1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO các HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG đại học

62 2,2K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Muốn đào tạo nguồn lực con người để đáp ứng được nhu cầu của xã hội cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện cho sinh viên. Nhiều trường Đại học hiện nay đã sử dụng nhiều phương pháp đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo.Một phương châm có từ lâu, nhưng vẫn là một phương pháp không bao giờ cũ trong giáo dục đào tạo, đó là “Học đi đôi với hành”.Các trường Đại học Việt nam hiện nay được đào tạo các kiến thức lý luận nhưng lại thiếu đi tính thực tiễn. Do vậy, hoạt động ngoại khóa (HĐNK) là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở các trường Đại học trong việc giáo dục sinh viên phát triển toàn diện. Tổ chức các hoạt động gắn kết sinh viên là một phương pháp hiệu quả giúp nâng cao chất lượng đào tạo đại học nói chung và Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh nói riêng. Với đặc thù của Trường là đào tạo lĩnh vực tài chính kế toán, quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu xã hội thì HĐNK giúp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tương lai.Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh rất chú trọng đến việc tạo môi trường để giúp sinh viên tham gia các hoạt động này.Nhà trường mà đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên đã nỗ lực hết sức trong việc tạo ra những hoạt động thiết thực giúp sinh viên tham gia. Trong những năm qua, phong trào tình nguyện đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn sinh viên. Các chiến dịch tình nguyện do Đoàn, Hội phát động như Mùa hè xanh, Hiến máu nhân đạo…được sinh viên hưởng ứng tích cực. Hiện nay, Trường có rất nhiều các câu lạc bộ khác nhau để học sinh, sinh viên lựa chọn tham gia theo sở thích. Hàng năm, Trường còn phát động và tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Những hoạt động kết nối giữa sinh viên và doanh nghiệp cũng được nhà trường quan tâm: chương trình giao lưu, giới thiệu doanh nghiệp, tham quan thực tế, ngày hội về việc làm, thực tập giúp sinh viên hiểu biết về ngành nghề, tìm hiểu về thị trường lao động và xác định được định hướng tương lai.Tất cả những hoạt động đã giúp rất nhiều sinh viên tìm được môi trường sinh hoạt lành mạnh sau những giờ lên lớp.Không những vậy, thông qua các hoạt động này sinh viên của trường còn học tập và phát triển rất nhiều kỹ năng góp phần hoàn thiện bản thân cùng với những kiến thức được học để xây dựng hành trang vững chắc nhất khi bước vào xã hội.

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO TÓM TẮT TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÁC HOẠT ĐỘNG

NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TÀI CHÍNH – QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội

HƯNG YÊN, THÁNG 4 NĂM 2017.

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO TÓM TẮT TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÁC HOẠT ĐỘNG

NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TÀI CHÍNH – QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Lan Anh Giới tính: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: KD2G, Khoa Kế toán-kiểm toán Năm thứ 3/ Số năm đàotạo: 4 năm

Ngành học: Kế toán doanh nghiệp

Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Hải Yến

HƯNG YÊN, THÁNG 4 NĂM 2017.

Trang 3

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 6

1.1 Khái niệm và tầm quan trọng hoạt động ngoại khóa 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khóa với sinh viên 6

1.2 Mục tiêu hoạt động ngoại khóa 9

1.3 Nội dung hoạt động ngoại khóa 10

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại khóa 12

1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên khi tham gia hoạt động ngoại khóa .12

1.4.2 Mức độ đáp ứng của nhà trường trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên 13

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH 14 2.1 Giới thiệu đặc điểm sinh viên Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 14

2.2 Thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 15

2.2.1 Nội dung của hoạt động ngoại khóa 15

2.1.1 Các hoạt động văn hóa, văn nghệ 17

2.1.2 Các hoạt động thể dục thể thao 17

2.1.3 Các cuộc thi phong trào Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và các Khoa18 2.1.4 Các hoạt động tình nguyện 18

2.1.5 Nghiên cứu khoa học 18

2.1.6 Hoạt động bồi dưỡng nghề nghiệp 19

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạt động ngoại khóa của sinh viên 19

Trang 4

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên khi tham gia hoạt động ngoại khóa

19

2.2.2 Mức độ đáp ứng của nhà trường trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên 25

2.3 Đánh giá và nhận xét 27

2.3.1 Kết quả đạt được 27

2.3.2 Hạn chế 28

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – QUẢN TRỊ KINH DOANH 30

3.1 Về phía sinh viên 30

3.2 Về phía nhà trường ,về phía Đoàn trường và Hội sinh viên, Câu lạc bộ và đội nhóm 33

KẾT LUẬN 39 PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên 15

Bảng 2: Các hoạt động ngoại khóa sinh viên thường tham gia 16

Bảng 3: Tầm quan trọng các hoạt động ngoại khóa đối với sinh viên 20

Bảng 4: Lý do sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa 20

Bảng 5 Lợi ích khi tham gia hoạt động ngoại khóa đối với sinh viên 21

Bảng 6: Khảo sát mức độ đáp ứng của nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên 23

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Muốn đào tạo nguồn lực con người để đáp ứng được nhu cầu của xãhội cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện cho sinhviên Nhiều trường Đại học hiện nay đã sử dụng nhiều phương pháp đổi mới

để nâng cao chất lượng đào tạo.Một phương châm có từ lâu, nhưng vẫn là mộtphương pháp không bao giờ cũ trong giáo dục đào tạo, đó là “Học đi đôi vớihành”.Các trường Đại học Việt nam hiện nay được đào tạo các kiến thức lýluận nhưng lại thiếu đi tính thực tiễn Do vậy, hoạt động ngoại khóa (HĐNK)

là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở các trường Đại họctrong việc giáo dục sinh viên phát triển toàn diện

Tổ chức các hoạt động gắn kết sinh viên là một phương pháphiệu quả giúp nâng cao chất lượng đào tạo đại học nói chung và TrườngĐại học Tài chính - Quản trị kinh doanh nói riêng Với đặc thù củaTrường là đào tạo lĩnh vực tài chính - kế toán, quản trị kinh doanh đápứng nhu cầu xã hội thì HĐNK giúp nâng cao chất lượng đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực cho tương lai.Trường Đại học Tài chính - Quản trịkinh doanh rất chú trọng đến việc tạo môi trường để giúp sinh viêntham gia các hoạt động này.Nhà trường mà đặc biệt là Đoàn Thanhniên, Hội sinh viên đã nỗ lực hết sức trong việc tạo ra những hoạt độngthiết thực giúp sinh viên tham gia Trong những năm qua, phong tràotình nguyện đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn sinh viên.Các chiến dịch tình nguyện do Đoàn, Hội phát động như Mùa hè xanh,Hiến máu nhân đạo…được sinh viên hưởng ứng tích cực Hiện nay,Trường có rất nhiều các câu lạc bộ khác nhau để học sinh, sinh viên lựachọn tham gia theo sở thích Hàng năm, Trường còn phát động và tổchức nhiều cuộc thi và hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên.Những hoạt động kết nối giữa sinh viên và doanh nghiệp cũng được

Trang 8

nhà trường quan tâm: chương trình giao lưu, giới thiệu doanh nghiệp,tham quan thực tế, ngày hội về việc làm, thực tập giúp sinh viên hiểubiết về ngành nghề, tìm hiểu về thị trường lao động và xác định đượcđịnh hướng tương lai.Tất cả những hoạt động đã giúp rất nhiều sinhviên tìm được môi trường sinh hoạt lành mạnh sau những giờ lênlớp.Không những vậy, thông qua các hoạt động này sinh viên củatrường còn học tập và phát triển rất nhiều kỹ năng góp phần hoàn thiệnbản thân cùng với những kiến thức được học để xây dựng hành trangvững chắc nhất khi bước vào xã hội.

Tuy nhiên, nhiều sinh viên tỏ ra thờ ơ với các HĐNK với lý dokhông có nhiều thời gian Bên cạnh đó, chính nhận thức của sinh viên

về việc tham gia các HĐNK cũng là yếu tố ảnh hưởng cần lưu ý Trongkhi đó, HĐNK không chỉ là một sân chơi giúp sinh viên thư giãn màbên cạnh đó còn giúp phát triển các kĩ năng, giúp sinh viên có thêm bàihọc kinh nghiệm, có cơ hội thể hiện bản thân và bảng thành tích đượcđánh giá cao hơn khi ra trường Quan trọng hơn, HĐNK còn giúp chosinh viên rút ngắn được khoảng cách giữa lí thuyết đã học trên nhàtrường và thực tế công việc sau này.Đứng trên quan điểm là những sinhviên trẻ tuổi đang sinh sống và học tập tại Trường Đại học Tài chính -Quản trị kinh doanh, chúng tôi nhận thức rất rõ vai trò của HĐNK đốivới sinh viên

Xuất phát từ những lý do trên nhóm tác giả chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh” làm đề tài nghiên

cứu khoa học và công nghệ của sinh viên là một việc cần thiết và có ýnghĩa thiết thực

2 Tổng quan nghiên cứu đề tài

Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoạtđộng ngoại khóa như:

Trang 9

1 Nguyễn Thị Thảo (2013), “Tác động của Hoạt động ngoại khóa đến tính tích cức học tập của học sinh trung học phổ thông”, Luận văn Thạc sỹ,

Viện Đảm bảo chất lượng Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013

2 Trương Quang Dũng, “Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại học Sư phạm TP.

Tuy nhiên, trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh cho đếnnay chưa có công trình khảo sát, nghiên cứu thực trạng và giải phápnâng cao các hoạt động ngoại khóa đối với sinh viên Nên đề tài nhómtác giả chọn không trùng lắp với các công trình, bài viết đã công bố.Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ tiếp thu và kế thừacác thành quả khoa học của các công trình đi trước nhằm làm rõ nhữngvấn đề thực tiễn đang đặt ra và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quảHĐNK tại trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động ngoại khóa

- Khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

Trang 10

- Đưa ra một số giải pháp nâng cao các hoạt động ngoại khóa chosinh viên Từ đó, góp phần giáo dục sinh viên phát triển toàn diện trongmôi trường đại học.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nâng cao các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại họcTài chính - Quản trị kinh doanh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Khảo sát thực trạng và đề xuất một số biện

pháp để nâng cao các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường Đạihọc Tài chính - Quản trị kinh doanh

- Không gian: Khảo sát bằng phiếu trắc nghiệm, bảng hỏi và

phỏng vấn khoảng 200 sinh viên các khóa đại học K1, K2, K3 và K4Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

- Về thời gian tiến hành nghiên cứu: năm học 2016 - 2017

5 Phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất, phương pháp thu thập số liệu:

- Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu tiến hành khảo sát đối tượng là sinhviên K1, K2, K3, K4 Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh.Phiếu khảo sát được phát trực tiếp cho đối tượng khảo sát theo phươngpháp chọn mẫu thuận tiện để thu thập số liệu sơ cấp Tổng số phiếuphát ra là 200 phiếu

- Số liệu thứ cấp: nghiên cứu các quyết định, sách, báo, tài liệu

và các trang web có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; thu thập số liệu

từ phòng công tác sinh viên, Đoàn thanh niên

Thứ hai, phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

- Phương pháp phân tích: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạtđộng ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Tài chính - Quản trịkinh doanh

Trang 11

- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công cụ thống kê

để xử lý kết quả thu thập được từ phương pháp điều tra nhằm rút ra kếtluận khách quan

6 Ý nghĩa đề tài

- Sinh viên: Kết quả nghiên cứu đưa ra các giải pháp chủ yếu để

tuyên truyền và giáo dục nhận thức của sinh viên Trường Đại học Tàichính - Quản trị kinh doanh về tầm quan trọng tham gia hoạt độngngoại khóa Đồng thời,sinh viên cần chú ý thêm về cách tiến hành thamgia hoạt động ngoại khóa sao cho hiệu quả

- Nhà trường: nhận biết được thực trạng hoạt động ngoại khóa

của sinh viên Từ đó, Nhà trường và các khoa cần có một cách thức tổchức và quản lý hoạt động ngoại khóa hiệu quả nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo, uy tín của nhà trường

- Đoàn trường, Hội sinh viên, Câu lạc bộ, đội, nhóm: Kết quả

nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cải tiến nội dung và hình thức hoạtđộng ngoại khóa nhằm thu hút sinh viên tham gia

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

1.1 Khái niệm và tầm quan trọng hoạt động ngoại khóa

1.1.1 Khái niệm

Tác giả Đặng Vũ Hoạt quan niệm: “Hoạt động ngoại khóa là việc tổchức giáo dục thông qua hoạt động thực tiển của học sinh về khoa học - kỹthuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa vănnghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí v.v…để giúp các em hìnhthành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường…)”[12]

Trong tài liệu bồi dưỡng giáo viên về HĐNK do Hồ Văn Liên biên soạnnăm 2006 “HĐNK là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ họccác bộ môn văn hóa HĐNK có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động dạy họctạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, thống nhất nhận thức với hành động,góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm,niềm tin, tạo cơ sở cho sự phát triển nhân cách toàn diện học sinh trong giaiđoạn hiện nay” [16]

Như vậy có thể khái quát hóa khái niệm về HĐNK là những hoạt độngcủa sinh viên nằm ngoài giờ lên lớp, không nằm trong chương trình chínhkhóa.HĐNK được tổ chức dựa trên tinh thần tự nguyện của học sinh, sinhviên HĐNK do nhà trường tổ chức và quản lý là những hoạt động bổ ích, cótác dụng bổ sung và hỗ trợ chương trình chính khóa, giúp nâng cao chất lượngđào tạo và tạo môi trường học tập có áp dụng thực tiễn cho học sinh, sinhviên

1.1.2 Tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khóa với sinh viên

Luật giáo dục 2005 quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ vànghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

Trang 13

hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đápứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [4].

HĐNK là một nội dung có vị trí rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn khôngchỉ giúp cho sinh viên phát triển nhanh về tư duy mà còn tạo cho sinh viênkhả năng ứng xử tốt, vận dụng kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng

cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, làm cho sinh viên hứng thú, yêu thích hơnmôn học Mặt khác, hoạt động ngoại khóa còn huy động được mọi sinh viêncùng tham gia, là điều kiện thuận lợi cho sinh viên được rèn luyện một số kĩnăng mềm; được phát huy khả năng và thể hiện năng khiếu của bản thân;được cung cấp thêm các kiến thức, kỹ năng mà chương trình chính khóakhông có; sinh viên có thái độ tích cực trong học tập, có hành vi, lối sống tốthơn, nâng cao sự hiểu biếtvà hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giaotiếp tạo hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên

HĐNK là cầu nối tạo sự liên kết hai chiều giữa nhà trường và xãhội Các hoạt động tham quan, giao lưu, văn hóa-văn nghệ, thể dục-thểthao, các hoạt động bồi dưỡng và giáo dục nghề nghiệp khác cho sinhviên trong nội dung tổ chức hoạt động HĐNK chính là sự thể hiện tínhkết nối giữa nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục Các hoạtđộng trên tạo ra sự kết nối hữu cơ giữa nhà trường và xã hội, tạo điềukiện cho sinh viên tiếp cận với xã hội, thực tế cuộc sống một cách khoahọc

HĐNK là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộngđồng tham gia vào quá trình đào tạo sinh viên, vào sự nghiệp phát triểncủa nhà trường.Việc huy động các nguồn lực của xã hội trong sựnghiệp giáo dục của đất nước ngày càng được Đảng và Chính phủ quantâm Sức mạnh cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổchức hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhà trường không thể tổ chức tốt cáchoạt động ngoài giờ lên lớp một cách hiệu quả nếu thiếu sự phối hợp hỗ

Trang 14

trợ về mặt vật chất cũng như tinh thần của các tổ chức chính quyền,đoàn thể, các cá nhân tích cực Các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanhniên… chính là các đơn vị đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chứcHĐNK, các công ty, xí nghiệp, trung tâm nghiên cứu là những nơigiúp cho sinh viên cơ hội tiếp thu các kinh nghiệm thực tiển cũng nhưtrau dồi các kiến thức đã học, hình thành đạo đức và kỹ năng nghềnghiệp Ngoài ra kinh phí thu được từ nguồn tài trợ của các cá nhân, tổchức xã hội cũng đóng góp không nhỏ cho việc tổ chức các HĐNK.Việc hỗ trợ các nguồn lực trong công tác tổ chức các HĐNKkhông những giúp cho quá trình bồi dưỡng và phát triển nhân cách củasinh viên mà chính trong quá trình phối hợp giữa nhà trường và các tổchức đoàn thể còn tạo được động lực để phát triển nhà trường, tạo mốiquan hệ phối hợp sâu rộng giữa nhà trường và các tổ chức chính trị xãhội trong công tác giáo dục-đào tạo của trường đại học Gia đình, nhàtrường và xã hội luôn được coi là tam giác đều trong giáo dục.Quá trìnhgiáo dục luôn cần sự phối hợp đồng bộ giữa ba yếu tố trên.Nhà trườngkhông thể thành công trong giáo dục nếu thiếu sự hỗ trợ, phối hợp củagia đình và xã hội.Gia đình và xã hội chính là môi trường giúp cho sinhviên nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa lí luận và thực tiển,giúp hình thành các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp và niềm tinđúng đắn ở sinh viên.

HĐNK là bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục ở bậc đại học,

là bộ phận không thể thiếu được trong kế hoạch giáo dục - đào tạo củanhà trường; tạo sự thống nhất giữa giáo dục trong nhà trường và giáodục ngoài nhà trường, giữa thời gian trong năm học và thời gian hè.Việc học không chỉ diễn ra trên ghế nhà trường, trong giờ học chínhkhóa mà còn được bổ sung, củng cố thêm bằng những giờ thực hànhngoại khóa, thực tập tay nghề, trao đổi học hỏi kinh nghiệm… chính

Trang 15

những hoạt động này sẽ bổ sung và hoàn thiện hơn quá trình nhận thứccủa sinh viên trong quá trình học Ngoài ra thời gian hè chính là thờiđiểm thích hợp nhất để tổ chức các HĐNK như “chiến dịch mùa hèxanh”, “tiếp sức mùa thi”, các hoạt động tham quan, dã ngoại, kiếntập… cho sinh viên, những hoạt động này đều được thể hiện trongchương trình công tác năm học của nhà trường, tạo nên sự thống nhấtgiữa các đơn vị chức năng trong nhà trường trong quá trình thực hiệnchương trình công tác năm học.

1.1.2 Tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khóa với sinh viên

Luật giáo dục 2005 quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ vànghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đápứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [4]

HĐNK là một nội dung có vị trí rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn khôngchỉ giúp cho sinh viên phát triển nhanh về tư duy mà còn tạo cho sinh viênkhả năng ứng xử tốt, vận dụng kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng

cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, làm cho sinh viên hứng thú, yêu thích hơnmôn học Mặt khác, hoạt động ngoại khóa còn huy động được mọi sinh viêncùng tham gia, là điều kiện thuận lợi cho sinh viên được rèn luyện một số kĩnăng mềm; được phát huy khả năng và thể hiện năng khiếu của bản thân;được cung cấp thêm các kiến thức, kỹ năng mà chương trình chính khóakhông có; sinh viên có thái độ tích cực trong học tập, có hành vi, lối sống tốthơn, nâng cao sự hiểu biếtvà hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giaotiếp tạo hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên

HĐNK là cầu nối tạo sự liên kết hai chiều giữa nhà trường và xãhội Các hoạt động tham quan, giao lưu, văn hóa-văn nghệ, thể dục-thểthao, các hoạt động bồi dưỡng và giáo dục nghề nghiệp khác cho sinh

Trang 16

viên trong nội dung tổ chức hoạt động HĐNK chính là sự thể hiện tínhkết nối giữa nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục Các hoạtđộng trên tạo ra sự kết nối hữu cơ giữa nhà trường và xã hội, tạo điềukiện cho sinh viên tiếp cận với xã hội, thực tế cuộc sống một cách khoahọc.

HĐNK là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộngđồng tham gia vào quá trình đào tạo sinh viên, vào sự nghiệp phát triểncủa nhà trường.Việc huy động các nguồn lực của xã hội trong sựnghiệp giáo dục của đất nước ngày càng được Đảng và Chính phủ quantâm Sức mạnh cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổchức hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhà trường không thể tổ chức tốt cáchoạt động ngoài giờ lên lớp một cách hiệu quả nếu thiếu sự phối hợp hỗtrợ về mặt vật chất cũng như tinh thần của các tổ chức chính quyền,đoàn thể, các cá nhân tích cực Các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanhniên… chính là các đơn vị đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chứcHĐNK, các công ty, xí nghiệp, trung tâm nghiên cứu là những nơigiúp cho sinh viên cơ hội tiếp thu các kinh nghiệm thực tiển cũng nhưtrau dồi các kiến thức đã học, hình thành đạo đức và kỹ năng nghềnghiệp Ngoài ra kinh phí thu được từ nguồn tài trợ của các cá nhân, tổchức xã hội cũng đóng góp không nhỏ cho việc tổ chức các HĐNK.Việc hỗ trợ các nguồn lực trong công tác tổ chức các HĐNKkhông những giúp cho quá trình bồi dưỡng và phát triển nhân cách củasinh viên mà chính trong quá trình phối hợp giữa nhà trường và các tổchức đoàn thể còn tạo được động lực để phát triển nhà trường, tạo mốiquan hệ phối hợp sâu rộng giữa nhà trường và các tổ chức chính trị xãhội trong công tác giáo dục-đào tạo của trường đại học Gia đình, nhàtrường và xã hội luôn được coi là tam giác đều trong giáo dục.Quá trìnhgiáo dục luôn cần sự phối hợp đồng bộ giữa ba yếu tố trên.Nhà trường

Trang 17

không thể thành công trong giáo dục nếu thiếu sự hỗ trợ, phối hợp củagia đình và xã hội.Gia đình và xã hội chính là môi trường giúp cho sinhviên nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa lí luận và thực tiển,giúp hình thành các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp và niềm tinđúng đắn ở sinh viên.

HĐNK là bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục ở bậc đại học,

là bộ phận không thể thiếu được trong kế hoạch giáo dục - đào tạo củanhà trường; tạo sự thống nhất giữa giáo dục trong nhà trường và giáodục ngoài nhà trường, giữa thời gian trong năm học và thời gian hè.Việc học không chỉ diễn ra trên ghế nhà trường, trong giờ học chínhkhóa mà còn được bổ sung, củng cố thêm bằng những giờ thực hànhngoại khóa, thực tập tay nghề, trao đổi học hỏi kinh nghiệm… chínhnhững hoạt động này sẽ bổ sung và hoàn thiện hơn quá trình nhận thứccủa sinh viên trong quá trình học Ngoài ra thời gian hè chính là thờiđiểm thích hợp nhất để tổ chức các HĐNK như “chiến dịch mùa hèxanh”, “tiếp sức mùa thi”, các hoạt động tham quan, dã ngoại, kiếntập… cho sinh viên, những hoạt động này đều được thể hiện trongchương trình công tác năm học của nhà trường, tạo nên sự thống nhấtgiữa các đơn vị chức năng trong nhà trường trong quá trình thực hiệnchương trình công tác năm học

1.2 Mục tiêu hoạt động ngoại khóa

Mục tiêu giáo dục luôn là mục tiêu chính của HĐNK, ngoài ra đốivới sinh viên HĐNK còn có mục tiêu xã hội Những nội dung chính củamục tiêu giáo dục gồm:

- Trí dục: Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học trên lớp, phát

triển tư duy độc lập, sáng tạo, chủ động và tích cực trong việc tìm tòi vànghiên cứu thực tiển

Trang 18

- Đức dục: Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu

chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế trong sáng Tự lực, tự cường,nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp vàđạo đức cách mạng cho thanh niên, nhận thức sâu sắc về các giá trịnhân văn nhằm hình thành lý tưởng sống của thanh niên thời đại Hìnhthành đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

- Thẩm mỹ: Giúp SV có khả năng cảm thụ và sáng tạo cái đẹp

trong nghệ thuật và trong cuộc sống, có đời sống tinh thần phong phú,lành mạnh

- Thể chất: Giúp SV có thể lực tốt, có thói quen vệ sinh, nề nếp

sinh hoạt khoa học lành mạnh

- Lao động: Giúp SV phát triển ý thức, tình cảm lao động có ý nghĩa cho

xã hội, có cơ hội rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềmkhác Giáo dục về thái độ và trách nhiệm của thanh niên đối với lao động, xâydựng phong cách làm việc văn minh, khoa học [6]

Các HĐNK khóa đang dần trở nên rất đa dạng và đóng một phầnquan trọng đối với đời sống của các bạn SV Tuy nhiên, các bạn cầnphải chú ý cân bằng giữa việc học tập trên lớp và việc tham gia cácHĐNK Thay vì cố gắng tham gia tất cả các hoạt động, bạn nên chọnlọc và có một niềm đam mê, cam kết cho một vài hoạt động - nơi màbạn tìm thấy niềm yêu thích và mong muốn phát triển cùng

Bên cạnh đó đối với ban tổ chức, khi tổ chức HĐNK mục đích làtạo sân chơi cho SV; giúp SV nâng cao các kĩ năng mềm tạo điều kiệnứng dụng lý thuyết đã học vào thực tế; tìm kiếm tài năng cho các hoạtđộng ở trường, tạo tinh thần đoàn kết cho SV và hoàn thành nhiệm vụđược giao

1.3 Nội dung hoạt động ngoại khóa

HĐNK có nội dung phong phú, đa dạng với nhiều hình thức tổchức, HĐNK có nhiều cách phân chia khác nhau

Trang 19

Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo) các hoạt động giáo dục nhà trường cần tổchức cho sinh viên gồm:

1 Tổ chức cho học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia các hoạt độngnghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, Olympic các môn học, thi sángtạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác

2 Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống cho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt độngvăn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đốithoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với HSSV

3 Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiệnthuận lợi cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường;phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên

và các tổ chức chính trị – xã hội khác có liên quan trong các hoạt độngphong trào của HSSV, tạo điều kiện cho HSSV có môi trường rènluyện, phấn đấu

4 Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho HSSV

5 Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HSSV luyện tập thể dục, thểthao; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động thể dục, thể thao

6 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giaothông, phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạtđộng khác có liên quan đến HSSV; hướng dẫn HSSV chấp hành phápluật và nội quy, quy chế [5]

Từ văn bản quy định về công tác tổ chức HĐNK của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, nhu cầu tham gia HĐNK của sinh viên có thể sắp xếp nộidung HĐNK theo các lĩnh vực cơ bản như:

Hoạt động văn hóa, văn nghệ: Là các hoạt động ca hát, múa, chơi

nhạc cụ hoặc nhảy hiện đại, nhảy cổ điển à đã tham gia biểu diễn trướctrường hoặc trong các dạ hội, các câu lạc bộ… Hoạt động văn nghệ

Trang 20

thường rất phong phú và không đòi hỏi bạn phải có tài năng phithường.

Hoạt động thể dục, thể thao: Các hoạt động thể dục thể thao giúp

sinh viên phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, duy trì và đẩymạnh phong trào rèn luyện thân thể tạo ra sân chơi bổ ích giúp sinhviên giải trí sau những giờ học tập căng thẳng, ngoài ra còn giúp tăngcường tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm và khả năng cạnh tranhcho sinh viên Đó là tham gia các đội tuyển bóng đá, bóng rổ, bóng bàn,cầu lông, cờ vua… của trường, tuỳ thuộc vào sở thích và khả năng củabạn Ngoài ra, có thể luyện tập thể thao ngoài giờ học như đi bơi, tậpthể hình, tham gia câu lạc bộ aerobic, chạy thể dục buổi sáng hàngngày

Hoạt động tình nguyện:Là những hoạt động xã hội phục vụ lợi ích

cộng đồng Khi tham gia những hoạt động mang tính chất cộng đồngtập thể này sẽ giúp sinh viên xây dựng tình cảm với cộng đồng và yêuthương con người, hoàn thiện nhân cách, đạo đức của sinh viên bêncạnh những kiến thức học thuật Các hoạt động tình nguyện còn giúpsinh viên cọ sát với cuộc sống và phát huy các khả năng của bản thânnhư: khả năng tổ chức, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề Đó làhoạt động như hiến máu nhân đạo; chương trình áo ấm cho em; chươngtrình mùa hè xanh; hoạt động từ thiện như đến thăm các trẻ em bịnhiễm chất độc màu da cam, đến thăm các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng,vận động quyên góp tiền để ủng hộ từ thiện…

Các cuộc thi, phong trào: Gồm các cuộc thi do các Khoa, Trường tổ

chức, các phong trào thi đua, rèn luyện

Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên: Các hoạt động đặc thù do Đoàn,

Hội tổ chức

Trang 21

Nghiên cứu khoa học: Là hoạt động xã hội, hướng vào việc nghiên

cứu, tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bảnchất sự việc, phát triển nhận thức khoa học

Hoạt động bồi dưỡng nghề nghiệp: Thông qua hoạt động này giúp

sinh viên có nhận thức rõ ràng hơn về nghề mình đã chọn, hình thànhđạo đức nghề nghiệp, lòng yêu ngành mến nghề, phát triển các kỹ năngnghề nghiệp nhằm chuẩn bị tốt cho việc tham gia lực lượng lao độngcủa xã hội

HĐNK là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp có tổchức, có kế hoạch, có phương hướng được SV tiến hành theo nguyêntắc tự nguyện ở ngoài giờ nội khóa nhằm gây hứng thú và phát triển tưduy, rèn luyện kĩ năng, bổ sung và mở rộng kiến thức cho SV Nộidung của HĐNK bao gồm tất cả các mặt văn hóa, xã hội, khoa họccông nghệ, thể dục thể thao, kĩ thuật,… Nội dung này phụ thuộc vàomục tiêu của từng HĐNK Vì thế, các nội dung HĐNK phải đảm bảotính thiết thực - bổ ích, tính thực tiễn - khả thi, tính ứng dụng - thựchành cao, tránh đưa vấn đề ra một cách chung chung, sơ lược, phiếndiện

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại khóa

Ngoại khóa là hoạt động có tầm quan trọng không kém các hoạtđộng nội khóa, mang lại lợi ích thiết thực cho SV.Tuy nhiên, hoạt độngnày bị chi phối bởi nhiều yếu tố

1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên khi tham gia hoạt động ngoại khóa

Yếu tố quyết định trực tiếp, ảnh hưởng đến việc SV có tham giahoạt động ngoại khóa tích cực hay không bắt nguồn từ chính bản thânSV

Trước hết, SV phải nhận thức được tính cần thiết của việc tham giacác HĐNK thì việc tham gia sẽ tích cực hơn, sự đóng góp của họ vào

Trang 22

công tác tổ chức, tuyên truyền cho hoạt động hiệu quả hơn, đồng thờiviệc tiếp thu các kiến thức thu được trong quá trình hoạt động sẽ hiệuquả hơn Đồng thời, sinh viên sắp xếp được thời gian để tham giaHĐNK.

Các HĐNK cần phong phú, đa dạng, lôi cuốn hôi thúc SV thamgia hoạt động ngoại khóa hiệu quả, nó giúp SV vượt qua những trởngại.Có được yếu tố này, SV sẽ “không ngại khó không ngại khổ”trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa.Bên cạnh đó, các HĐNKphải đem lại hiệu quả thiết thực và có ích cho sinh viên.Đó chính làmục tiêu hướng đến khi SV tham gia HĐNK

1.4.2 Mức độ đáp ứng của nhà trường trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên

Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường cũng tác động rất lớn tớiviệc thu hút sinh viên tham gia HĐNK Các trường đại học hiện nayđều có rất nhiều các câu lạc bộ và HĐNK cho SV.Để tạo môi trườngrèn luyện cho SV khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiều trường đã ápdụng hiệu quả việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.Bên cạnh việcđầu tư trang thiết bị và các nguồn lực cơ bản, nhà trường cũng là chủthể cấp kinh phí chủ yếu để tổ chức, duy trì các HĐNK cho sinh viên.Công tác Đoàn, Đội và các Câu lạc bộ góp phần vào việc tổ chứccác HĐNK cho sinh viên.Đây được coi là môi trường, nơi xây dựng ýtưởng cho các HĐNK.Các tổ chức Đoàn, Hội cũng là nơi truyền cảmhứng, “thổi lửa” nhiệt huyết, gắn kết tập thể SV lại với nhau.Đây cũng

là yếu tố trực tiếp dẫn dắt SV tham gia, triển khai các công việc cụ thểcho SV thực hiện.Phong trào đoàn thể có mạnh thì HĐNK mới có thểthực hiện thành công và mang lại hiệu quả thiết thực

Trang 23

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH 2.1 Giới thiệu đặc điểm sinh viên Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (UFBA) là đơn

vị đào tạo công lập thuộc Bộ Tài chính, trụ sở đóng tại huyện Văn Lâm

Hưng Yên Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển (1965 2017), Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh đã tạo đượcthương hiệu trong lĩnh vực đào tạo nguồn lực tài chính - kế toán, quảntrị kinh doanh, đáp ứng nhu cầu xã hội

-Trong những năm qua, Nhà trường đã tích cực mở rộng quy mô

và nâng cao chất lượng đào tạo Quy mô đào tạo hàng năm hàng nghìnsinh viên cả trong và ngoài trường, bao gồm 5 ngành và 9 chuyênngành Sinh viên của Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanhđến từ nhiều nơi khác nhau, ở thành thị và nông thôn với đặc điểm giađình và hoàn cảnh và xuất thân là khác nhau Theo thống kê của phòngCông tác sinh viên, năm 2017 có tổng 4063 sinh viên đại học chính quyhọc tại trường gồm 3 khóa K1, K2, K3 và K4 Trong đó sinh viên nữchiếm khoảng 75%, sinh viên lựa chọn ở ngoại trú chiếm khoảng 54%,sinh viên ở ký túc xá chiếm khoảng 28% và sinh viên ở gia đình và tạiđịa phương khoảng 18% sinh viên [25] Hai cơ sở đào tạo của trườngđược đóng trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên: Cơ sở 1 nằm ở

xã Trưng Trắc và cơ sở nằm ở xã Tân Quang

Hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trường luôn sôi nổi,đậm chất sinh viên Các cuộc thi mang tính chất học thuật gồm cóOlympic Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí minh, Olympic Tiếng Anh; SV

kế toán, Sắc màu Tài chính; Nhà Quản trị tương lai Các cuộc thi tàinăng như Nữ sinh tài năng, Tiếng hát sinh viên …

Trang 24

Hàng năm, Đoàn trường còn tổ chức thường xuyên các hoạt độngtình nguyện như Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, Chương trình áo ấmvùng cao…

Các Hoạt động Đoàn - Hội đã tạo ra nhiều sân chơi giao lưu, họchỏi trong học tập; chia sẻ và kết nối sinh viên của trường với cộngđồng

2.2 Thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

2.2.1 Nội dung của hoạt động ngoại khóa

Phần lớn sinh viên hiện nay ra trường đều thiếu kỹ năng mềm, muốnbản thân có được những kỹ năng ấy cần phải có thời gian và môi trường rènluyện.Và từ những HĐNK chính là nơi bù đắp lỗ hổng kỹ năng cho sinh viêntrong suốt quá trình học tâp Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

đã và đang tổ chức rất nhiều HĐNK phong phú về cả nội dung lẫn hình thức

tổ chức, bao gồm nhiều lĩnh vực như văn nghệ, thể thao, hoạt động tìnhnguyện và các câu lạc bộ kỹ năng,…

Bảng 1: Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên

Qua bảng khảo sát cho thấy mức độ tham gia các HĐNK củasinh viên chưa cao Mức độ thường xuyên tham gia chiếm 7.5%,

Trang 25

thường xuyên chiếm 11%.Trong khi đó, có những sinh viên chưa baogiờ tham gia HĐNK chiếm 15.5%.

Hầu hết các khoa đều tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thaohoặc các sân chơi bổ ích Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi khoa, chỉ cómột số khoa thường xuyên tổ chức các câu lạc bộ, cuộc thi về kiếnthức, và các khoa khác thiên về tổ chức các hoạt động văn hóa vănnghệ Cụ thể qua biểu đồ sau:

Bảng 2: Các hoạt động ngoại khóa sinh viên thường tham gia

Đa số các hoạt động ngoại khóa đều thu hút nhiều sinh viên tham gia,tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hoạt động mà sinh viên chưa thực sựquan tâm

Thực tế cho thấy các hoạt động như hoạt động tình nguyện, cáchoạt động văn hóa văn nghệ thu hút đông đảo sinh viên tham gia nhất.Bên cạnh đó, các hoạt động khác chưa thu hút được nhiều sinh viêntham gia là các câu lạc bộ và nghiên cứu khoa học

Cụ thể các cuộc thi, phong trào thu hút được 27% sinh viên thamgia trong khi hoạt động nghiên cứu khoa học chỉ thu hút được 1,5%sinh viên tham gia

Trang 26

Nguyên nhân của sự khác biệt về tỷ lệ sinh viên tham gia có thể dođặc thù của từng hoạt động Điển hình như hoạt động nghiên cứu khoahọc khi sinh viên tham gia đòi hỏi phải có một lượng kiến thức căn bảnnhất định về chuyên môn và hiểu được các thuật ngữ Trong khi nếusinh viên tham gia các cuộc thi phong trào hay các hoạt động văn hóathể thao lại cần có sự đầu tư về thời gian

Qua thống kê về mức độ quan tâm tới các hoạt động ngoại khóa,chúng ta có thể thấy một số hoạt động được nhà trường chú trọng vàkhuyến khích sinh viên tham gia nhưng lại chưa được sinh viên quantâm, mặc dù những hoạt động này đều rất bổ ích cho sinh viên khi tiếpcận với môi trường làm việc sau này

2.1.1 Các hoạt động văn hóa, văn nghệ

Tại Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, hoạt động vănhóa văn nghệ đã và đang phát triển rất mạnh, đa dạng về hình thức cũngnhư nội dung.Các hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức với thờigian phù hợp và không gây ảnh hưởng tới việc học của sinh viên.Đây làsân chơi và là nơi thể hiên các tài năng, năng khiếu của sinh viên, ngoài

ra còn tạo ra một bầu không khí sôi nổi Chẳng hạn như ngày các buổi

lễ tốt nghiệp, trao giải thưởng, ngày hội thành lập trường, một chútkhông khí ca nhạc sẽ gây được sự chú ý Ngoài ra, các bạn sinh viênthành lập Câu lạc bộ âm nhạc và Câu lạc bộ nhảy để sinh hoạt và thamgia

2.1.2 Các hoạt động thể dục thể thao

Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh đã tổ chức rấtnhiều cuộc thi về thể dục thể thao cho sinh viên toàn trường Tiêu biểuphải kể đến giải bóng đá Nữ khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Tài chính

Ngân hàng, Khoa Kế toán Kiểm toán, giải cầu lông khoa Tài chính

Trang 27

-Ngân hàng và các cuộc thi khác được rất nhiều sinh viên tham gia vàủng hộ.

2.1.3 Các cuộc thi phong trào Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và các Khoa

Hiện nay việc tổ chức các cuộc thi phong trào cấp khoa, cấp trường

là một trong những điểm mạnh về hoạt động ngoại khóa của trường Đạihọc Tài chính - Quản trị kinh doanh Cuộc thi cấp trường như: Tìmkiếm tài năng UFBA, tổ chức Ngày hội thanh niên nhân dịp 26.3, Hộithi Ánh sáng soi đường lần thứ II năm 2017 Các cuộc thi các khoachuyên ngành nổi bật như: SV Kế toán, Nhà quản trị tương lai, Sắcmàu Tài chính, Hội thi Olympic TiếngAnh

2.1.4 Các hoạt động tình nguyện

Tại trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh hiện nay, các hoạt độngtình nguyện được tổ chức với quy mô rất đa dạng và phong phú, xuyên suốt từđơn vị lớp, khoa cho tới toàn trường.Trong đó, hoạt động tình nguyện trọngtâm là trong Câu lạc bộ Tình nguyện xanh, Câu lạc bộ Vận động hiến máunhân đạo Đồng thời, nhiều hoạt động đã và đang được tổ chức như: vận độngquyên góp tiền ủng hộ, từ thiện, Chương trình mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi,

tổ chức lễ ra quân tháng thanh niên,phát động “ngày thứ 7 tình nguyện”, làmcông trình thanh niên tình nguyện tại trường, Tổ chức chương trình “Áo ấmmùa đông” ủng hộ chăn, quần áo, ủng, dép, mì tôm cho học sinh trường tiểuhọc số 2 xã Sán chải huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai, trao quà cho một số hộnghèo huyện Văn Lâm đón tết Hầu hết chúng đều trở thành hoạt động truyềnthống và được tổ chức hằng năm, thu hút rất nhiều sinh viên tham gia [1]

2.1.5 Nghiên cứu khoa học

Trang 28

NCKH còn giúp sinh viên hình thành tư duy phản biện, tư duy độclập và tư duy sáng tạo Những loại kỹ năng và tư duy này là hành trangkhông thể thiếu cho sinh viên trong công việc sau khi ra trường.Với ýnghĩa đó, Trường Đại Tài chính – Quản trị kinh doanh đang triển khaisâu rộng NCKH trong sinh viên từ năm 2016 Báo cáo trong năm học

2016, có 33 đề tài sinh viên Về kết quả nghiệm thu cấp khoa 33 đề tàitrên, loại tốt có 12 đề tài, chiếm 36,36%; còn lại 21 đề tài loại khá,chiếm 63,64%

2.1.6 Hoạt động bồi dưỡng nghề nghiệp

Mô hình tham quan, kiến tập, thực tập, trải nghiệm thực tế đang được Lãnhđạo trường quan tâm.Thực hiện Kế hoạch số 477/KH-TCQTKD ngày12/9/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh

về việc tổ chức đưa sinh viên K2, K47 đi tham quan mô hình sản xuất, kinhdoanh.Đây là năm thứ 6, Nhà trường đưa sinh viên đi tham quan mô hình sảnxuất, kinh doanh.Sau các chuyến đi tham quan mô hình sản xuất, kinh doanh,sinh viên đã được mở mang thêm nhiều điều mới, bổ sung vào kiến thức củamình từ thực tiễn hoạt động tại các doanh nghiệp

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạt động ngoại khóa của sinh viên

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên khi tham gia hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa có tầm quan trọng rất lớn, mang lại lợi íchthiết thực cho SV.Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệuquả tổ chức các hoạt động ngoại khóa của trường.Hầu hết các yếu tốnày đều có xu hướng ảnh hưởng xấu, trong đó yếu tố ảnh hưởng trựctiếp bắt nguồn từ chính bản thân sinh viên

Trang 29

Thứ nhất, nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa

Nhận thức luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động củacon người Khi sinh viên nhận thức được tính cần thiết của việc thamgia các HĐNK thì việc tham gia sẽ tích cực hơn, sự đóng góp của họvào công tác tổ chức, tuyên truyền cho hoạt động hiệu quả hơn, đồngthời việc tiếp thu các kiến thức thu được trong quá trình hoạt động sẽhiệu quả hơn

Bảng 3: Tầm quan trọng các hoạt động ngoại khóa đối với sinh

Bảng 4: Lý do sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa

Trang 30

Bị ép buộc 8

Quan bảng khảo sát cho thấy, lý do lớn nhất sinh viên tham giaHĐNK đó là dựa trên sở thích của mình chiếm 61% Tiếp đến dựa trêntâm lý đám đông mà lựa chọn tham gia chiếm 24%.Đây là cơ sở quantrọng xác định đưa ra HĐNK dựa trên nhu cầu và sở thích của sinhviên

Lợi ích của HĐNK rất đa dạng và phong phú chính như nội dungcủa nó, mỗi cá nhân khi tham gia hoạt động đều có thể cảm nhận đượclợi ích của mỗi hoạt động xuất phát từ chính nhu cầu của mình Việcxác định được lợi ích khi tham gia các hoạt động cho thấy được nhucầu của sinh viên trong quá trình học tập rèn luyện để từ đó nhà quản lý

có hướng tổ chức các hoạt động thiết thực đáp ứng được nhu cầu củasinh viên cũng như định hướng được nhu cầu của sinh viên theo mụctiêu giáo dục của nhà trường, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra

Bảng 5 Lợi ích khi tham gia hoạt động ngoại khóa đối với sinh

viên

Trau dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết 39.4

Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau giờ học 22

Có thêm những trải nghiệm mới mẻ, thú vị 15

Qua kết quả khảo sát số liệu ở bảng trên ta có thể thấy lợi ích caonhất khi sinh viên tham gia HĐNK là trau dồi thêm các kỹ năng cầnthiết chiếm 39.4% Các HĐNK còn giúp sinh viên tự tin, rèn luyện các

kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý, xử lý

Trang 31

tính huống, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tạo mối quan hệ,… Qua đósinh viên sẽ trưởng thành hơn, biết vận dụng các kỹ năng trong học tập,cuộc sống và công việc tương lai.Tiếp đến, HĐNK giúp SV mở rộngmối quan hệ chiếm 22%.

Thứ hai, SV không sắp xếp được thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khóa Theo con số thống kê thì có 42% sinh viên đưa ra lí do này để giải thích

cho việc họ không thể tham gia các hoạt động ngoại khóa Nguyên nhân thờigian của sinh viên bị hạn chế có thể do sinh viên quá bận rộn cho việc họctập Việc học ở trường, học thêm ngoại ngữ và thời gian tự học đã chiếm dụnghết quỹ thời gian của họ khiến họ không đủ thời gian để tham gia các hoạtđộng còn lại Bên cạnh đó, có một số hoạt động được tổ chức vào thời giangần với các kỳ kiểm tra, kỳ thi, đặc biệt là tổ chức vào các dịp lễ, nghỉ hèkhiến một số sinh viên quê ở xa không thể tham gia được Do đó, việc tổ chứccác hoạt động ngoại khóa vào các thời gian này thì sẽ không thu hút đượcnhiều sinh viên tham gia Hay những sinh viên năm thứ 4 do việc học, việc đithực tập quá bận rộn thì càng không thể tham gia các hoạt động ngoại khóamột cách tích cực ; những sinh viên phải đi làm thêm để trang trải giúp giađình thì việc họ dành thời gian cho các hoạt động càng khó khăn hơn

Ngoài những lí do trên, còn có một số lí do chủ quan khác nhưmột số sinh viên không chú trọng việc tham gia các hoạt động ngoạikhóa Có đến 46% sinh viên cho rằng hoạt động ngoại khóa ít quantrọng đối với bản thân sinh viên, số sinh viên tham gia hoạt động ngoạikhóa do tâm lí đám đông chiếm 24% hoặc bị ép buộc chiếm hơn 8%.Những con số này cho chúng ta thấy có rất nhiều sinh viên đang thờ ơ,không quan tâm, chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa Mà phần lớn

họ dành nhiều thời cho những trò giải trí như game, đi chơi, tụ tập bạn

bè ăn uống, lên mạng xã hội … Các trò giải trí đó đã chiếm hết thời

Ngày đăng: 10/05/2018, 12:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường Trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung học có nhiều cấp học. (Ban hành kèm theo Thông tư số Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường Trung học cơ sở, trung học phổthông và trung học có nhiều cấp học
9. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các học thuyết quản lý
Tác giả: Nguyễn Thị Doan
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
10.Trương Quang Dũng (2007), “Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Tháng 10/2007, Tr 18 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số biện pháp quản lý góp phần nângcao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thônghiện nay”
Tác giả: Trương Quang Dũng
Năm: 2007
11.Lê Tuấn Huỳnh Cẩm Giang (2007), “Hoạt động ngoại khóa nhìn từ góc độ người học”, Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Tháng 10/2007, Tr 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoạt động ngoại khóa nhìn từ gócđộ người học”
Tác giả: Lê Tuấn Huỳnh Cẩm Giang
Năm: 2007
12.Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2006
13.Đặng Vũ Hoạt (2001), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2001
14.Trần Thị Hương (2009), Giáo trình giáo dục học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục học đại cươn
Tác giả: Trần Thị Hương
Nhà XB: Nxb Đại họcSư phạm TP Hồ Chí Minh
Năm: 2009
15.Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và trường học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1997
16.Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
17. Hồ Văn Liên (2006), Tổ chức hoạt động giáo dục, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động giáo dục
Tác giả: Hồ Văn Liên
Năm: 2006
18.Hồ Chí Minh (2006), Về giáo dục và tổ chức thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về giáo dục và tổ chức thanh niê
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2006
21.Nguyễn Quyên Chinh (2012), Thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân, Luận văn Thạc sỹ, TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lênlớp của sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân
Tác giả: Nguyễn Quyên Chinh
Năm: 2012
22.Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giáo dục thế giới
Tác giả: Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1998
23.Nguyễn Thị Thảo (2013), “Tác động của Hoạt động ngoại khóa đến tính tích cức học tập của học sinh trung học phổ thông”, Luận văn Thạc sỹ, Viện Đảm bảo chất lượng Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của Hoạt động ngoại khóa đến tínhtích cức học tập của học sinh trung học phổ thông”
Tác giả: Nguyễn Thị Thảo
Năm: 2013
24. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, Nxb Khoa học-xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dụcvà tâm l
Tác giả: Dương Thiệu Tống
Nhà XB: Nxb Khoa học-xã hội
Năm: 2005
25.Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo (1998), Những vấn đề quản lý nhà nước và quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề quản lýnhà nước và quản lý giáo dụ
Tác giả: Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo
Năm: 1998
26.Nghiêm Đình Vì, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển giáo dục và đàotạo nhân tài
Tác giả: Nghiêm Đình Vì, Nguyễn Đắc Hưng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
3. Ban chấp hành đoàn trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (2016), Báo cáo Tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2016 Khác
4. Ban chấp hành đoàn trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (2017), Báo cáo kết quả hoạt động đoàn và phong trào tháng 1-2-3-4, năm 2017 Khác
8. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w