Sự đổi mớicủa PPDH cũng đã được đề cập ở Luật Giáo dục 2005, tại khoản 2 điều 28: " Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn kiện đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Phát triển giáodục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theohướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong
đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáodục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lậpnghiệp "
Để đạt được điều đó nền giáo dục phải đổi mới toàn diện và quan trọng nhấtphải đổi mới chiến lược đào tạo con người, những con người mới đáp ứng yêu cầucủa thời đại mới Đổi mới giáo dục cần phải đổi mới PPDH, trong đó cần vận dụngnhững PPDH tích cực đã tổ chức thành công ở các nước tiên tiến trên thế giới vàođiều kiện thực tiễn ở Việt Nam Phương pháp dạy học ở các cấp học nói chung và ởTHPT nói riêng phải hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, nuôidưỡng các ý tưởng khoa học của người học, làm cho học sinh có nhu cầu khao khátmuốn bộc lộ ý tưởng, biết cách làm việc độc lập và làm việc hợp tác Sự đổi mớicủa PPDH cũng đã được đề cập ở Luật Giáo dục 2005, tại khoản 2 điều 28:
"
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" [3]
Đã có nhiều PPDH tích cực được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thếgiới như: Dạy học theo góc, dạy học dự án, dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp,dạy học theo "LAMAP" LAMAP (là viết tắt của cụm từ tiếng Pháp: La main à lapâte) là một trong những phương pháp dạy học tích cực
So với phương pháp dạy học truyền thống, dạy học theo phương phápLAMAP học sinh học tập nhờ hành động, cuốn hút mình trong hành động, học sinh
Trang 2học tập tiến bộ dần bằng cách tự nghi vấn, bằng cách trình bày quan điểm của mình
có khi là đối lập với quan điểm của bạn Qua đó các em được rèn luyện về khảnăng tư duy, óc phê phán, biết cách bảo vệ quan điểm, biết lắng nghe người khác,biết thừa nhận trên cơ sở của lí lẽ, biết làm việc cho mục đích chung trong mộtkhuôn khổ nhất định
Tuy nhiên vận dụng phương pháp LAMAP trong điều kiện thực tiễn dạy họchiện nay cần nhiều thời gian nên dạy học chính khóa khó thực hiện mà điều này thìhoạt động ngoại khóa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu
Trước đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa như:
+ Nghiên cứu việc tổ chức một số buổi học ngoại khóa về chương: "Từ trường" cho học sinh lớp 9 THCS miền núi Nguyễn văn Ngà, 2001.
+ Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về: “Lực ma sát” ở lớp 10 THPT Đào Thị Hà, 2007.
+ Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khóa phần: "Nhiệt học ở lớp 10" theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh Vũ Đắc Toàn, 2009
Tuy nhiên cho đến nay chưa có luận văn nào nghiên cứu về phương phápLAMAP cũng như vận dụng phương pháp này vào tổ chức hoạt động nhận thức bất
kì đơn vị kiến thức nào ở chính khóa cũng như hoạt động ngoại khóa
Mặt khác chúng tôi nhận thấy kiến thức Thiên văn trong chương trình Vật líTHPT có nhiều ứng dụng thực tiễn, gắn với đời sống nhưng cho đến nay vẫn chưa
có luận văn nào nghiên cứu về tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức kiến thứcThiên văn
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Vận dụng phương pháp LAMAP để tổ chức tiến trình hoạt động nhận thức một số kiến thức “Thiên văn” chương trình Vật lí THPT thông qua hoạt động ngoại khóa.
2 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng phương pháp LAMAP để tổ chức tiến trình hoạt động nhận thứcmột số kiến thức “Thiên văn” chương trình Vật lí THPT thông qua hoạt động ngoại
Trang 3khóa nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh tronghọc tập.
3 Đối tượng nghiên cứu
+ Nội dung kiến thức "Thiên văn" chương trình Vật lí THPT
+ Hoạt động dạy và học nội dung kiến thức "Thiên văn" chương trình Vật líTHPT
4 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng phương pháp LAMAP để tổ chức tiến trình hoạt động nhậnthức một số kiến thức "Thiên văn" chương trình Vật lí THPT thông qua hoạt độngngoại khóa và đáp ứng được các yêu cầu của khoa học luận trong dạy học Vật líthì có thể phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh tronghọc tập
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụnghiên cứu cụ thể như sau:
+ Nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực: nghiên cứu cơ sở sinh lí thầnkinh, các biểu hiện của tính tích cực
+ Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lí luận của dạy học theo phương pháp LAMAP.+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật lí
+ Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa hiện hành, sách giáo viên và các tàiliệu tham khảo có liên quan đến nội dung kiến thức "Thiên văn" và phân tích nhữngkhó khăn của học sinh khi học những nội dung kiến thức này
+ Tìm hiểu thực tế dạy và học kiến thức "Thiên văn"
+ Vận dụng phương pháp LAMAP để tổ chức tiến trình hoạt động nhận thứcmột số kiến thức "Thiên văn" chương trình Vật lí THPT thông qua hoạt động ngoạikhóa theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo nội dung và tiến trình dạy học đã soạnthảo Phân tích kết quả thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của đề tài, sơ bộ đánhgiá hiệu quả dạy học kiến thức Vật lí với việc vận dụng dạy học theo phương pháp
Trang 4LAMAP nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinhtrong học tập Từ đó, chúng tôi sẽ nhận xét, rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung vàhoàn thiện để có thể vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn dạy học các nộidung kiến thức khác trong chương trình Vật lí trung học phổ thông.
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phươngpháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở sinh lí
thần kinh của các mô hình dạy học tích cực, biểu hiện của tính tích cực, năng lựcsáng tạo của học sinh trong học tập, các tài liệu liên quan đến phương phápLAMAP, tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật lí, sách giáo khoa,sách giáo viên và các tài liệu khác liên quan
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu tình hình dạy - học kiến
thức "Thiên văn" ở Trung học phổ thông (sử dụng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếpvới giáo viên, học sinh)
+ Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm với tiến trình
dạy học đã soạn thảo theo kế hoạch Phân tích kết quả thu được trong quá trình thựcnghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài
7 Đóng góp của đề tài
+ Làm rõ cơ sở lí luận của dạy học theo LAMAP
+ Vận dụng cơ sở lí luận của dạy học theo LAMAP vào tổ chức hoạt độngngoại khóa nội dung kiến thức "Thiên văn" chương trình Vật lí THPT
+ Bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên phổ thông và học viêncao học có cùng chuyên ngành
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Trang 5Chương 2: Vận dụng phương pháp LAMAP để thiết kế tiến trình hoạt độngnhận thức một số kiến thức "Thiên văn" chương trình Vật lí THPT thông qua hoạtđộng ngoại khóa.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 6Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Phương pháp dạy học tích cực
1.1.1 Cơ sở sinh lí thần kinh của các phương pháp dạy học tích cực
Những năm gần đây các kết quả nghiên cứu về sự khác biệt giữa bán cầu nãotrái và phải của con người đã rọi luồng sáng mới vào quá trình hoạt động trí óc vàmối quan hệ giữa trí thông minh và óc sáng tạo của con người, vấn đề mà trước đó
đã không được làm sáng tỏ
Theo quan điểm cũ, các chức năng của bán cầu não trái luôn được coi là trộihơn, nó như một đặc điểm chung của con người, mang tính bẩm sinh di truyền Tuynhiên kết quả nhiều nghiên cứu về sinh lí, thần kinh và tâm lí học đã đạt được vàonhững năm cuối của thế kỉ XX đã cho thấy rằng: sở dĩ có vấn đề này chủ yếu là dohọc tập chứ không phải do gen di truyền Nghĩa là người ta sinh ra có thể phát triểntrội (hoặc cân bằng) các chức năng của hai bán cầu não trái hay phải nhưng giáodục có ảnh hưởng tiếp theo đến sự phát triển của chúng
Nghiên cứu về bộ não cho thấy, bộ não chia thành các khu vực hoạt động củabản thân thành não trái (chất xám não trái) và não phải (chất xám não phải) rất rõràng và đồng đều Hai bán cầu não nối liền nhau nhờ vào tập hợp các sợi dây thầnkinh Mỗi bán cầu não có một vai trò hết sức khác nhau Chức năng chủ yếu của nãophải và não trái phân công như sau [16]:
Hình 1.1: Mô phỏng chức năng của bán cầu não trái và bán cầu não phải.
Trang 7Con người khi sinh ra có thể có sự phát triển trội ở một trong hai bán cầunão, nhưng hai bán cầu não cần phải hoạt động, phát triển cân bằng và phối hợp tốtvới nhau để con người phát triển toàn diện về cả trí tuệ và thể lực, về cả suy nghĩ vàhành động.
Trong hệ thống giáo dục truyền thống, kiến thức được cung cấp theo quytrình liên tục và tuần tự Trong mỗi môn học, chương trình thiết lập theo kiểu gầnnhư tuyến tính, phù hợp với học sinh có não trái phát triển trội vì đó cũng là cáchthu nhận và xử lý thông tin của họ, việc dạy học tất nhiên sẽ làm cho các chức năngcủa não trái ngày càng phát triển Những học sinh có não phải phát triển trội gặpkhó khăn vì họ thường không xử lý thông tin theo cách đó, họ có xu hướng diễn giảimọi thông tin theo cách tổng thể hơn là chi tiết Họ có xu hướng nắm cái toàn thểsau đó mới đi ngược lại và mổ xẻ vấn đề, họ có tầm nhìn toàn thể
Để khắc phục những hạn chế đó, trong giáo dục cần phải đổi mới PPDH đểkhông những làm cho học sinh có não phải phát triển trội tìm thấy sự thích ứng màcòn làm sao để mọi học sinh được phát triển cân bằng chức năng của cả hai bán cầunão, bởi vì chức năng của cả hai bán cầu não đều cần thiết để con người giải quyếtcác vấn đề khác nhau, thành công trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn khác nhau
Như câu nói của bà Madeline Hunter: “Bạn sẽ ôm được nhiều quả bóng nếu dùng
cả hai tay Cũng như vậy, bạn sẽ lĩnh hội được nhiều thông tin nếu như bạn huy động cả hai nửa của bộ não” [13].
Giáo dục có thể làm cho nhiều người không có sự phát triển thiên lệch cácchức năng ở hai nửa bán cầu não trở thành người có sự phát triển trội một số chứcnăng ở một nửa não nào đó, ngược lại, giáo dục có thể làm mất đi tính trội bẩm sinhcủa các chức năng của các bán cầu não
Bảng ở dưới đây sẽ làm rõ hơn các chức năng của hai bán cầu não khác nhaunhư thế nào?
Trang 8Bảng1.1: Sự khác biệt của các chức năng của bán cầu não trái và phải
Não trái Não phải
- Não trái là trung tâm điều khiển các
chức năng trí tuệ như ghi nhớ, ngôn ngữ,
lý luận, tính toán, sắp xếp, phân loại,
viết, phân tích và tư duy quy nạp
- Não phải là trung tâm kiểm soát cácchức năng như trực giác, ngoại cảm,thái độ, xúc cảm, liên hệ về thị giác vàkhông gian, cảm nhận âm nhạc, nhịpđiệu, vũ điệu, các hoạt động phối hợpthể lực, các quá trình tư duy tổng hợp
và tư duy suy diễn
- Các chức năng não trái có đặc điểm là
- Định hướng bằng quy trình - Định hướng bằng hình ảnh, biểu đồ
- Đặt và trả lời các câu hỏi tuần tự - Câu hỏi đủ loại, ngẫu hứng
1.1.2 Cơ chế phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh
Để tất cả học sinh, dù là thuận não trái hay phải, dù có phong cách học khácnhau đều có cơ hội tham gia tích cực vào hoạt động học, đều có cơ hội phát triểntoàn diện thì quá trình học tập đều phải trải qua ba giai đoạn:
Trang 93 Xuất dữ liệu: Nói, viết, các hoạt động ngoài ngôn ngữ (các hoạt động này
làm tăng khả năng lưu giữ thông tin từ 20% lên 90%)
Dạy học trải qua 3 giai đoạn là dạy học quan tâm đến sự phát triển đồng đềucác chức năng của cả hai bán cầu não, nghĩa là quan tâm đến sự phát triển toàn diệnnhân cách của tất cả học sinh: những học sinh có tư duy não trái trội hơn khi thamgia vào giai đoạn thứ ba sẽ học tập được phong cách tư duy não phải, ngược lại họcsinh có não phải phát triển trội hơn khi tham gia vào các giai đoạn một và hai sẽ rènluyện được tư duy logic Các phương pháp dạy học tích cực ngày nay luôn cố gắngtạo điều kiện cho học sinh trải qua cả ba giai đoạn học tập và đặc biệt chú ý đến giaiđoạn ba
Các phương pháp dạy học tích cực đều quan niệm rằng: học sinh chỉ thực sự
tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập khi vấn đề học tập cần giải quyết
có mối liên hệ thực sự với đời sống đích thực mà họ đang sống và chỉ có những vấn
đề như thế mới thưc sự làm họ hứng thú tham gia giải quyết và cố gắng phát huy hếtkhả năng của mình để giải quyết Chính vì vậy mặc dù kiến thức vật lí phổ thông đaphần là kiến thức cổ điển cũng cần phải làm thế nào để đặt chúng vào các vấn đềcủa thực tiễn đích thực ngày hôm nay, có như vậy mới hy vọng phát huy được tínhtích cực của học sinh
1.1.3 Tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập
1.1.3.1 Tính tích cực trong học tập
a) Khái niệm về tính tích cực của học sinh trong học tập
Tính tích cực học tập thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khátvọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.Theo Kharlarmop “Tích cực trong học tập có nghĩa là hoàn thành một cách chủđộng, tự giác, có nghị lực, có định hướng rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng,những hành động trí óc và chân tay nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, vậndụng chúng vào học tập và thực tiễn” [11] Như vậy tích cực là một đức tính quýbáu rất cần thiết cho mọi quá trình nhận thức, là nhân tố rất quan trọng tạo nên hiệuquả học tập
Trang 10b) Các biểu hiện của tính tích cực trong học tập
Tính tích cực học tập ở học sinh biểu hiện ở những dấu hiệu như:
* Biểu hiện bên ngoài, qua thái độ, hành vi và hứng thú:
+ Học sinh chú ý lắng nghe, quan sát, theo dõi thầy cô giáo
+ Học sinh khao khát tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập
+ Học sinh tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lờicủa bạn, phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra, nêu thắc mắc, đòi hỏi giảithích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ
+ Học sinh sẵn sàng, hồ hởi đón nhận các nhiệm vụ, tự giác thực hiện cácnhiệm vụ, cố gắng hoàn thành công việc bằng mọi cách, hoàn thành công việc sớmhơn kế hoạch, xin nhận thêm nhiệm vụ để thực hiện
+ Học sinh thường xuyên tranh luận, trao đổi với bạn bè về các vấn đề họctập, không nản chí khi gặp khó khăn
*Biểu hiện bên trong: những biểu hiện này khó phát hiện hơn, như có tư duy chuyển
biến, có những sáng tạo trong học tập hơn trước, tập trung chú ý vào vấn đề đanghọc
*Biểu hiện qua kết quả học tập: học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến
thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, kiên trì hoàn thành các bài tập, khôngnản lòng trước những tình huống khó khăn và đạt kết quả học tập tốt hơn
c) Các cấp độ của tính tích cực trong học tập
Khi nói về tính tích cực người ta thường đánh giá nó ở cấp độ cá nhân ngườihọc trong quá trình thực hiện mục đích hoạt động chung Tính tích cực được chialàm ba cấp độ:
+ Tính tích cực bắt chước, tái hiện (xuất hiện do tác động bên ngoài): học
sinh bắt chước hành động của giáo viên, của bạn bè
+ Tính tích cực tìm tòi (đi liền với quá trình hình thành khái niệm, giải quyết
tình huống nhận thức): học sinh tìm cách độc lập giải quyết vấn đề đã nêu ra, tìm racách giải quyết hợp lí nhất
Trang 11+ Tích cực sáng tạo (thể hiện khi chủ thể tìm tòi kiến thức mới): học sinh
nghĩ ra cách thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm và các phương án thí nghiệm mới
d) Những yếu tố thúc đẩy tính tích cực của học sinh
+ Sự gần gũi với thực tế: Xây dựng tình huống có vấn đề, tạo mâu thuẫn
nhận thức, tạo động cơ, hứng thú tìm cái mới để kích thích hứng thú và tính tích cựchọc tập của học sinh với những nội dung có tính thực tiễn, gần gũi với cuộc sốnghàng ngày của các em, gắn với thực tế hoặc những vấn đề có tính mới mẻ nhưngkhông quá xa lạ với các em
+ Sự phù hợp với mức độ phát triển: Cần có sự lựa chọn kĩ các vấn đề vừa
sức và xác định mức độ mà học sinh có thể tham gia trong việc giải quyết từng vấn
đề cụ thể Cần tính đến sự khác biệt về trình độ phát triển của từng đối tượng họcsinh Các yêu cầu đưa ra phải rõ ràng, tránh mơ hồ, đa nghĩa
+ Không khí và các mối quan hệ trong nhóm: Kích thích hứng thú học tập cho
các em bằng những phương pháp dạy học tích cực, tạo ra một môi trường học tập thoảimái, tạo điều kiện để các em phải làm việc, động viên và giúp đỡ lớp học sao cho cáchọc sinh mạnh dạn tham gia thảo luận, đưa học sinh vào thế học tập chủ động
+ Mức độ và sự đa dạng của hoạt động: Kết hợp xen kẽ nhiều hình thức tổ
chức dạy học như làm việc cá nhân, hoạt động nhóm, tập thể, lớp Đảm bảo hỗ trợđúng mức (các học sinh trong nhóm hỗ trợ nhau và hỗ trợ từ phía giáo viên)
+ Phạm vi tự do sáng tạo: học sinh được lựa chọn hoạt động, đánh giá hoạt
động, quyết định quá trình thực hiện Giáo viên động viên, khuyến khích các em tựmình giải quyết vấn đề
1.1.3.2 Năng lực sáng tạo trong học tập
a) Khái niệm năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinhthần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểubiết đã có vào hoàn cảnh mới Sản phẩm của sự sáng tạo không thể suy ra từ cái đãbiết bằng cách suy luận logic hay bắt chước, làm theo
b) Các biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh
Trang 12Trong học tập, năng lực sáng tạo của học sinh được biểu hiện qua các hànhđộng cụ thể như:
+ Học sinh đề xuất được các giả thuyết và vận dụng linh hoạt kiến thức vàothực tế để giải thích các hiện tượng Vật lí
+ Học sinh đưa ra được các phương án thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giảthuyết Có những sáng kiến trong quá trình làm thí nghiệm để thí nghiệm dễ quansát, dễ thực hiện, cho kết quả chính xác
+Học sinh biết đưa ra giả thuyết mới khi mà giả thuyết trước đó không đúngbiết lựa chọn các phương án thí nghiệm để kiểm tra
* Các phương pháp dạy học tích cực đều hướng tới việc bồi dưỡng tính tích cực và
tư duy sáng tạo của học sinh trong đó có phương pháp LAMAP
1.2 Dạy học theo phương pháp LAMAP
1.2.1 "LAMAP" là gì?
"LAMAP" (là viết tắt của cụm từ tiếng Pháp: La main à la pâte) là phươngpháp dạy học tích cực dựa trên cơ sở của sự tìm tòi nghiên cứu Phương pháp này đượckhởi xướng bởi Giáo sư George Charpak (người đoạt giải Nobel Vật lí năm 1992).LAMAP là phương pháp hình thành kiến thức cho học sinh thông qua thí nghiệm, dưới
sự giúp đỡ của giáo viên chính các em tìm ra câu trả lời cho vấn đề được đặt ra thôngqua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra
1.2.2 Cơ sở của việc tổ chức dạy học theo phương pháp LAMAP
Cơ sở lí luận chính của dạy học theo phương pháp LAMAP là sự kết hợpnhững mặt mạnh của ba thuyết: Hành vi, Nhận thức và Kiến tạo
Trang 13Những đặc điểm cơ bản của học tập theo thuyết hành vi:
Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể quan sát được.Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học tập đơngiản, trong đó bao gồm các hành vi cụ thể Những hành vi phức tạp được xây dựngthông qua sự kết hợp các bước học tập đơn giản
Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học, tức là sẽ sắp xếp dạy học sao cho người học đạt được hành vi mong muốn mà sẽ được đáp lạitrực tiếp (khen thưởng và công nhận)
Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểmsoát tiến bộ học tập và điều chỉnh ngay lập tức những sai lầm
Vậy hành vi thể hiện ra bên ngoài rất quan trọng ví dụ học sinh phát biếu được giả thuyết, vẽ được đồ thị hay vận dụng những kiến thức đã học để giải bài toán
1.2.2.2 Thuyết nhận thức
Trung tâm của các lý thuyết nhận thức là các hoạt động trí tuệ: xác định,phân tích và hệ thống hóa các sự kiện và các hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đãhọc, giải quyết các vấn đề và phát triển, hình thành các ý tưởng mới
Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng Vì vậy muốn có sự thay đổi đối vớimột người thì cần có tác động phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó
Những đặc điểm cơ bản của học tập theo thuyết nhận thức.
Không chỉ kết quả học tập (sản phẩm) mà quá trình học tập và quá trình
tư duy cũng là điều quan trọng.
Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích các quá trình tư duy
Các quá trình tư duy không thực hiện thông qua các vấn đề nhỏ, đưa ra mộtcách tuyến tính, mà thông qua việc đưa ra các nội dung học tập phức hợp
Các phương pháp học tập có vai trò quan quan trọng
Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng cường những khả năng về mặt xã hội.
Trang 14Cần có sự cân bằng giữa những nội dung do giáo viên truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực.
Vậy thuyết nhận thức coi trọng quá trình nhận thức dẫn đến cấu trúc kiến thức một cách hệ thống, kiến thức phải có ý nghĩa đối với người học và vận hành được để giải quyết vấn đề thực tiễn.
1.2.2.3 Thuyết kiến tạo
Thuyết kiến tạo có thể được coi là bước phát triển tiếp theo của thuyết nhận
thức Tư tưởng nền tảng cơ bản của thuyết kiến tạo là đặt vai trò của chủ thể nhận thức lên vị trí hàng đầu của quá trình nhận thức Khi học tập, mỗi người
hình thành thế giới quan riêng của mình Tất cả những gì mà mỗi người trải nghiệmthì sẽ được sắp xếp chúng vào trong “bức tranh toàn cảnh về thế giới’’ của riêngngười đó, tức là tự kiến tạo riêng cho mình một bức tranh thế giới
Hình 1.2:Mô hình học tập theo thuyết kiến tạo.
Những đặc điểm cơ bản của học tập theo thuyết kiến tạo.
Không có kiến thức khách quan tuyệt đối Kiến thức là một quá trình vàsản phẩm được kiến tạo theo từng cá nhân (tương tác giữa đối tượng học tập vàngười học)
Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng, góp phần cho người học tự điềuchỉnh sự học tập của bản thân mình
HỌC SINH HỌC SINH
HỌC SINH
TẬP (Phức hợp)
NỘI DUNG HỌC
TẬP (Phức hợp)
Tương tác
Tương tác Giáo viên
MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP
Trang 15Học qua sai lầm là điều rất có ý nghĩa (nhấn mạnh vai trò của quan niệm
ban đầu).
Các lĩnh vực học tập cần định hướng vào hứng thú người học, vì có thể học hỏi dễ nhất từ những kinh nghiệm mà người ta thấy hứng thú hoặc có tính thách thức
Thuyết kiến tạo không chỉ giới hạn ở những khía cạnh nhận thức của việc dạy và học Sự học tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có lý trí, mà cả về mặt tình cảm, giao tiếp.
Mục đích học tập là xây dựng kiến thức cho bản thân, nên khi đánh giá các kết quả học tập không chỉ đánh giá sản phẩm học tập, mà cần quan tâm cả đến những tiến bộ trong quá trình học tập và trong những tình huống học tập phức tạp Nói cách khác kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết.
+ Quá trình học tập là quá trình thay đổi hành vi (Thuyết hành vi)
+ Học qua sai lầm là điều rất có ý nghĩa (Thuyết kiến tạo)
+ Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, nhằm tăng cường những khả năng về mặt nhận thức và xã hội (Thuyết nhận thức)
+ Mục đích học tập là xây dựng kiến thức cho bản thân, nên khi đánh giá các kết quả học tập không chỉ định hướng theo các sản phẩm học tập, mà cần kiểm tra những tiến bộ trong quá trình học tập và trong những tình huống học tập phức tạp (Thuyết kiến tạo)
1.2.3 Các đặc điểm của dạy học theo phương pháp LAMAP
Dạy học theo phương pháp LAMAP tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau:+ Quan sát sự vật hiện tượng của thế giới thực tại gần gũi với học sinh và dễcảm nhận, học sinh thực hành thao tác trên các sự vật đó
Trang 16+ Học sinh lập luận bảo vệ ý kiến đưa ra thảo luận tập thể những suy nghĩ vànhững kết luận.
+ Tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập tự lực
+ Phương pháp LAMAP nhấn mạnh đến việc tạo ra một môi trường học tập
mà trong đó vai trò tự chủ của học sinh được thể hiện rất rõ nét từ: đề xuất các dự
đoán, các ý tưởng thực nghiệm, lựa chọn các thiết bị đến việc tiến hành các thínghiệm Các em vừa phải thể hiện khả năng làm việc độc lập của mình vừa thể hiệnkhả năng làm việc theo nhóm Để cho hoạt động nhóm có hiệu quả thì trước khihoạt động nhóm mỗi cá nhân phải tích cực làm việc, từng cá nhân phải có chínhkiến của mình Khi thảo luận phải biết bảo vệ ý kiến của mình nhưng đồng thời biếtlắng nghe người khác
+ Học theo phương pháp LAMAP giúp nuôi dưỡng các ý tưởng khoa học của người học Khi thực hiện việc học tập làm cho học sinh có nhu cầu và khao khát
muốn bộc lộ ý tưởng, khao khát muốn kiểm tra tính đúng đắn của chúng bằng thựcnghiệm Học sinh biết xem xét vấn đề cần giải quyết dưới nhiều góc độ khác nhau,qua đó rèn luyện được năng lực giải quyết vấn đề khoa học và làm quen với tiếntrình nghiên cứu khoa học một vấn đề thực tiễn
+ Học theo phương pháp LAMAP giúp cho học sinh tìm hiểu sâu rộng về nội dung kiến thức cần học, học sinh biết nhiều hơn nội dung học sau khi giải quyết vấn đề Trong quá trình nghiên cứu giải quyết vấn đề học sinh phải tìm hiểu tất cả
các kiến thức có liên quan, vận dụng các kĩ năng khai thác và xử lí thông tin, phântích, tổng hợp, đánh giá
+ Học theo phương pháp LAMAP giúp học sinh rèn luyện ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ khoa học cũng như các kĩ năng phản hồi, năng lực ứng xử xã hội.
Trang 17Muốn người khác hiểu mình thì các em phải trình bày ý kiến, phải linh hoạt vậndụng ngôn ngữ trong những tình huống khác nhau Khi thì phải chấp nhận ý kiếncủa người khác khi thì lại phải biết bảo vệ ý kiến của mình Tuy nhiên đây khôngthuần túy là ngôn ngữ trong cuộc sống mà là ngôn ngữ khoa học
+ Học theo phương pháp LAMAP học sinh thực sự tự xây dựng kiến thức.
Bởi vì học sinh là người đưa ra những giả thuyết, thực hiện thí nghiệm để kiểm tragiả thuyết nếu giả thuyết đó đúng dẫn đến cấu trúc kiến thức mới, nếu giả thuyết sailại tiếp tục đưa ra giả thuyết mới
1.2.4 Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo phương pháp LAMAP
1.2.4.1 Vai trò của giáo viên
Khác với phương pháp dạy học truyền thống giáo viên như một chuyên gia,với phương pháp LAMAP giáo viên đóng vai trò như như người hướng dẫn, ngườiđồng hành, trợ giúp hoạt động nhóm và tạo điều kiện cho học sinh tiến hành cáchoạt động- các hoạt động này thường gắn kết với một hoạt động nghiên cứu thựcthụ mà ở đó người học cần phải:
- Hiểu được vấn đề
- Đưa ra các giả thuyết (các câu trả lời dự kiến và đối chứng với các câu hỏi
đã được đặt ra trong tình huống)
- Tiến hành các hoạt động thích hợp nhằm kiểm tra các giả thuyết của mình(nghiên cứu, phân tích, đánh giá tài liệu liên quan, sau cùng là tổng hợp việc nghiên cứu)
+ Giáo viên là người lựa chọn những vấn đề sao cho có tác dụng kích thíchcác hoạt động nhận thức cũng như các hoạt động xã hội của người học
+ Giáo viên coi trọng và hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh.+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh dần dần những khái niệm vàtiến trình khoa học phù hợp với chương trình học ở nhà trường
+ Giáo viên giúp cho học sinh diễn đạt đúng đắn và chính xác nhất những ýtưởng của mình Để làm được như vậy, bước đầu giáo viên chấp nhận ngôn ngữ củahọc sinh nếu như chỉ gần đúng để khỏi hạn chế ý tưởng của học sinh, song cần hướngcho học sinh có ngôn từ chính xác Đó cũng là mục tiêu của phát triển ngôn ngữ
Trang 18+ Giáo viên cố gắng làm phong phú các vấn đề nêu ra của học sinh vàkhuyến khích chúng thắc mắc.
+ Giáo viên cổ vũ khích lệ học sinh nêu vấn đề và đưa ra những ý kiến bình luận.+ Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được tự chủ
1.2.4.2 Vai trò của học sinh
Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, họ tự quyết định một phần haytoàn bộ chiến lược học tập, tự nghiên cứu, hoạt động theo cách thức làm việc độc lậpsau đó tranh luận và trao đổi với nhau để tìm ra giải pháp, chiến lược giải quyết vấn đề
+ Trong một số trường hợp có khi học sinh đưa ra tình huống vấn đề
+ Học sinh là người thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp,phân tích rồi tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc
+ Học sinh quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động cần phải tiếnhành để giải quyết vấn đề
+ Học sinh đưa ra giả thuyết, tiến hành thực nghiệm để kiểm tra giả thuyếtnếu giả thuyết sai thì bác bỏ và đưa ra giả thuyết mới, quá trình này có khi phải lặplại nhiều lần
+ Học sinh trao đổi và lập luận trong quá trình hoạt động, chúng chia sẻ vớinhau những ý tưởng của mình, cọ sát với những quan điểm của nhau và hình thànhnhững kết luận tạm thời hoặc cuối cùng, bằng ghi chép hoặc bằng phát biểu Nhưvậy chúng sẽ biết nghe người khác, hiểu người khác, tôn trọng người khác và biếtbảo vệ ý kiến của mình
1.2.5 Vai trò của vở thực hành
Vở thực hành là một công cụ quan trọng của phương pháp LAMAP Nó lànơi ghi dấu ấn của quá trình suy nghĩ của học sinh:
+ Đó là những ghi chép thể hiện điều đang suy nghĩ
+ Những giả thuyết đã được học sinh đưa ra và lại bị chính các em bác bỏ.+ Những kiến thức mà các em vẫn tưởng là đúng và đã tồn tại lâu trong suynghĩ của các em nhưng rồi qua trải nghiệm thì nó không đúng
+ Những áp phích để ghi nhớ công việc đã thực hiện
* Vì sao phải có vở thực hành?
+ Vì cần thiết để học sinh sử dụng vốn từ mà các em có để diễn đạt ý tưởng, tậpghi chép dựa trên những gì học sinh hiểu và học sinh thực hiện trong quá trình học
Trang 19Tuy là một cuốn vở cá nhân nhưng nó lại giúp học sinh đối chiếu những gì mình ghichép với ý kiến của học sinh khác khi thảo luận và với ý kiến chung của tập thể.
+ Thông qua việc ghi chép cá nhân học sinh có thể lưu giữ những việc đãlàm từ đó giúp học sinh so sánh những quan điểm cá nhân với các học sinh kháctrong nhóm, hình thành cho học sinh khả năng phân tích, bình luận
+ Việc ghi chép còn minh chứng cho sự phát triển trong nhận thức của họcsinh bằng cách xem lại những phần đã viết trong vở cá nhân học sinh nhận thấy sựtiến bộ dần dần
Vở thực hành được học sinh lưu giữ trong suốt thời gian học và đến cuối cấphọc sẽ hình thành một tập ghi nhớ đặc biệt Nhìn vào quyển vở thực hành sẽ thấyđược sự tiến bộ của học sinh sự tiến bộ này không chỉ về mặt kiến thức mà còn làcác kĩ năng
1.2.6 Vai trò của ngôn ngữ trong dạy học theo phương pháp LAMAP
Mặc dù phương pháp LAMAP là một phương pháp dạy học dựa trên thínghiệm tìm tòi nghiên cứu nhưng ngoài việc tiến hành thí nghiệm khám phá kiếnthức học sinh còn được chú ý rèn luyện ngôn ngữ nói và viết
* Về ngôn ngữ nói:
Giao tiếp bằng lời không thể tách rời với các hoạt động tìm tòi nghiên cứu và
có mặt ở mọi thời điểm sao cho học sinh có thể:
+ Diễn đạt các ý kiến của mình, đặt câu hỏi: khi học sinh muốn trình bày mộtvấn đề thì các em phải tìm kiếm từ ngữ giúp cho việc trình bày tốt nhất những quanđiểm, những suy nghĩ của mình để cho người khác hiểu
+ Trao đổi thông tin với nhau: khi học sinh làm việc nhóm hoặc làm việcchung cả lớp, các em phải trình bày quan điểm của mình trước nhóm hoặc trướclớp Qua đó các em sẽ nhận được thông tin phản hồi từ các bạn, quá trình trao đổithông tin qua lại sẽ giúp các em mạnh dạn hơn và tự tin hơn
+ Tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình: sự tranh luận khoa học giúp các emhọc cách bảo vệ quan điểm của mình, biết lắng nghe người khác, biết thừa nhận trên
cơ sở của lí lẽ, biết làm việc cho mục đích chung trong một khổ nhất định
Ngoài ra phương pháp LAMAP khuyến khích trao đổi bằng ngôn ngữ nói vềnhững quan sát, những giả thuyết, thí nghiệm và những giải thích
*Về ngôn ngữ viết:
Trang 20Vì sao phải viết?
Viết cho bản thân
- Nhớ lại một hành động trước đó
- Ghi lại các kết quả
Hiểu
- Tổ chức lại, lựa chọn, cấu trúc
- Tìm mối quan hệ giữa các bài viết
- Trình bày lại các bài viết từ các kết luận tập thể
Giải thíchĐặt câu hỏi
Cho học sinh khác, cho giáo viên
Trang 21Tác dụng của các bài viết:
* Cá nhân:
+ Ghi lại điều mà học sinh nghĩ
+ Nói về việc học sinh đã làm
+ Giải thích các kết quả
+ Phát biểu lại các kết luận tập thể
* Nhóm nhỏ:
+ Trao đổi với nhóm khác, với toàn lớp
+ Đặt câu hỏi về một thiết bị
+ Thực hiện một tiến trình nào đó trong một thời gian ngắn
* Cả lớp:
+ Tổ chức lại
+ Đề xuất các nghiên cứu
+ Tổng hợp kiến thức
Mặt khác việc ghi chép không chỉ bằng ngôn ngữ mà còn bằng biểu đồ, hình
vẽ kí hiệu Qua đó ngôn ngữ viết dần được hoàn thiện hơn
* Vậy dạy học theo phương pháp LAMAP giúp cho học sinh có thể làm chủ được ngôn ngữ.
1.2.7 Tiến trình dạy học theo phương pháp LAMAP
Dựa trên các nguyên tắc của phương pháp LAMAP nhấn mạnh đến tính độclập, tự chủ trong học tập của học sinh và cách thức làm việc tập thể của họ, dựa trênđặc điểm của các môn khoa học, chúng tôi đề xuất một tiến trình dạy học gồm 5 phađược sơ đồ hóa như dưới đây [18]:
Trang 22Hình 1.3: Sơ đồ tiến trình dạy học theo LAMAP.
Nhìn về hình thức thì sơ đồ trên rất giống với sơ đồ của phương pháp dạyhọc giải quyết đề Sự khác biệt nằm ở nội dung cụ thể của các pha
+ Thứ nhất "Vấn đề" của dạy học theo phương pháp LAMAP không chỉ đơnthuần là những vấn đề từ chương trình học như dạy học giải quyết vấn đề thường áp
dụng mà là những vấn đề có trong thế giới thực và liên hệ với cuộc sống thực.
Những vấn đề như vậy thực sự thu hút học sinh và nó không đòi hỏi ở học sinh mộtcâu trả lời đúng hay sai mà quan trọng là việc các em phải đưa ra giải pháp để giảiquyết vấn đề đó
+ Tiếp nữa về việc lĩnh hội kiến thức: Học sinh lĩnh hội được nó thông qua giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống của họ chứ không phải chỉ quyết
vấn đề sau khi đã lĩnh hội nội dung
Trang 23+ Điểm khác biệt nữa của dạy học theo phương pháp LAMAP với dạy họcgiải quyết vấn đề ở chỗ: dạy học theo phương pháp LAMAP xoay quanh các kĩnăng chứ không chỉ bản thân kiến thức Phương pháp LAMAP nhấn mạnh đến việc
đánh giá quá trình, đó là khả năng làm việc độc lập, khả năng hợp tác, những kĩ
năng, thao tác sự cải tiến và cả sự bác bỏ chính mình
Chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn nội dung của các pha
Pha 1 Xây dựng tình huống vấn đề
Các tình huống vấn đề được lựa chọn bởi giáo viên hoặc học sinh Nhữngvấn đề không chỉ thuần túy từ chương trình học mà chúng thường được đặt ra từnhững thử thách trong thế giới thực và chúng có liên hệ với cuộc sống thực Vì thếchúng liên hệ với học sinh, chúng thu hút học sinh vì chúng không "kịch bản".Chính điều này kích thích học sinh làm cho học sinh tiếp nhận vấn đề một cách tựnhiên và bắt tay vào giải quyết
Pha 2: Đề xuất các giả thuyết
“Đặc điểm chủ yếu của khoa học là tính khách quan; cái cốt lõi của nó là sựsuy luận, thường được xây dựng từ trực giác hay giả thuyết: sự chứng minh nó cầndựa trên kiểm tra bằng thí nghiệm”7] Ở giai đoạn này, trước hết học sinh làm việc
cá nhân, làm việc nhóm, sau đó làm việc chung cả lớp để trao đổi, tranh luận vềnhững giả thuyết của mình và của bạn cùng nhau nhằm tìm kiếm câu trả lời cho vấn
đề cần giải quyết
Như vậy, trong pha này, khuyến khích học sinh suy nghĩ, phát vấn, giáo viêncần chú ý tới những kinh nghiệm sẵn có của học sinh, trong đó có thể tiềm ẩn nhữngmâu thuẫn với giả thuyết và khuyến khích học sinh thể hiện Việc trao đổi, tranhluận đi đến những thách thức các dự đoán, giả thuyết của học sinh
Ở pha này học sinh có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đâycũng là điểm khác biệt của các phương pháp dạy học tích cực so với phương pháptruyền thống
Trang 24Pha 3: Thực hiện các nghiên cứu để giải quyết vấn đề
Học sinh đề xuất các phương án thí nghiệm, tiến hành các thực nghiệm đểkiểm chứng tính đúng đắn của các giả thuyết.Từ việc phân tích các dữ liệu thựcnghiệm, học sinh kiểm chứng được những giả thuyết của mình là đúng hay sai vàtìm cách lí giải
Như vậy, không chỉ quan sát và thao tác, điều quan trọng là suy nghĩ vềnhững kết quả có được từ quan sát và đối chiếu giữa cái có được từ suy luận và cái
có được từ thực nghiệm
Nếu ở pha này kết quả không đúng thì học sinh lại đưa ra giả thuyết mới và lại thực hiện nghiên cứu để giải quyết vấn đề Pha 2 và pha 3 liên tục luân chuyển nhau.
Pha 4: Lập luận, trao đổi xung quanh các kết quả nghiên cứu đã thu được
Theo phương pháp LAMAP, “Chuẩn bị cho trẻ vào cuộc sống dân chủ, tức làcho trẻ cái ham thích tham gia tranh luận, dạy cho các em cách phát biểu ý kiến củamình, đối chiếu với quan điểm của người khác” 7 Trong pha này, học sinh làmviệc chung cả lớp, trao đổi ý kiến đi đến kết quả chung dưới sự hướng dẫn của giáoviên Chính quá trình này giúp cho học sinh tiếp thu được kiến thức một cách tựnhiên Qua quá trình trao đổi còn giúp cho học sinh rèn luyện ngôn ngữ nói, các kĩnăng giao tiếp, khả năng ứng xử
Pha 5: Tổng hợp kết quả
Học sinh tiếp nhận kiến thức mới và nhập nó vào hệ thống kiến thức đã có.Việc vận hành kiến thức thu được giúp cho người học làm chủ kiến thức và kĩ năngmới, nhưng qua đó lại có thể nảy sinh vấn đề mới, bắt đầu cho tiến trình nghiên cứumới
Tóm lại dạy học theo phương pháp LAMAP người học luôn được đặt vàonhững tình huống rất thật trong đời sống khiến cho họ luôn khao khát tìm hiểu vàgiải quyết Và như vậy sự tiếp nhận kiến thức cũng diễn ra hết sức tự nhiên Bêncạnh mục tiêu về kiến thức thì mục tiêu về rèn luyện kĩ năng khác cũng đồng thờiđược tiếp nhận
1.2.8 Khả năng vận dụng phương pháp LAMAP ở trường phổ thông
Trang 25* Dạy học theo phương pháp LAMAP ở trường phổ thông sẽ đạt hiệu quả khi đảmbảo các điều kiện sau đây:
+ Lựa chọn nội dung bài học phù hợp với phương pháp LAMAP Các môn
khoa học thực nghiệm: như môn Sinh, môn Hóa, môn Lí đều có thể tổ chức họctheo phương pháp này
+ Hình thức tổ chức dạy học phù hợp: Có thể vận dụng phương pháp
LAMAP để dạy chính khóa hoặc tổ chức hoạt động ngoại khóa Khi dạy chính khóa
để vẫn đảm bảo dạy và học theo phân phối chương trình, giáo viên căn cứ vào nộidung kiến thức cần xây dựng, từ đó có thể thiết kế tiến trình dạy học theo phươngpháp LAMAP cho nội dung cả bài hoặc có thể chỉ một đơn vị kiến thức trọng tâmnào đó của bài Với hoạt động ngoại khóa thì không bị hạn chế về thời gian
+ Điều kiện dạy học:
- Giáo viên: Giáo viên nhiệt tình, tích cực, có năng lực về chuyên môn, năng lực
tổ chức dạy học tích cực và khả năng tổ chức dạy học theo phương pháp LAMAP
- Học sinh: Say mê học tập, chịu khó, sáng tạo có khả năng làm việc độc lập
và không nản chí khi gặp thất bại
1.2.9 Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phương pháp LAMAP
* Thuận lợi
- Việc học tập có thể diễn ra cả ở trong và ngoài không gian lớp học
- Không hạn chế về mặt thời gian
- Gia đình và địa phương cũng có thể giúp các hoạt động của lớp theo khảnăng của mình
- Đồ dùng thí nghiệm để thực hiện việc dạy- học đơn giản, có thể tự chế tạo được
* Khó khăn:
- Cần nhiều thời gian trong khi phân phối chương trình của môn học rất khắt khe
- Giáo viên phải biết lựa chọn vấn đề sao cho gần gũi với cuộc sống thực
- Cần có sự thay đổi trong cách đánh giá người học (cần sự đánh giá trong
cả quá trình học và nên thay đổi theo hướng kiểm tra kĩ năng, kiểm tra năng lựcnhận thức hơn là kiểm tra độ ghi nhớ kiến thức)
Trang 26- Đòi hỏi học sinh phải làm việc thực sự: (cần phải chuyển từ thụ động tronghọc tập sang tích cực, chủ động).
Để khắc phục những khó khăn trên thì có thể vận dụng phương phápLAMAP để tổ chức tiến trình nhận thức thông qua hoạt động ngoại khóa
1.3 Hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông
1.3.1 Vai trò của hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa còn được gọi là hoạt động ngoài lớp, chỉ các hình thứchoạt động kết hợp với học tập vui chơi ở phạm vi ngoài lớp học, có mục đích gắnviệc học tập ở nhà trường với cuộc sống xã hội, tạo điều kiện cho học sinh được hòanhập vào thực tế rộng lớn bên ngoài nhà trường Hoạt động ngoại khóa có vai trò rấtquan trọng trong quá trình dạy học vì những lí do sau:
+ Nâng cao chất lượng kiến thức: hoạt động ngoại khóa giúp học sinh củng
cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã học trên lớp, ngoài ra giúp học sinh vậndụng những tri thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống đặt ra,tạo điều kiện để học đi đôi với hành, lí thuyết đi đôi với thực tiễn
+ Rèn luyện kĩ năng: hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho học sinh kĩ nănglàm việc tập thể, kĩ năng chế tạo dụng cụ, xử lí kết quả thí nghiệm
+ Tinh thần thái độ: hoạt động ngoại khóa tạo hứng thú học tập, phát huytính tích cực, tự lực và năng lực sáng tạo của học sinh
+ Ngoài ra dạy học thông qua hoạt động ngoại khóa còn giúp tích hợp cácmôn học
1.3.2 Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa
+ Việc tổ chức ngoại khóa dựa trên tính tự nguyện tham gia của học sinh có
sự hướng dẫn của giáo viên
+ Số lượng học sinh tham gia không hạn chế, có thể là theo nhóm nhưngcũng có thể là tập thể đông người
+ Có kế hoạch cụ thể về nội dung ngoại khóa, hình thức tổ chức, phươngpháp dạy học
Trang 27+ Kết quả hoạt động ngoại khóa của học sinh không chỉ được đánh giá bằngđiểm như đánh giá kết quả của chính khóa mà còn đánh giá cả quá trình.
+ Việc đánh giá kết quả của hoạt động ngoại khóa thông qua sản phẩm màhọc sinh có được, thông qua sự tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình thamgia hoạt động và sự đánh giá này phải công khai, kết quả của học sinh phải đượckhích lệ kịp thời
+ Nội dung và hình thức của hoạt động ngoại khóa phải đa dạng, mềm dẻo,hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia
1.3.3 Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa
* Hội vui Vật lí:
Đây là một hình thức phổ biến của hoạt động ngoại khóa Hội vui có thể tổ
chức theo từng lớp hoặc toàn trường Một số hình thức của hội vui Vật lí như: thinói chuyện về tiểu sử các nhà bác học Vật lí, biểu diễn các thí nghiệm, giới thiệuứng dụng của Vật lí trong kĩ thuật hay các thành tựu của Vật lí hiện đại
* Tham quan ngoại khóa Vật lí:
Đây là hình thức tổ chức dạy học thực tế nhờ quan sát trực tiếp của học sinhdưới sự hướng dẫn của giáo viên và của cơ sở tham quan, nhằm nghiên cứu sự vật,hiện tượng cần tìm hiểu trong nội dung dạy học Hình thức tham quan ngoại khóa
có thể được tổ chức trước, trong hoặc sau khi học môn kiến thức nào đó
+ Nếu tiến hành trước khi học bài mới gọi là tham quan chuẩn bị Mục đíchcủa tham quan chuẩn bị là giúp học sinh tích lũy được những hiểu biết cần thiếtphục vụ cho việc lĩnh hội những tri thức mới được dễ dàng và hứng thú
+ Nếu tham quan trong quá trình học gọi là tham quan bổ sung Mục đíchnhằm minh họa, làm rõ những vấn đề riêng rẽ, cung cấp vật liệu cho tư duy khoahọc và có thể làm chỗ dựa cho sự trao đổi nội dung bài học sau này
+ Nếu tiến hành tham quan sau khi học một kiến thức nào đó gọi là thamquan tổng kết với mục đích để củng cố, đào sâu kiến thức đã học
* Hội thi Vật lí:
Trang 28Đây là một trong những hình thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, đạt
hiệu quả tốt trong vấn đề giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho người thamgia Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳngđịnh thành tích, kết quả của mình của nhóm mình Một số hình thức của hội thi như:thi trả lời nhanh, thi giải thích hiện tượng, thi giải bài tập, thi giải ô chữ, làm thínghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm, ứng dụng kĩ thuật kiến thức Vật lí
* Câu lạc bộ Vật lí:
Câu lạc bộ Vật lí nhằm mở rộng tầm nhận thức, hiểu biết văn hóa, khoa họcgiáo dục lòng yêu lao động, ý thức đạo đức, giúp phát triển toàn diện các khả năngsáng tạo và năng khiếu của con người Hoạt động của câu lạc bộ có thể tổ chức cácbuổi thảo luận, tổ chức thi giữa các nhóm tham gia ngoại khóa, tổ chức các buổigiao lưu tìm hiểu kiến thức
Chúng tôi sẽ vận dụng hình thức "Câu lạc bộ Vật lí" để tổ chức hoạt độngngoại khóa cho học sinh
1.3.4 Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa
Qua tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu chúng tôi thấy quy trình tổchức hoạt động ngoại khóa Vật lí có thể diễn ra theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khóa
Dựa vào vai trò của hoạt động ngoại khóa, căn cứ nội dung chương trình vàtình hình thực tế dạy học chính khóa của bộ môn, xuất phát từ nhu cầu nhận thứccủa học sinh, đặc điểm của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, giáo viênlựa chọn và xác định chủ đề của hoạt động ngoại khóa cần tổ chức Việc lựa chọnnày cần phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lí và kích thích tính tích cực, sựsẵn sàng của học sinh ngay từ đầu
Bước 2: Lập kế hoạch ngoại khóa
+ Xác định mục tiêu
+ Dự kiến hình thức tổ chức
+ Dự kiến thời gian thực hiện các giai đoạn của hoạt động ngoại khóa
+ Dự kiến những việc cần sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục khác
Trang 29Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch
Khi tổ chức ngoại khóa theo kế hoạch, giáo viên lưu ý những nội dung sau:+ Theo dõi học sinh thực hiện các nhiệm vụ để giúp đỡ kịp thời, đặc biệt lànhững vấn đề nảy sinh ngoài dự kiến, kịp thời điều chỉnh những nội dung diễn rakhông theo kế hoạch
+ Đối với các hoạt động có quy mô lớn, đông học sinh tham gia thì giáo viên
là người tổ chức, điều khiển hoạt động Đặc biệt là giáo viên phải đóng vai trò làtrọng tài để tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận rộng rãi những nội dungngoại khóa, làm sao để học sinh tự nhận thấy được những công việc mình cần làm,
tự phân công nhau thực hiện những công việc đó
+ Đối với những hoạt động có quy mô nhỏ như tổ, nhóm học sinh thì cần đểcho học sinh hoàn toàn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện những nhiệm vụ đượcgiao, giáo viên chỉ xuất hiện khi học sinh ở vào tình huống gặp khó khăn, lúng túng
mà không tự xử lý được
+ Mỗi giai đoạn của hoạt động ngoại khóa cần thực hiện theo thời gian đã
dự kiến để thúc đẩy học sinh quyết tâm và cố gắng trong việc thực hiện các nhiệm
vụ được giao
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng
+ Việc đánh giá hoạt động ngoại khóa phải dựa vào cả quá trình diễn ra hoạtđộng, giáo viên đánh giá hiệu quả thông qua sự hứng thú, tính tích cực, những biểuhiện của sự sáng tạo, những nội dung kiến thức, kĩ năng, tình cảm, thái độ mà họcsinh có được Ngoài ra sản phẩm mà học sinh làm được cũng là căn cứ quan trọng
để đánh giá hiệu quả hoạt động Vì vậy cần tổ chức cho học sinh báo cáo, giới thiệusản phẩm đã làm được trong thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa, ngoài ra đâycòn là việc nhằm khích lệ, động viên học sinh tích cực hơn trong những hoạt độngsau này
+ Sau mỗi lần tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo viên cần phải đánh giá, rútkinh nghiệm, điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp hướng dẫn để nhữngđợt ngoại khóa sau đạt hiệu quả cao hơn
Trang 30Trên đây là quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa Tuy nhiên, tùy thuộcvào nội dung hoạt động ngoại khóa, yêu cầu giáo dục và điều kiện hoàn cảnh củatừng trường, từng lớp mà có thể vận dụng một cách mềm dẻo các bước để hoạt độngđạt hiểu quả cao nhất.
Trên cơ sở lí luận về dạy học theo phương pháp LAMAP và hình thức hoạtđộng ngoại khóa, chúng tôi thấy việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa thông quadạy học theo phương pháp LAMAP có nhiều thuận lợi bởi lẽ:
+ Khi vận dụng phương pháp LAMAP thông qua hoạt động ngoại khóa sẽ dễdàng hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo ra một môi trường họctập thoải mái, kích thích sáng tạo ở học sinh, tạo cơ hội để học sinh giao tiếp, thểhiện quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong các hoạt động học tập thôngqua hoạt động nhóm
+ Dạy học theo phương pháp LAMAP cần có thời gian nhất định để học sinhtiến hành thực nghiệm nếu áp dụng vào học chính khóa thì sẽ gặp khó khăn về mặtthời gian Điều này hoàn toàn có thể được khắc phục nếu vận dụng phương phápLAMAP thông qua hình thức ngoại khóa
Kết luận chương 1
Trong chương 1 đề tài đã nghiên cứu và làm rõ cơ sở lí luận: thế nào là tínhtích cực và năng lực sáng tạo của học sinh Chúng tôi cũng đã làm rõ những vấn đềliên quan đến phương pháp LAMAP đặc biệt là phân tích tiến trình dạy học theophương pháp LAMAP qua đó phân tích được tính tích cực và năng lực sáng tạo củahọc sinh
Có thể nói không có một PPDH nào là vạn năng, tối ưu Để đạt hiệu quả dạyhọc, giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt các PPDH Giáo viên cần căn cứ vào điềukiện cụ thể, đặc điểm học sinh để lựa chọn nội dung cách thức tổ chức dạy học khivận dụng phương pháp LAMAP vào dạy học Vật lí Trong điều kiện nhà trườngViệt Nam hiện nay tổ chức dạy học theo phương pháp LAMAP qua các hoạt độngngoại khóa sẽ thuận lợi Vì vậy luận văn cũng đề cập đến các vấn đề về hoạt độngngoại khóa
Trang 31Tất cả những điều trên sẽ được chúng tôi vận dụng để tổ chức tiến trình hoạtđộng nhận thức một số kiến thức "Thiên văn" chương trình Vật lí THPT thông quahoạt động ngoại khóa
Chương 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LAMAP ĐỂ THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC MỘT SỐ KIẾN THỨC
"THIÊN VĂN" CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Trang 322.1 Nội dung kiến thức Thiên văn trong chương trình Vật lí
+ Chùm sáng: Có ba loại chùm sáng: song song, hội tụ, phân kì
+ Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng học sinh được hiểu về bóng
tối, bóng nửa tối từ đó vẽ hình để giải thích sự tạo thành bóng tối, bóng nửa tối
- Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sángtruyền tới
- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần củanguồn sáng truyền tới
Từ những kiến thức đó vận dụng để giải thích được hiện tượng: Ngày vàđêm, Nhật thực một phần, toàn phần; Nguyệt thực một phần, toàn phần
2.1.2 Trung học phổ thông
Lớp 10:
Khi nghiên cứu về: Động lực học chất điểm, SGK đề cập đến hệ quy chiếuquán tính, phi quán tính Hệ quy chiếu quán tính gắn với mặt đất hay còn gọi là hệquy chiếu Địa tâm
Bài 40: "Các định luật Kê-ple Chuyển động của vệ tinh" thuộc chương "Các
định luật bảo toàn" Dựa trên các số liệu quan sát về vị trí của các hành tinh trongnhiều năm, nhà thiên văn học Kê- ple đã tìm ra ba định luật mô tả chính xác quyluật chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời
Cụ thể như sau:
+ Định luật I: Mọi hành tinh đều chuyển động theo các quĩ đạo elip mà MặtTrời là một tiêu điểm
Trang 33Trái Đất là một hành tinh nằm trong hệ Mặt Trời Vậy khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sẽ sinh ra các mùa, hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ
độ khác nhau trên Trái Đất.
+ Định luật II: Đoạn thẳng nối Mặt Trời và một hành tinh bất kì quét nhữngdiện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian như nhau
Vậy khi đến gần Mặt Trời, hành tinh có vận tốc lớn; khi đi xa Mặt Trời hành tinh có vận tốc nhỏ.
+ Định luật III: Tỉ số giữa lập phương bán trục lớn và bình phương chu kìquay là giống nhau cho mọi hành tinh quay quanh Mặt Trời
2
2 1 3
2 1
a
a1, a2: là bán trục lớn
T1, T2: là chu kì quay của hành tinh quanh Mặt Trời
Từ định luật III, cho thấy nếu biết khoảng cách từ hành tinh tới Mặt Trời thì sẽ tínhđược thời gian chuyển động của hành tinh đó quanh Mặt Trời và ngược lại
Hình 2.1: Sơ đồ quĩ đạo chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời.
Trang 34Nội dung kiến thức:
+ Mặt Trời ở trung tâm Hệ (là thiên thể duy nhất nóng sáng)
+ Tám hành tinh lớn xung quanh đa số các hành tinh này còn có các vệ tinhchuyển động
Nếu kể từ Mặt Trời ra xa, thì tám hành tinh lớn lần lượt là: Thủy tinh, Kim tinh,Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh
+ Tất cả các hành tinh đều chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều(chiều thuận), và gần như trong cùng một mặt phẳng
Bài 60 Sao Thiên hà
Nội dung kiến thức:
+ Sao là một khối khí nóng sáng, giống như Mặt Trời Vì các sao ở rất xanên chúng ta thấy chúng như những điểm sáng
Ngôi sao ở gần nhất (sao Cận Tinh trong chòm Bán Nhân Mã) cách ta đến hàngchục tỉ km)
Ngôi sao xa nhất hiện nay đã biết cách ta đến 14 tỉ năm ánh sáng
+ Các sao tồn tại trong vũ trụ thành những hệ thống tương đối độc lập vớinhau Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân gọi là thiên hà Có 3 loại thiên hàchính: Thiên hà xoắn ốc, Thiên hà hình elip, Thiên hà không đều
Bài 61 Thuyết Big Bang
Nội dung kiến thức:
+ Các thuyết tiến hóa của vũ trụ trong đó có hai trường phái: Một trường phái
do nhà vật lí người Anh (Fred Hoyle, 1915-2000) khởi xướng, cho rằng vũ trụ ở
"trạng thái ổn định" Trường phái khác cho rằng vũ trụ được tạo bởi một vụ nổ "cực mạnh, cực lớn" cách đây khoảng 14 tỉ năm và hiện nay đang tiếp tục dãn nở và loãng dần
+ Các sự kiện thiên văn quan trọng cho thấy các thiên hà dịch chuyển ra xa nhau, đó là bằng chứng của sự kiện Thiên văn quan trọng: vũ trụ đang dãn nở
+ Nội dung thuyết Big Bang cho biết trình tự xuất hiện vật chất trong vũ trụ
Trang 35* Ngoài ra qua tìm hiểu chúng tôi thấy: Kiến thức "Thiên văn" ngoài chương trìnhVật lí còn có một phần nằm ở môn Địa lí: Lớp 6, Lớp 10.
Lớp 6:
+ Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
+ Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
Lớp 10:
+ Bài 5: Vũ trụ Hệ Mặt Trời và Trái Đất
+ Bài 6: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
* Thông qua phần tìm hiểu về nội dung kiến thức Thiên văn ở THPT chúng tôi thấynhững kiến thức Thiên văn nói trên cũng là những kiến thức Thiên văn cơ sở màngười học cần nắm vững để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên
2.2 Tìm hiểu tình hình dạy học kiến thức "Thiên văn" chương trình vật lí THPT
Để có cơ sở thực tế cho đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra nhằm tìm hiểu về:
+ Tình hình thực tế dạy của giáo viên nói chung, dạy kiến thức Thiên văn nóiriêng
+ Tình hình học của học sinh các nội dung kiến thức Thiên văn
+ Quá trình đánh giá học sinh
+ Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Vật lí
2.2.1 Phương pháp điều tra
Trao đổi trực tiếp và thông qua phiếu điều tra với 15 giáo viên đang tham giadạy môn Vật lí và Địa lí ở hai trường: THPT Nhị Chiểu; THPT Kinh Môn (HuyệnKinh Môn tỉnh Hải Dương)
Trao đổi trực tiếp và bằng phiếu điều tra 90 học sinh thuộc hai trường trên
2.2.2 Kết quả thu được
* Về tình hình thực tế dạy của giáo viên nói chung, dạy kiến thức Thiên văn nói riêng
+ Lớp 10: Bài "Các định luật Ke-ple Chuyển động của vệ tinh" thì 3/7 giáoviên được phỏng vấn cho rằng: Ba định luật đó không vận dụng vào bài tập nên họ
Trang 36thường cho học sinh tự đọc sách SGK, 2/7 giáo viên khác thì có dạy nhưng chủ yếu
Qua trao đổi cho thấy, việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn hạn chế
Đa số giáo viên sử dụng bài giảng điện tử khi phải thao giảng chứ không phải xuấtphát từ nhu cầu nội dung bài dạy
* Về tình hình học của học sinh các nội dung kiến thức Thiên văn
+ Học sinh ngồi lắng nghe các thầy cô giáo giảng bài, rất hiếm khi vận dụngcác kiến thức đã học để xây dựng bài mới
+ 7/10 học sinh được phỏng vấn cho rằng kiến thức đã học các em nhanhquên vì khó nhớ Các em chỉ có một cách học duy nhất đó là học thuộc lòng
+ Kiến thức không trọng tâm nên các em ít để ý học, 5/10 học sinh khácđược phỏng vấn cho rằng kiến thức đó xa vời, khó hiểu khó tưởng tượng
* Quá trình đánh giá học sinh:
Giáo viên chỉ đánh giá học sinh thông qua kết quả kiểm tra miệng, các bài 15phút, 45 phút và điểm kiểm tra học kì, ngoài ra không còn cách đánh giá nào khác
*Về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Vật lí
+ 4/7 giáo viên được phỏng vấn chưa biết quy trình để tổ chức hoạt độngngoại khóa Vật lí
+ 3/7giáo viên khác thì ngại vì mất nhiều thời gian
+ Kinh phí dành cho tổ chức hoạt động ngoại khóa rất ít hoặc không có + Học sinh với lịch học rất kín nên ít có thời gian để tự học, để tham gia cáchoạt động khác
+ Tuy nhiên nếu sắp xếp được thời gian thì 9/10 học sinh được phỏng vấnrất thích được tham gia hoạt động ngoại khóa đặc biệt là ngoại khóa Vật lí, các emcho rằng môn Vật lí có nhiều ứng dụng trong thực tế
Trang 37+ Ngoại khóa là một hoạt động nằm trong kế hoạch của nhà trường.Tuy nhiên, việc tổ chức ngoại khóa nói chung và ngoại khóa Vật lí nói riêng rất hãnhữu Trong cả năm học có một vài lần tổ chức ngoại khóa thường do Đoàn thanhniên phụ trách, chủ đề thường là hướng nghiệp cho học sinh, các vấn đề về tệ nạn xãhội, an toàn giao thông
2.2.3 Nguyên nhân và đề xuất giải pháp
+ Học sinh không thấy được mối quan hệ giữa kiến thức và thực tiễn
+ Có những kiến thức đưa vào chương trình nhưng vận dụng thì hầu nhưkhông có VD "Các định luật Ke-ple"
+ Kiến thức Thiên văn thường nằm ngoài phần kiểm tra, đánh giá nên họcsinh không chú ý học
+ Hình thức kiểm tra đánh giá, rồi hình thức thi cử gây áp lực đến việc họctập của học sinh
+ Thời gian đi học của học sinh còn nhiều, ít có thời gian tự học, tự nghiêncứu tài liệu dẫn đến học thụ động
* Đề xuất giải pháp:
+ Vận dụng phương pháp dạy học tích cực và phương pháp đó phải đảm bảocác yêu cầu sau:
- Tổ chức được các tình huống lôi cuốn, hấp dẫn người học
- Người học phải được tham gia: phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, thựchiện giải pháp
- Phải tạo sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa các học sinh vớinhau
Trang 38- Trong mỗi bài học, học sinh phải thực sự được đưa vào vai trò của ngườinghiên cứu.
Với những yêu cầu trên thì phương pháp LAMAP thỏa mãn vì thế chúng tôi
sẽ vận dụng phương pháp này vào dạy học phần kiến thức Thiên văn Tuy nhiên đểphương pháp này phát huy hết tác dụng thì cần thêm một số giải pháp đồng bộ sau:
+ Học sinh cần giành nhiều thời gian tự học
+ Cần đổi mới quy chế cho điểm, kiểm tra, đánh giá cho phù hợp với mụctiêu dạy học mới Cần phải đánh giá cả quá trình học tập của học sinh chứ khôngchỉ đánh giá kết quả học tập cuối cùng Đồng thời cần phát huy vai trò tự đánh giá
và đánh giá lẫn nhau của học sinh
+ Thay đổi hình thức thi cử sao cho học sinh đỡ áp lực để các em có thờigian tham gia các hoạt động ngoại khóa
Khi vận dụng phương pháp LAMAP vào dạy học thì học sinh luôn được đưavào vai trò của người nghiên cứu Trong khi giải quyết vấn đề đặt ra thì cũng đồngthời là quá trình hoặc phải vận dụng kiến thức hoặc xây dựng kiến thức mới Nếuvận dụng phương pháp này thành công thì học sinh sẽ được học sâu và do đó sẽ nhớlâu hơn
* Ở trên chúng tôi đã chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắcphục Như chúng tôi đã trình bày, kiến thức "Thiên văn" có nhiều ứng dụng trongthực tiễn xong với cách trình bày như SGK hiện nay và với cách dạy và cách họctruyền thống thì việc tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ rất hời hợt và nhanh quên.Với khả năng của mình chúng tôi góp một phần nhỏ để cải thiện tình hình trên đó làvận dụng phương pháp LAMAP để tổ chức hoạt động ngoại khóa kiến thức "Thiênvăn"
2.3 Thiết kế tiến trình hoạt động nhận thức một số kiến thức "Thiên văn" chương trình Vật lí THPT thông qua hoạt động ngoại khóa
2.3.1 Mục tiêu
+ Củng cố hiểu biết của học sinh về kiến thức Thiên văn, khắc phục sự mơ
hồ về kiến thức
Trang 39+ Vận dụng kiến thức và vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học đã học
để thực hiện phép đo chu vi Trái Đất, chế tạo đồng Mặt Trời
+ Rèn luyện các kĩ năng: tìm kiếm thông tin, thiết kế chế tạo thiết bị thínghiệm
+ Rèn luyện khả năng làm việc độc lập, khả năng hợp tác thông qua hoạtđộng nhóm
2.3.2.2 Mục tiêu dạy học
* Kiến thức:
+ Các tia sáng đều truyền thẳng (trong môi trường trong suốt và đồng tính).+ Mọi tia sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất đều song song với nhau.+ Chuyển động tự quay của Trái Đất là nguyên nhân sinh ra ngày và đêm.+ Quy luật thay đổi bóng nắng phụ thuộc vào vĩ độ
Trang 40+ Trân trọng đối với những đóng góp của Vật lí học cho sự tiến bộ của xã hội
và đối với công lao của các nhà khoa học
+ Có thái độ khách quan, trung thực, tỉ mỉ có tinh thần hợp tác trong học tập,cẩn trọng hơn với lời nói và việc làm của mình
Hoạt động 1: Bóng đen của tôi thay đổi như thế nào trong ngày?
Pha 1: Tình huống vấn đề
Hãy vẽ một bức tranh mô tả một người đứng giữa trời nắng vào buổi sáng,buổi trưa và buổi chiều
(Chú ý rằng không yêu cầu vẽ hình thật đẹp mà điều quan trọng là phải vẽ
để sao cho người xem hiểu được là người đó đang đứng duới trời nắng vào những khoảng thời gian khác nhau)
Pha 2: Đề xuất giả thuyết
Làm việc cá nhân:
Học sinh vẽ vào vở thực hành Giáo viên quan sát và nhắc lại yêu cầu cầnthực hiện khi vẽ: “Mô tả một người đứng giữa trời nắng vào những khoảng thờigian khác nhau”
Làm việc theo nhóm nhỏ:
Sau khi các cá nhân đã hoàn thành tranh vẽ của mình, họ sẽ trình bày hình
vẽ của mình trước nhóm Các bạn khác nhận xét và tranh luận về những điều hợp lícũng như chưa hợp lí trong bức tranh Nhận xét chung của nhóm sẽ được ghi tómtắt lại
Làm việc chung cả lớp:
Các nhóm trình bày kết quả đã thảo luận của nhóm mình Giáo viên ghi lạinhững điều chưa hợp lí chung của cả lớp (Chú ý rằng lúc này giáo viên chưa đưa ranhận xét của mình mà chỉ nêu lên thành câu hỏi: liệu như thế có đúng không? làmthế nào để kiểm tra điều đó?…
Sau đó giáo viên đề nghị tiến hành thí nghiệm để xác minh
Các nhóm thống nhất với nhau sau đó sẽ đề xuất phương án thí nghiệm: