1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’

123 2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Trong những năm qua, trường Đại học Luật Hà Nội đã thưc hiện tốtnhiệm vụ giảng dạy nội khóa môn thể dục, đồng thời nhà Trường, ĐoànThanh niên, Hội sinh viên cũng đã tổ chức tốt một số ho

Trang 1

MỤC LỤC MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUẢN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12

1.1 Một số vấn đề về giáo dục thể chất và TDTT trường học 12

1.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công tác Giáo dục thể chất 12

1.1.2 Thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể thao trong các trường Đại học và Cao đẳng hiện nay 15

1.1.2.1 Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong các trường Đại học và Cao đẳng ở nước ta 15

1.1.2.2 Nội dung chương trình 17

1.1.2.3 Tình hình sức khỏe, thể lực của sinh viên nước ta 18

1.1.2.4 Thực trạng việc dạy và học môn học Giáo dục Thể chất 20

1.1.3 Cơ sở lý luận về hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa [24], [29], [37], [38] 21

1.3.1.1 Khái niệm về hoạt động thể thao ngoại khóa 21

1.1.3.2 Nội dung thể thao ngoại khóa 22

1.1.3.3 Hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa 23

1.1.3.4 Mục đích của tập luyện TDTT ngoại khóa 24

1.1.3.5 Rèn luyện thể chất ngoại khóa 25

1.1.3.6 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thể thao ngoại khóa trong công tác giảng dạy 26

Trang 2

1.1.3.7 Những yếu tố cần chú ý khi tổ chức hoạt động ngoại khoá trong

công tác Giáo dụcThể chất 28

1.1.3.8 Công tác tổ chức hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay 30

1.1.3.9 Các nhân tố chi phối hiệu quả hoạt động ngoại khóa của các trường Cao đẳng và Đại học 33

1.2 Đặc điểm và tác dụng của Bóng rổ 34

1.2.1 Đặc điểm môn Bóng rổ [23], [39] 34

1.2.2 Tác dụng của Bóng rổ 37

1.3 Một số vấn đề liên quan đến CLB thể dục thể thao 37

1.3.1 Quan điểm thực hiện xã hội hóa TDTT ở nước ta 37

1.3.2 Một số vấn đề có liên quan đến CLB TDTT 39

1.3.2.1 Các khái niệm 39

1.3.2.2 Những đặc điểm hoạt động cơ bản của CLB TDTT 42

1.3.2.3 Chức năng của CLB TDTT 43

1.3.2.4 Những loại hình CLB TDTT 44

1.4 Những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài 46

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CHÍNH KHÓA VÀ RÈN LUYỆN NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NÓI CHUNG VÀ CLB BÓNG RỔ SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT NÓI RIÊNG 48

2.1.Thực trạng công tác GDTC của trường Đại học Luật Hà Nội 48

2.1.1 Khái quát trường Đại học Luật Hà Nội 48

2.1.2 Thực trạng về chương trình GDTC chính khóa trường Đại học Luật Hà Nội 49

2.1.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT 52

Trang 3

2.1.4 Thực trạng về cơ sở vật chất, sân bãi, nhà tập phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động TDTT của trường Đại học Luật Hà Nội 54 2.1.5 Thực trạng về kinh phí dành cho công tác GDTC và hoạt động thể thao hành năm của trường Đại học Luật 56 2.1.6 Thực trạng về tổ chức quản lý công tác GDTC trường Đại học Luật

Hà Nội 57

2.2 Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khoá của trường Đại học Luật Hà Nội 59

2.2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về hoạt động Thể dục Thể thao ngoại khóa của trường Đại học Luật Hà Nội 59 2.2.2 Động cơ tập luyện TDTT ngoại khoá của SV năm thứ nhất trường Đại học Luật Hà Nội 60

2.3 Thực trạng về các CLB thể dục thể thao ở trường Đại học Luật Hà Nội 61

2.3.1 Thực trạng tập luyện hoạt động ngoại khóa CLB Bóng rổ của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội 62

2.3.1.1 Tìm hiểu động cơ tập luyện CLB Bóng rổ của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội 622.3.1.2 Hiện trạng tập luyện CLB Bóng rổ của sinh viên trường Đại họcLuật Hà Nội 642.3.1.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động ngoại khóa CLB Bóng rổ của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nôi 652.4 Thực trạng về kết quả học tập và thể lực sinh viên trường Đại học Luật

Trang 4

3.1 Xây dựng mô hình CLB BR hoàn thiện cho SV trường ĐH 73

3.1.1 Xác định nội dung và hình thức hoạt động CLB Bóng rổ sinh viên73 3.1.2 Xác định các giải pháp triển khai hoạt động CLB TT: 74

3.1.3 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý CLB Bóng rổ hoàn thiện 76

3.2 Lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động ngoại khóa của CLB Bóng rổ sinh viên trường Đại học 78

3.2.1 Xác định các yêu cầu và căn cứ khi lựa chọn giải pháp 78

3.2.1.1 Xác định các yêu cầu khi lựa chọn giải pháp 78

3.2.1.2 Những căn cứ để lựa chọn giải pháp: 80

3.2.2 Lựa chọn giải pháp 80

3.3 Đánh giá hiệu quả của giải pháp đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu 87 3.3.1 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm 88

3.3.2 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 90

3.3.3 Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của các nhóm thực nghiệm và đối chứng 92

3.3.4 Kết quả kiểm chứng các giải pháp nâng cao hoạt động của CLB Bóng rổ trong hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học 103

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Phân phối nội dung và thời gian học tập trong chương trình Giáo dục thể chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo 18Bảng 2.1: Nội dung giảng dạy và học tập môn GDTC Trường Đại học Luật

Hà Nội 49Bảng 2.2 Thực trạng cơ đội ngũ giảng viên TDTT của trường Đại học Luật

Hà Nội theo độ tuổi và trình độ (năm 2010- 2014) 52Bảng 2.3: Thực trạng cơ sở vật chất phụ vụ đào tạo môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội 55Bảng 2.4 Kinh phí dành cho công tác giảng dạy và hoạt động TDTT của trường Đại học 56Bảng 2.5 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về vai trò, ý nghĩa của hoạt động TDTT ngoại khoá 59Bảng 2.6 Động cơ tập luyện TDTT ngoại khoá của SV trường Đại học Luật

Hà Nội (n =600) 60Bảng 2.7 Động cơ tham gia tập luyện CLB Bóng rổ của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội (n=600) 63Bảng 2.8 Kết quả phỏng vấn về hiện trạng CLB Bóng rổ của sinh viên trườngĐại học Luật Hà Nội (n = 600) 64

Bảng 2.9 Kết quả phỏng vấn những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động ngoại khóa CLB Bóng rổ của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nôi (n=600) 65

Bảng 2.10 Thực trạng kết quả học tập môn GDTC của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội (n = 600) 68Bảng 2.11 Thực trạng chiều cao đứng, cân nặng của sinh viên trường Đại họcLuật Hà Nội 70Bảng 2.12 Kết quả khảo sát thực trạng thể lực của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội 71

Trang 6

Bảng 3.1 Tổng hợp ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên về xác định các yêu cầu lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động ngoại khóa của CLB Bóng rổ sinhviên trường Đại học (n = 25) 79

Bảng 3.2 Kết quả phỏng vấn về giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động ngoại khóa của CLB Bóng rổ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội (n = 25) 81

Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 89Bảng 3.4 Kết quả phân loại thể lực nam và nữ sinh viên trước thực nghiệm của hai nhóm ĐC và TN theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực HS – SV 90Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 91Bảng 3.6 Đánh giá thể lực sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm của nhóm đối chứng 92Bảng 3.7 Đánh giá thể lực sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm 94Bảng 3.8 So sánh kết quả sau thực nghiệm của hai nhóm ĐC và nhóm TN với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên ở độ tuổi 20 102Bảng 3.9 Số lượng sân bãi, trang thiết bị phục vụ cho tập luyện thể thao ngoại khóa tại trường Đại học Luật Hà Nội 104Bảng 3.10 Số lượng các giải đấu thể thao và số lượng VĐV tham gia thi đấu trước và sau thực nghiệm 105

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biều đồ 2.1 Sự thay đổi về tuổi của đội ngũ cán bộ giảng viên TDTT của trường Đại học Luật Hà Nội từ năm 2010 đến 2014 53Biều đồ 2.2 Sự thay đổi về trình độ của đội ngũ cán bộ cán bộ giảng viên TDTT của trường Đại học Luật Hà Nội từ năm 2010 đến 2014 53Biểu đồ 2.3 Đánh giá thực trạng kết quả học tập môn GDTC của Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội 69Biều đồ 3.1 Diễn biến sự thay đổi thành tích nằm ngửa gập bụng của nam sinh viên trước TN và sau TN 95Biểu đồ 3.2 Diễn biến sự thay đổi thành tích bật xa tại chỗ của nam sinh viên trước TN và sau TN 96Biểu đồ 3.3 Diễn biến sự thay đổi thành tích chạy 30m của nam sinh viên trước TN và sau TN 96Biểu đồ 3.4 Diễn biến sự thay đổi thành tích chạy tùy sức 5 phút của nam sinh viên trước TN và sau TN 97Biểu đồ 3.5 Diễn biến sự thay đổi thành tích chạy con thoi 4x10m của nam sinh viên trước TN và sau TN 97Biểu đồ 3.6 Diễn biến sự thay đổi thành tích lực bóp tay thuận của nam sinh viên trước TN và sau TN 98Biểu đồ 3.7 Diễn biến sự thay đổi thành tích nằm ngửa gập Bụng của nữ sinh viên trước TN và sau TN 98Bảng 3.8 Diễn biến sự thay đổi thành tích bật xa tại chỗ của nữ sinh viên trước TN và sau TN 99Biểu đồ 3.9 Diễn biến sự thay đổi thành tích chạy 30m của nữ sinh viên trước

TN và sau TN 99Biểu đồ 3.10 Diễn biến sự thay đổi thành tích chạy 5 phút tùy sức của nữ sinhviên trước TN và sau TN 100Biều đồ 3.11 Diễn biến sự thay đổi thành tích chạy con thoi 4x10m của nữ sinh viên trước TN và sau TN 100Biểu đồ 3.12 Diễn biến sự thay đổi thành tích lực bóp tay thuận của nữ sinh viên trước TN và sau TN 101

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức quản lý công tác 58

của Trường Đại học Luật Hà Nội 58

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý CLB Thể thao sinh viên 76

trường Đại học Luật Hà Nội 76

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coitrọng vị trí của công tác thể dục thể thao (TDTT) đối với việc phát triển conngười toàn diện và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là việc phát triểnphong trào thể thao quần chúng Mục tiêu cụ thể trong việc phát triển TDTTViệt Nam của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đối với sự nghiệp phát triểnTDTT của đất nước trong những năm tới là: Tiếp tục mở rộng và đa dạng hóacác hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, thể dục thể thao giải trí đáp ứngnhu cầu giải trí của xã hội và tạo thói quên hoạt động, vận động hợp lý suốt đời.Đẩy mạnh công tác Giáo dục thể chất (GDTC) vào thể thao trường học, đảm bảoyêu cầu con người toàn diện, làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao vàgóp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh thiếu niên

Học sinh, sinh viên là lực lượng chủ yếu và giữ vai trò quan trọng trongphong trào thể thao quần chúng Do vậy, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ vịtrí đặc biệt của thể thao trường học, coi GDTC là một bộ phận quan trọngtrong giáo dục quốc dân Mục đích cơ bản của công tác GDTC là bồi dưỡngnhững thế hệ trẻ thành chủ nhân tương lai của đất nước có trình độ chuyênmôn vững vàng, có sức khỏe và thể lực, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạođức và lối sống lành mạnh GDTC trong trường học cùng với hoạt động thểthao quần chúng, thể thao thành tích cao tạo nên sự phát triển đồng bộ củanền thể thao nước nhà, hướng tới mục tiêu: “ Hình thành nền TDTT phát triển

và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hóa củanhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động TDTTQuốc tế”

Trang 11

Trong các văn kiện đại hội và nghị quyết TW VIII của Đảng về giáodục đào tạo và khoa học công nghệ đã khẳng định: “ Giáo dục đào tạo cùngvới khoa học và công nghệ phải trở thành quốc sách hàng đầu… chuẩn bị tốthành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI … Muốn xây dựng đất nước giàumạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển vềtrí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà phải là con người cường tráng về thểchất Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của cáccấp,các ngành, các đoàn thể trong đó có giáo dục đào tạo, y tế và TDTT”

Sinh viên Việt Nam ngày nay đang được sống và học tập dưới một chế

độ ưu việt - chế độ XHCN, được thừa hưởng những thành quả của cha ông ta

để lại trong sự nghiệp chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, được Đảng vànhà nước hết sức quan tâm chăm sóc Trong di chúc của Hồ Chủ Tịch người

đã căn dặn : “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rấtquan trọng và cần thiết” Thấm nhuần lời dạy của Người, thế hệ trẻ Việt Namtrong đó có lực lượng sinh viên đang ra sức thi đua học tập, rèn luyện, gópphần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.Hiện nay các trường Đại học và Cao đẳngđều có xu hướng phát triển về quy mô và đa dạng hóa loại hình đào tạo.Với

sự phát triển mạnh mẽ về số lượng sinh viên như hiện nay, vấn đề đảm bảochất lượng giáo dục trong đó có GDTC đang đứng trước thử thách to lớn

Do đặc thù chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Luật có số lượng nữcán bộ viên chức, sinh viên chiếm tỷ lệ lớn, đòi hỏi nhà trường phải có chươngtrình, kế hoạch giảng dạy, rèn luyện, tổ chức và tham gia thi đấu thích hợp

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TDTT không ngừngđược tăng cường và hoàn thiện Tuy nhiên do phải đáp ứng và phục vụ cácyêu cầu sử dụng vào các nội dung công việc khác nên đã hoạn chế thời lượng

sử dụng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TDTT của nhà trường

Trang 12

Trong những năm qua, trường Đại học Luật Hà Nội đã thưc hiện tốtnhiệm vụ giảng dạy nội khóa môn thể dục, đồng thời nhà Trường, ĐoànThanh niên, Hội sinh viên cũng đã tổ chức tốt một số hoạt động thể thaongoại khóa dưới dạng CLB thể thao như CLB bóng đá, bóng bàn, cầu lông.Tuy nhiên, các CLB này được thành lập và tổ chức vận hành với nhiều loạihình khác nhau, đặc biệt là CLB Bóng rổ chỉ hoạt động mang tính tự phát,nhỏ lẻ nên việc thu hút số lượng sinh viên tham gia tập luyện không nhiều vàkhông thường xuyên Vấn đề đặt ra là nhà trường cần lựa chọn các biện phápphát triển

CLB thể thao sinh viên hoạt động có quy mô, có định hướng, đặc biệt là CLBBóng rổ

Xuất phát từ những thực trạng nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :

“NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Xây dựng các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CLBBóng rổ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội trong thời gian tới

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Là sinh viên năm thứ nhất của trường và 49 thành viên trong đội tuyểnBóng rổ

+ 23 nam + 26 nữ

3.2 Đối tượng nghiên cứu

- Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của CLB Bóng rổ sinh viên trường Đạihọc Luật Hà Nội

Trang 13

4 Giả thiết khoa học

Trong quá trình quan sát và tìm hiểu thực trạng hoạt động của các CLBthể thao cho sinh viên trong Trường Đại học Luật cho thấy các CLB nóichung và CLB Bóng rổ sinh viên nói riêng về cơ bản còn rất nhiều hạn chế

Nếu có những biện pháp thích hợp và hiệu quả thì hoạt động của CLB

sẽ được nâng cao chât lượng

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài xác định các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2013 đến tháng 9/2014

7 Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau:

Trang 14

7.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm tìmhiểu được cơ sở lý luận, việc thực hiện được chương trình GDTC nội khóa vàhoạt động thể thao ngoại khóa trong các trường Đại học Qua đó phát hiện ranhững vấn đề có tính quy luật, đặt ra được những giả thuyết khoa học theohướng tiến bộ và lựa chọn các biện pháp mang tính khách quan để có thể tácđộng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của CLB thể thao nói chung vàCLB Bóng rổ trường Đại học Luật nói riêng Các tài liệu sưu tầm và tổng hợp

có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu bao gồm:

- Các văn kiện của Đảng và Nhà Nước về TDTT, GDTC trong trường

học nói chung và trong trường dạy nghề nói riêng

- Các văn bản pháp quy của ngành GD&ĐT, TDTT.

7.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm:

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến về lĩnh vựcnghiên cứu nhằm thu thập các ý kiến về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài thôngqua phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu hỏi với đối tượng phỏng vấn.Trên cơ sở những ý kiến đó xác định được nhu cầu tham gia hoạt động CLBBóng rổ của sinh viên, lựa chọn được biện pháp phát triển CLB Bóng rổ trongtrường Đại học Luật

Đối tượng phỏng của đề tài:

Các thành viên trong CLB Bóng rổ trường Đại học Luật

Sinh viên khóa 38 của Trường Các đối tượng này được phỏng vấn lấy

ý kiến về nhu cầu, động cơ, sự ham thích tham gia tập luyện CLB Bóng rổ

7.3 Phương pháp quan sát và điều tra sư phạm:

Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định số giờ học thể dục, hoạtđộng tập luyện và tham gia thi đấu thể thao ngoài giờ học, điều tra thực trạngchương trình học tập nội khóa và ngoại khóa của sinh viên, thực trạng về cơ

Trang 15

sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên GDTC của nhàTrường Kết quả củaphương pháp này được coi là cơ sở thực tiễn để xác định thực trạng hoạt độngCLB Bóng rổ, thông qua đó để lựa chọn các giải pháp phát triển CLB Bóng rổphù hợp với điều kiện của Trường.

7.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm:

Đây là phương pháp nhằm thu thập thông tin về thể lực của sinh viêntrước và sau thực nghiệm Đề tài sử dụng những test sau để đánh giá các tốchất thể lực

Người phục vụ (hỗ trợ) ngồi đối diện với đối tượng điều tra, hai tay giữchặt phần dưới hai cổ chân của đối tượng kiểm tra, sao cho hai bàn chân của đốitượng kiểm tra không nhấc khỏi mặt đệm trong quá trình thực hiện gập thân

Yêu cầu: Đối tượng điều tra thực hiện đúng kỹ thuật và gắng sức tối đatrong thời gian kiểm tra

Đơn vị tính: Lần/giây

7.4.2 Test chạy 30m xuất phát cao.

- Mục đích của việc sử dụng Test chạy 30m nhằm đánh giá khả năng về

tố chất sức nhanh của người tập

- Phương pháp tiến hành Test 30m

Đường chạy thẳng, dài ít nhất 45m, bằng phẳng có đường kẻ phân cáchgiữa các đường chạy, mỗi đường chạy rộng ít nhất 1,25m Kẻ vạch xuất phát,

Trang 16

vạch đích, ở hai đầu đường chạy đặt 2 cọc tiêu Sau đích có khoảng trống ítnhất 10m để giảm tốc độ khi về đích

Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, thước đo độ dài

- Đơn vị tính thành tích là giây (s)

7.4.3 Test chạy con thoi 4x10m.

- Mục đích: để đánh giá khả năng phối hợp vận động và sức nhanh củangười tập

- Phương pháp thực hiện :

Đường chạy có kích thước 10m x1,25m, bốn góc có 4 vật chuẩn đểquay đầu Đường chạy bằng phẳng, không trơn, tốt nhất trên nền đất khô Haiđầu đường chạy có khoảng trống ít nhất 10m để đảm bảo an toàn, đặc biệt khi đối tượngkiểm tra về đích

- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, thước đo độ dài, bốn vật chuẩn đánh dấu 4 góc Đơn vị tính thành tích (s)

7.4.4 Test bật xa tại chỗ.

- Mục đích: đánh giá sức mạnh bột phát của người tập

- Phương pháp tiến hành Test bật xa tại chỗ: Người tập đứng ở vạchxuất phát, hai chân rộng bằng vai, hai tay đánh lăng, khuỵu gối và bật về phíatrước Mỗi người được kiểm tra 3 lần, lấy thành tích của lần cao nhất

Trang 17

7.4.6 Test chạy tùy sức 5 phút (tính quãng đường, mét)

- Mục đích: Dùng để đánh giá mức độ phát triển sức bền chung (sứcbền ưa khí) của sinh viên

- Phương pháp tiến hành: Đường chạy dài tối thiểu 50m, rộng ít nhất2m, hai đầu kẻ 2 đường giới hạn có khoảng trống ít nhất 5m để người kiểmtra quay đầu và đảm bảo an toàn, chạy theo từng đợt từ 4-5 sinh viên, ngườikiểm tra từ vạch xuất phát với tư thế xuất phát cao chạy hết thời gian

- Đơn vị tính: mét (m)

7.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mụcđích kiểm nghiệm hiệu quả thực tiễn của các giải pháp nâng cao chất lượngcủa CLB Bóng rổ trong hoạt động TDTT ngoại khóa mà đề tài lựa chọn Thờigian thực nghiệm được chúng tôi tiến hành trong một năm học Tổ chức thựcnghiệm được tiến hành theo hình thức thực nghiệm song song (có nhóm thựcnghiệm có nhóm đối chứng)

Để khẳng định tính khoa học và tính hiệu quả của giải pháp nâng caochất lượng của CLB Bóng rổ trong hoạt động TDTT ngoại khóa đã đề ranhằm nâng cao hiệu quả ngoại khoá CLB Bóng rổ cho sinh viên trường ĐHLuật Hà Nội chúng tôi lựa chọn 49 sinh viên khóa 38 làm đối tượng thựcnghiệm của đề tài

- Thực nghiệm được tổ chức tại Trường ĐH Luật Hà Nội Thời gian:

Từ tháng 9/2013 đến 06/2014 ( kỳ I,II năm học thứ nhất khóa 38 )

- Đối tượng thực nghiệm 47 sinh viên (25 nữ, 22 nam)

- Đối tượng đối chứng là 49 sinh viên (26 nữ, 23 nam)

Căn cứ vào việc giải quyết nhiệm vụ 1: Chúng tôi sẽ đề ra những giảipháp mới, đây là những giải pháp mà trước khi đưa ra sử dụng đã được lấy ýkiến thống nhất (thông qua phiếu phỏng vấn và phương pháp quan sát sưphạm) tại Trường Đại học Luật Hà Nội và được sự đồng ý của Ban giám hiệu,

Bộ môn GDTC và phòng đào tạo

Trang 18

7.6 Phương pháp toán học thống kê:

Là phương pháp sẽ được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý các sốliệu đã thu thập được của quá trình nghiên cứu Các tham số đặc trưng màchúng tôi quan tâm là: , 2, , W, … và được tính theo các công thức sau:[10], [28]

Để tính toán số liệu, tác giả sử dụng phương pháp toán học thống kê:

Trang 19

- Công thức tính nhịp độ tăng trưởng (W%)

V : Là trị số trung bình của lần kiểm tra 1

V : Là trị số trung bình của lần kiểm tra 2

Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiêncứu của đề tài được tác giả xử lý bằng phần mềm excel đã được xây dựng trênmáy vi tính

Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiêncứu của đề tài được xử lý bằng phần mềm SPSS 12.0, Microsoft Excel

8 Những đóng góp của đề tài:

- Đánh giá được thực trạng của công tác hoạt động giảng dạy chính khóa

và rèn luyện ngoại khóa theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT

- Lựa chọn được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho CLB

Bóng rổ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

9 Kế hoạch và thời gian tổ chức nghiên cứu:

9.1 thời gian nghiên cứu:

Đề tài được tiến hành từ tháng 5/2013 đến tháng 9/ 2014, chia làm 3giai đoạn cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 1: Từ tháng 5/2013 đến tháng 8/2013

- Tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Xác định hướng nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu

- Lập kế hoạc nghiên cứu, lựa chọn đối tượng nghiên cứu

+ Giai đoạn 2: Từ tháng 9/2013 đến 06/2014

- Khảo sát thực trạng hoạt động CLB Bóng rổ sinh viên Trường Luật

- Phỏng vấn các chuyên gia, một số cán bộ giảng viên, sinh viên trongCLB Bóng rổ trong và ngoài trường

- Lựa chọn các biện pháp

Trang 20

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, kiểm tra sư phạm.

- Thu thập các số liệu của đề tài

+ Giai đoạn 3: Từ tháng 7/2014 đến tháng 9/2014

- Xử lý số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu

- Viết và chỉnh sửa luận văn

- Kẻ, vẽ biểu bảng

- Báo cáo nghiệm thu đề tài

9.2 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại:

- Trường Đại học Luật Hà Nội

- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

10 Dự kiến cấu trúc đề tài:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4 Giả thiết khoa học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 Phạm vi nghiên cứu

7 Phương pháp nghiên cứu

8 Những đóng góp mới của đề tài

9 Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

Chương 2: Thực trạng hoạt động giảng dạy chính khóa và rèn luyện

ngoại khóa tại trường Đại học Luật nói chung và CLB Bóng rổ sinh viên Đạihọc Luật nói riêng

Chương 3: Lựa chọn giải pháp phát triển hoạt động ngoại khóa CLB

Bóng rổ cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 21

CHƯƠNG 1 TỔNG QUẢN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Một số vấn đề về giáo dục thể chất và TDTT trường học.

1.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công tác Giáo dục thể chất.

Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyđịnh tại điều 2 chương 1 về mục tiêu giáo dục như sau: "Mục tiêu giáo dục làđào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sứckhỏe, thẩm mỹ và nghề ngiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực củacông dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [7] Như vậy, giáodục thể chất trong trường học là một bộ phận hữu cơ trong các hoạt động giáodục của nhà trường, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, để đào tạo thế hệ trẻthành những con người phát triển toàn diện

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôncoi trọng công tác giáo dục thể chất trong Nhà trường, nhằm hình thànhnhững lớp người "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú

về tinh thần, trong sáng về đạo đức, " [13] Đó là mục tiêu của Đảng và Nhànước, là nguyện vọng của Bác Hồ và cũng là mong muốn của chính thế hệ trẻViệt Nam, những người sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 cũngxác định trách nhiệm của nhà nước, xã hội trong việc phát triển nền Thể dụcThể thao của đất nước "Quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong nhàtrường" [8] Giáo dục thể chất - sức khỏe cho học sinh, sinh viên thông quacông tác giảng dạy chính khóa và các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa,cùng các phong trào sức khỏe - vệ sinh học đường, là một nội dung giáo dụckhông thể thiếu được và cũng không thể xem nhẹ trong hệ thống giáo dục

Trang 22

quốc dân.

Từ cuối năm 1950 đã có chương trình giảng dạy thể dục thể thao trongnhà trường nhằm đảm bảo sức khỏe, hoàn thiện thể chất, năng lực vận động,bồi dưỡng nhân cách cho học sinh - sinh viên Ngày 07/03/1995, Chính phủ

có chỉ thị số 133/TTg về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới, cóđoạn ghi: "Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt coi trọng việc giáo dục thể chấttrong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy thể dục thể thao nội khóa, ngoạikhóa, có quy chế bắt buộc các nhà trường, nhất là các trường Đại học phải cósân bãi, phòng tập thể dục thể thao, có định biên hợp lý Bộ Giáo dục và Đàotạo bổ nhiệm một thứ trưởng chuyên trách chỉ đạo công tác giáo dục thể chấttrường học".[ 11]

Chỉ thị 133/TTg của Thủ tướng chính phủ khẳng định, quan điểm củaĐảng và sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước đối với công tác thể dục thể thao

và giáo dục thể chất hết sức đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thờiđại và trong từng giai đoạn lịch sử Văn bản đã nêu rõ: "Công tác giáo dục thểchất trong nhà trường cần đặc biệt coi trọng Nội dung giảng dạy thể dục thểthao nội khóa, ngoại khóa cần được cải tiến cho phù hợp" [11] Điều này chothấy giáo dục phát triển thể chất cho con người rất quan trọng Nó vừa mangtính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật cần được đầu tư nghiên cứu Việcnghiên cứu sự phát triển thể chất của con người trong giá trị tổng thể của cácgiá trị văn hóa đạo đức, thể chất, tinh thần mà thể chất làm nền tảng để pháthuy hiệu quả các mặt giá trị khác

Các nội dung trong chương trình phát triển môn học GDTC và hoạt độngthể dục thể thao trường học gắn liền với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn nhucầu đời sống văn hóa thể chất, tinh thần của địa phương, đáp ứng với sự pháttriển toàn diện của con người giáo dục thể chất - sức khỏe cho học sinh - sinhviên thông qua các nội dung trong môn học thể dục chính khóa và hoạt động

Trang 23

thể dục thể thao ngoại khóa không những để rèn luyện, nâng cao tố chất thểlực, tố chất vận động, mà còn góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức,lối sống, uốn nắn, bồi dưỡng những tác phong tốt, xây dựng một nếp sống vuitươi lành mạnh Như vậy, giáo dục thể chất trong trường học đã đi đúng vớiđường lối chủ trương của Đảng và Chính phủ trong công tác xã hội hóa thểdục thể thao theo nghị định 73/1999/NĐ-CP.[ 13]

Văn kiện đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Cùngvới khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là chìa khóa để mở cửa, để đấtnước bước vào tương lai với đội ngũ tri thức khoa học vững vàng" [1] Nghịquyết đã định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàngđầu, nhằm xây dựng lớp người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thểlực, trong sáng về đạo đức và phong phú về tinh thần

Để từng bước củng cố, phát triển đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dụcthể chất nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung, Ban bí thư Đảng đã ra chỉthị số 36CT-TW về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới Trong đóđặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp.Chỉ thị đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với việcchăm lo về thể chất - sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là trong học sinh - sinhviên với môi trường điều kiện giáo dục thuận lợi Phát triển nền thể dục thểthao Việt Nam cần phải chú trọng đặc biệt đến giáo dục thể chất và thể thaotrường học Đây là cơ sở vững chắc của thể thao quần chúng và thể thao thànhtích cao.[ [2]]

Trong các trường Đại học - Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, giáodục thể chất cho sinh viên được coi là một mặt giáo dục, vừa là một nhiệm vụquan trọng, góp phần bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người pháttriển toàn diện, có sức khỏe dồi đào, có thể chất cường tráng, có dũng khí kiên

Trang 24

cường để kế tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân một cách đắc lực Cùng vớicác mặt hoạt động khác, quá trình giáo dục thể chất giúp cho sinh viên hoànthiện nhân cách và những phẩm chất khác, nhằm đáp ứng đòi hỏi của cuộcsống và nghiệp vụ chuyên môn

Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành chương trình GDTC trong các trườngĐại học và Cao đẳng: "Chương trình GDTC trong các trường Đại học nhằmgiải quyết các nhiệm vụ giáo dục: Trang bị kiến thức, kỹ năng về rèn luyệnthể lực của sinh viên, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho sinhviên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyệnTDTT, góp phần duy trì và nâng cao sức khỏe của sinh viên" [5]

Do đó muốn giáo dục con người phát triển toàn diện phải "kết hợp hàihòa sự phong phú về tinh thần, sự trong sáng về đạo đức, sự toàn diện về thểchất" Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồngthời là vốn quý tạo ra sản phẩm trí tuệ và vật chất cho xã hội Vì vậy chăm locon người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và ngànhTDTT nói riêng Đó chính là mục tiêu cơ bản, quan trọng nhất của nền giáodục TDTT nước ta mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ, quan tâm và nhắc nhở

1.1.2 Thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể thao trong các trường Đại học và Cao đẳng hiện nay

1.1.2.1 Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong các trường Đại học và Cao đẳng ở nước ta

Phát triển TDTT và nâng cao thể lực cho sinh viên chính là mục tiêuquan trọng, nhằm tạo ra con người đầy đủ trí và lực, đáp ứng được những yêucầu đỏi hỏi ngày càng cao của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Bằng những hoạt động phong phú của mình GDTC góp phần quan trọngtrong việc rèn luyện, hình thành và phát triển cho sinh viên những phẩm chất

ý chí, lòng dũng cảm, tính quyết đoán kiên trì, ý thức tổ chức kỷ luật cũng

Trang 25

như giáo dục cho sinh viên lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, tập thể,tính trung thực thẳng thắn và cao thượng, tạo nên nếp sống lành mạnh vuitươi, đẩy lùi xóa bỏ những hành vi xấu và các tệ nạn xã hội Như vậy mục tiêucủa hệ thống GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng là đào tạo cán bộkhoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hóa xã hội có trình độ cao, hoànthiện về thể chất, phát triển về mọi mặt.

Để thực hiện tốt công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học,Cao đẳng phải giải quyết đồng thời các nhiệm vụ sau:

- Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa và rèn luyện tinh thần tập thể, ýthức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, giáo dụctinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sảnxuất và bảo vệ tổ quốc

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung vàphương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản của một

số môn thể thao thích hợp Trên cơ sở đó bồi dưỡng khả năng sử dụng cácphương pháp để rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền

và tổ chức các hoạt động TDTT cơ sở

- Góp phần duy trì và củng cố sức khỏe của sinh viên, phát triển cơ thểmột cách hài hòa, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thóiquen xấu trong cuộc sống, nhằm tận dụng thời gian và công việc có ích, đạtkết quả cao trong quá trình học tập, đạt được những chỉ tiêu thể lực quy địnhcho từng đối tượng trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi

- Giáo dục thẩm mỹ tạo điều kiện nâng cao trình độ thể thao, các yếu tốthể lực cho sinh viên

Trong những năm gần đây công tác GDTC và hoạt động TDTT đã cónhững tiến bộ, việc dạy và học GDTC từ phổ thông đến đại học đều đi vào nềnếp Nhiều trường Đại học - Cao đẳng đã thành lập các đội tuyển ở nhiều môn

Trang 26

thể thao như: Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền tham gia các giải thi đấu thểthao Đại học - Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp tổ chức Không dừng ở

đó sinh viên Việt Nam đã có mặt tại đại hội TDTT sinh viên Đông Nam Á

Đã có nhiều công trình khoa học được báo cáo các phần nâng cao chất lượnggiảng dạy và chăm sóc sức khỏe của sinh viên

1.1.2.2 Nội dung chương trình

Cùng với chương trình đổi mới giáo dục đại học chương trình GDTCtheo hướng đổi mới đầu tiên được Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp vàdạy nghề trước đây ban hành theo quyết định số 203/QĐ-TDTT ngày23/01/1989.[ 5]

- Theo chương trình khối lượng kiến thức và kỹ năng, giáo dục thể chấtnội khóa giành cho các trường Đại học và Cao đẳng bao gồm 5 đơn vị họctrình với 150 tiết được chia làm 5 học phần (mỗi học phần chứa 01 đơn vị họctrình cơ bản tương đương 30 tiết và phân ra làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1 gồm 3 đơn vị học trình (90 tiết) và giai đoạn 2 gồm 2 đơn vịhọc trình (60 tiết) Ở giai đoạn 1 nội dung chủ yếu theo hướng truyền thụ chosinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về GDTC và nội dung kỹ thuật các môn thểthao nhằm giúp sinh viên hình thành, củng cố những kỹ năng, kỹ thuật cần thiếttrong đời sống và nghề nghiệp tương lai, tiến hành phân loại theo sức khỏe

- Tiếp theo để phù hợp với việc tổ chức quá trình đào tạo trong cácTrường Đại học theo 2 giai đoạn, Bộ đã chính thức ban hành tạm thời chươngtrình GDTC giai đoạn 1(dùng cho các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm)theo quyết định số 1262/Giáo dục-Đào tạo ngày 12/04/1997

- Về cấu trúc và nội dung chương trình đổi mới lần này về cơ bản giữnguyên chương trình năm 1989 nhưng cụ thể hóa chương trình theo giai đoạn

2 bao gồm các môn tự chọn

Nội dung chương trình GDTC trong các trường Đại học do Bộ Giáo dục

- Đào tạo qui định được tóm lược qua việc phân bổ thời gian (khung chươngtrình) dành cho các nội dung học tập như sau:

Trang 27

Bảng 1.1 Phân phối nội dung và thời gian học tập trong chương trình

Giáo dục thể chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo

là 90 tiết

1.1.2.3 Tình hình sức khỏe, thể lực của sinh viên nước ta

Chăm lo cho thế hệ trẻ về mọi mặt, là trách nhiệm của toàn xã hội, nhằmđào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tương lai cho đất nước Sự chăm lo vềnhiều mặt, trong đó có mặt quan trọng và tất yếu là chăm lo về sức khỏe vàthể lực, bởi vì sự cường tráng về thể chất, không những là nhu cầu của bảnthân con người, mà còn là vốn quý để tạo ra những tài sản vật chất và tinhthần cho xã hội

Ý thức được điều này, nước ta đã đưa vấn đề GDTC là quốc sách và duy

Trang 28

trì GDTC đại học bắt buộc đối với sinh viên.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì hiện nay sức khỏe, thể lực củasinh viên trong các trường đại học đã khá hơn nhiều so với kết quả điều tratrước đây Điều đó đã được chứng minh kết quả của nhiều công trình nghiêncứu điều tra, đánh giá trình độ thể lực, tình hình sức khỏe của sinh viên [27].Theo tác giả Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải và Vũ BíchHuệ (2000) trong cuốn "Thực trạng phát triển thể chất học sinh, sinh viêntrước thềm thế kỷ XXI", đã nhận xét: Sinh viên nước ta, đến năm 1998, ở lứatuổi 18 - 22 có chiều cao ở nam là 165,16 cm, ở nữ 154,81cm So với năm

1996 của các tác giả trong cuốn "Vấn đề con người trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa", thì chiều cao của sinh viên cùng lứa tuổi ở nam là163,97cm - 164,97cm, ở nữ là 153,2cm - 153,8cm Kết quả đánh giá các chỉtiêu tố chất thể lực cho thấy ở sinh viên hiện nay, thể lực chung tốt hơn so vớitrước đây [20], [ 27]

Kết quả "Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá thể lực của sinh viên trường

ĐH Mỏ - Địa Chất, Hà Nội" (1998) của Hoàng Công Dân cho thấy, ở namsinh viên có chiều cao từ 157,0cm - 164,5cm, ở nữ sinh viên chiều cao từ152,0cm - 153,0cm Và năm 1999 ở nam sinh viên chiều cao từ 163cm -165cm, ở nữ sinh viên có chiều cao từ 154cm - 156cm [18]

Thông qua một số các số liệu trên, chúng tôi có thể thấy được một cách

sơ bộ rằng: Thể chất của sinh viên nước ta trong những năm gần đây có sự giatăng so với các năm trước Điều này đã phản ánh thực tế đời sống kinh tế ổnđịnh và các điều kiện của cuộc sống được cải thiện của đất nước và quá trìnhGDTC trong các trường Đại học đi đúng hướng Tuy nhiên thể hình và thểtrạng của người Việt Nam vốn thấp bé, lại trải qua nhiều năm chiến tranh, do

đó trình độ thể lực dù có gia tăng trong thời gian gần đây, thì khi so sánh cácnước trong khu vực vẫn thấp hơn so với các đối tượng cùng lứa tuổi So với

Trang 29

các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD - ĐT ban hành vào năm 1998,đến nay sinh viên "đạt" yêu cầu quá ít Theo Phạm Thị Nghi (1999), sinh viên

Đà Nẵng chạy 50m ở nam là 9''8, ở nữ là 10''68 trong khi đó tiêu chuẩn "đạt"

ở nam là 7''9-7''5, ở nữ là 9''5-8''9: Thành tích chạy 1000m ở nam là 4'35,thành tích chạy 500m ở nữ là 2'53, trong khi đó tiêu chuẩn" đạt" ở nam là4'-3'35 và ở nữ là 2'40-2'2 [30]

Năm 1998, Nghiêm Xuân Thúc qua nghiên cứu đánh giá thực trạng thểlực của sinh viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội theo tiêu chuẩn rèn luyệnthân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã đưa ra kết luận: Số sinh viên đạt cả 4nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể chiếm 13,39 %, đặc biệt tỷ lệ này ở nữchiếm rất thấp chỉ có 4,4% [35]

Tóm lại: Từ phân tích, so sánh tình hình sức khỏe, thể lực của sinh viênnước ta, cho phép nhận xét sau:

- Sức khỏe, thể lực của sinh viên nước ta tuy có tiến bộ hơn trước songvẫn ở mức thấp, chưa đạt được yêu cầu đề ra, đặc biệt là đối với sự đòi hỏicủa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay

- Năng lực thể lực của sinh viên đang ở dạng tiềm ẩn, chưa có biện phápthích hợp để phát huy sự phát triển thể chất, nâng cao trình độ thể lực chungcho họ

1.1.2.4 Thực trạng việc dạy và học môn học Giáo dục Thể chất

Nói chung các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệpphần lớn có những điều kiện đảm bảo về cán bộ, cơ sở vật chất và kinh phíthuận lợi hơn các trường phổ thông nên việc dạy học thể dục ở đa số cáctrường đã có nề nếp, vị trí môn học được đảm bảo Tuy nhiên vẫn còn nhiềubất cập thể hiện chủ yếu ở các mặt sau:

- Chương trình GDTC do Bộ ban hành còn chưa được thực hiện nghiêm túc

ở nhiều trường Do điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giảng dạy và đặc

Trang 30

điểm sinh viên cho nên các trường lựa chọn các môn thể thao cho phù hợp.

- Ở đa số các trường chưa tiến hành việc dạy học phân theo loại sức khỏe

và tự chọn ở các năm cuối Đây là điểm yếu nhất làm hạn chế hiệu quả giáo dục

- Chậm đổi mới phương pháp, bài học thể dục ở nhiều nơi còn hình thức.Một số trường để giảng viên dạy nhiều giờ, số lượng sinh viên quá đông trongtiết học Vì vậy chất lượng giảng dạy còn nhiều hạn chế và sinh viên chưa có

ý thức học tập đúng mức

1.1.3 Cơ sở lý luận về hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa [24], [29], [37], [38].

1.3.1.1 Khái niệm về hoạt động thể thao ngoại khóa

Thể thao ngoại khóa là hoạt động thể thao tự nguyện là chính, diễn ratheo hình thức có người hướng dẫn hoặc tự tập luyện, thường được tiến hànhngoài giờ học nội khóa, phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏecủa HS, Sv Thể thao ngoại khóa có lich sử gần 100 năm nay, cụ thể là vàocuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhằm mục đích tổ chức giao lưu trong giáo hội,các cộng đồng dân cư, giữa các trường chủ yếu ở các môn điền kinh, thể dục

và các môn bóng Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bàihọc nội khoá, được tiến hành vào giờ tự học của sinh viên dưới sự hướng dẫncủa giáo viên TDTT, hướng dẫn viên hoặc tự tập luyện tự do Ngoài ra, còncác hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học còn có: Luyện tập trong cácCLB, các đội đại biểu từng môn thể thao, các bài tập thể dục vệ sinh chốngmệt mỏi hàng ngày, giờ tự tập luyện của học sinh, sinh viên, phong trào tự tậprèn luyện thân thể Như buổi tập nội khoá, cấu trúc buổi tập ngoại khoá phảiđảm bảo cơ thể dần dần bước vào hoạt động tạo điều kiện tốt nhất để thựchiện phần cơ bản và phần kết thúc của buổi tập

Theo các nhà giáo dục và lý luận TDTT nước ngoài như: Từ Gia Kiệt,Dương Vọng Hiếu (Trung Quốc), Kely (Mỹ) thì tất cả các hoạt động TDTTcủa học sinh, SV có tổ chức hoặc không có tổ chức tiến hành ngoài giờ lên

Trang 31

lớp chính khóa được coi là hoạt động thể thao ngoại khóa

Tập luyện ngoại khóa với bài tập mà GV cho trước được gọi là bài tậpthể dục ngoại khóa, bài tập giúp đỡ SV có thể tạo thành thói quen tập luyệnTDTT Thầy cô giáo dục giúp đỡ SV có thể tạo thành thói quen tập luyệnTDTT tốt đẹp, củng cố và nâng cao tri thức kỹ thuật và kỹ năng đã học trênlớp mà bố trí một số bài tập đơn giản để phát triển một số bài tập phát triểnthể lực Cũng theo nhà khoa học giáo dục học TDTT thì yêu cầu cơ bản đốivới hoạt động ngoại khóa này là:

Một là làm cho SV có thể tiến hành tập luyện một cách có hiệu quả cácgiờ ngoại khóa, thầy cô cần dạy cho sinh viên phương pháp tập luyện chínhxác cũng như phương pháp bảo hiểm và tự bảo hiểm để tránh xảy ra các sự cốngoài ý muốn

Hai là các bài tập thể dục ngoại khóa bố trí yêu cầu không được quácao, nên xuất phát từ tình hình thực tế của SV

Ba là cố gắng hết sức tăng cường sự chỉ đạo của người thầy đối với cácbài tập thể dục ngoại khóa của SV, kịp thời phát hiện vấn đề và giải quyết vấn

đề ngoại khóa của SV để tránh rơi vào chủ nghĩa hình thức

Bốn là bài tập thể dục ngoại khóa nên kết hợp với việc rèn luyện TDTTchính khóa ở tổ, ở lớp

1.1.3.2 Nội dung thể thao ngoại khóa

Nội dung thể thao ngoại khóa là bao gồm các bài tập phát trển chung,hoạt động tập luyện và hoạt động thi đấu các môn thể thao riêng lẻ, hoặc phốihợp đa dạng nhiều môn thể thao khác nhau Nội dung của thể thao ngoại khóa

đi sâu vào chuyên môn hẹp nhưng lại phong phú và đa dạng vượt ra ngoàinhững qui định của chương trình TDTT, không bị chương trình hạn chế sovới buổi tập nội khóa

Các môn thể thao theo sở thích của từng cá nhân (điền kinh, thể dục, các

Trang 32

môn bóng, cầu lông, đá cầu, cờ, võ, vật, bơi lội,khiêu vũ ) Nội dung kiểm trađánh giá thể lực, các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Hội khoẻPhù Đổng, Đại hội thể thao sinh viên và các chương trình hoạt động giáo dụcthể chất của ngành giáo dục Tổ chức cho học sinh, sinh viên tập luyện các mônthể thao dân tộc, trò chơi vận động theo điều kiện của từng địa phương.

1.1.3.3 Hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa

Hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa là các phương thứcrèn luyện ngoài giờ của cá nhân, nhóm hay tập thể nhằm mục đích duy trì vàphát triển tâm thể Hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa trong nhàtrường rất đa dạng, linh hoạt, có thể tiến hành nhiều cấp độ, quy mô toàntrường, toàn khóa, ngành, lớp hoặc theo đội, nhóm và cá nhân nên thỏa mãnyêu cầu khác nhau của đối tượng học sinh,sinh viên Hình thức tổ chức hoạtđộng thể thao ngoại khoá theo kế hoạch của nhà trường và được phân cấp tổchức tập luyện với các hình thức tập theo tập thể (tổ, đội, nhóm, lớp, khối) vàtập có hướng dẫn.Thành lập các CLB thể thao, trung tâm thể thao của nhàtrường tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của học sinh, sinh viên tham giatập luyện và thi đấu.Tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao giao lưu và traođổi, phổ biến những kiến thức về tập luyện thể thao, giữ gìn sức khoẻ để tăngcường sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau Tổ chức các giải thể thao hoặc Hội thi thểthao ít nhất một năm một lần; Đại hội thể dục thể thao (cho sinh viên, họcsinh chuyên nghiệp) hoặc Hội khoẻ Phù Đổng (cho học sinh) hàng năm tạicác nhà trường”.( Điều 2,3,4 Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [9]

TDTT ngoại khóa là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm củng cố sứckhỏe, duy trì và nâng cao hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và chữa bệnh,giáo dục các tố chất thể lực và ý trí, tiếp thu các kỹ năng kỹ xảo vận động

Các buổi tập ngoại khóa thường có cấu trúc đơn giản và nội dung

Trang 33

hẹp hơn so với buổi tập chính khóa Hình thức tập luyện này đòi hỏi ý thứctập luyện, tự giác độc lập và sáng tạo cao Nhiệm vụ cụ thể và nội dungbuổi tập ngoại khóa chủ yếu phụ thuộc vào sở thích và hứng thú cá nhân.Cũng như buổi tập chính khóa, cấu trúc buổi tự tập phải đảm bảo cho cơthể dần dần bước vào hoạt động tạo đièu kiện tốt nhất để thực hiện phần cơbản và phần kết thúc buổi tập Người tập thường sử dụng nhiều quy tắc, thủthuật đã được GV hướng dẫn trong giờ học chính khóa để định mức lượngvận động, giúp đỡ và bảo hiểm (khi tâp theo nhóm) và tự tổ chức

1.1.3.4 Mục đích của tập luyện TDTT ngoại khóa

Những buổi tập ngoại khóa có nội dung khác nhau giúp cho SV nắmđược nội dung trong chương trình học tập về TDTT, ngoài ra giúp cho việchoàn thiện các môn thể thao tự chọn Giáo dục TDTT ngoại khóa giúp chocác em hình thành được những phẩm chất ý trí đạo đức, giúp cho việc pháttriển những kỹ năng chung và giáo dục tinh thần trách nhiệm đối với việchọc tập ở nhà trường Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện cácbài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh, SV dưới

sự hướng dẫn của GV TDTT hay hướng dẫn viên

Giữa hình thức tập luyện chính khóa và ngoại khóa có mối liên hệlẫn nhau Tập luyện ngoại khóa giữ vị trí là bổ xung và củng cố hiệu quảcông tác GDTC trong nhà trường, góp phần tạo nếp sống mới lành mạnh,sôi nổi, phong phú, tươi vui, lạc quan loại bỏ được cuộc sống trống rỗng vô

vị, chơi bời lêu lổng của SV trong thời gian nhàn dỗi

Việc kết hợp tốt giữa tập luyện TDTT nội khóa với ngoại khóa giúpcon người có sức khỏe tốt tạo điều kiện nâng cao thành tích học tập

Mục đích của tập luyện TD,TT ngoại khoá tổ chức trong thời gian nhànrỗi của học sinh, sinh viên có nội dung: giáo dục những hiểu biết và nhữngkiến thức sử dụng tự giác các phương tiện giáo dục thể chất khác nhau trong

Trang 34

đời sống và hoạt động hàng ngày Những buổi tập ngoại khoá có nội dungkhác nhau giúp cho học sinh, sinh viên nắm được nội dung trong trương trìnhhọc tập về TDTT, chuẩn bị cho họ thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, ngoài

ra giúp hoàn thiện các nội dung thể thao vận động tự chọn Tập luyện TDTTngoại khóa là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm tăn cường vận động đểcủng cố sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện

cơ thể và chữa bệnh, đồng thời giáo dục các tố chất thể lực và ý chí, tiếp thucác kỹ năng kỹ xảo vận động

Giữa hình thức tập luyện nội khoá và ngoại khoá có mối liên hệ lẫnnhau Tập luyện ngoại khoá giữ vai trò, vị trí quan trọng là bổ xung và củng

cố hiệu quả của công tác GDTC trong nhà trường và góp phần tạo nếp sốngvận động và rèn luyện thân thể, lành mạnh, sôi nổi, phong phú, tươi vui, lạcquan,hạn chế được sự lôi kéo vào các tệ nạn xấu của xã hội của một số họcsinh, sinh viên trong thời gian nhàn rỗi, nhất là học sinh, sinh viên ở thành thị.Việc kết hợp tốt giữa tập luyện thể dục thể thao nội khoá với ngoại khoá giúpcho con người vận động có sức khoẻ phát triển, có thân hình đẹp và tạo điềukiện nâng cao thành tích học tập của học sinh, sinh viên

1.1.3.5 Rèn luyện thể chất ngoại khóa

Theo từ điển thể dục trường học của các nhà giáo dục (Trung quốc)chủ biên, tập luyện TDTT ngoại khóa được khái niệm là một hình thức tậpluyện thể chất ngoài giờ chính khóa để rèn luyện, nâng cao kỹ năng chuyênmôn TDTT mình yêu thích, SV có thể tập luyện và thi đấu các môn thể thaoyêu thích Yêu cầu cơ bản với hoạt động này là SV phải nắm bắt được trình

độ kỹ thuật thuật thể lực của bản thân mình để khống chế lượng vận độngtập luyện Thứ hai là cần nâng cao ý thức hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tậpluyện Thứ ba là cố gắng phát huy vai trò của cán bộ cốt cán TDTT Thứ tư

là GV cũng nên có vai trò quan trọng nhất định trong các hoạt động này

Trang 35

Cũng theo các nhà Giáo dục TDTT Nga, Trung Quốc, Mỹ thì phụ đạo TDTTngoại khóa là sự chỉ đạo của người thầy đối với các hoạt động của sinh viên, SVtiến hành củng cố và vận dụng các tri thức kỹ thuật và kỹ năng TDTT trong giờthể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ hoặc cá biệt và phụ đạo tập thể Nó là phầnkéo dài và bổ sung các giờ thể dục Khi GV tiến hành phụ đạo ngoại khóa nênchú ý dùng các phương pháp khác nhau đối với các lứa tuổi khác nhau Đối vớilứa tuổi nhỏ cần có giáo viên hướng dẫn để phù hợp với tâm lý lứa tuổi Ở giaiđoạn SV Cao đẳng và Đại học có thể thông qua học sinh, SV hoặc các chi đội ởcác lớp, ở các môn thể thao khác nhau, để tổ chức hoạt động, còn GV tham dự

và có sự chỉ đạo cần thiết Để làm tốt công tác chỉ đạo ngoại khóa còn cần phảibồi dưỡng một số cán bộ lớp, để giúp đỡ SV triển khai công việc, đồng thời cònnên xây dựng một số chế độ cần thiết bao gồm các quy định tham gia rèn luyệnthể thao ngoại khóa, TDTT giữa giờ, chế độ thi đấu TDTT Giáo viên dựa vào kếhoạch chung của công tác TDTT trường học cũng như điều kiện sân bãi dụng cụ,thời tiết khí hậu để đặt ra kế hoạch TDTT ngoại khóa

1.1.3.6 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thể thao ngoại khóa trong công tác giảng dạy

Ngoài giờ học TDTT chính khoá, giờ học TDTT ngoại khoá cũng đóngvai trò rất quan trọng đối với công tác GDTC trong các nhà trường Việc pháttrển và hoàn thiện thể chất của học sinh, sinh viên đòi hỏi sự tích luỹ của quátrình tập luyện lâu dài và thường xuyên Vì vậy giờ học TDTT ngoại khoá cónhiệm vụ góp phần hoàn thiện các bài học chính khoá, được tiến hành vào giờ

tự học của học sinh, sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên hay hướng dẫnviên TDTT Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học baogồm: Tham gia luyện tập trong các CLB, các đội tuyển thể thao, tham gia tậpcác bài tập thể thao chống lại mệt mỏi hàng ngày cũng như giờ tự tập luyện củahọc sinh sinh viên trong phong trào rèn luyện thân thể chung của xã hội

Trang 36

Hoạt động TDTT ngoại khoá mang tính tự giác chính vì vậy đòi hỏitrong giờ học chính khoá cán bộ, giáo viên thể thao phải giác ngộ tinh thầnyêu thích thể thao của học sinh, sinh viên cho các em thấy vai trò và tầm quantrong của tập luyện TDTT đối với cuộc sống Từ đó tạo ra động cơ tập luyệnTDTT ngoại khoá cho đúng đắn.

Hoạt động tập luyện TDTT ngoại khoá có ý nghĩa rất quan trọng.Ngoài việc nhằm giáo dục và rèn luyện các phẩm chất đạo đức ra còn là nơisinh hoạt giao lưu của mọi người, là nơi giáo dục pháp luật, góp một phần đẩylùi các tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống của con người

Tác dụng của GDTC và hoạt động TDTT có chủ đích áp dụng trongcác trường đại học là phát triển toàn diện, là phương tiện để hợp lý hoá chế độhoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, họctập của học sinh sinh viên trong suốt thời gian học tập tại nhà trường

Trong những năm gần đây Trường Đại học Luật Hà Nội nói chung vàđặc biệt là bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng đã tích cực đổi mới hoàn thiệnnội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy Bên cạnh đó, việc đổi mớiphương pháp giảng dạy, huấn luyện, biện pháp tổ chức tập luyện ngoài giờhọc chính khoá được nhà trường và bộ môn hết sức coi trọng và đã có nhiềuhình thức được áp dụng trong thời gian qua như: Lớp nâng cao, lớp tự chọn,đội tuyển, hình thành các CLB theo môn học… song việc đánh giá đúng mứchiệu quả của nó còn là vấn đề cần được quan tâm nghiêm túc với các nghiêncứu cụ thể.ngoài việc thực hiện tốt chương trình học tập nội khoá, cần phảitạo được môi trường tập luyện ngoài giờ chính khoá cho sinh viên nhà trường

Từ đó sẽ tạo nên một động lực mới giúp sinh viên ý thức được trong quá trìnhhọc tập, củng cố và hoàn thiện năng lực thực hành chuyên môn của mình,nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực chuyên môn góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo

Trang 37

Là một hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu và ham thích trongthời gian nhàn rỗi của sinh viên với mục đích và nhiệm vụ là góp phần pháttriển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng caothành tích thể thao của sinh viên Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoànthiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của sinh viêndưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT hay hướng dẫn viên Ngoài ra còn cáchoạt động thể thao ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các CLB, các độiđại biểu từng môn thể thao, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàngngày, cũng như giờ tự luyện tập của sinh viên, phong trào tự tập luyện rènluyện thân thể.

Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều ngườitham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thân thể tham gia cổ

vũ phong trào rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp

1.1.3.7 Những yếu tố cần chú ý khi tổ chức hoạt động ngoại khoá trong công tác Giáo dụcThể chất

Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến công tác GDTC trong các trườngĐại học, thể hiện qua việc thường xuyên ban hành các nội dung chương trìnhmôn học thể dục cho các trường với các quy định về nội khoá và ngoại khoá.Những yêu cầu đối với chương trình ngoại khóa như: Luôn cải tiến chươngtrình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng trường, từng địaphương và của đất nước; thường xuyên tổ chức các giải phong trào cũng nhưtham gia các phong trào học sinh, SV của khu vực và thế giới để động viên vàkhích lệ SV tham gia tập luyện

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hội nhập, các nhà trường cầnphải có sự đầu tư, trang bị những điều kiện đảm bảo cần thiết phục vụ chocông tác giảng dạy và tập luyện ngoại khoá, cũng như rèn luyện thể thao

"Từng trường có định mức kinh phí phục vụ cho công tác GDTC và hoạt

Trang 38

động văn hoá thể thao của học sinh, sinh viên trong quá trình giáo dục Từngtrường phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu các phương tiện, dụng cụ phục vụ việcgiảng dạy và học TDTT của nhà trường" [26] "Các trường Đại học phải cósân bãi, phòng tập thể dục thể thao" [26].

Các văn bản pháp quy, đó là những văn bản quy chế có tính chất bắtbuộc thực hiện công tác GDTC và hoạt động ngoại khoá trong nhà trường Đócũng là những chỉ thị về việc tổ chức thực hiện công tác GDTC và các quyphạm đánh giá, cũng như những văn bản chế độ chính sách, động viên, chế độđãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân tham gia các phongtrào TDTT

Cơ cấu tổ chức và công tác chỉ đạo ngành: Vụ giáo Công tác học sinh

-SV là lãnh đạo trực tiếp công tác GDTC và phong trào thể thao trong nhàtrường các cấp, đồng thời chỉ đạo, quản lý chương trình môn học thể dụctrong nhà trường, tổ chức quản lý các hoạt động thể thao học sinh, SV cũngnhư phát triển tài năng thể thao SV và tăng cường quan hệ quốc tế thể thaohọc sinh SV Công tác cán bộ giảng dạy và các bộ quản lý phong tràoTDTT trong các trường Đại học là nhân tố quyết định chất lượng công tácGDTC nhà trường

Giáo viên TDTT: Có nghĩa vụ lập kế hoạch giảng dạy và dạy môn thểtheo chương trình đã được Bộ quy định, tổ chức hướng dẫn các hoạt độngngoại khoá và huấn luyện các đội tuyển tham gia các hoạt động chung củangành, địa phương và toàn quốc Ngoài ra phải phối hợp cho SV để có biệnpháp tập luyện riêng, nhất là những SV có năng khiếu thể thao

Đội ngũ học sinh, SV: Là đối tượng trực tiếp tham gia các hoạt độnghọc tập và tập luyện TDTT ngoại khoá Đây là đối tượng trung tâm của côngtác tổ chức GDTC Giữ vai trò quyết định, thể hiện tính hiệu quả của công tácGDTC của nhà trường Thể hiện ở việc hoàn thành nội dung chương trình

Trang 39

môn học GDTC, tình trạng phát triển thể chất, mức độ hứng thú với việc thamgia tập luyện TDTT của các em Thông qua đó góp phần nâng cao sức khoẻ,giúp các em hoàn thành tốt nội dung chương trình và mục tiêu đào tạo trongnhà trường.

Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá bao gồm: Lớp học có giáo GVhướng dẫn, hướng dẫn viên, tự tập luyện, tập ở đội tuyển thể thao của lớp,trường và các hoạt động giao lưu với các đơn vị khác do đoàn thanh niên và hội

SV tổ chức, tập ở CLB ở trong và ngoài nhà trường, tự tập luyện

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động ngoại khoá gồm:

+ Số người tham gia hoạt động ngoại khoá

+ Số lượng CLB, tổ chức tập luyện có tổ chức

+ Ý thức của người tham gia ngoại khoá

+ Kinh phí huy động được cho các giải thi đấu

+ Điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất cho tập luyện

+ Số giải thi đấu thể thao

1.1.3.8 Công tác tổ chức hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay

Giờ học TDTT ngoại khoá là một hình thức GDTC quan trọng, có tácdụng hỗ trợ trực tiếp cho giờ học TDTT nội khoá, nhằm giúp cho SV tiếp tụcluyện tập hoàn thiện kỹ thuật các môn thể thao và rèn luyện thể lực theo yêucầu của chương trình Hàng năm bằng các văn bản hướng dẫn công tác GDTCsức khoẻ, y tế trường học của mình Bộ GD&ĐT đã xác định nhiệm vụ cụ thểlà: "Tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá ngoài trời, khuyến khíchsinh viên tập luyện vào thời gian rảnh rỗi, các trường cần tạo mọi điều kiệnthuận lợi về cơ sở vật chất, giáo viên hướng dẫn để sinh viên được tập luyệnthường xuyên nề nếp" [21]

Giờ học TDTT ngoại khoá là môi trường giáo dục, rèn luyện, củng cố,

Trang 40

và tăng cường sức khoẻ, phát triển các yếu tố thể lực đạt trình độ thể lực quyđịnh của quốc gia theo lứa tuổi: "Hướng dẫn, khuyến khích học sinh, sinhviên tập luyện vào thời gian rỗi, duy trì nếp tập luyện thể dục buổi sáng, tậpluyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể hàng năm." [12]

Hoạt động ngoại khoá có vai trò chủ động nâng cao sức khoẻ, thể chất,năng lực vận động cho SV, nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn nghiệp

vụ, góp phần xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, ngăn chặn tệnạn xã hội, tăng cường giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các trường, cácngành, nghề và các vùng miền, mở rộng khả năng hoà nhập với SV các nướctrong khu vực và trên thế giới

Những hoạt động quốc tế của thể thao học sinh, SV đã có tác dụng tốt,khích lệ phong trào thể thao SV nước ta, đồng thời tăng cường sự hiểu biếttình hữu nghị giữa SV và nhân dân ta với SV và nhân dân thế giới: "Mở rộngtăng cường quan hệ quốc tế trong lĩnh vực GDTC và hoạt động thể thao họcsinh, sinh viên tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế và của xã hội về đề tài chính chohoạt động này' [26]

Tuy vậy, trong thực tế, việc rèn luyện thể chất và tập luyện thể dục thểthao của học sinh, SV còn gặp nhiều khó khăn, các hình thức và nội dung hoạtđộng ngoại khoá của SV còn quá ít và không phong phú, số lượng tham giahoạt động chưa nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu Hầu hết các trường không đủquỹ đất để làm sân chơi, bãi tập (theo quy định là 4m2/1 học sinh), thì hiệnnay chỉ có 80% số trường Đại học, 60% số trường Cao đẳng có đủ cơ sở vậtchất tối thiểu cho hoạt động TDTT

Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã đầu tư xây dựng một sốcông trình thể thao phục vụ cho công tác giảng dạy và thi đấu thể thao của

SV Tuy nhiên vẫn không đáp ứng được yêu cầu chung: "60% số trườngkhông đủ điều kiện về sân bãi thiết bị tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w