sinh tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học tập. Học sinh sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ, nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm cần thay đổi để 7 hoàn thiện bản thân. Tự đánh giá không chỉ đơn thuần là tự mình cho điểm số mà là sự đánh giá những nỗ lực, quá trình và kết quả, mức độ cao hơn là học sinh có thể phản hồi lại quá trình học của mình. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh cách học là năng lực cần thiết cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh. Đây chính là sự khác biệt giữa dạy học thụ động và dạy học tích cực. Kết hợp đánh giá của thầy và đánh giá của trò không những giúp cho học sinh nhìn nhận chính mình để điều chỉnh cách học mà giáo viên cũng có điều kiện nhìn nhận chính mình để điều chỉnh cách dạy. Đánh giá trong dạyhọc tích cực còn là sự kết hợp của việc đánh giá về việc học (đánh giá kết quả), đánh giá vì việc học (đánh giá quá trình) với tự đánh giá. [2] Ví dụ: khi đánh giá học sinh trong tiến trình hoạt động nhận thực kiến thức: “Nhận biết ánh sáng. Nguồn sáng và vật sáng”, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động dạy học dựa vào tình huống sau: Theo em khi nào em nhìn thấy các đồ vật, khi nào em không nhìn thấy các đồ vật? Các vật như sợi tóc của bóng đèn đang sáng, bếp ga khi đang cháy, chiếc gương để ngoài trời nắng, Mặt trăng,quyển vở, cái bàn học, cái bút của em thì vật nào là nguồn sáng? Hãy viết ra vở những điều em nghĩ. Sau khi làm việc cá nhân xong, giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ, làm việc chung cả lớp như sau: Làm việc theo nhóm nhỏ: Sau khi các cá nhân đã hoàn thành bài viết của mình, họ sẽ trình bày bài viết của mình trước nhóm. Các bạn khác nhận xét và tranh luận về những điều hợp lí cũng như chưa hợp lí trong bài viết. Nhận xét chung của nhóm sẽ được ghi tóm tắt lại. Làm việc chung cả lớp: Các nhóm trình bày kết quả đã thảo luận của nhóm mình. Giáo viên ghi lại những điều chưa hợp lí chung của cả lớp. Sau đó giáo viên đề nghị tiến hành thí nghiệm để kiểm tra: Các nhóm thống nhất với nhau sau đó sẽ đề xuất phương án thí nghiệm: 8 + Tiến hành thí nghiệm với hộp giấy kín, các thành bên trong sơn đen, có một mảnh giấy trắng dán trên thành màu đen phía chân hộp, thành đối diện có hai lỗ nhỏ: lỗ đối diện với mảnh giấy để gắn đèn pin, lỗ nhỏ phía trên để gắn một ống thẳng dùng để quan sát mảnh giấy trong hộp, như hình vẽ dưới đây: Sau khi làm xong thí nghiệm, giáo viên tổ chức cho học sinh: Lập luận, trao đổi xung quanh các kết quả đã thu được Các nhóm so sánh kết quả thí nghiệm với đề xuất ban đầu của nhóm mình. Một số quan niệm sai có thể mắc phải: + Ta nhìn thấy mảnh giấy khi bật đèn pin sáng. + Mắt ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. Từ kết quả của lập luận trên để rút ra kiến thức mới: + Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. + Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. + Những vật có khả năng tự phát sáng gọi là nguồn sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng vào mắt ta. Giáo viên cho điểm học sinh để đánh giá quá trình học có tích cực, tự giác hay không, hay vẫn ỷ lại vào các bạn trong nhóm, hay thờ ơ với việc học tập trong các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của học sinh. Sau khi rút ra kiến thức mới, giáo viên có thể cho bài kiểm tra nhỏ để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên yêu cầu sau mỗi tiết học, học sinh tự chấm điểm cho mình. Điểm cuối cùng là trung bình của ba điểm trên: điểm quá trình hệ số 3, điểm đánh giá kết quả học hệ số 2, điểm tự đánh giá hệ số 1. 9 1.1.3. Các yếu tố thúc đẩy dạyhọc tích cực 1.1.3.1. Không khí và các mối quan hệ trong nhóm/lớp Nội dung/nhiệm vụ và các hoạt động phù hợp với mức độ phát triển của học sinh; Gần gũi với thực tế; Đa dạng về hình thức; Tạo điều kiện cho học sinh được tự do sáng tạo; Môi trường học tập thân thiện, mang tính kích thích thể hiện qua việc bố trí bàn ghế, trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian lớp học, quan tâm tới sự thoải mái về tinh thần, không căng thẳng, không nặng nề, không gây phiền nhiễu, có các hoạt động giải trí nhẹ nhàng, truyện vui, hài hước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; Hỗ trợ cá nhân một cách tích cực; Tạo cơ hội để học sinh giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, mơ ước, chia sẻ kinh nghiệm, và hợp tác trong các hoạt động học tập. 1.1.3.2. Sự phù hợp với mức độ phát triển của học sinh Nhiệm vụ, các hoạt động học tập cần có sự phân hóa, quan tâm đến sự khác biệt về nhịp độ học tập, trình độ phát triển giữa các đối tượng học sinh khác nhau; Có sự thỏa thuận cam kết rõ ràng, tránh mơ hồ, đa nghĩa; Khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau; Quan sát học sinh học tập để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng học sinh, có sự hỗ trợ phù hợp, yêu cầu học sinh động não và hỗ trợ cá nhân, tạo điều kiện để học sinh trao đổi về nhiệm vụ học tập. 1.1.3.3. Sự gần gũi với thực tế Nội dung/nhiệm vụ học tập gắn với các mối quan tâm của học sinh và với thế giới thực tại xung quanh tận dụng mọi cơ hội có thể để học sinh tiếp xúc với vật thực/tình huống thực, sử dụng các công cụ dạy học hấp dẫn (trình chiếu, vi deo, tranh ảnh, ) để “đưa” học sinh gần với đời sống thực tế, giao các nhiệm vụ vận dụng kiến thức/kĩ năng vào thực tế, khai thác các đề tài vượt ra ngoài giới hạn của môn học. 1.1.3.4. Mức độ và sự đa dạng của hoạt động Trong các hoạt động học tập, hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi; Tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực; Tích hợp các hoạt động học mà chơi (các trò chơi giáo dục), thay đổi xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ học 10 [...]... việc tổ chức dạy học các nội dung kiến thức chương “Quang học Vật 7 29 Chương 2: VẬN DỤNG LAMAP ĐỂ THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC KIẾN THỨC CHƯƠNG "QUANG HỌC” VẬT 7 2.1 Nội dung kiến thức chương “Quang học - Vật 7 2.1.1 Đặc điểm của chương “Quang học Chương “Quang học Vật 7 chương mở đầu cho phần quang học của vật phổ thông Cũng là chương đầu tiên học. .. lượng vật không còn tuân theo ý muốn chủ quan của con người mà tuân theo những quy luật của khoa học Trong chương này, đã bắt đầu rèn cho học sinh có tư duy của nhà khoa học: trước một kiến thức, hiện tượng vật mới cần đưa ra dự đoán, đề xuất các phương án thí nghiệm để kiểm tra xem dự đoán đó là đúng hay sai để rút ra kiến thức vật mới Trong chương “Quang học cũng bắt đầu rèn cho học sinh... bảo các điều kiện sau đây: − Lựa chọn nội dung bài học phù hợp với LAMAP Các môn khoa học thực nghiệm: như môn Sinh, môn Hóa, môn Lí đều có thể tổ chức học theo phương pháp này − Hình thức tổ chức dạy học phù hợp: Có thể vận dụng LAMAP để dạy chính khóa hoặc tổ chức hoạt động ngoại khóa Khi dạy chính khóa để vẫn đảm bảo dạy học theo phân phối chương trình, giáo viên căn cứ vào nội dung kiến thức. .. làm quen dần với các hiện tượng quang học có tính hệ thống nhưng chỉ mang tính chất mở đầu sơ khai, các hiện tượng quang học đó hoàn toàn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày Trong chương “Quang học , học sinh bắt đầu làm quen với các khái niệm cơ bản như: nguồn sáng, vật sáng, tia sáng, đường truyền ánh sáng Cũng là lần đầu tiên học sinh vận dụng các kiến thức quang học để giải thích các hiện tượng... điểm học sinh, nội dung kiến thức để lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp sao cho có thể phát triển được hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh Nghiên cứu dạy học theo LAMAP, thấy rằng, đối với môn Vật lí nói riêng thì phương pháp dạy học này có thể đem áp dụng thành công để có thể đáp ứng được với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đem lại sự thoải mái cho học sinh trong học. .. giá sản phẩm học tập, mà cần quan tâm cả đến những tiến bộ trong quá trình học tập và trong những tình huống học tập phức tạp Nói cách khác kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết [1] 1.2.3 Các đặc điểm của dạy học theo LAMAP Dạy học theo LAMAP tuân thủ theo sáu nguyên tắc cơ bản sau: − Quan sát sự vật hiện tượng của thế giới thực tại gần gũi với học sinh và dễ cảm nhận, học sinh thực... giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh.[1] Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau Trong quá trình học. .. đó có thể thiết kế tiến trình dạy học theo LAMAP cho nội dung cả bài hoặc có thể chỉ một đơn vị kiến thức trọng tâm nào đó của bài Với hoạt động ngoại khóa thì không bị hạn chế về thời gian − Điều kiện dạy học: + Giáo viên: Giáo viên nhiệt tình, tích cực, có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học tích cực và khả năng tổ chức dạy học theo LAMAP + Học sinh: Say mê học tập, chịu khó, sáng tạo... hết sức đơn giản, các kiến thức trong chương cũng rèn cho học sinh khả năng lập luận, tư duy lôgic Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 7, trình độ tư duy còn thấp, vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm cũng như vốn ngôn ngữ của các em còn hạn chế, nên không đưa ra các khái niệm trừu tượng, xa lạ, quá hàn lâm cũng như các phương tiện học tập cũng gần gũi và quen thuộc với các em 2.1.2 Các kiến thức, kĩ năng và... mà giả thuyết trước đó không đúng biết lựa chọn các phương án thí nghiệm để kiểm tra [7] c) Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới: Việc xây dựng kiến thức mới sẽ thường xuyên tạo ra những tình huống đòi hỏi học sinh đưa ra ý kiến mới, giải pháp mới đối với chính bản thân họ

Ngày đăng: 20/03/2014, 15:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2009), Lí luận dạy học hiện đại – Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, Tài liệu học tập, Potsdam – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học hiện đại – Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học
Tác giả: Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường
Năm: 2009
2. Dự án Việt – Bỉ (2010), Tài liệu tập huấn Dạy và học tích cực và sử dụng thiết bị dạy học, Tài liệu tập huấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn Dạy và học tích cực và sử dụng thiết bị dạy học
Tác giả: Dự án Việt – Bỉ
Năm: 2010
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
6. Jean Piaget (1999), Tâm lí học và giáo dục học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học và giáo dục học
Tác giả: Jean Piaget
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
7. Lê Thị Hà (2011), Vận dụng phương pháp LAMAP để tổ chức tiến trình hoạt động nhận thức một số kiến thức “Thiên văn” chương trình Vật lý THPT thông qua hoạt động ngoại khóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp LAMAP để tổ chức tiến trình hoạt động nhận thức một số kiến thức “Thiên văn
Tác giả: Lê Thị Hà
Năm: 2011
8. Nguyến Thị Thu Hà (2011), Vận dụng phương pháp dạy học theo LAMAP để tổ chức dạy học nội dung kiến thức chương “Điện học” sách giáo khoa Vật lý 7 Trung học cơ sở Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp dạy học theo LAMAP để tổ chức dạy học nội dung kiến thức chương “Điện học
Tác giả: Nguyến Thị Thu Hà
Năm: 2011
9. Vũ Quang, Nguyễn Đức Thâm, Đoàn Duy Hinh, Nguyễn Phương Hồng (2011), Vật lí 7, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 7
Tác giả: Vũ Quang, Nguyễn Đức Thâm, Đoàn Duy Hinh, Nguyễn Phương Hồng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2011
10. Phan Hoàng Văn, Nguyễn Thị Hồng Mỹ (2009), 400 Bài tập Vật lý 7, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 400 Bài tập Vật lý 7
Tác giả: Phan Hoàng Văn, Nguyễn Thị Hồng Mỹ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2009
11. Phan Hoàng Văn (2008), 500 Bài tập Vật lý Trung học cơ sở, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 500 Bài tập Vật lý Trung học cơ sở
Tác giả: Phan Hoàng Văn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
12. Nguyễn Thị Thuận (2010), Tổ chức hoạt động “Học tích cực” cho học sinh trong dạy học một số kiến thức phần Quang học ở lớp 7 Trường THCS, Luận văn thạc sĩ giáo dục Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động “Học tích cực” cho học sinh trong dạy học một số kiến thức phần Quang học ở lớp 7 Trường THCS
Tác giả: Nguyễn Thị Thuận
Năm: 2010
13. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2002
14. Phạm Hữu Tòng (2007), Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học
Tác giả: Phạm Hữu Tòng
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2007
15. Đỗ Hương Trà (2007), Những điều còn chưa biết về Mari Quyri, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều còn chưa biết về Mari Quyri
Tác giả: Đỗ Hương Trà
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
16. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở Trường Phổ Thông, NXB Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở Trường Phổ Thông
Tác giả: Đỗ Hương Trà
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
Năm: 2011
17. Đỗ Hương Trà, Lê Trọng Tường, “Dạy học vật lí theo phương pháp LAMAP ở trường phổ thông - Một xu hướng dạy học hiện đại”, Tạp chí khoa học giáo dục số 3/2010, tr.40-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học vật lí theo phương pháp LAMAP ở trường phổ thông - Một xu hướng dạy học hiện đại"”
18. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.Các trang Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, "NXB Giáo dục
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXB Giáo dục."Các trang Web
Năm: 2007
4. Đảng Cộng sản Việt nam (2003), Nghị quyết TW 4 khóa VII, Nghị quyết TW 2 khóa VIII Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô phỏng chức năng của bán cầu não trái và bán cầu não phải. - TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO “LAMAP” TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CHƯƠNG “QUANG HỌC” – VẬT LÝ 7 THCS
Hình 1.1 Mô phỏng chức năng của bán cầu não trái và bán cầu não phải (Trang 12)
Hình 1.2: Mô hình học tập theo thuyết kiến tạo Những quan niệm chính của thuyết kiến tạo: - TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO “LAMAP” TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CHƯƠNG “QUANG HỌC” – VẬT LÝ 7 THCS
Hình 1.2 Mô hình học tập theo thuyết kiến tạo Những quan niệm chính của thuyết kiến tạo: (Trang 19)
Sơ đồ 1.2:Tiến trình dạy học theo LAMAP Pha 1. Xây dựng tình huống vấn đề - TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO “LAMAP” TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CHƯƠNG “QUANG HỌC” – VẬT LÝ 7 THCS
Sơ đồ 1.2 Tiến trình dạy học theo LAMAP Pha 1. Xây dựng tình huống vấn đề (Trang 25)
2.1.3. Sơ đồ cấu trúc nội dung và phân phối chương trình chương “Quang học” - TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO “LAMAP” TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CHƯƠNG “QUANG HỌC” – VẬT LÝ 7 THCS
2.1.3. Sơ đồ cấu trúc nội dung và phân phối chương trình chương “Quang học” (Trang 36)
Hỡnh ảnh của mỡnh ở trong gương càng nhỏ và gương cầu lừm và gương cầu lồi thỡ  cho hình ảnh cong theo bề mặt của gương - TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO “LAMAP” TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CHƯƠNG “QUANG HỌC” – VẬT LÝ 7 THCS
nh ảnh của mỡnh ở trong gương càng nhỏ và gương cầu lừm và gương cầu lồi thỡ cho hình ảnh cong theo bề mặt của gương (Trang 76)
Bảng 1: Thống kê điểm kiểm tra - TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO “LAMAP” TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CHƯƠNG “QUANG HỌC” – VẬT LÝ 7 THCS
Bảng 1 Thống kê điểm kiểm tra (Trang 84)
Bảng 4: Phân bố tần suất w i   và tần suất lũy tích hội tụ lùi  ∑ - TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO “LAMAP” TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CHƯƠNG “QUANG HỌC” – VẬT LÝ 7 THCS
Bảng 4 Phân bố tần suất w i và tần suất lũy tích hội tụ lùi ∑ (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w