1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tình yêu thương của bác hồ giành cho người nghèo

6 1,3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 31,25 KB

Nội dung

Qua quá trình nghiên cứu, học tập về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trái tim tôi thực sự trào dâng xúc động trước câu chuyện “Bác không thăm những người như mẹ con thím thì thăm ai”. Câu chuyện được trích trong cuốn “Những mẩu chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, năm 2015. Đây là một trong những câu chuyện mang đậm tính nhân văn về tình yêu thương con người của Bác. Khi tết đến xuân về, dù không có tiền bạc để giúp đỡ những người nghèo khổ, nhưng Bác vẫn đến với họ, sẻ chia một tấm lòng, một sắc xuân của trái tim Người.

Trang 1

ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – QTKDĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Văn lâm, ngày 01 tháng 05 năm 2017

ĐỀ CƯƠNG Cuộc thi “Kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách

Hồ Chí Minh” năm 2017 Tên câu chuyện: “Bác không thăm những người như mẹ con thím thì thăm ai”

1 Những vấn đề chung:

1.1 Mục đích, yêu cầu:

- Mục đích: Thông qua câu chuyện làm nổi bật lên tấm lòng yêu thương con người

và phong cách giản dị, gần dân ở Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Yêu cầu: Sau khi nghe xong câu chuyện, mỗi chúng ta phải học tập và làm theo

tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

1.2 Đối tượng nghe kể chuyện:

Cán bộ công chức, viên chức, sinh viên, học sinh và mọi tầng lớp nhân dân

1.3 Phương pháp tiến hành:

- Kể chuyện kết hợp đặt vấn đề, liên hệ thực tiễn.

- Sử dụng máy chiếu, nhạc nền trong quá trình kể chuyện

1.4 Dự kiến thời gian kể chuyện:

Toàn bộ phần trình bày dự kiến trong khoảng 16 – 18 phút

2 Nội dung kể chuyện:

2.1 Đặt vấn đề

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ cách mạng thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Suốt cuộc đời, Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà Người còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, tiếp chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định, tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Tình yêu thương con người ở Bác là một tình cảm vừa bao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương và giàu tính nhân văn hành động Bác giành tình yêu thương cho tất cả

Trang 2

mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột, giống như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người”

Trong cuộc đời 79 mùa xuân của Người, những câu chuyện kể về Bác dù là mộc mạc, giản dị nhưng lại chứa đựng những bài học vô cùng quý giá, để mỗi chúng ta biết tự soi mình vào tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để tự gột rửa mình, làm cho bản thân sống tốt đẹp hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội

Qua quá trình nghiên cứu, học tập về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trái tim tôi thực sự trào dâng xúc động trước câu chuyện “Bác không thăm những người như mẹ con thím thì thăm ai” Câu chuyện được trích trong cuốn “Những mẩu chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, năm 2015 Đây là một trong những câu chuyện mang đậm tính nhân văn về tình yêu thương con người của Bác Khi tết đến xuân về, dù không có tiền bạc để giúp đỡ những người nghèo khổ, nhưng Bác vẫn đến với họ, sẻ chia một tấm lòng, một sắc xuân của trái tim Người

2.2 Nội dung câu chuyện kể

Vào mùa xuân năm 1962, trước Tết Nhâm Dần chừng một tháng, Bác Hồ gọi thiếu

tá Xoàn đến và dặn: - Chú tìm cho Bác một gia đình nghèo nhất ở Hà Nội để Bác đến thăm trong dịp giao thừa

Thiếu tá Xoàn chỉ có một tháng để thực hiện nhiệm vụ Bác giao Sau nhiều ngày tìm kiếm, đêm hôm đó, trong một con hẻm sâu hun hút trên phố Hàng Chĩnh, đó là một ngôi nhà tồi tàn, phên liếp tạm bợ, bên trong chỉ có một chiếc giường tre và vài chiếc ghế nằm lăn lóc Có mấy đứa trẻ đang ngồi vật vạ chờ mẹ chúng mang gạo về Chúng đang đói Chợt một đứa hỏi: - Chị ơi, sao mà chị giặt lâu thế?

Chị liền nói: - Chị phải giặt cho thật sạch những cái áo này, mai chị em mình còn

có áo để mặc đi chơi tết chứ!

- Ứ ừ, em không mặc nữa đâu, áo này rách hết rồi, em muốn mặc áo mới cơ

- Em à, nhà mình nghèo thì lấy đâu ra tiền để mua áo mới Bố mình mất rồi, nhà chỉ có mỗi mình mẹ đi gánh nước thuê cho người ta, để kiếm ít tiền mua gạo nấu cháo cho chị em mình thôi

Bỗng có tiếng chó sủa trước nhà Thấy người lạ, mấy đứa nhỏ quay lại nhìn Em lớn, cặp mắt như dò hỏi nhưng vẫn lễ phép: - Cháu chào bác ạ!

Thiếu tá Xoàn hỏi: - Mẹ cháu đâu?

Chị Chín từ trong bếp đi ra, trên vai quẩy đôi thùng, có lẽ chị đi gánh nước để sớm mai khỏi bị “dông” Chị Chín nhìn tỏ vẻ ngạc nhiên:

- Bác ạ, bác hỏi gì cháu ạ?

Thiếu tá Xoàn vội bảo: - Chị ạ, chị ở nhà, có khách đến thăm Tết đấy!

Trang 3

Vừa lúc ấy, Bác đã bước đến Chị Chín sửng sốt nhìn Bác Chiếc đòn gánh bỗng rơi khỏi vai chị Chiếc thùng sắt rơi xuống đất kêu loảng xoảng Mấy cháu nhỏ kêu lên:

“Bác! Bác Hồ!”, rồi chạy đến vây quanh Bác

Lúc này, chị Chín mới như chợt bừng tỉnh, chị chạy tới ôm choàng lấy Bác và bỗng nhiên khóc nức nở Đôi vai gầy sau làn áo nâu bạc rung lên từng đợt Bác đứng lặng

im, hai tay Người nhè nhẹ vuốt lên mái tóc chị Chín Chờ cho chị bớt xúc động, Người an ủi: - Năm mới sắp đến, Bác đến thăm thím, sao thím lại khóc?

Tuy cố nén, nhưng chị Chín vẫn không ngừng thổn thức, chị nói: - Có bao giờ

có bao giờ Chủ tịch nước lại tới thăm nhà chúng con, mà bây giờ mẹ con chúng con lại được thấy Bác ở nhà Con cảm động quá! mừng quá thành ra con khóc

Bác nhìn chị Chín, nhìn các cháu một cách trìu mến và bảo: - Bác không tới thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?

Người xoa đầu các cháu và cho các cháu kẹo Thật xúc động làm sao, bởi đối với chúng, có lẽ đây là những viên kẹo đầu tiên Rồi Bác quay lại hỏi chị Chín:

- Thím hiện nay làm gì?

- Dạ thưa Bác, cháu làm phu khuân vác ở Văn Điển ạ!

- Như vậy là làm công nhân chứ! Sao lại gọi là phu?

- Vâng ạ, cháu trót quen miệng như trước kia

- Thím vẫn chưa có công việc ổn định sao?

- Dạ, cháu đã ngoài ba mươi tuổi, lại kém văn hoá nên tìm việc có nghề nghiệp cũng khó

Bác quay sang nhìn đồng chí Phó Bí thư Thành ủy và đồng chí Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội, Bác lại hỏi:

- Mẹ con thím có bị đói không?

- Thưa Bác, hồi Tây còn ở đây thì dẫu có cả bố cháu cũng vẫn đói ạ! Bây giờ bố cháu mất rồi, đói thì không ngại, rét cũng không lo, song việc chi tiêu vẫn còn chắt chiu lắm ạ! Nói tới đây, chị lại rơm rớm nước mắt

- Năm nay, mẹ con cô ăn Tết thế nào?

Nghe Bác hỏi, chị Chín bỗng im lặng Mãi sau chị mới thưa: - Thưa Bác, mẹ con cháu có gì đâu mà ăn Tết ạ! Ngày mai, chỉ còn một lon gạo Đến giờ này, cháu vẫn phải

đi gánh nước để đổi lấy gạo cho các cháu

Nghe chị kể, tất cả mọi người đều rưng rưng nước mắt Lát sau, Bác chỉ vào cháu lớn nhất và hỏi: - Cháu có đi học không?

- Dạ, cháu đang học lớp bốn ạ! Cháu nó cũng vất vả lắm! Sáng đi học, chiều về phải trông các em và đi bán kem, hoặc bán lạc rang để đỡ đần cháu Còn cháu thứ hai thì học lớp ba, cháu thứ ba học lớp hai Dạ, khó khăn nhưng vợ chồng cháu trước đã dốt, nay cũng phải cố cho các cháu đi học

Bác gật đầu tỏ ý bằng lòng Người ân cần dặn dò việc làm ăn và việc học tập cho các cháu Nhân dân trong ngõ đã tới quây quần trước sân Bác bước ra thăm hỏi và chúc Tết bà con Mọi người cùng mẹ con chị Chín theo tiễn Bác ra xe

Trên đường về Phủ Chủ tịch, vầng trán mênh mông của Người còn đượm nét suy

tư Bác về đến nhà, cũng là lúc giao thừa! Các đồng chí trong Bộ Chính trị ra tận xe đón

Trang 4

Bác Vào nhà, Bác kể chuyện đến thăm gia đình chị Chín cho mọi người nghe Bác nói:

-Ta đã có chính quyền trong tay, nhưng một số lãnh đạo địa phương còn chưa gần dân, nên phục vụ nhân dân chưa tốt!

Hôm sau, mặc dù là ngày mồng một Tết, Bác cũng trực tiếp gặp và phê bình lãnh đạo thành phố Hà Nội Người nghiêm khắc nhắc nhở, có nhiều gia đình Tết đến mà không có tết, đó là lỗi của cán bộ không gần dân, ta có chính quyền nhưng chưa gần và hiểu dân

2.3 Ý nghĩa, bài học đạo đức rút ra từ câu chuyện kể

Câu chuyện trên đây đã thể hiện một việc làm rất đời thường nhưng lại chứa đựng một tâm hồn cao cả, một nhân cách vĩ đại của Bác Hồ Giữa bộn bề công việc, Bác vẫn giành sự quan tâm, động viên đến những mảnh đời nghèo khó Những lời nói, cử chỉ ân cần của Người đã xóa nhòa khoảng cách địa vị xã hội, lắng đọng lại là những tình cảm chân thành giữa con người với con người Suốt cuộc đời Bác sống vì nhân dân, khi người dân no ấm, hạnh phúc thì Bác vui, khi người dân nghèo khổ, cơm chưa đủ no, áo không

đủ ấm thì Bác buồn:

“Bác chẳng buồn đâu bác chỉ đau Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ Cho hôm nay và cho mai sau”

Câu chuyện “Bác không thăm những người như mẹ con thím thì thăm ai” là một bài học giản dị, nhưng lại sâu sắc và ý nghĩa đối với mỗi chúng ta Dù là ai, ở cương vị nào, chúng ta cũng cần phải nhớ đạo lý “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” Bởi vì xung quanh chúng ta, có rất nhiều những hoàn cảnh éo le đang cần mỗi người, cộng đồng và xã hội cùng chung tay giúp đỡ Chúng ta phải biến tình cảm thành những hành động cụ thể, hãy tích cực tham gia các phong trào thiện nguyện tốt đẹp, để góp phần xây dựng đất nước ta ngày một giàu mạnh, để có những mùa xuân tươi đẹp mà ở đó “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” như những gì Bác hằng mong mỏi

Chính tình yêu thương con người, tinh thần nhân văn của Bác đã tạo nên một phong cách Hồ Chí Minh – phong cách giản dị, gần dân, đi sâu đi sát vào đời sống nhân dân Theo Bác, người cán bộ muốn đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân thì phải hết lòng hết sức vì dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải là người đày tớ thật sự trung thành của nhân dân Trong xã hội chúng ta hiện nay, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, xa rời quần chúng nhân dân, chỉ biết vun vén cho bản thân mà quên mất mình là

“đày tớ phục vụ nhân dân” Vì vậy, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách

Hồ Chí Minh” chính là một việc làm thiết thực để khơi dậy tình yêu thương con người và hướng thiện cho đời

Trang 5

2.4 Liên hệ đối với bản thân, đơn vị, địa phương

Câu chuyện “Bác không thăm những người như mẹ con thím thì thăm ai” là một bài học quý báu đối với tôi

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất văn hiến Hưng yên, sống và làm việc dưới bầu trời hòa bình, tôi luôn cố gắng trở thành một công dân tốt, có ích cho gia đình, quê hương và

xã hội Đồng cảm với những mảnh đời xung quanh, tôi luôn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện do địa phương, nhà trường tổ chức như: chương trình “áo ấm cho em”, mái ấm tình thương, thăm hỏi gia đình có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ… Những việc làm ấy đều xuất phát từ trái tim tôi, bởi tôi luôn tâm niệm:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế Người với người sống để yêu nhau”

Là một giảng viên trẻ đang công tác tại Khoa Lý luận chính trị trường ĐH Tài chính – Quản trị kinh doanh, ngay từ những ngày đầu chập chững vào nghề, tôi không ngừng nhắc nhở mình rằng, phải luôn thương yêu, đồng cảm với học trò, để bản thân tôi nói riêng và các thế hệ thầy cô giáo nói chung mãi mãi là niềm tin, là chỗ dựa vững chắc cho từng thế hệ sinh viên hôm nay và mai sau

Tôi nghĩ rằng, hướng “thiện” cho đời là trách nhiệm của mỗi một giảng viên, nhằm góp phần tạo ra những con người đủ đức, đủ tài cho xã hội Muốn làm được điều

đó, bản thân tôi phải là tấm gương sáng cho học trò noi theo Do đó, bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn, tôi luôn không ngừng tự tu dưỡng đạo đức, bồi dưỡng nhân cách Bởi vì, mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống nhằm đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường hướng con người vươn đến cái chân, thiện, mỹ

Nhân dịp kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi xin nguyện suốt đời sống, lao động và học tập theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh:

“Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi Vững như muôn ngọn dải trường sơn”

Trang 6

Bí thư

Ngày đăng: 09/05/2018, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w