TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “SỰ NỞ VÌ NHIỆT” VẬT LÝ 6 THEO LAMAP

111 2.9K 13
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP   “SỰ NỞ VÌ NHIỆT”  VẬT LÝ 6 THEO LAMAP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI  TRẦN THỊ TUYẾT TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “SỰ NỞ VÌ NHIỆT” VẬT LÝ 6 THEO LAMAP : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý : 60140111 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐỖ HƯƠNG TRÀ HÀ NỘI, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Đỗ Hương Trà, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Đại học sư phạm Hà Nội, đặc biệt các thầy cô trong tổ: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý đã giúp em hoàn thiện khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn BGH, các thầy cô trong nhóm Vật lý, tổ Khoa học tự nhiên trường THCS Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành thực nghiệm đề tài. Xin cảm ơn sự cộng tác của học sinh lớp 6A 1 , 6A 2 trường THCS Hạ Đình. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Hà nội, tháng 9 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Thị Tuyết MỤC LỤC 2 3 CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV : Giáo viên HS : Học sinh PPDH : Phương pháp dạy học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông GDBVMT : Giáo dục bảo vệ môi trường TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển cùng sự đổi mới không ngừng của nền khoa học kĩ thuật đòi hỏi những con người lao động năng động, tự tin, linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Đó cũng là yêu cầu mà xã hội đặt ra cho giáo dục. Nền giáo dục nước ta đang từng bước đổi mới về mọi mặt để có thể đào tạo được những con người lao động đạt được mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Mục đích giáo dục hiện nay không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức kĩ năng mà con người tích lũy được từ trước tới nay mà phải đào tạo con người có năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ. Để đạt được điều đó nền giáo dục phải đổi mới toàn diện và quan trọng nhất phải đổi mới chiến lược đào tạo con người, những con người mới đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Đổi mới giáo dục cần phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó cần vận dụng những phương pháp dạy học tích cực đã tổ chức thành công ở các nước tiên tiến trên thế giới vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Phương pháp dạy học ở các cấp học nói chung và ở cấp THCS nói riêng phải hướng tới hoạt động 4 học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, nuôi dưỡng các ý tưởng khoa học của người học, làm cho học sinh có nhu cầu khao khát muốn bộc lộ ý tưởng, biết cách làm việc độc lập và làm việc hợp tác. Đối với tất cả các môn học nói chung và môn Vật lý nói riêng, việc dạy học theo lối truyền thụ một chiều đã buộc học sinh chấp nhận kiến thức một cách thụ động, không gắn kết được với thực tiễn thì các kiến thức đó sẽ thật khô cứng và nhàm chán. Học sinh không nhìn thấy mối liên hệ mật thiết giữa khoa học và thế giới xung quanh, không vận dụng được các kiến thức vào trong cuộc sống hàng ngày. Dạy học tích hợp có ưu điểm là gắn kiến thức với thực tiễn, do đó tạo ra mối liên kết giữa các phần, các nội dung thuộc các môn học khác nhau, vì vậy, là xu hướng tất yếu của việc dạy học hiện nay. Thực hiện dạy học tích hợp, các quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể và việc dạy học các kiến thức không chỉ là lý thuyết mà còn phục vụ thiết thực cho cuộc sống con người. Mặt khác các kiến thức sẽ không lạc hậu do thường xuyên cập nhật với thực tiễn. Một trong các phương pháp dạy học tích cực hiện đang được áp dụng ở bậc THCS là dạy học theo LAMAP. Dạy học theo LAMAP, học sinh học tập nhờ hành động, cuốn hút mình trong hành động, học sinh học tập tiến bộ dần bằng cách tự nghi vấn, bằng cách trình bày quan điểm của mình có khi là đối lập với quan điểm của bạn…Qua đó các em được rèn luyện về khả năng tư duy, óc phê phán, biết cách bảo vệ quan điểm, biết lắng nghe người khác, biết thừa nhận trên cơ sở lí lẽ, biết làm việc cho mục đích chung trong một khuôn khổ nhất định. Đã có một số nghiên cứu về tổ chức dạy học theo chủ đề mà vận dụng LAMAP như:       ! "#$ %%&'()*+,#của Phạm Thị Khánh Hòa, +-.  /01!234!23 "523&6+,#của Nguyễn Thị Hồng Vân. Chúng tôi nhận thấy các kiến thức thuộc chủ đề “ Sự nở vì nhiệt ” trong 5 chương trình Vật lý 6 có nhiều ứng dụng thực tiễn, gắn với đời sống, gắn với các hiện tượng tự nhiên gần gũi với học sinh THCS . Hơn nữa, chưa có luận văn nào vận dụng LAMAP để tổ chức hoạt động dạy học có tính tích hợp chủ đề “Sự nở vì nhiệt” ở lớp 6 THCS. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “ Sự nở vì nhiệt” Vật lí 6 theo LAMAP 2.Mục đích nghiên cứu Vận dụng LAMAP để tổ chức tiến trình hoạt động nhận thức trong dạy học chủ đề tích hợp “Sự nở vì nhiệt” Vật lí 6 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập. 3. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức dạy học theo LAMAP chủ đề tích hợp “Sự nở vì nhiệt” Vật lí 6 THCS và đáp ứng được các yêu cầu của khoa học luận trong dạy học Vật lí thì có thể phát huy tính tích cực, tự lực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập. 4. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy và hoạt động học trong tiến trình dạy học chủ đề tích hợp “Sự nở vì nhiệt” Vật lí 6 có sử dụng phương pháp LAMAP. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: Nghiên cứu về dạy học tích hợp Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lí luận của dạy học theo LAMAP Tìm hiểu nội dung kiến thức thuộc chủ đề “Sự nở vì nhiệt” trong chương trình sách giáo khoa Vật lí 6. Tìm hiểu các nội dung kiến thức có liên quan đến chủ đề “Sự nở vì nhiệt” ở một số môn học khác ở THCS. Phân tích lí do thực hiện chủ đề tích hợp “Sự nở vì nhiệt” Vận dụng LAMAP để xây dựng tiến trình dạy học chủ đề tích hợp “Sự nở vì nhiệt”. 6 Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo nội dung và tiến trình đã soạn thảo. Phân tích kết quả thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của việc vận dụng phương pháp dạy học LAMAP vào dạy học chủ đề tích hợp “Sự nở vì nhiệt” nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: Nghiên cứu lí luận: + Nghiên cứu lí luận về dạy học tích hợp + Nghiên cứu lí luận về dạy học theo LAMAP + Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa về một số môn học ở THCS Nghiên cứu thực tiễn: + Tìm hiểu tình hình dạy học kiến thức “Sự nở vì nhiệt” Vật lí 6 ( sử dụng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh; dự giờ môn Vật lí để quan sát hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh để thu thập thông tin cần thiết) + Tìm hiểu tình hình dạy học tích hợp ở nước ta hiện nay. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm với tiến trình dạy học đã soạn thảo. Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của việc vận dụng LAMAP để tổ chức dạy học tích hợp Chương 2: Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “ Sự nở vì nhiệt” Vật lí 6 theo LAMAP Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 8. Những đóng góp của luận văn - Trình bày có hệ thống và bổ sung những lí luận về dạy học tích hợp. - Làm rõ cơ sở lí luận của dạy học theo LAMAP -Vận dụng cơ sở lí luận của dạy học theo LAMAP vào tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tích hợp “Sự nở vì nhiệt” Vật lí 6 Bổ sung vào tài liệu tham khảo cho các giáo viên THCS 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG LAMAP ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP 1.1. Dạy học tích hợp 1.1.1. Khái niệm tích hợp Tích hợp( Tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Integration với nghĩa: xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Theo từ điển Tiếng Anh- Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ Integration có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau. Tích hợp( integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Như vậy tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, qui định lẫn nhau, đó là tính liên kết và tính toàn vẹn. Nhờ có tính liên kết, mà có thể tạo nên một thực thể toàn vẹn trong đó không cần phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hoặc giải quyết một vấn đề tình huống 1.1.2. Quan niệm về dạy học tích hợp 8 Trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm giáo dục thế giới, một số quan niệm về dạy học tích hợp đã được đưa ra ở Việt Nam. Rõ ràng và có cơ sở khoa học hơn cả là những quan niệm đã được tổng kết sau đây: 9  Theo “Từ điển giáo dục học”: - Tích hợp: Hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập, của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. - Tích hợp các bộ môn: Quá trình xích gần và liên kết các ngành khoa học lại với nhau trên cơ sở của những nhân tố, những quy luật giống nhau, chung cho các bộ môn, ngược lại với quá trình phân hóa chúng. - Tích hợp dọc: Kiểu tích hợp trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau. - Tích hợp ngang: Kiểu tích hợp trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau. - Tích hợp chương trình: tiến hành liên kết hợp nhất nội dung các môn học có nguồn tri thức khoa học và có những quy luật chung gần gũi nhau. - Tích hợp kiến thức: hành động liên kết, nối liền các tri thức khoa học khác nhau thành một tập hợp kiến thức thống nhất. - Tích hợp kĩ năng: hành động liên kết rèn luyện hai hoặc nhiều kĩ năng thuộc cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực gần nhau để nắm vững một thể.  Quan niệm về tích hợp môn học trong báo cáo đề tài B91-37-12: “Đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học trường THCS - vấn đề tích hợp”: Tích hợp theo nghĩa hẹp là: việc đưa những vấn đề về nội dung của nhiều môn học vào một giáo trình duy nhất trong đó những khái niệm khoa học được đề cập đến theo một tinh thần và phương pháp thống nhất. Có thể có tích hợp hoàn toàn hoặc một phần của các môn khoa học tự nhiên như Lí, Hóa, Sinh, Địa chất, Địa lí tự nhiên cũng như cả với một vài môn Khoa học Xã hội. Cũng có thể có sự tích hợp một phần của hai hay ba môn Khoa học tự nhiên như: Lí-Hóa, Hóa-Sinh, Lí-Sinh, Địa chất-Địa lí. Trong giáo trình tích hợp hoàn toàn cũng như một phần lại có các cách: - Liên hợp: Có sự phối hợp chặt chẽ về nội dung phương pháp, kế hoạch bài giảng của các môn học tích hợp nhưng mỗi môn vẫn đặt trong một phần riêng hoặc một chương riêng. Đây là hình thức thấp của tích hợp- tích hợp liên môn. - Tổ hợp: Trong cách này thì nội dung các môn học tích hợp được hòa vào nhau hoàn toàn. Tuy nhiên đã đảm bảo phần nào tính hệ thống của mỗi môn, vẫn có những bài hoặc nội dung nặng về môn này, những bài khác nặng về môn kia; bên cạnh đó có 10 [...]... thức tích hợp ở mức - độ cao hơn Ta gọi đó là sự tổ hợp các môn học khoa học Tích hợp: Tích hợp ở mức cao nhất nội dung của các môn học riêng rẽ được hòa vào nhau hoàn toàn và được trình bày thành những bài hoặc những chủ đề  Quan niệm tích hợp môn học theo quan điểm của Xavier Rogier như sau: - Tích hợp là một quan điểm lí luận dạy học: tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự kết - hợp, sự hòa nhập,… Tích. .. mức độ tích hợp trong giảng dạy là khác nhau Có những nội dung chỉ tích hợp trong một môn học như dạy học theo chủ đề, có những nội dung được tích hợp đa môn hay xuyên môn như dạy học theo dự án Tích hợp như thế nào trong chương trình để tránh sự lồng ghép “cơ học , để tiếp cận vấn đề được tự nhiên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu và khoa học 1.1.4 Đặc điểm của dạy học tích hợp - Khoa học ở thế... các vấn đề của cuộc sống hiện đại Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học 1.2 Một số nét về dạy học tích hợp trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1 Dạy học tích hợp trên thế giới 1.2.1.1 Dạy học tích hợp ở Hoa Kỳ Thời kì truyền thống (trước những năm 1950) Việc dạy khoa học là chú ý đến việc ghi nhớ các sự kiện, các chủ đề mang... phải tổ chức nội dung học tập làm cho người học thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức của các môn học và mối quan hệ với thực tiễn thì điều quan trọng cần tổ chức các hoạt động của người học theo tiến trình tìm tòi khám phá Đề tài này nghiên cứu, áp dụng dạy học theo LAMAP vào tổ chức hoạt động dạy học Vật lí ở trường THCS Những vấn đề liên quan sẽ được làm rõ trong các mục tiếp theo 1.4 Dạy học theo. .. thức xã hội; chủ đề “Cuộc sống tươi vui” được tích hợp từ lĩnh vực Âm nhạc, Mĩ thuật 1.2.1.7 Dạy học tích hợp ở Triều Tiên Quan điểm tích hợp được thực hiện ở các lớp tiểu học Nội dung chương - trình tích hợp được thể hiện ở 4 chủ đề: Chúng ta là học sinh lớp 1 (tích hợp nội dung của tất cả các môn) Cuộc sống hàng ngày (tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, Xã hội học) Cuộc sống tìm tòi (tích hợp nội dung... thế tích hợp đã được quán triệt trong quan điểm xây dựng chương trình của Hoa Kỳ từ Tiểu học tới Trung học phổ thông, trong phạm vi một môn học, trong phạm vi đa môn học với lối tiếp cận theo những chủ đề gắn với đời sống Trong các chủ đề này càng ngày càng có nhiều chủ đề khác với môn khoa học truyền thống vì nội dung khoa học đã được tích hợp với những vấn đề đời sống, xã hội 1.2.1.2 Dạy học tích hợp. .. sáng tạo Dạy học tích hợp không chỉ quan tâm đánh giá những kiến thức đã học, mà chủ yếu đánh giá khả năng vận dụng kiến thức trong các tình huống đời - sống thực tế Mang tính phức hợp: nội dung tích hợp có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp - Dạy học tích hợp vượt lên trên các nội dung của môn học Dạy học tích hợp làm cho... sáng tạo của học sinh là mục tiêu của các “phương pháp dạy và học tích cực” 1.3.1 Khái niệm phương pháp dạy và học tích cực Phương pháp dạy và học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức, được định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham... Khoa học được coi là môn học bắt buộc và có yêu cầu như nhau Các chủ đề chung cho các môn tích hợp được thể hiện từ tiểu học đến trung học phổ thông là: Nghiên cứu khoa học, Các chất và các tính chất của chúng, Các quá trình Vật lý, Các quá trình sống và sinh vật Nội dung của mỗi chủ đề ở 20 mỗi lớp được phân ra các mức độ từ thấp đến cao Có một số chủ đề mới không giống với chủ đề truyền thống của Vật. .. thức tích hợp, đó là tích hợp “trong nội bộ môn học (liên hệ kiến thức Sử trong khi dạy Địa và ngược lại) và sử dụng hình thức tích hợp “đa môn”: cho học sinh làm việc theo một chủ đề sau khi đã được học một số kiến thức về Lịch sử và Địa lí Việc thử nghiệm này đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận như: Tài liệu biên soạn đã thể hiện được quan điểm tích hợp và sử dụng được cho dạy học và học tập; Học . toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Theo từ điển Tiếng Anh- Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ Integration có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau. đào tạo phổ thông, vấn đề phức tạp hơn một chút, bởi vì các năng lực cần đào tạo thì không được khoanh rõ. Ta có hai loại sau: - Các năng lực do nhu cầu cuộc sống hàng ngày. - Các năng lực do nhu

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.3.1. Bài học 1: Nhiệt độ là gì? Đo nhiệt độ bằng cách nào?

  • Bài học tích hợp của các bài: Nhiệt kế - Nhiệt giai, Thực hành đo nhiệt độ, Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

  • Về kiến thức:

  • Nêu được khái niệm nhiệt độ, đơn vị nhiệt độ.

  • Miêu tả được chức năng của nhiệt kế bằng việc sử dụng các thuật ngữ khoa học.

  • Biết cách xây dựng thang đo nhiệt độ( nhiệt giai).

  • Giải thích được vì sao chất lỏng dâng lên trong ống nhỏ của nhiệt kế.

  • Về kĩ năng:

  • - Biết đề xuất các giả thuyết, dự đoán, giải thích.

  • Tự tiến hành thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết

  • Xây dựng được một nhiệt kế và thực hiện chia độ trong thang đo của nhiệt kế

  • Nêu được khái niệm vạch chia, tìm được mối liên hệ giữa nhiệt độ và mực chất lỏng trong ống nhỏ của nhiệt kế.

  • Biết cách sử dụng nhiệt kế trong một vài tình huống để đo nhiệt độ.

  • Về thái độ:

  • Quan sát tỉ mỉ, thận trọng

  • Sáng tạo và nghiêm túc trong các hoạt động học tập.

  • 135 phút (3 tiết)

  • Đối với nhóm:

  • 2.2.2. Bài học 2: Các chất nở vì nhiệt khác nhau như thế nào?

  • 2.2.3. Bài học 3: Sự nở vì nhiệt có ứng dụng gì trong cuộc sống?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan